Đề tài Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật - Bài thơ độc tiểu thanh ký - Nguyễn Du

Ông sinh ngày 03 tháng 01 năm 1766 tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), nhưng sinh ra ở quê mẹ- làng Kim Thiều, xã Hương Mặc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và trải qua thời thơ ấu ở Thăng Long. Ông thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có 8 vợ, 21 người con). Anh khác mẹ (con bà chính) của ông là Toản Quận Công Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Do là con thứ bảy nên Nguyễn Du còn được gọi là cậu Chiêu Bảy. Năm 1771, ông cùng gia đình Tể tướng Nguyễn Nghiễm chuyển về ở làng Tiên Điền. Năm 1775, lúc 10 tuổi Nguyễn Du mồ côi cha. Năm 1778, lúc mười ba tuổi mồ côi mẹ, ông phải ra Thăng Long ở với anh cả là Nguyễn Khản. Năm 1780, Nguyễn Du trở về làng Tiên Điền ở với người chú là Tiến sĩ Nguyễn Hành. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương tại trường thi Nghệ An và đậu Tam trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa, mà đi nhận một chức quan võ ở Thái Nguyên, kế chân người cha nuôi của ông vừa mới từ trần.

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật - Bài thơ độc tiểu thanh ký - Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT BÀI THƠ ĐỘC TIỂU THANH KÝ - NGUYỄN DU Lê Văn Thi I. Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du Ông sinh ngày 03 tháng 01 năm 1766 tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), nhưng sinh ra ở quê mẹ- làng Kim Thiều, xã Hương Mặc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và trải qua thời thơ ấu ở Thăng Long. Ông thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có 8 vợ, 21 người con). Anh khác mẹ (con bà chính) của ông là Toản Quận Công Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Do là con thứ bảy nên Nguyễn Du còn được gọi là cậu Chiêu Bảy. Năm 1771, ông cùng gia đình Tể tướng Nguyễn Nghiễm chuyển về ở làng Tiên Điền. Năm 1775, lúc 10 tuổi Nguyễn Du mồ côi cha. Năm 1778, lúc mười ba tuổi mồ côi mẹ, ông phải ra Thăng Long ở với anh cả là Nguyễn Khản. Năm 1780, Nguyễn Du trở về làng Tiên Điền ở với người chú là Tiến sĩ Nguyễn Hành. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương tại trường thi Nghệ An và đậu Tam trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa, mà đi nhận một chức quan võ ở Thái Nguyên, kế chân người cha nuôi của ông vừa mới từ trần. Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân nhà Thanh. Nguyễn Du, vì tư tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Từ năm 1789 đến năm 1795, ông sống ở Thái Bình- quê vợ. Năm 1796: Nguyễn Du dự định vào Gia Định cộng tác với Chúa Nguyễn, âm mưu bị bại lộ, bị nhà Tây Sơn bắt giam ba tháng. Từ 1797 đến năm 1802: Nguyễn Du ẩn dật tại Tiên Điền. Khi Nguyễn Phúc Ánh lật đổ nhà Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, rồi mời Nguyễn Du ra làm quan; ông từ mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh. Năm Gia Long nguyên niên (1802),ông làm tri huyện huyện Phù Dực (nay thuộc Tỉnh Thái Bình), rồi được ít lâu thăng tri phủ Thường Tín (Hà Đông). Năm 1805, ông được thăng Đông Các điện đại học sĩ, tước Du Đức Hầu. Năm 1809, ông làm cai bạ tỉnh Quảng Bình. Năm 1813, thăng Cần Chánh điện đại học sĩ, được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri. Theo Đại Nam Liệt Truyện: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì..." Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì ông đột ngột qua đời. Đại Nam Liệt Truyện viết: "Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì." II. Nội dung Vài nét về bài thơ Độc Tiểu Thanh ký Bài thơ được Nguyễn Du sáng tác lúc đang ở Bắc Hà. Trong lúc đang ngồi trước song cửa đọc Phần dư cảo của nàng Tiểu Thanh mà lại thấy chạnh lòng, thương cho cô gái bạc mệnh. Theo Từ Hải từ điển, Trung Hoa thư cục, in năm 1948 có viết về Tiểu Thanh như sau: “Tiểu Thanh là một cô gái ở Giang Đô thời nhà Minh, có tên là Huyền Huyền, họ Phùng. Gả làm thiếp cho Phùng Sinh, vì kiêng việc cùng họ với chồng nên thường gọi là Tiểu Thanh. Nàng giỏi văn thơ, hiểu âm luật, nhưng vợ cả không dung nên đưa nàng ra ở một ngôi nhà riêng ở Cô Sơn. Dương Phu Nhân vốn hay lui tới với nàng rất thân thiết, thấy tình cảnh mà thườn xót, nhiều lần khuyên nàng nên tìm chốn khác mà nương thân sẽ tốt hơn, nhưng nàng không nghe. Ngày qua ngày, nỗi oán hận, buồn chán mà phát bệnh, nàng sai thợ vẽ họa hình mình rồi tự thờ mà qua đời ở tuổi mười tám, mộ ở dưới chân núi Cô Sơn, bên Tây Hồ. Người thân của nàng sưu tập những thơ từ còn lại thành tập Phần dư cảo và lưu lại cho đến nay”. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú, được làm theo luật bằng vần bằng 讀 小 青 記 西 湖 花 苑 盡 成 墟 獨 吊 窗 前 一 紙 書 脂 粉 有 神 憐 死 後 文 章 無 命 焚 餘 累 古 今 恨 事 天 難 問 風 韻 奇 冤 我 自 居 不 知 三 百 餘 年 後 天 下 何 人 泣 素 如? Độc Tiểu Thanh ký Tây Hồ hoa uyển tận thành khư Độc điếu song tiền nhất chỉ thư Chỉ phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kỳ oan ngã tự cư Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ? Bài thơ được viết theo luật bằng vần bằng, đọc qua bài thơ ta rất ít gặp các lỗi sai luật. Nhưng đặc biệt ở hai câu cuối có chữ thứ hai, chữ thứ sáu của câu bảy và chữ thứ bốn, chữ thứ sáu của câu tám có sai luật. Có lẽ đây cũng là dụng ý của tác giả nhằm nhấn mạnh và thu hút người đọc khi nghĩ về cuộc đời của mình. 2.Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nguyễn Du đọc bài thơ, bài ký ấy mà lòng dạt dào thương cảm cho cô gái tài hoa mà bạc mệnh, đồng thời ông cũng bày tỏ nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận bất hạnh của bao con người tài hoa khác trong xã hội phong kiến mà ông cũng không ngoại lệ. 西 湖 花 苑 盡 成 墟 Tây Hồ hoa uyển tận thành khư (Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang) Câu thơ có sức gợi cảm rất lớn, Hồ Tây cảnh đẹp của một thời này đã thành gò hoang vắng thiếu bóng người qua. Phải chăng, tác giả ngầm chỉ cảnh đẹp khi trong đó có người, người đã mất thì cảnh không còn. Khi nàng Tiểu Thanh còn sống, nàng đã gắn phần đời còn lại ở nơi này, nhưng khi nàng mất đi thì phần hồn ở đây cũng cuốn theo chiều gió, còn lại bơ vơ chốn này thành gò hoang. Nơi còn giữ lại nắm xương tàn của nàng Tiểu Thanh xấu số. Cảnh ấy khiến tình này nhân lên gấp bội, tấm lòng nhà thơ đã thổn thức trước những gì còn lại của một kiếp người: 獨 吊 窗 前 一 紙 書 Độc điếu song tiền nhất chỉ thư (Thổn thức bên song mảnh giấy tàn) Tiểu Thành đã bày tỏ nỗi lòng của người phụ nữ, nỗi xót xa cho thân phận, xót xa cho duyên kiếp dở dang và cao hơn cả là nỗi đau nhân tình không người chia sẻ. Tiếng lòng của Tiểu Thanh hòa vào tiếng lòng của Nguyễn Du đã gây nên xúc động mạnh cho nhà thơ. Tác giả đã khóc cho Tiểu Thanh cũng là đang khóc cho số phận của chính mình, vì cùng là những người tài hoa nhưng sao luôn bạc mệnh. Nguyễn Du có cảm giác như linh hồn nàng Tiểu Thanh vẫn còn vương vấn đâu đây. Vì nàng chết trong cái tuổi thanh xuân, lứa tuổi của tình yêu nồng cháy, lứa tuổi của bao ước mơ và hoài bảo…Nhưng nàng đã ra đi trong nổi uất hận vô biên, và như thế thì làm sao mà tâm hồn thanh thản được khi để cuộc đời tươi sáng phía sau lưng. 脂 粉 有 神 憐 死 後 文 章 無 命 焚 餘 累 Chỉ phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư (Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương vô mệnh đốt còn vương) Đây là cặp câu đối hoàn chỉnh cả về ý nghĩa lần thanh luật, nhà thơ đã nói đến “son phấn” và “văn chương”. Vì son phần là vật trang điểm song nó cũng tượng trưng cho sắc đẹp của phái nữ. Mà sắc đẹp thì có thần và nó vẫn sống mãi với thời gian. Còn văn chương là cái tài của Tiểu Thanh nói riêng và cũng là vẽ đẹp tinh thần của cuộc đời nói chung. Dù son phấn hay văn chương đi nữa thì chúng vẫn có cái hồn của nó, nhưng không phải cái hồn đó lúc nào cũng được siêu thoát, cũng được yên nghĩ vì cuộc đời của nàng quá trái ngang. Hai câu thực này đã nói lên sự u uất và thấu hiểu của nhà thơ với nàng Tiểu Thanh. Tiếp theo hai luận: 古 今 恨 事 天 難 問 風 韻 奇 冤 我 自 居 Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kỳ oan ngã tự cư (Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang) Nhà thơ tiếp tục nói lên niềm thương cảm của lòng mình. Từ nỗi hận nhỏ là hận riêng cho số phận Tiểu Thanh, tác giả đã mở rộng thành nỗi hận lớn lao từ xưa đến nay đối với các bậc giai nhân tài tử. Tài hoa bạc mệnh không biết có đúng như vậy không, nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Du thì nó là thế, đúng thế vì cách thời của tác giả ba trăm năm những người tài tử đã bị chôn vùi trong nỗi u uất buồn phiền, và đến nay vẫn không có gì thay đổi. Có lẽ đó là một quy luật bất biến của cuộc đời. Rồi chữ 風 韻 ở đây là chỉ về cuộc đời cứ nổi trôi với bao thăng trầm. Có lúc tác giả viết: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, bởi thế mà cái án phong lưu này kẻ tài tử phải mang nặng suốt cả cuộc đời. Nhưng dù biết là vậy, nhưng biết bao thế hệ văn tài vẫn tự mang nó vào mình để rồi phải băn khoăn, dằn vặt. Hai câu này với B B T T B B T T T B B T T B Lời văn hùng hồn như đã nhấn mạnh tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của tác giả không chỉ dành riêng cho nàng Tiểu Thanh mà lúc này tác giả đã nói đến tất cả mọi người, những kẻ tài hoa như Nguyễn Du. Và cuối cùng tác giả đã bộc lộ nên tấm lòng của mình: 不 知 三 百 餘 年 後 天 下 何 人 泣 素 如? Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ? (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng ?) Lúc này nhà thơ đã thấy giữa mình và cô gái có những nét tương đồng. Tiểu Thanh mất đi, ba trăm năm sau có Nguyễn Du thương xót cho số phận. Liệu sau khi chết ba trăm năm nữa thì không biết có ai khóc Tố Như chăng! Với hai câu cuối này tác giả đã cố ý làm sai luật và không theo đúng luật bằng vần bằng như toàn bài thơ nữa, mà câu thơ cứ nhẹ nhàng, trầm lắng làm cho độc giả phải đồng cảm với Nguyễn Du. Câu thơ như tiếng khóc xót xa cho thân phận chính mình, thương mình bơ vơ cô độc, không kẻ tri âm, tri kỉ, một mình ôm mối hận của kẻ tài hoa mệnh bạc giữa cuộc đời. Chính hai câu kết cũng là lời nhắn nhủ của tác giả với hậu thế. Có lẻ đây cũng là ước muốn cuối cùng của Nguyễn Du, và ước nguyện đó đã thành hiện thực khi mà tên tuổi cùng với những tác phẩm của ông đã được lưu danh cho đến ngày nay. Và hậu thế đã quý trọng ông như những bậc thầy về văn thơ, trong đó tác phẩm Truyện Kiều không những trong nước mà toàn thế giới đã biết đến. III. Kết luận Toàn bài thơ không những đã thể hiện rõ giá trị nội dung chân thực, đích đáng mà qua đó chúng ta còn thấy được nỗi lòng của nhà thơ. Với nhưng thanh âm bằng trắc có lúc theo đúng luật có lúc phá luật đã làm cho người đọc cảm thấy như đang hát, một bài hát du dương với những cảm xúc buồn. Mà đôi lúc chỉ thông qua thanh điệu thôi chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào về tâm tình của tác giả. Bài thơ cho ta thấy niềm thương cảm của Nguyễn Du đối với con người mênh mông biết nhường nào! Nó không bì giới hạn bởi thời gian và không gian. Nguyễn Du không chỉ thương người đang sống mà còn thương những người đã khuất mấy trăm năm. Thương người, thương mình đó là biểu hiện cao nhất của đạo làm người, đời người thì hữu hạn mà nỗi đau con người thì vô hạn. Trái tim đa cảm của nhà thơ đã rất nhạy bén trước nỗi đau to lớn ấy. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ KHOA NGỮ VĂN LỚP HÁN NÔM K29 ——¬–– Học phần: CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC CỔ Đề tài: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA BÀI THƠ ĐỘC TIỂU THANH KÝ - NGUYỄN DU SINH VIÊN LÊ VĂN THI Huế, ngày 8 tháng 12 năm 2008