Đề tài Thực trạng công tác kế toán tại chi nhánh nhà máy giấy Văn Chấn trực thuộc công ty cổ phần NLS thực phẩm Yên Bái

Bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là sự kiện nước ta gia nhập WTO đã đặt cho nền kinh tế nước ta những cơ hội lớn và không ít những thử thách cần vượt qua. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và sự phát triển không ngừng của thế giới thì các doanh nghiệp nước ta đang từng bước hoàn thiện mình. Để theo kịp với xu thế phát triển hiện nay, các doanh nghiệp phải luôn cố gắng và nỗ lực tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mang lại không những là nguồn thu lớn cho doanh nghiệp mà còn là điều kiện để doanh nghiệp tạo vị thế trên thị trường và lấy được lòng tin của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu thị trường, đổi mới khâu tổ chức và bộ máy kế toán để có thể theo kịp với sự thay đổi đó. Tổ chức công tác kế toán là công việc cần thiết, tất yếu khách quan của mỗi doanh nghiệp bởi hệ thống kế toán là bộ phận quản lý tài chính, có vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán với nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó đưa ra thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, thuận tiện cho công tác quản lý và cũng là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Chính vì thế hệ thống kế toán rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, việc đào tạo ra nhiều cán bộ có năng lực chuyên môn cao, phẩm chất tốt đối với ngành kinh tế là công việc hết sức quan trọng. Công tác giáo dục và đào tạo cần thực hiện “Học đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn”. Xác định được điều này, mỗi sinh viên chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần cố gắng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ kinh tế. Ngoài những kiến thức cơ bản được học trên ghế nhà trường chúng ta cần tìm hiểu thực tế để bổ sung và trau dồi vốn kiến thức thực tế của mình. Quá trình thực tập nghiệp vụ tại các cơ sở xí nghiệp là bước khởi đầu của sự vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Nhà trường đã tạo cho học sinh, sinh viên của mình có cơ hội trực tiếp tiếp xúc với thực tiễn cuộc sống, rèn luyện được kỹ năng thành thục, đồng thời học tập được nhiều kinh nghiệm nghiệp vụ giúp ích cho công việc của mỗi học sinh, sinh viên sau khi rời khỏi ghế nhà trường. Qua một thời gian thực tập tại nhánh Nhà máy, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo- TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, phòng tài chính kế toán em đã hoàn thành đợt thực tập của mình. Báo cáo thực tập của em trình bày gồm một số vấn đề cơ bản sau: Phần 1: Giới thiệu khái quát về Nhà máy Giấy Văn Chấn Phần 2: Công tác kế toán của Nhà máy Giấy Văn Chấn Phần 3. Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Nhà máy Giấy Văn Chấn

doc116 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán tại chi nhánh nhà máy giấy Văn Chấn trực thuộc công ty cổ phần NLS thực phẩm Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH NHÀ MÁY GIẤY VĂN CHẤN-TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN SVTH: Lý Thị Phượng LỜI MỞ ĐẦU Bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là sự kiện nước ta gia nhập WTO đã đặt cho nền kinh tế nước ta những cơ hội lớn và không ít những thử thách cần vượt qua. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và sự phát triển không ngừng của thế giới thì các doanh nghiệp nước ta đang từng bước hoàn thiện mình. Để theo kịp với xu thế phát triển hiện nay, các doanh nghiệp phải luôn cố gắng và nỗ lực tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mang lại không những là nguồn thu lớn cho doanh nghiệp mà còn là điều kiện để doanh nghiệp tạo vị thế trên thị trường và lấy được lòng tin của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu thị trường, đổi mới khâu tổ chức và bộ máy kế toán để có thể theo kịp với sự thay đổi đó. Tổ chức công tác kế toán là công việc cần thiết, tất yếu khách quan của mỗi doanh nghiệp bởi hệ thống kế toán là bộ phận quản lý tài chính, có vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán với nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó đưa ra thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, thuận tiện cho công tác quản lý và cũng là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Chính vì thế hệ thống kế toán rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, việc đào tạo ra nhiều cán bộ có năng lực chuyên môn cao, phẩm chất tốt đối với ngành kinh tế là công việc hết sức quan trọng. Công tác giáo dục và đào tạo cần thực hiện “Học đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn”. Xác định được điều này, mỗi sinh viên chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần cố gắng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ kinh tế. Ngoài những kiến thức cơ bản được học trên ghế nhà trường chúng ta cần tìm hiểu thực tế để bổ sung và trau dồi vốn kiến thức thực tế của mình. Quá trình thực tập nghiệp vụ tại các cơ sở xí nghiệp là bước khởi đầu của sự vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Nhà trường đã tạo cho học sinh, sinh viên của mình có cơ hội trực tiếp tiếp xúc với thực tiễn cuộc sống, rèn luyện được kỹ năng thành thục, đồng thời học tập được nhiều kinh nghiệm nghiệp vụ giúp ích cho công việc của mỗi học sinh, sinh viên sau khi rời khỏi ghế nhà trường. Qua một thời gian thực tập tại nhánh Nhà máy, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo- TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, phòng tài chính kế toán em đã hoàn thành đợt thực tập của mình. Báo cáo thực tập của em trình bày gồm một số vấn đề cơ bản sau: Phần 1: Giới thiệu khái quát về Nhà máy Giấy Văn Chấn Phần 2: Công tác kế toán của Nhà máy Giấy Văn Chấn Phần 3. Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Nhà máy Giấy Văn Chấn PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY GIẤY VĂN CHẤN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Giấy Văn Chấn 1.1.1 Tên và địa chỉ của Nhà máy Giấy Văn Chấn Nhà máy Giấy Văn Chấn là một đơn vị trực thuộc của Công ty CP Nông- Lâm sản thực phẩm Yên Bái. - Tên đơn vị: Nhà máy Giấy Văn Chấn. - Tên giao dịch đối ngoại: Yenbai Forest- Agricultural and Foodstuffs Processing Joint-Stock Company - Thương hiệu : YFACO - Trụ sở chính: Xã Thượng Bằng La- Huyện Văn Chấn- Tỉnh Yên Bái -Số điện thoại: (+84). 0293.862.278 - Fax: (+84). 0293.862.804 -Website: http:// www.yfaco.com.vn -Mã số thuế:          5200116441 1.1.2 Các mốc lịch sử phát triển quan trọng của Nhà máy Giấy Văn Chấn Công ty Cổ phần Nông- Lâm sản thực phẩm Yên Bái tiền thân là Công ty Chế biến Lâm- Nông sản thực phẩm Yên Bái được thành lập theo QĐ số 53/QĐ- UB ngày 09/06/1994 do UBND tỉnh Yên Bái cấp. Ngày 01 tháng 10 năm 2004 Công ty Chế biến Lâm- Nông sản thực phẩm chính thức chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo QĐ số 276 QĐ- UB của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ngày 27/8/2004 và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ Phần số 1603000045 ngày 01/10/2004 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cấp với những ngày nghề kinh doanh chính: Chế biến, gia công, kinh doanh lâm sản. Chế biến, gia công, kinh doanh nông sản thực phẩm. Kinh doanh xuất nhập khẩu phụ tùng, vật tư, thiết bị, hàng hóa tổng hợp. Kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại tổng hợp, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê. Trong quá trình hoạt động Công ty được cấp bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1 vào ngày 16 tháng 5 năm 2007 về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh và tăng vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng lên 11 tỷ đồng. Nhà máy Giấy Văn Chấn được thành lập vào năm 2000, những buổi đầu hoạt động Nhà máy gặp không ít những khó khăn như: sản phẩm mới sản xuất ra chưa được khách hàng quan tâm và biết tới, thị trường tiêu thụ còn nhỏ bé, hạn hẹp nhất là sản phẩm của Nhà máy chưa thực sự khẳng định được tên tuổi, thương hiệu của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý của doanh nghiệp mới được thành lập cho nên còn thiếu kinh nghiệm quản lý, trình độ quản lý chưa cao, đội ngũ nhân viên tay nghề còn non kém. Năm 2002 có thể được coi là năm cực kỳ khó khăn đối với Nhà máy. Doanh số bán hàng còn hạn hẹp chỉ đạt vài trăm triệu. Nhận thức được những khó khăn trước mắt, kiên định với những mục tiêu đã lựa chọn, toàn thể ban lãnh đạo Nhà máy và các cán bộ nhân viên quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, cố gắng phát huy những năng lực vốn có của đơn vị mình để từng bước ổn định cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất đạt hiệu quả, từng bước khẳng định thương hiệu YFACO trên thị trường. Mặc dù bước đầu trải qua những khó khăn nhưng Nhà máy luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với nhà nước thông qua hình thức là nộp thuế. Năm 2004, từng bước khó khăn ban đầu được đẩy lùi, quá trình hoạt động và học tập trình độ quản lý và tác nghiệp của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy không ngừng được tăng thêm. Đối với đời sống cán bộ công nhân viên, Nhà máy luôn quan tâm và cho họ hưởng nhiều ưu đãi với mức lương ổn định, sử dụng lao động và luôn tuân theo luật lao động, đảm bảo quyền lợi của người lao động, do đó Nhà máy luôn giữ vững được thành quả phát triển của đơn vị mình. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Nhà máy Giấy Văn Chấn 1.2.1Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay Nhà máy đã không ngừng mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do là chi nhánh nhỏ nên Nà máy Giấy Văn Chấn chỉ có nhiệm vụ sản xuất và cung ứng một sản phẩm duy nhất là Giấy cắt kiện cho xuất khẩu ngoài ra Nhà máy không còn sản phẩm phụ nào khác. Nhà máy đã và đang kinh doanh dựa trên nguyên tắc pháp luật, chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như của tỉnh, huyện, các xã, phường đề ra. Ngoài ra, Nhà máy đã đi sâu tìm hiểu và khai thác thị trường hàng hóa của cơ sở sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. 1.2.2 Vai trò của Nhà máy - Nhà máy thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đảm bảo thu nhập của người lao động ngày càng tăng, phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp trong cung ứng hàng hóa phục vụ xuất khẩu. - Là nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn. 1.3 Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu của Nhà máy Giấy Văn Chấn Quy trình công nghệ sản xuất Giấy cắt kiện của Nhà máy Giấy Văn Chấn là qui trình công nghệ khép kín, kiểu liên tục và được gói gọn trong phạm vi phân xưởng. Do vậy, Nhà máy tổ chức thành 2 phân xưởng: một phân xưởng sản xuất và một phân xưởng phụ trợ phục vụ sản xuất. Ở mỗi phân xưởng công nhân tổ chức sản xuất theo ca, tổ, đội tổ chức tùy theo tính chất nhiệm vụ công việc phù hợp với điều kiện sản xuất. Qui trình kỹ thuật sản xuất ở dạng trung bình không quá phức tạp, số lượng sản phẩm không lớn, chỉ có một loại sản phẩm. Sơ đồ 01: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Giấy cắt kiện Thuyết minh: Từ nguyên liệu là tre, nứa, vầu… được lựa chọn phải đáp ứng được các yêu cầu là độ tuổi từ bánh tẻ trở lên, không non, không mục ải. Sau khi thu mua về, nguyên liệu được cắt thành mảnh có chiều dài từ 5-7cm và được cắt trực tiếp vào bể ngâm. Khối lượng từ 40-50 tấn/1 bể tùy thuộc vào chủng loại nguyên liệu. Nguyên liệu được tuần hoàn cưỡng bức trong thời gian 68h bằng cách dùng xút loãng hoặc xút đặc đã pha đến nồng độ cho phép (250g NaOH/1lít dung dịch) tưới đều lên bề mặt bể nguyên liệu. Thực hiện tuần hoàn đảo dung dịch trong bể bằng bơm tuần hoàn, rồi ngâm ủ từ 5 đến 7 ngày. Khi nguyên liệu đã chín, dịch đen được hút sang bể khác, nguyên liệu chín được rửa sạch bằng nước trắng 3 lần tại bể rồi vớt ra nghiền. Quá trình nghiền nguyên liệu chín được thực hiện qua 3 giai đoạn : Nghiền vicol: nghiền nguyên liệu từ kích thước mảnh (5-7cm) thành những mảnh nhỏ hơn (1-2cm) và xé nguyên liệu. Nghiền Hà Lan: mục đích là đánh tơi xơ với Xenluco để tạo độ xốp cho sản phẩm sau này. Nghiền đĩa (nghiền tinh): bột sau khi đánh tơi được đưa qua nghiền đĩa để cắt nhỏ tạo độ mịn cho sản phẩm. Bột giấy sau khi đã nghiền tinh được bơm sang bể pha loãng của máy xeo. Giấy được hình thành trên lô lưới của máy xeo, bám vào chăn xeo và được chạy qua bơm hút chân không, qua lô ép để tách hết nước và đưa vào buồng sấy. Bán thành phẩm giấy ướt được đưa vào máy sấy khô. Giấy ướt chạy tuần hoàn trong buồng xấy qua 5 tầng lưới. Nhiệt cung cấp cho sấy giấy được hình thành từ đốt trực tiếp dầu FO (hiện nay Yfaco đã và đang đầu tư hệ thống cấp nhiệt chạy bằng than để tiết kiệm chi phí nhằm thay thế dầu FO). Trong buồng sấy có bổ sung lưu huỳnh để tăng độ sáng và khử nấm mốc vi sinh cho sản phẩm. Sản phẩm sau khi sấy được đưa sang máy cuộn để cuộn theo kích thước quy định. Cuộn giấy đạt tiêu chuẩn là có đường kính 70cm, bằng phẳng, không lồi lõm, không bị xô biên, rách biên hoặc rách ở giữa và phải được cuộn chặt. Độ ẩm của giấy sau khi sấy phải đạt 10-12%, định lượng 120-130g/m2. Bề mặt giấy được đan dệt mịn, không vón cục, không vẩn mây và không cháy rộp. Giấy có độ sáng cao, màu sắc có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng. 1.4 Hình thức tổ chức sản xuất của Nhà máy Giấy Văn Chấn Về tổ chức sản xuất Nhà máy có 1 phân xưởng sản xuất trong đó được chia thành 9 tổ, mỗi tổ đảm nhiệm một công đoạn trong quá trình sản xuất. Công nhân làm việc theo từng ca sản xuất, mỗi ca có một trưởng ca phụ trách về quản lý sản xuất, mỗi tổ đều có cán bộ kỹ thuật. Trong phân xưởng, quản đốc hoặc phó quản đốc trực tiếp điều hành quá trình sản xuất. Ngoài ra còn có các ca phục vụ cho quá trình sản xuất. Tổ chức các bộ phận tương đối đơn giản, có hiệu quả vì quản đốc và phó quản đốc trực tiếp điều hành các tổ sản xuất không qua nhiều khâu trung gian gọn nhẹ. Tuy nhiên, kiểu tổ chức này chỉ phù hợp với phân xưởng có ít người với qui mô sản xuất vừa và nhỏ vì phạm vi quản lý kiểu này tương đối hẹp. 1.5 Tình hình lao động của Nhà máy Giấy Văn Chấn 1.5.1 Đặc điểm Tổ chức sắp xếp và sử dụng lao động có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả SXKD của Nhà máy. Mặt khác để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai về nhân lực đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập như ngày nay thì đòi hỏi rất cao trình độ chuyên môn của người lao động, không chỉ chuyên môn của những nhà quản lý mà rất cần trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lâu năm của công nhân viên. Trước yêu cầu đó Nhà máy thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, tập huấn kỹ thuật cho toàn bộ công nhân viên trong toàn Nhà máy và gửi một số cán bộ kỹ thuật đi đào tạo chuyên sâu. 1.5.2 Cơ cấu lao động: Do đặc thù sản xuất của Nhà máy chủ yếu là sản xuất Giấy cắt kiện (lao động nặng) nên phần lớn lao động là nam giới với 54 người, chiếm 83,37% và lao động nữ là 10 người, chiếm 16,63% tổng số lao động trong toàn Nhà máy. Hầu hết các lao động của Nhà máy đều là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chỉ có một bộ phận nhỏ là đã qua đào tạo, cụ thể: Số lao động có trình độ đại học là 5 người (chiếm 7,81%) số lao động có trình độ cao đẳng là 7 người (chiếm 10,93%), số công nhân kỹ thuật là 9 người (chiếm 14,06%) số lao động phổ thông là 40 người (chiếm 67,2%). Biểu 01: Cơ cấu lao động của Nhà máy Giấy Văn Chấn năm 2011 STT  Chỉ tiêu  Số lượng (người)  Cơ cấu (%)   1  Tổng số lao động  64  100   2  Phân theo giới tính      - Lao động nam  54  83,3    - Lao động nữ  10  16,63   3  Phân theo trình độ      - Đại học  5  7,91    - Cao đẳng  7  10,93    - Công nhân kỹ thuật  9  14,06    - Lao động phổ thông  32  67,2   4  Phân theo tính chất công việc      - Lao động trưc tiếp  45  70,3    - Lao động gián tiếp  19  29,7   (Nguồn tài liệu: Phòng Tài chính- Kế toán) Qua biểu trên ta thấy, mặc dù quy mô sản xuất không lớn nhưng Nhà máy cũng rất quan tâm tới đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên. 1.6 Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Giấy Văn Chấn Nhà máy Giấy Văn Chấn là đơn vị kế toán độc lập, có tư cách pháp nhân, tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh. Nhà máy đã và đang xây dựng cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Giám đốc. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Nhà máy trước Nhà nước và cơ quan tài phán. Sơ đồ 02: Bộ máy quản lý của Nhà máy Giấy Văn Chấn. Các phòng chức năng: - Phòng Tổ chức: Trực thuộc giám đốc, giúp giám đốc trong công các quản lý, điều hành cán bộ, công nhân viên, người lao động, làm công tác hành chính và tham mưu cho lãnh đạo về tổ chức lao động trong nhà máy. - Phòng Tài chính - Kế toán: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, với nhiệm vụ kế toán hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thống kê lưu trữ, cung cấp số liệu, thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy ở mọi thời điểm cho giám đốc. - Phòng Kỹ thuật: Chuyên phụ trách mảng kỹ thuật sản xuất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. - Phòng Kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời chịu trách nhiệm cung ứng và quản lý vật tư, nhiên liệu. PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA NHÀ MÁY GIẤY VĂN CHẤN 2.1. Khái quát chung về công tác kế toán của Nhà máy Giấy Văn Chấn 2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Nhà máy Để đảm bảo cho công tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phù hợp với tình hình biến động của thị trường, việc tổ chức và sắp xếp đội ngũ kế toán lành nghề, năng động là một điều hết sức cần thiết. Vì vậy ban lãnh đạo Nhà máy đã kiện toàn bộ máy kế toán phù hợp với chuyên môn của từng người nhằm tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý, đồng thời cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy bộ máy kế toán rất gọn nhẹ chỉ bao gồm 1 kế toán trưởng, 1 thủ quỹ kiêm kế toán vật tư. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: - Kế toán trưởng : Có chức năng tổ chức và kiểm tra công tác kế toán tại đơn vị, trợ giúp cho giám đốc về chuyên môn kế toán, chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán trước giám đốc, trước Nhà nước. Tổ chức thực hiện chế độ tài chính hiện hành, tuân thủ theo quy định của Nhà máy, pháp lệnh của Nhà nước về công tác tài chính kế toán. Nhiệm vụ của Kế toán trưởng là: + Tổ chức bộ máy kế toán nhằm thực hiện đầy đủ chức năng của kế toán là phản ánh, kiểm tra về tài chính bằng các phương pháp chuyên môn của kế toán. + Tổ chức hoạt động tài chính từ khâu huy động đến khâu sử dụng vốn đã huy động một cách có hiệu quả trên cơ sở thực hiện tốt trách nhiệm chuyên môn. + Chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện đầy đủ công tác kế toán tại đơn vị. + Theo dõi, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình vay, sử dụng quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản + Thu thập, xử lý các chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động sản xuất và tính giá thành phát sinh trong tháng, mở sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp để theo dõi tình hình sản xuất sản phẩm trong kỳ, phản ánh chi phí sản xuất ra sản phẩm + Thực hiện các khoản thu chi, thanh toán các khoản nợ, tạm ứng và thu hồi công nợ, có nhiệm vụ kiểm tra quỹ lương các chế độ chính sách về tiền lương, đồng thời theo dõi vốn nội bộ ngân hàng. + Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ : Thu thập, xử lý các chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động tiêu thụ thành phẩm phát sinh trong tháng, mở sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp để theo dõi tình hình tiêu thụ trong kỳ, phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tổng hợp công nợ phải thu khách hàng. - Thủ quỹ kiêm kế toán vật tư: Thực hiện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt, theo dõi tình hình xuất nhập tồn vật tư của Nhà máy và lập báo cáo thống kê. Các mảng kế toán còn lại, tùy thuộc vào trình độ của kế toán viên mà kế toán trưởng giao cho phụ trách. Mỗi nhân viên kế toán thực hiện một chức năng nhiệm vụ riêng biệt nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau trong một quy trình hạch toán chung. Để đảm bảo cho công tác kế toán thực sự mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu thông tin cho nhà quản trị, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo thống nhất, sự phối hợp giữa các công việc một cách khoa học và sự cố gắng của tất cả các thành viên trong tập thể. 2.1.2 Công tác tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Nhà máy Giấy Văn Chấn Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy được áp dụng theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán. Ở các phân xưởng không có bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ xử lý ban đầu và định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán. Thực hiện theo đúng quyết đinh số 15/2006QĐ – BTC. Các chứng từ kế toán áp dụng đều tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước được lập theo mẫu in sẵn của bộ tài chính ban hành hoặc Công ty xây dựng có tính đặc thù sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Một số thông tin chung về tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy: - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp ghi thẻ song song. - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Xác định trị giá NVL, CCDC, thành phẩm xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. - Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức. - Kỳ kế toán: Tháng, quý, năm. - Niên độ kế toán: Từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: Đồng Việt Nam. Sơ đồ 03:Trình tự ghi sổ kế toán trên máy tính Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, phân loại đảm bảo đủ điều kiện để ghi sổ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo phần mềm đã được lập trình, theo trình tự của phần mềm kế toán FAST (do Công ty Cổ phần phần mềm FSAT Việt Nam cung cấp), các thông tin được tự động vào sổ nhật ký chung, sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông tin được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi in ra giấy. Cuối quý, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện bảo quản, lưu trữ theo qui định về sổ kế toán ghi bằng tay. 2.2 Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2.2.1 Đặc điểm vật tư và tình hình quản lý vật tư tại Nhà máy Giấy Văn Chấn 2.2.1.1 Đặc điểm chung
Tài liệu liên quan