Đề tài Ô nhiễm kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch đang là một vấn đề lớn và khó giải quyết của các ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Thực trạng ô nhiễm tại các con kênh trong thành phố đã được biết đến từ lâu và đã có nhiều công trình được xây dựng nhằm cải tạo mức độ ô nhiễm nhưng trong khi chờ các công trình này hoàn thành thì hàng ngày, những người dân ở đây vẫn đang phải gánh chịu ảnh hưởng, hậu quả của nó Phải làm gì để cứu lấy những kênh, rạch? Đó là câu hỏi lớn đặt ra mà chưa có giải pháp triệt để.

doc11 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5043 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ô nhiễm kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG PHÂN TÍCH HỆ THỐNG Chủ đề: Ô NHIỄM KÊNH RẠCH Ở TPHCM GVHD : Th.s Lê Thị Kim Oanh SVTH : Lê Xuân Huỳnh Đức Nguyễn Thị Hương Giang Trần Thị Hải Đường Võ Thị Như Hằng Lê Thị Lành Ngô Thảo Ngân Trương Anh Tuấn Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2010 NỘI DUNG 1 – Đối tượng nghiên cứu 2 - Giới thiệu sơ lược về tình trạng ô nhiễm kênh rạch tại TP.HCM 3 - Sơ đồ hệ thống 4 - Các chỉ số môi trường 5 - Chứng minh các vấn đề 6 - Các giải pháp khắc phục 7 - Kết luận và kiến nghị 8 - Tài liệu tham khảo Ô nhiễm kênh rạch ở TPHCM 1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ ô nhiễm tại các con ke6ng ở TP.HCM Các giải pháp để khắc phục tình trạng này Đưa ra các kiến nghị nhằm hỗ trợ vấn đề này 2. Giới thiệu Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch đang là một vấn đề lớn và khó giải quyết của các ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Thực trạng ô nhiễm tại các con kênh trong thành phố đã được biết đến từ lâu và đã có nhiều công trình được xây dựng nhằm cải tạo mức độ ô nhiễm nhưng trong khi chờ các công trình này hoàn thành thì hàng ngày, những người dân ở đây vẫn đang phải gánh chịu ảnh hưởng, hậu quả của nó Phải làm gì để cứu lấy những kênh, rạch? Đó là câu hỏi lớn đặt ra mà chưa có giải pháp triệt để. Cáchệ thống kênh rạch bị ô nhiễm điển hình ở thành phố HCM Thành phố Hồ Chí Minh có 156 hệ thống kênh rạch chằng chịt dài hơn 700 km, chảy qua 24 quận, huyện . Riêng khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh có 5 hệ thống kênh rạch chính với tổng chiều dài khoảng 55 km đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho khu vực nội thành, bao gồm: · Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: là hệ thống thoát nước chính tự nhiên cho nhiều lưu vực thuộc các quận nội thành Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 10, quận 3 và quận 1) đổ ra sông Sài Gòn. Hệ thống này có lưu vực khoảng gần 3000 ha, chiều dài dòng chính của kênh là 9470m, các chi lưu có chiều dài tổng cộng 8716m. Dọc theo kênh có 52 cửa xả · Hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm: nằm trong khu cận trung tâm của nội thành Thành phố Hồ Chí Minh , tuyến kênh chính có có diện tích khoảng 1.484ha, chiều dài khoảng 7.6 km chạy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam Thành phố đi ngang qua các quận: Tân Bình, quận 11, quận 6, quận 8 và kết thúc tại điểm nối với kênh Tàu Hũ · Hệ thống kênh Tàu Hũ – kênh Đôi – kênh Tẻ: được đào vào năm 1819 nằm ngay ở phía Nam quận thương mại trung tâm thành phố. Hệ thống kênh này chảy qua 7 quận : 4, 5, 6, 7, 8 và 11 với tổng độ dài 19.5km. Kênh bị giới hạn bởi rạch Cần Giuộc và sông Sài Gòn ở hai đầu · Hệ thống kênh Bến Nghé: bắt đầu từ cửa sông Sài Gòn đến cầu chữ Y dài 3.15km. Cao độ đáy chênh lệch là 0.61m , độ dốc đáy rạch 0.019% , tại cửa rạch Bến Nghé là sông Sài Gòn bờ trái có bãi đất bồi cao độ lên đến 1-1.2m so với đáy kênh hiện hữu. Mặt cắt lớn nhất của kênh là 88- 92m, nhỏ nhất là 60-58m. Cao độ đáy rạch từ 2.2m cho đến 1.87m . Ở giữa kênh phần mặt cắt bị thu hẹp cao độ 1.75m. Dọc kênh là hai con đường : đường bến Vân Đồn ở quận 4 và đường bến Chương Dương ở quận 1 · Hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật: là một tuyến rạch quan trọng ở phía Bắc thành phố, nằm ngay ranh giới nội thành (cũ) của TpHCM . Tuyến kênh dài 12km, trong đó đoạn Vàm Thuật hiện còn rất rộng , lưu thông thuỷ và thoát nước khá tốt . Riêng đoạn kênh Tham Lương, từ cầu Chợ Cầu đến thượng nguồn đã bị bồi lấp , thu hẹp dòng chảy và ô nhiễm đến mức bao động (daibangxanh,06/11/2009) Nguyên nhân gây ô nhiễm Do mạng lưới kênh rạch chằng chịt gây khó khăn cho việc thoát nước, ảnh hưởng đến việc vận chuyển các chất thải do ứ đọng. Ngoài ra, do gia tăng dân số, đô thị hoá dẫn đến gia tăng lượng nước thải , chất thải, thiếu kinh phí cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng , đặc biệt là hệ thống thoát nước đã quá cũ kỹ và đang bị xuống cấp trầm trọng. Công nghiệp phát triển và tiểu thủ công nghiệp dẫn đến việc gia tăng chất thải cả về lượng lẫn mức độ độc hại. Phát triển giao thông vận tải đường thuỷ cung cấp nhiên liệu. Công tác tổ chức quản lý , kiểm soát môi trường chưa tốt và đặc biệt, ô nhiễm chủ yếu gây ra bởi những hoạt động sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người Thống kê cho thấy, chỉ năm tuyến kênh chính khu vực nội thành đã có hơn 20 nghìn hộ dân đóng cọc, lấn chiếm lòng kênh làm nhà ở. Các hộ này mỗi ngày thải vào hệ thống kênh, rạch của thành phố hàng trăm tấn rác và 70.000m3 nước thải các loại chưa qua xử lý. Ngoài ra, còn 90% trong số 1,2 triệu m3 nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp vào hệ thống kênh, rạch. (Lê Quỳnh, 07/12/2009) 3. Sơ đồ hệ thống 4. Chỉ tiêu đánh giá Vấn đề môi trường Chỉ tiêu Đơn vị Ô nhiễm nước BOD mg/l COD mg/l DO mg/l N2 mg/l P mg/l H2S mg/l NH3 mg/l pH Coliform MNP/100 ml E.Coli MNP/100 ml Bùn lắng Khối lượng m3 5. Chứng minh vấn đề Ô nhiễm nước Theo Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT) TPHCM, sở dĩ nước của các kênh rạch bị ô nhiễm nặng hơn một phần do nước thải sinh hoạt bị tống xuống kênh quá nhiều, phần khác do nước thải của các khu công nghiệp chưa xử lý hoặc xử lý không đạt chuẩn xả vào lòng kênh. Kết quả quan trắc của Chi cục BVMT TP 9 tháng đầu năm 2007 cho thấy nhiều chất ô nhiễm nguồn nước của các kênh gia tăng so với trước. Tại kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, ở thời điểm hai đợt nước lớn và nước ròng, nồng độ DO (ôxy hòa tan) đều tăng lên từ 0,4 đến 1,23 mg/lít nhưng vẫn không đạt tiêu chuẩn cho phép nước mặt loại B (DO ³ 2 mg/lít); nồng độ DO tại kênh Tham Lương- Vàm Thuật cũng không đạt tiêu chuẩn cho phép của nước mặt loại B. Đáng lo hơn, kết quả đo DO tại kênh Tân Hóa- Lò Gốm, kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, kênh Đôi- Tẽ đều có nồng độ DO = 0 mg/lít (không có sinh vật nào có thể sống được). Chi cục BVMT TP cho biết “mức độ ô nhiễm ở các con kênh này ngày càng nặng và không có dấu hiệu được cải thiện”. Các chỉ số khác như nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD), nhu cầu ôxy hóa học (COD) và ô nhiễm vi sinh (coliform) đều vượt xa tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 11 lần. (Mỹ Dung, 24/12/2007) Theo kết quả nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ Môi trường, các giá trị ô nhiễm hữu cơ quan trắc quý III/2009 có 50% mẫu vượt quy chuẩn lúc nước ròng. So với quý II/2009 và cùng quý III/2008, hàm lượng vi sinh tại kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè có giảm nhưng vẫn vượt Quy chuẩn cho phép 27 lần lúc nước lớn và 117 lần lúc nước ròng. Kênh Tân Hoá - Lò Gốm, BOD cao gấp 2,6 lần lúc nước lớn, 3,6 lần lúc nước ròng. Ô nhiễm vi sinh vượt quy chuẩn VN 430 - 2.3000 lần, Coliform tăng từ 30,7- 477 lần. Ô nhiễm hữu cơ tại kênh Tân Hóa - Lò Gốm trong 6 tháng đầu năm 2009 vẫn ở mức cao, 100% mẫu vượt QCVN. BOD tăng từ 2,14 - 5,78 lần, COD tăng từ 1,73 - 3,04 lần. Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé mức độ ô nhiễm hữu cơ đo được trong 6 tháng năm 2009 có chiều hướng tăng, BOD5 tăng từ 1,85 - 28,37 lần, tăng cao nhất tại trạm Trà Và vào lúc nước lớn, chứng tỏ nước sông Sài Gòn đang ngày càng bị ô nhiễm. (Dương Thảo, 29/12/2009) Song song những hoạt động xả thải của các khu công nghiệp là sinh hoạt đời sống hằng ngày của người dân. Theo thống kê, toàn TP hiện có trên 43.000 nhà trên và ven sông, kênh, rạch. Ngoài ra, hàng ngày có khoảng 1.000 ghe thuyền neo đậu và đi lại. Theo Sở Giao thông Công chánh TPHCM, đây là đối tượng chủ yếu thải rác xuống lòng kênh rạch. Họ họp chợ, không khí buôn bán nhộn nhịp không kém gì chợ nổi ở miền Tây, kẻ mua người bán và vô tư vứt rác như đồ hư thối, bọc nilon xuống kênh, chưa kể những sinh hoạt hàng ngày. Sức khỏe cộng đồng Trên thực tế dễ dàng thấy sự ô nhiễm trầm trọng của các con sông, kênh rạch bởi phân người từ những cầu tiêu trên sông, từ thói quen vứt tất cả rác thải xuống kênh rạch của người dân. Khuynh hướng sử dụng thuốc trừ sâu ngày càng tăng dẫn đến một dư lượng thuốc trừ sâu tích lũy ngày càng nhiều trong nước sông. Trong tình hình dịch cúm gia cầm đang hoành hành như hiện nay, mức độ ô nhiễm càng lớn bởi xác gia cầm, bởi phân và chất thải của các loài thủy cầm bị bệnh. Lắng phèn và lắng trong tự nhiên không thể tách các độc chất như thuốc trừ sâu, các mầm gây bệnh nguy hiểm ra khỏi nước uống. Tuy nhiên, vẫn có 1 số hộ dân dửng dưng trước những nguy cơ đó, vẫn dùng nước ở sông/ kênh rạch để uống hay sinh hoạt- việc làm này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe người dân. Theo Trung tâm Chất lượng nước và môi trường - Phân viện Quy hoạch khảo sát thủy lợi Nam Bộ, nước tại hệ thống kênh, rạch tại thành phố Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm nặng. Các thành phần như: BOD5 (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), chỉ tiêu vi sinh (coliform), hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại nặng... vượt tiêu chuẩn gấp nhiều lần cho phép. Những khu vực này muỗi sinh sôi nảy nở nhiều từ những chỗ nước tù đọng. Nhiều nhà cứ trực tiếp xả rác xuống kênh, rác nhiều muỗi càng nhiều thêm, làm tắc nghẽn cả dòng kênh vừa phát sinh bệnh tật ( sốt rét, sốt xuất huyết…) Trong các kênh rạch bị ô nhiễm, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật bản, giun đỏ, trứng giun v.v... Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v.... Bùn lắng Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM cho biết , trung bình mỗi ngày TP có gần 3000 tấn bùn thải (gồm khỏang 2000 tấn bùn từ việc nạo vét kênh rạch và làm vệ sinh mạng lưới thóat nước, 250 tấn bùn từ các khu công nghiệp, các nhà máy lớn và trên 500 tấn bùn từ nạo vét cống và rút hầm cầu...) nhưng không được xử lý, tái chế Hệ thống sông và kênh rạch đã và đang phải gánh chịu lượng lớn các chất thải sinh hoạt cũng như chất thải từ các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và cả các khu công nghiệp. Một trong các số chất ô nhiễm hiện nay là các kim loại nặng. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy có sự tích lũy của các kim loại nặng (Cu, Zn, Cr và Cd) trong trầm tích sông rạch. Tại các kênh rạch, đặc biệt là Tân Hóa-Lò Gốm, Tàu Hũ-Bến Nghé có sự tăng cao hàm lượng các kim loại nặng, đặc biệt là Zn, Cu và Cr. Vị trí đặc biệt ô nhiễm là tại TH-LG 3 (Cầu Hậu Giang) và TH-BN 2 (cửa kênh Tàu Hũ-Bến Nghé). Hàm lượng kim loại tại vị trí TH-LG 3 như sau Zn (4.026 mg/kg); Cr (2.290mg/kg), Cu (1.033mg/kg) và Cd (11,47 mg/kg). Đây là nơi tập trung các cơ sở gia công kim loại (Hoàng thị Thanh Thủy, tc phát triền KH&CN, tập 10 số 1-2007) Cảnh quan đô thị Dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được coi là “trung tâm” của các dòng kênh kêu cứu. Chảy qua địa bàn nhiều quận và dòng chảy của con kênh này là thảm hoạ cho cư dân nơi nó chảy qua. Dòng nước trên kênh không chỉ là màu đen sì, hôi thối mà còn chuyển màu đỏ vào buổi sáng và sủi bọt vào buổi tối. Các kênh khác cũng vậy, kênh dọc theo Cầu Đen 2 tại Q.2, kênh Văn Thánh, Q.Bình Thạnh… đang là mùa nước cạn, nước trên kênh gần chạm đáy, để lộ ra những căn nhà nhếch nhác, những đống rác thải ứ đọng và màu nước “đậm đà” không kém với màu nước của kênh Thị Nghè. Theo Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường TP, rác ứ đọng lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho những khí độc hại từ những chất thải khó phân hủy thành mùi hôi thối như: H2S, NH3 và khí biogas thoát ra gây mùi rất khó chịu. Giải pháp giảm thiểu Giải quyết việc ô nhiễm nước Cần phải xử lý nước trước khi xả ra các kênh nói trên . Nước thải sau xử lý phải đạt loại A. Nên xây dựng các trạm xử lý nước thải tại có khu công nhiệp, khu chế thường mà thường thải chất thải ra kênh hoặc nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất lớn cần để xử lý nước thải sinh hoạt lẫn công nghiệp 6.2. Cải tạo cảnh quan đi đôi với vần đề sức khỏe cộng đồng Để làm sạch hệ thống kênh, rạch trước mắt thành phố cần kiên quyết giải tỏa các hộ dân sống hai bờ kênh, kiểm soát chặt đầu ra của các loại nước thải. Cắt điện, nước thậm chí đóng cửa và truy tố các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cố tình xả nước thải chưa qua xử lý vào kênh, rạch, tiến hành di dời hàng chục ngàn hộ dân , xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng và chỉnh trang đô thị như công trình đại lộ Đông -tây giải tỏa hàng ngàn hộ dân dọc kênh đôi-kinh tẻ, chỉnh trang đô thị dọc kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè cũng di dời gần 10.000 hộ dân sống ven kênh, di dời gần 600 cơ sở sản xúât gây ô nhiễm, trực tiếp xã nước thải xuống kênh rạch... ra ngoại thành. Thường xuyên tuyên truyền, vận động các cộng đồng dân cư đề cao ý thức bảo vệ môi trường, tránh tiếp xúc và sử dụng nuồn nước bị ô nhiễm, nhất là nước có hóa chất độc hại Khẩn trương xây dựng quy chế bảo vệ môi trường rõ ràng và thành lập một bộ phận đủ mạnh, có thực quyền để xử lý các hành vi nào gây ô nhiễm, xâm hại đến kênh, rạch . Xử lý bùn Trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá ở TP.HCM, nhiều kênh rạch bị bồi lắng và ô nhiễm trầm trọng. Tuyến kênh rạch Bến Nghé – Tàu Hủ - Lò Gốm là một trong những tuyến quan trọng của nội thành, cần phải nạo vét bùn để phát triển giao thông vận tải đường thuỷ, tăng khả năng tiêu thoát nước và giảm ô nhiễm môi trường. Trong bùn lắng đọng, tồn tích lâu ngày các chất thải có trên kênh rạch, trong đó ngoài các chất thải rắn, rác, mùn bã hữu cơ, còn có các chất ô nhiễm độc hại có thể gây ra những hậu quả môi trường trong khi nạo vét, đổ bỏ (Hà Quang Hải và Lê Trung Thực, 2009, đánh giá chất lượng bùn đáy nạo vét tuyến kênh rạch Bên Nghé – kênh Tàu hủ - kênh Lò Gốm TPHCM và khả năng khai thác, tận dụng bùn đáy này) Để giải quyết vấn đề này thành phố cũng đã tiến hành nạo vét nhiều kênh rạch như: nạo vét trên 10km kênh Tham Lương, nạo vét kênh Lò Gốm, kênh Tẻ...và công ty thoát nuớc đô thị TP.HCM cũng đã huy động lực luợng công nhân thường xuyên tiến hành nạo vét bùn ở các hệ thống tiêu thóat nước của Thành phố với khối luợng bùn thải lên đến hàng trăm tấn/ngày (TTXVN, 01/05/2007) Giải pháp cho bùn thải là chúng ta có thể tái sử dụng nó trồng cây hoặc cải tạo đất nông nghiệp, trong xây dựng san lấp mặt bằng xây dựng nhà, lập vườn hay các công trình phúc lợi công cộng. Hơn nữa, ta có thể dùng bùn để sản xuất vật liệu xây dựng như gạch xây tường, gạch lát vỉa hè. Như một bài báo đã nêu, bùn thải là “kho báu” nếu biết xử lý đúng cách (T/C Hoạt động khoa học, số 4/2005) Kết luận kiến nghị Ô nhiễm kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh không còn là chuyện xa lạ gì nữa nhưng chúng ta vẫn chưa đưa ra một giải pháp tối ưu nào để “cứu” chúng cả. Nếu càng kéo dài thì ô nhiễm nước và bùn lắng tích tụ càng nhiều, nó không chỉ làm xấu cảnh quan đô thị mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải kiên quyết và triệt để xử lý các nguồn xả thải, và quan trọng làm sạch các kênh, rạch là nhiệm vụ và quyền lợi chung của tất cả người dân. Một hành động nhỏ của mỗi người sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho mai sau, vì vậy, tất cả hãy cùng chung tay làm sạch kênh rạch, để mang lại cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp sau này… Tài liệu tham khảo Daibangxanh, hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước của TPHCM, 06/11/2009 ( Lê Quỳnh, kênh rạch hấp hối vì ô nhiễm, 07/12/2009 ( Mỹ Dung, kênh rạch ô nhiễm nước ngầm vạ lây, 24/10/2007 ( Dương Thảo, giải quyết ô nhiễm kênh rạch ở TPHCM : khó trăm bề, 29/12/2009 ( Lê Thẩm và Quang Quý, Làm sạch kênh rạch ở TPHCM bằng cách nào ?, 09/03/2010 ( Hà Quang Hải và Lê Trung Thực, đánh giá chất lượng bùn đáy nạo vét tuyến kênh rạch Bên Nghé – kênh Tàu hủ - kênh Lò Gốm TPHCM và khả năng khai thác, tận dụng bùn đáy này, 2009 ( Thông tấn xã Việt Nam, TP.HCM: Gần 3000 tấn bùn thải mỗi ngày chưa được xử lý , 01/05/2007 ( Ái Vân, quản lý bùn thải tại TPHCM : thả nổi, 26/04/2007 ( T/C Hoạt động khoa học, số 4/2005 (