Đề tài Nghiên cứu trồng rau đảm bảo ở xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội

Rau an toàn (RAT) đã trở nên quen thuộc với người dân nước ta từ những năm 90 cho đến nay, hầu khắp các tỉnh, thành phố của nước ta đã triển khai thực hiện sản xuất RAT. Những năm gần đây việc triển khai diễn ra ồ ạt, không theo một khuôn mẫu nhất định mà chỉ nhằm đáp ứng theo nhu cầu thị trường có cầu ắt có cung. Khi Việt Nam được sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài xây dựng hoàn chỉnh quy trình nông nghiệp an toàn VietGAP và Nhà nước đã hoàn thiện các văn bản pháp quy quy định về quy trình sản xuất, tiêu thụ RAT đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan như : Người sản xuất, Người tiêu dùng, Nhà kinh doanh, Nhà quản lý cùng với sự giúp đỡ của các Nhà khoa học

doc57 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu trồng rau đảm bảo ở xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Rau an toàn (RAT) đã trở nên quen thuộc với người dân nước ta từ những năm 90 cho đến nay, hầu khắp các tỉnh, thành phố của nước ta đã triển khai thực hiện sản xuất RAT. Những năm gần đây việc triển khai diễn ra ồ ạt, không theo một khuôn mẫu nhất định mà chỉ nhằm đáp ứng theo nhu cầu thị trường có cầu ắt có cung. Khi Việt Nam được sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài xây dựng hoàn chỉnh quy trình nông nghiệp an toàn VietGAP và Nhà nước đã hoàn thiện các văn bản pháp quy quy định về quy trình sản xuất, tiêu thụ RAT đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan như : Người sản xuất, Người tiêu dùng, Nhà kinh doanh, Nhà quản lý cùng với sự giúp đỡ của các Nhà khoa học. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện gặp phải không ít khó khăn và thách thức. RAT theo đúng quy định của VietGAP sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và giảm mức độ tổn hại đến môi trường tự nhiên. Một lớp người với mức sống cao hơn có nhu cầu tiêu dùng Rau hữu cơ (RHC) với sự an toàn được đảm bảo hơn, tuy nhiên việc trồng RHC được tiến hành theo đúng tên gọi của nó không dễ thực hiện, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Thực tế chứng minh rằng cả RAT và RHC nếu sản xuất- tiêu thụ đúng theo quy định của Nhà nước sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm, tuy nhiên ý nghĩa đối với môi trường chưa thật rõ ràng. Các nhà Môi trường luôn nghiên cứu, đề xuất những hướng sản xuất thân thiện với môi trường nhất, làm giảm thiểu đến mức thấp nhất việc làm phương hại đến tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Làm thế nào để có thể vừa khai thác được tối đa tiềm năng của tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt nhất, năng suất cao nhất vừa có thể bảo vệ được các nguồn tài nguyên đất, nước, không khí và sức khỏe con người. Ngoài việc tìm ra những giống mới, kỹ thuật canh tác mới thì khoa học kỹ thuật (KHKT) tiến bộ còn có thể tìm ra những hướng đi mới phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững về mặt sinh thái- môi trường. Dự án “RST” tại Thọ Xuân- Đan Phượng- Hà Nội được sự hỗ trợ kinh phí từ phía UBND Thành phố Hà Nội và các nhà Khoa học tâm huyết, cán bộ chuyên sâu về BVTV nhằm khảo nghiệm mức độ phù hợp, tính khả thi của việc triển khai RST vào sản xuất theo hướng bền vững nhằm đảm bảo hài hòa, cân bằng giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích môi trường. Là một sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng may mắn được tham gia dự án này nên chúng tôi đã có điều kiện thu thập số liệu để viết Khóa luận tốt nghiệp với tiêu đề: Cơ sở khoa học của trồng Rau sinh thái (RST) qua thực nghiệm tại xã Thọ Xuân huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. Lý do chọn đề tài Việc chọn đề tài Khóa luận dựa trên những lý do sau: ◦ Tầm quan trọng và ý nghĩa của Rau trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mọi người dân. ◦ RAT, RHC được nói đến nhiều và sử dụng nó như là phương thức đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng thuận lợi nhất, tuy nhiên người tiêu dùng còn thiếu thông tin về giá trị thực của việc tuân thủ đúng quy trình sản xuất theo quy định hiện hành của Nhà nước. ◦ Giữa rau sạch và rau không sạch không có ranh giới rõ ràng, gây thiệt hại đáng kể về uy tín và kinh tế cho người trồng rau sạch theo đúng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, từ đó làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan từ người sản xuất, tiêu thụ, các nhà quản lý, chính quyền địa phương đến người tiêu dùng. º Sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận kinh tế đồng thời phải đảm bảo phúc lợi xã hội cũng như bảo vệ môi trường sống, không làm thoái hóa nghiêm trọng các nguồn tài nguyên liên quan đến quá trình sản xuất đặc biệt là môi trường đất, nước, 3. Ý nghĩa của đề tài º Xây dựng cơ sở khoa học về “RST”, một tên gọi mới về RAT nêu bật ý nghĩa thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở nhận được sự tư vấn, góp ý của các nhà Khoa học, đặc biệt là sự tham gia vào dự án cùng giúp những người dân trong quá trình chăm sóc, thu hoạch sản phẩm rau, tác giả mới thấy hết những vất vả, lo toan của những người coi nghề Rau là kế sinh nhai. Bên trong những lợi nhuận thu được chính là Sức khỏe, là vốn liếng Đất, Nước không gì có thể thay thế được đang dần bị bào mòn, làm thế nào để cân bằng được kinh tế- xã hội và chất lượng môi trường là những gì mà tác giả đề tài muốn đề cập trong khuôn khổ đề tài. º Coi RST như là một hướng đi mới cho nghề trồng rau dưới con mắt của các nhà môi trường, từ đó có thể hình thành ý tưởng du lịch sinh thái tại những vùng trồng rau phù hợp với phát triển du lịch. Hướng ngành nông nghiệp nước nhà đến một nền nông nghiệp văn minh, sạch, thân thiện với môi trường là niềm mong mỏi không chỉ từ phía Ngành Nông nghiệp mà còn từ những người học, làm về môi trường. º Mở ra định hướng mới cho bà con nông dân trồng rau xã Thọ Xuân huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội: Trồng rau đảm bảo chất lượng và an toàn theo đúng quy trình kỹ thuật, sản xuất rau sạch theo hướng sạch hơn, tiếp cận với thị trường tiềm năng hơn. º Trồng rau đảm bảo an toàn không những giữ được cái tâm trong của người trồng rau là đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như việc đảm bảo sức khỏe cho người trồng không phải tiếp xúc với các chất hóa học. Do hạn chế về năng lực và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Sự phản hồi của độc giả sẽ rất bổ ích và thiết thực để tác giả có thể hoàn thiện mình. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu: xã Thọ Xuân huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội 1.1.1. Vị trí địa lý Xã Thọ Xuân huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội cách Trung tâm thành phố 35km về phía Tây Bắc, phía Bắc giáp huyện Mê Linh (Hà Nội), phía Nam giáp xã Phương Đình huyện Đan Phượng- Hà Nội, phía Đông giáp xã Trung Châu huyện Đan Phượng- Hà Nội, phía Tây giáp xã Thọ An huyện Đan Phương- Hà Nội. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên ◦ Địa hình Tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Nam xuống Bắc, từ Tây sang Đông, biểu hiện qua dòng chảy mặt của đoạn sông Hồng chảy qua xã với chiều dài là 1km. ◦ Thổ nhưỡng Xã có hai loại đất chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa mới được bồi đắp. Với đất phù sa cổ chiếm phần lớn diện tích đất canh tác của toàn xã, có thành phần cơ giới trung bình, độ pH trung bình hoặc cao nên đất mang tính kiềm. Cây trồng được trồng chủ yếu trên loại đất này đó là lúa nước; ngô; đậu tương; các loại cây ăn quả như đu đủ, cam, bưởi, nhãn, táo và rau. Trong nhiều năm trở lại đây các loại rau, hoa màu cũng được trồng thâm canh trên loại đất này. Với loại đất phù sa mới bồi đắp cây trồng chính được trồng là ngô và một số ít rau, hoa màu. Trên loại đất này từ năm 2001 xuất hiện rất nhiều lò gạch sản xuất thủ công. Tuy nhiên đến khoảng năm 2006 thì những lò gạch này đã ngừng hoạt động do kiến nghị gay gắt từ phía người dân bị ảnh hưởng đến sức khỏe và hoa màu. Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất ở xã (ha). [13] STT Loại đất Hiện trạng (2009) Định kỳ quy hoạch đến năm 2015 2020 Tổng diện tích tự nhiên 450,95 50,97 450,97 I Đất nông nghiệp 252,28 220,29 198,29 1 Đất nông nghiệp 252,28 220,29 198,29 1.1 Đất trồng cây hàng năm 193,99 164,14 145,77 1.1.1 Đất trồng lúa 107,46 98,11 89,56 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 86,53 66,03 56,21 1.2 Đất trồng cây lâu năm 43,68 43,14 42,13 1.3 Đất nuôi thủy sản 14,61 13,01 10,91 II Đất phi nông nghiệp 198,69 230,79 251,95 1 Đất ở 54,85 66,95 74,95 2 Đất chuyên dùng 49,71 69 83,18 3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 1,33 1,35 1,35 4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 4,4 4,4 4,4 5 Đất sông suối và mặt nước 88,4 88,4 88,4 Nhìn vào Bảng 1 có thể nhận xét Quy hoạch sử dụng đất của địa phương đến năm 2015, 2020 sẽ giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp. Đây cũng là sự thể hiện của quy hoạch theo xu hướng chung ở những vùng nông thôn đặc biệt là những vùng ngoại vi gần những đô thị lớn. ◦ Hệ thống đường giao thông Bảng 2: Hiện trạng hệ thống đường giao thông [12] TT Loại đường Hiện trạng năm 2009 Tổng chiều dài (km) Đã được bê Tông hóa, nhựa hóa 1 Đường trục liên xã đi qua địa phương (đường 417 nối liền với quốc lộ 32 đi Trung tâm Hà Nội) 8 4,2 2 Đường liên thôn 6 3,8 3 Đường làng, ngõ xóm 7,8 5 3 Đường trục nội đồng (một số trục chính) 20,13 0,15 Tổng cộng 42,1 13,15 Thọ Xuân vẫn thuần chất là một xã thuần nông nghèo đang vươn mình trong công cuộc đổi mới của đất nước, rất cần và sẽ cùng với sự quan tâm của các cơ quan chức năng từ phía thành phố, sự nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương đang từng ngày làm thay đổi diện mạo của xã về mọi mặt. ◦ Khí hậu Địa bàn nghiên cứu thuộc khu vực Hà Tây cũ nay thuộc thành phố Hà Nội mang những nét đặc trưng của khí hậu vùng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa trong năm và hai mùa rõ rệt Đông, Hè mà hai mùa chuyển tiếp Xuân, Thu. Vào mùa Hè nhiệt độ trung bình 25- 300C, nhiệt độ cao nhất là 400C. Lượng mưa dồi dào, độ ẩm cao 70- 80%. Vào mùa Đông thường rất lạnh và khô hanh, bình quân nhiệt độ là 12- 190C. Lượng mưa thấp, độ ẩm 40- 50%. Hai hướng gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam xuất hiện quanh năm nhưng mạnh nhất vào các tháng mùa hè; còn gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12. ◦ Nguồn nước - Nước dùng cho sinh hoạt là nước giếng khoan là chủ yếu, ngoài ra còn là nước mưa. - Nước dùng cho tưới là nước ao, hồ, nhiều nhất là nước giếng khoan. 1.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội ◦ Kinh tế Năm 2009, chịu ảnh hưởng của thiên tai bất thường, khắc nghiệt đã tác động mạnh đến phát triển kinh tế -xã hội. Tuy nhiên dưới sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, đầu tư phát triển nông nghiệp, mở rộng sản xuất các loại hình dịch vụ, hình thành các điểm công nghiệp cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền và người dân đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tổng giá trị sản phẩm năm 2009 ước đạt 67 tỉ 426 triệu 012 nghìn đồng. Bảng 3: Cơ cấu ngành kinh tế của địa phương năm 2009 [11] Cơ cấu ngành Giá trị So với cùng kỳ năm 2008 So với kế hoạch Toàn xã 100% 103,7% 96,5% Nông nghiệp 44,8% 82,4% 80% Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng 18% 131% 121,7% Thương mại dịch vụ 37,2% 131,3% 113,3% Các ngành tiểu thủ công nghiệp- xây dựng và dịch vụ nông nghiệp của xã trong những năm gần đây đã khởi sắc, tuy nhiên nông nghiệp vẫn là thu nhập chính của toàn xã, trước đây ngoài việc đầu tư cho trồng lúa đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân, địa phương còn chú trọng đến trồng cây ăn quả, tuy nhiên cây ăn quả chi cho thu hoạch cao trong vụ đầu, chi phí ban đầu và tính rủi ro cao nên người dân đã dần dần quan tâm hơn đến việc đầu tư cho sản xuất rau. ◦ Văn hóa- xã hội - Công tác giáo dục Công tác quản lý giáo dục ở các cấp học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở khá tốt, tỉ lệ học sinh đi học cao và đảm bảo, cải thiện dần về cơ sở vật chất và giáo dục. Ngày càng nhận được sự quan tâm hơn nữa từ phía gia đình, nhà trường và xã hội đối với nền giáo dục của địa phương. - Công tác Y tế- Dân số + Y tế: Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và chăm sóc, khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Công tác tiêm chủng 7 loại vacxin phòng bệnh diễn ra hiệu quả, được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Trong năm 2009 không có dịch bệnh xảy ra, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. + Dân số: Tính đến nay toàn xã hiện có 1990 hộ tương ứng với 9276 nhân khẩu, có 43 hộ tương ứng với 156 nhân khẩu đến tạm trú để làm ăn sinh sống trên địa bàn xã, có 7 hộ tương ứng với 25 nhân khẩu tạm vắng mặt tại địa phương đi nơi khác làm ăn. - Công tác vệ sinh môi trường Ngày 01/01/2010 Địa phương đã ký hợp đồng với hợp tác xã dịch vụ Thành Công- Sơn Tây- Hà Nội trong việc thu gom rác thải sinh hoạt đều đặn vào mỗi ngày, việc làm này đã được người dân hưởng ứng nhiệt tình thể hiện ý thức bảo vệ môi trường trong mỗi người ngày một cao hơn. - Các công tác khác như văn hóa thông tin, thể thao, các công tác xã hội, an ninh chính trị được đảm bảo và đầu tư từ phía chính quyền cơ sở của địa phương. 1.2. Vài nét về hiện trạng rau trên thế giới Trên thế giới đã xuất hiện các cụm từ như Global GAP (Global Good Agriculture Practises), mỗi khu vực hay mỗi nước đều có bộ tiêu chuẩn riêng quy định về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt như Châu Âu có EUROPE GAP, Châu Á có ASIAN GAP, Nước ÚC có FRESH CARE, Trung Quốc có China GAP, Nhật Bản có JGAP, Singapore có GAP- VF, Hiệp hội các nước Đông Nam Á có ASEAN GAP, Thái Lan có Thai GAP, Indonesia có INDON GAP những quy định này mang lại lợi ích đảm bảo cho người sản xuất chân chính, các nhà quản lý có thể dễ dàng kiểm soát được tính thông thoáng, minh bạch của thị trường, người tiêu dùng an tâm được sử dụng sản phẩm tốt và có thể truy nguyên nguồn gốc nếu cần. [20] Việc tuân thủ theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt đã trở thành thói quen hay sự tự nguyện mà bất cứ nhà sản xuất hay nhà kinh doanh Rau nào muốn có chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh sản xuất rau theo tiêu chuẩn Global GAP, thế giới còn đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là những nước phát triển và có nền nông nghiệp hiện đại, bền vững. Theo báo cáo của Hiệp hội nông dân sinh học Australia (2008), lượng sản phẩm rau, quả hữu cơ được tiêu thụ ở nước này tăng 80% kể từ năm 2004 và có ít nhất 40% người dân có thói quen tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Australia là nước có nhiều đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận trồng các sản phẩm hữu cơ trên thế giới.[19] Tại Đài Loan, trong những năm gần đây xu hướng tiêu dùng là lựa chọn thực phẩm hữu cơ, diện tích canh tác các sản phẩm hữu cơ đã tăng đáng kể. Trong năm 2001, diện tích canh tác RHC chỉ là 171 ha trong tổng số 898 ha các sản phẩm hưu cơ, nhưng đến hết tháng 3 năm 2010 thì diện tích RHC là 944ha trong tổng số 3.056ha các sản phẩm hữu cơ. [16] 1.3. Khái niệm về các dạng rau sạch trên thị trường nước ta hiện nay Thị trường rau có những tên gọi chỉ những loại rau đảm bảo an toàn thực phẩm như: rau sạch, RAT, RHC,… Gọi tên rau sạch mang ý nghĩa chung chung, không rõ nghĩa, qua tìm hiểu tác giả nhận thấy không có một dạng rau nào trên thị trường là rau sạch tuyệt đối, chỉ có rau đạt ngưỡng an toàn theo quy định của Nhà nước, không gây hại hoặc gây hại ở mức nhẹ cho sức khỏe của người trồng và người sử dụng. - RAT: Là tên gọi phổ biến nhất là rau mà những chỉ tiêu như : Dư lượng Nitrat; Dư lượng kim loại nặng; Dư thuốc BVTV; Dư lượng vi sinh vật gây hại phải dưới mức cho phép, nếu vượt quá có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. (Phụ lục 1,2,3). Gọi là RAT, vì trong quá trình sản xuất, vẫn dùng phân hóa học và thuốc BVTV, tuy nhiên được hạn chế về liều lượng, dùng vào thời điểm phù hợp và chỉ sử dụng các thuốc BVTV trong danh mục cho phép. Phải đảm bảo thời gian cách ly khi sử dụng phân bón và thuốc BVTV đến khi thu hoạch. Như vậy, khi thu hoạch RAT vẫn tồn dư lượng nhất định các chất độc hại nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của Nhà nước. [23] [25] Theo Đào Duy Tâm (2006): RAT là rau không dập nát, hư hỏng, không bám bụi đất, không chứa các chất hóa học, độc hại, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theo các tiêu chuẩn an toàn và được trồng trên các vùng đất không bị nhiễm kim loại nặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật tổng hợp, hạn chế được việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV ở mức độ tối thiểu cho phép. - RHC: Chưa có một định nghĩa chính thức, tuy nhiên có thể đánh giá chất lượng RHC qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt: Phương thức canh tác thủ công, sử dụng sức lao động làm phương thức đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, không sử dụng hóa chất, phân hóa học trong quá trình sản xuất và bảo quản. Tại Việt Nam hiện những dự án RHC đều do Hội Nông dân Việt Nam kết hợp với tổ chức ADDA (Đan Mạch) và GIZ (Đức) triển khai tại Việt Nam từ năm 2005 đến nay tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang đến nay đã nhận được những đánh giá tốt đẹp từ phía người tiêu dùng. [20] Nông dân canh tác theo hình thức hữu cơ dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ, các thành phẩm thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy trì năng suất nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, kiểm soát cỏ, côn trùng gây hại và các loại sâu bệnh khác. Mục đích của sản xuất RHC là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các yếu tố làm nên sự sống như đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. Như vậy, ý nghĩa của trồng RHC đối với con người và môi trường là rất lớn, nếu việc triển khai trồng RHC phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường thì sẽ đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững một cách toàn diện. Tuy nhiên, RHC mới dừng lại ở những dự án thử nghiệm, dưới sự hỗ trơ từ các chuyên gia nước ngoài, sản xuất vẫn đang ở mức độ cầm chừng, nhỏ lẻ, năng suất không cao, mẫu mã nhìn không thu hút, khách hàng của RHC là tầng lớp thượng lưu bởi giá cả ở mức quá cao so với mức thu nhập bình quân của người dân. Tính ưu việt lớn nhất của RHC là “sạch hơn rau sạch”, sản xuất nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, để mô hình sản xuất RHC có thể mở rộng ra thành sản xuất đại trà ra thị trường là rất khó bởi những trở ngại khi chuyển từ sản xuất bình thường sang sản xuất hữu cơ, chưa có cơ quan chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ cũng như quy định rõ ràng về giá cả. 1.4. Hiện trạng về sản xuất rau, RAT nước ta hiện nay Theo số liệu thống kê năm 2008 ( Cục Trồng trọt- Bộ NN&PTNT), tổng diện tích trồng rau trên đất nông nghiệp của Việt Nam là 772000 ha, năng suất 15,9 tấn/ha, sản lượng là 11.472.000 tấn, bình quân đầu người 133,4 kg/năm nằm ở mức trung bình so với lượng rau tiêu thụ trên đầu người trên thế giới. Với sản lượng rau trên chỉ đảm bảo tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu. Tuy nhiên, so với sản lượng rau của những năm về trước tăng lên đáng kể. Trong đó diện tích RAT mới chỉ đạt con số khiêm tốn là 12% trong tổng số rau sản xuất ra cho thị trường. ( Viện nghiên cứu rau quả, 2009) Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng [16] TT Vùng Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 1999 2005 1999 2005 1999 2005 Cả nước 459,6 635,1 126 151,8 5792,2 9640,3 1 Đồng bằng sông Hồng 126,7 158,6 157 179,9 1998,9 2852,8 2 Trung du miền núi Bắc Bộ 60,7 91,1 105,1 110,6 637,8 1008 3 Bắc Trung Bộ 52,7 68,5 81,2 97,8 427,8 670,2 4 Nam Trung Bộ 30,9 44 109 140,1 336,7 616,4 5 Tây nguyên 25,1 49 177,5 201,7 445,6 988,2 6 Đông Nam Bộ 64,2 59,6 94,2 129,5 604,5 772,1 7 Đồng bằng sông Cửu Long 99,3 164,3 136 166,3 1350,5 2732,6 1.4.1. Giống Nguồn gốc giống: Giống nhập ngoại, giống sản xuất từ địa phương và giống sản xuất từ các cơ sở trong nước. Nguồn cung cấp giống cho sản xuất đã đảm bảo tin cậy, tuy nhiên việc xử lý giống bằng hóa chất hoặc nhiệt trước khi gieo trồng chưa được quan tâm, họ chưa nhận thức được sự cần thiết của công đoạn này là để tiêu diệt mầm bệnh, tạo điều kiện cho cây con phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu để có sức chống chịu sâu bệnh cũng như sự khắc nghiệt của thời tiết. Phần đông các hộ dân, các cơ sở sản xuất RAT chưa thực hiện đúng theo quy định trong việc tìm hiểu lý lịch nơi sản xuất hạt giống, giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. 1.4.2. Quá trình chăm sóc - Phân bón Nhiều nơi sản xuất RAT không tuân theo quy định của Nhà nước về quy trình sử dụng phân bón, cách làm thiếu khoa học, tình trạng lạm dụng phân hóa học rất phổ biến ở các vùng trồng rau để tăng năng suất cây trồng làm ảnh hưởng đến chất lượng rau, đa số người sản xuất có thói quen không thường xuyên làm vệ sinh đồng ruộng, bón phân hữu cơ chưa được ủ hoai, bón nhiều phân Ure. Trên thị trường xuất hiện nhiều dạng phân bón chất lượng thấp do hàng giả, hàng nhập lậu từ Trung Quốc. - Thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) Theo Viện BVTV (1998), Việt Nam đã và đang sử dụng khoảng 270 loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12 loại thuốc diệt chuột và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng. [2]
Tài liệu liên quan