Đề tài Tài nguyên nước và vấn đề suy thoái tài nguyên nước

Nước là một thành phần rất quan trọng và không thể thiếu được trong hệ sinh thái môi trường để duy trì sự sống, sự trao đổi chất, cân bằng sinh thái trên toàn cầu. Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Trong cơ thể con người, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Trong nước còn có các thành phần khoáng, mà các thành phần khoáng này rất cần thiết để duy trì sự sống của con người.

doc39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài nguyên nước và vấn đề suy thoái tài nguyên nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN --------------------------- TÊN ĐỀ TÀI: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN NƯỚC MÔN HỌC: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LỚP : CAO HỌC QLTN & MT 2013 GVHD : TS. LÊ QUỐC TUẤN THỰC HIỆN : NGUYỄN NGỌC UYÊN MINH -TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2014- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN --------------------------- TÊN ĐỀ TÀI: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN NƯỚC MÔN HỌC: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LỚP : CAO HỌC QLTN & MT 2013 GVHD : TS. LÊ QUỐC TUẤN THỰC HIỆN : NGUYỄN NGỌC UYÊN MINH -TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2014- MỤC LỤC TRANG Trang tựa i Mục lục ii Danh sách các chữ viết tắt iv Danh sách các hình v DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh LVS Lưu vực sông BĐKH Biến đổi khí hậu DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 1. 1. Mô hình phân tử nước 6 Hình 1. 2. Khi đông lạnh dưới 4 °C, các phân tử nước phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. 7 Hình 1. 3. Đỉnh núi băng tuyết 8 Hình 1. 4. Biểu đồ về sự phân bố nước trên trái đất 9 Hình 1. 5. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 11 Hình 1. 6. Vai trò của nước đối với cơ thể người 12 Hình 1. 7. Nước làm quay tuabin 13 Hình 1. 8. Hệ thống phun tự động trong nông nghiệp 14 Hình 1. 9. Nước phục vụ cho các nhu cầu đời sống khác của con người 14 Hình 1. 10. Dự báo tình hình khan hiếm nước trên thế giới đến năm 2025 16 Hình 1. 11. Nước thải nổi bọt trắng, bốc mùi nồng nặc thải ra kênh Tham Lương từ một nhà máy trên đường Tây Thạnh. 17 Hình 2. 1. Rác được thải trực tiếp ra kênh 27 Hình 2. 2. Giếng nước bị nhiễm bẩn 28 Hình 2. 3. Cháy rừng 29 LỜI MỞ ĐẦU Nước là một thành phần rất quan trọng và không thể thiếu được trong hệ sinh thái môi trường để duy trì sự sống, sự trao đổi chất, cân bằng sinh thái trên toàn cầu. Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Trong cơ thể con người, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Trong nước còn có các thành phần khoáng, mà các thành phần khoáng này rất cần thiết để duy trì sự sống của con người. Vai trò của nước là vô cùng lớn trong môi trường sống của con người. Hơi nước trong không khí cùng một số “khí nhà kính” quyết định thế cân bằng nhiệt của trái đất. Nước còn là một trong những nhân tố tạo nên bề mặt trái đất – là nơi mà các loài động thực vật cư trú và sinh sống. Quần thể động thực vật trên trái đất không thể thiếu nước cho sự tồn tại của chúng, và sự sống của quần thể động thực vật có tác động qua lại lẫn nhau, sự tồn tại hay diệt vong của một loài sẽ ảnh hưởng đến loài khác trong đó có con người. Trong tất cả các hoạt động sống của con người như hoạt động sản xuất nông nghiệp, lương thực thực phẩm, hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải,du lịch, sức khỏe con người, nước chiếm vai trò rất quan trọng, thiếu nước cuộc sống của con người sẽ mất cân bằng. Và hiện nay trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, sự mất cân bằng, suy thoái và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên nước, đang là hồi chuông cảnh báo con người. Vì vậy con người cần phải sử dụng hợp lý đồng thời phải có biện pháp phục hồi và tái tạo tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững. Chính vì sự quan trọng và cần thiết trên nên tôi thực hiện tiểu luận “Tài nguyên nước và vấn đề suy thoái tài nguyên nước”. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC 1.1. Nước 1.1.1. Định nghĩa - Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống. Hình 1. 1. Mô hình phân tử nước - Bên cạnh nước "thông thường" còn có nước nặng và nước siêu nặng. Ở các loại nước này, các nguyên tử hiđrô bình thường được thay thế bởi các đồng vị đơteri và triti. Nước nặng có tính chất vật lý (điểm nóng chảy cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn, khối lượng riêng cao hơn) và hóa học khác với nước thường. - Các tính chất hóa học của nước + Cấu tạo của phân tử nước tạo nên các liên kết hiđrô giữa các phân tử là cơ sở cho nhiều tính chất của nước. Cho đến nay một số tính chất của nước vẫn còn là câu đố cho các nhà nghiên cứu mặc dù nước đã được nghiên cứu từ lâu. + Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước đã được Anders Celsius dùng làm hai điểm mốc cho độ bách phân Celcius. Cụ thể, nhiệt độ nóng chảy của nước là 0 độ Celcius, còn nhiệt độ sôi (760 mm Hg) bằng 100 độ Celcius. Nước đóng băng được gọi là nước đá. Nước đã hóa hơi được gọi là hơi nước. Nước có nhiệt độ sôi tương đối cao nhờ liên kết hiđrô + Dưới áp suất bình thường nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4 °C: 1 g/cm³ đó là vì nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4 °C. Điều này không được quan sát ở bất kỳ một chất nào khác. Điều này có nghĩa là: với nhiệt độ trên 4 °C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4 °C, nước lại lạnh nở, nóng co. Do hình thể đặc biệt của phân tử nước (với góc liên kết 104,45°), khi bị làm lạnh các phân tử phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng. Hình 1. 2. Khi đông lạnh dưới 4 °C, các phân tử nước phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. 1.1.2. Trạng thái tồn tại và sự phân bố nước trên Trái đất 1.1.2.1. Trạng thái tồn tại Trái đất có khoảng 361 triệu km2 diện tích các đại dương (chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất ), trữ lượng tài nguyên nước có khoảng 1,5 tỷ km3, trong đó nước nội địa chỉ chiếm khoảng 91 triệu km3 (6,1%), còn 93,9% là nước biển và đại dương. Tài nguyên nước ngọt chỉ chiếm khoảng 28,25 triệu km3 (1,88% thủy quyển), nhưng phần lớn lại ở dạng đóng băng ở hai cực của trái đất ( hơn 70% lượng nước ngọt). Lượng nước thực tế con người có thể sử dụng được là 4,2 triệu km2 ( 0,28% thủy quyển ). Do đó việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây. Các nguồn nước trong tự nhiên không ngừng vận động, và chuyển trạng thái (lỏng, rắn, khí), tạo nên vòng tuần hoàn nước trong sinh quyển, gồm nước bốc hơi, ngưng tụ, mưa,…. Nước vận chuyển trong các quyển và mang theo nhiều chất dinh dưỡng, ... chất khoáng cần thiết cho đời sống của động vật và thực vật. Trạng thái rắn: - Là một trong ba trạng thái thường gặp của các chất, có đặc điểm bởi tính chất phản kháng lại sự thay đổi hình dạng. - Nước ở trạng thái rắn lưu trữ dưới dạng băng và tuyết: nước ngọt được trữ trong những sông băng, những cánh đồng băng và những cánh đồng tuyết ở những đỉnh núi băng,... Hình 1. 3. Đỉnh núi băng tuyết Trạng thái lỏng: - Là một trạng thái vật chất khá phổ biến. Chất lỏng là một chất lưu mà các phân tử cấu tạo nên nó có liên kết không chặt so với vật chất rắn và có hình dạng phụ thuộc vào vật chứa nó. - Khối lượng của thủy quyển khoảng 1,4.1018 tấn. Trong đó đại dương có khối lượng chiếm 97% toàn bộ thủy quyển. Trạng thái hơi: - Hơi nước là một quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi hoặc khí. Bốc hơi nước là đoạn đường đầu tiên trong vòng tuần hoàn mà nước chuyển từ thể lỏng thành hơi nước trong khí quyển. - Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các đại dương, biển, hồ và sông cung cấp gần 90% độ ẩm của khí quyển qua bốc hơi, với 10% còn lại là do thoát hơi của cây. - Trong khí quyển luôn luôn có nước: những đám mây là một dạng nhìn thấy được của nước khí quyển. - Trong không khí cũng chứa đựng nước. Những phần tử nước này quá nhỏ để có thể nhìn thấy được. 1.1.2.2. Sự phân bố của nước trên Trái đất Hình 1. 4. Biểu đồ về sự phân bố nước trên trái đất Nước thủy quyển - Nước mặn + Chiếm một lượng rất lớn, ước tính có khoảng 1.37 tỉ km3 nước được trữ trong đại dương, chiếm khoảng 97% lượng nước trên Trái đất. + Là thành phần quan trọng và phân bố ở khắp nơi trên Trái đất: ở các đại dương, và các biển không có liên hệ với đại dương (biển Caxpi, biển Aran,...). + Sự luân chuyển trong các đại dương: có những dòng chảy trong đại dương di chuyển một khối lượng lớn nước đi khắp thế giới. Những sự di chuyển này có ảnh hưởng lớn đến vòng tuần hoàn nước và khí hậu. - Nước ngọt + Nước ngọt trên mặt đất là một thành phần của chu trình nước, yếu tố cần thiết cho mọi sự sống trên Trái đất. + Nước ngọt bao gồm nước trên các đỉnh núi băng, dòng sông băng, trong các dòng sông, ao, hồ, hồ nhân tạo và các đầm lầy nước ngọt. Nước khí quyển - Nước được trữ trong khí quyển dưới dạng hơi, như những đám mây và độ ẩm. - Thể tích nước trong khí quyển tại bất kì thời điểm nào vào khoảng 12.900 km3. - Nếu tất cả lượng nước khí quyển rơi xuống cùng một lúc nó có thể bao phủ khắp bề mặt trái đât với độ dày 2,5 cm. Nước thạch quyển - Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích như cặn, sạn, cát, bột kết, trong các khe nứt, hang dưới bề mặt Trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. - Nước ngầm trong lòng đất có vị trí quan trọng đối với thực vật và con người, nguồn nước này thường xuyên được bổ sung và thay thế bằng nước mưa và các dòng chảy mạch khác. - Một phần lượng mưa rơi trên mặt đất và thấm vào trong đất trở thành nước ngầm. 1.2. Tài nguyên nước - Nước là một thành phần rất quan trọng và không thể thiếu được trong hệ sinh thái, để duy trì sự sống, sự trao đổi chất, cân bằng sinh thái trên toàn cầu. - Nhưng chính bản thân nó cũng là một dạng môi trường đầy đủ, nó có hai phần chính là nước và các chất hòa tan trong nó. - Môi trường nước bao gồm các dạng nước ngọt, nước mặn, nước ao hồ, sông ngòi, nước đóng băng, tuyết, nước ngầm. Vòng tuần hoàn của nước Hình 1. 5. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Nước ao, hồ, sông, suối, đại dương,… nhờ năng lượng mặt trời bốc hơi vào khí quyển, sau đó sẽ tụ hợp lại, ngưng tụ thành hạt mưa rơi xuống bề mặt trái đất. Nước chu chuyển trong phạm vi toàn cầu, tạo nên các cán cân cân bằng nước, tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu trái đất. Hơi nước thoát ra từ các loài thực vật làm tăng độ ẩm không khí. Một phần nước mưa thấm qua đất thành nước ngầm. Nước ngầm và nước mặt đều hướng ra các sông, hồ, suối và đổ ra biển. Sau đó nước từ biển dưới tác động của ánh sáng mặt trời lại bốc hơi tạo thành hơi nước, đó là một chu trình tuần hoàn của nước. Lượng nước mưa và nước ngọt trên hành tinh phân bố không đều. Hiện nay trên toàn thế giới chỉ mới sử dụng 4000 km3 nước ngọt, chiếm hơn 40% lượng nước ngọt có thể khai thác được. 1.3. Vai trò của nước 1.3.1. Đối với cơ thể con người Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Trong điều kiện bình thường, trong một ngày cơ thể cần khoảng 40ml nước/kg cân nặng, trung bình 2-2,5 lít nước/ngày. Nước là thành phần quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các hệ thống trong cơ thể. Uống không đủ nước sẽ làm suy giảm chức năng thận, thận không đảm đương được nhiệm vụ của mình, kết quả là trong cơ thể tích lũy nhiều chất độc hại. Uống thật nhiều nước để tăng quá trình phân giải, khả năng trao đổi chất và đào thải chất độc có thể chữa được một số bệnh. Tắm nước khoáng nóng ở các suối nước nóng tự nhiên để chữa các bệnh thấp khớp, bệnh ngoài da, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh… Hình 1. 6. Vai trò của nước đối với cơ thể người 1.3.2. Đối với hoạt động công nghiệp Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại. Hình 1. 7. Nước làm quay tuabin 1.3.3. Đối với hoạt động nông nghiệp “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, trong đó nước là thành phần tối quan trọng trong nông nghiệp. Trong tổng số khối lượng nước được khai thác sử dụng trên toàn thế giới hiện nay là 3.800 tỷ m3, thì việc tưới tiêu nước trong nông nghiệp sử dụng 70% (2.700 tỷ m3). Gần 95% lượng nước tại các nước đang phát triển được sử dụng để tưới tiêu cho đất nông nghiệp, nước có ý nghĩa rất quan trọng, nếu không có nước thì các khoáng chất không được hòa tan, sẽ không có dung dịch đất và rễ cây không hấp thụ được. Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm trong nông nghiệp cũng cần có nước, nước để vệ sinh chuồng trại, nước để uống cho gia súc, gia cầm. Trong nuôi trồng thủy sản, cũng cần phải có nước, vì các loài cá, tôm, cua,… không thể sống mà không có môi trường nước. Hình 1. 8. Hệ thống phun tự động trong nông nghiệp 1.3.4. Đối với các hoạt động khác Trong giao thông vận tải: nước cần để làm mát máy xe, cần cho vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy Trong hoạt động dịch vụ, du lịch, giải trí: con người cần nước cho các hoạt động về tinh thần: như tắm biển, du thuyền, học tập,… Hình 1. 9. Nước phục vụ cho các nhu cầu đời sống khác của con người 1.4. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước hiện nay 1.4.1. Hiện trạng về tài nguyên nước trên thế giới - Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồvà biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9. - Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.Tổchức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. - Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ở Việt Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém. - Giám đốc Điều hành UNICEF, bà Ann M. Veneman cho biết: “Trên thế giới, cứ 15 giây lại có một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không sạch là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng. Một trẻ em lớn lên trong những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội để thoát khỏi cảnh đói nghèo”. - Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy chất lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng ô nhiễm a-sen (thạch tín) và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực. - Các công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy những bệnh do sửdụng nước bẩn gây ra đã ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm khả năng học hành của các em. Hàng ngày có rất nhiều em ở các nước đang phát triển không được đến trường vì bị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột. Hơn nữa, nhiều học sinh nữ không thể đến trường đi học nếu không có công trình nước và vệsinh riêng biệt cho các em. Hình 1. 10. Dự báo tình hình khan hiếm nước trên thế giới đến năm 2025 1.4.2. Hiện trạng về tài nguyên nước ở Việt Nam - Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. - Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn. - Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước nghiêm trọng, mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt... xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công nghiệp Biên Hòa và TP HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận. - Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải cuả các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta. - Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên gọi. - Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung... - Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. - Tại Hà Nội, phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Hình 1. 11. Nước thải nổi bọt trắng, bốc mùi nồng nặc thải ra kênh Tham Lương từ một nhà máy trên đường Tây Thạnh. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu… Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Rất nhiều con sông hay hồ nước dần khô cạn vì con người dùng nước để tưới tiêu trong trồng trọt và sản xuất các sản phẩm công nghiệp mà nhờ đó đảm bảo cho cuộc sống. Đó là một nghịch lý vì để duy trì sự sống trước mắt, con người đang hủy hoại tương lai của chính mình. Như vậy Theo thống kê của các nhà khoa học, nhu cầu nước trên toàn thế giới sẽ tăng tới 45% trong khi nguồn nước đang cạn kiệt ở mức báo động và ngày càng hiếm dần. Dự báo đến trước năm 2030, có khoảng 60 quốc gia lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Hiện tại trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ người (khoảng 1/4 dân số toàn cầu) không có nước sạch và hơn 2 tỷ người không đủ điều kiện vệ sinh, an toàn. Hàng năm, 3,6 triệu người chết vì các căn bệnh do nước ô nhiễm gây ra. Chương 2 VẤN ĐỀ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN NƯỚC 2.1. Khái niệm - Suy thoái môi trường: là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên. Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí,
Tài liệu liên quan