Đề tài Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay

Tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Những năm gần, đây nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, nhiều vấn đề xã hội phức tạp cũng nảy sinh, đặc biệt trong đó phải nói đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài các tôn giáo có lịch sử lâu đời, nhiều loại hình tôn giáo mới nảy sinh đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội của nước ta. Trong bối cảnh xã hội mới, Đảng ta đã và đang thực hiện việc đổi mới chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của một bộ phận nhân dân, đồng thời giữ vững ổn định xã hội, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển đất nước. Lào cai là một tỉnh vùng cao biên giới và là một trong những địa bàn cư trú lớn nhất của đồng bào người Hmông ở Việt Nam. Người Hmông được các nhà khoa học coi như một cộng đồng “đặc biệt”, có nhiều nét đặc thù trong lịch sử và lối sống được thể hiện trong văn hóa mưu sinh và ứng xử, ý thức cộng đồng, tâm lý tộc người… Đặc biệt, tín ngưỡng của người Hmông chiếm một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của cộng đồng này. Tín ngưỡng, tôn giáo của người Hmông không chỉ đơn thuần là những sinh hoạt văn hoá tâm linh, mà còn là một thành tố cốt lõi tạo nên sự cố kết bền vững của dân tộc, nó giúp cho người Hmông luôn gắn bó với văn hóa cội nguồn và tạo nên bản sắc văn hóa đặc thù của người Hmông. Tuy nhiên, những năm gần đây, một bộ phận người Hmông ở Lào Cai rộ lên hiện tượng từ bỏ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những phong tục văn hóa, lối sống cổ truyền của dân tộc mình để theo Vàng Trứ và các đạo lạ khác. Cùng với việc từ bỏ giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc là làn sóng di dân tự do, rời bỏ quê hương làng quán, gây xáo trộn trong nhận thức cũng như trong đời sống của nhân dân nói chung, của người Hmông Lào Cai nói riêng.

pdf108 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2832 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Những năm gần, đây nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, nhiều vấn đề xã hội phức tạp cũng nảy sinh, đặc biệt trong đó phải nói đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài các tôn giáo có lịch sử lâu đời, nhiều loại hình tôn giáo mới nảy sinh đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội của nước ta. Trong bối cảnh xã hội mới, Đảng ta đã và đang thực hiện việc đổi mới chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của một bộ phận nhân dân, đồng thời giữ vững ổn định xã hội, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển đất nước. Lào cai là một tỉnh vùng cao biên giới và là một trong những địa bàn cư trú lớn nhất của đồng bào người Hmông ở Việt Nam. Người Hmông được các nhà khoa học coi như một cộng đồng “đặc biệt”, có nhiều nét đặc thù trong lịch sử và lối sống được thể hiện trong văn hóa mưu sinh và ứng xử, ý thức cộng đồng, tâm lý tộc người… Đặc biệt, tín ngưỡng của người Hmông chiếm một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của cộng đồng này. Tín ngưỡng, tôn giáo của người Hmông không chỉ đơn thuần là những sinh hoạt văn hoá tâm linh, mà còn là một thành tố cốt lõi tạo nên sự cố kết bền vững của dân tộc, nó giúp cho người Hmông luôn gắn bó với văn hóa cội nguồn và tạo nên bản sắc văn hóa đặc thù của người Hmông. Tuy nhiên, những năm gần đây, một bộ phận người Hmông ở Lào Cai rộ lên hiện tượng từ bỏ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những phong tục văn hóa, lối sống cổ truyền của dân tộc mình để theo Vàng Trứ và các đạo lạ khác. Cùng với việc từ bỏ giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc là làn sóng di dân tự do, rời bỏ quê hương làng quán, gây xáo trộn trong nhận thức cũng như trong đời sống của nhân dân nói chung, của người Hmông Lào Cai nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, gắn vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng với vấn đề dân tộc để chống phá đất nước ta. Người Hmông ở Tây Bắc nói chung, ở Lào Cai nói riêng với sinh hoạt tín ngưỡng của họ cũng là đối tượng mà các thế lực thù địch đang nhắm đến trong chiến lược diễn biến hoà bình đối với Việt Nam. Đứng trước thực trạng đó, Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa phương có người Hmông sinh sống cần có những chính sách gì để vừa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào, vừa đảm bảo ổn định khu vực và anh ninh quốc gia. Để giải quyết được vấn đề nêu trên, trước hết đòi hỏi chúng ta phải đi sâu nghiên cứu, tìm ra những đặc thù trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Hmông, cũng như nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh của họ trong thời kỳ mới, từ đó mới có thể có được những quyết sách cho phù hợp. Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên, tôi chọn đề tài “Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay” hiện nay làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành tôn giáo học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những năm gần đây, đã có nhiều công trình khoa học liên quan đến đề tài của tác giả như: Vương Quỳnh Anh (1962), "Vấn đề tên gọi dân tộc Mèo", Tạp chí Dân tộc của Ban Dân tộc Trung ương Đảng, (36); Ban Dân tộc Miền núi Lào Cai (2000), Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo, dân tộc từ năm 2000 đến 2007; Ban Dân vận Tỉnh uỷ Lào Cai (2008), Báo cáo tổng kết về công tác dân vận từ năm 2000 đến 2007; Phạm Đức Dương (1995), Về vị trí mối quan hệ giữa nhóm Hmông - Dao và các nhóm ngôn ngữ Đông Nam á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Bế Viết Đắng (1978), Dân tộc Mèo - Các dân tộc ít người ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;Lê Sỹ Giáo (1995), "Quản lý xã hội cấp cơ sở ở các vùng nông thôn thiểu số miền núi Việt Nam", Thông tin lý luận; Đỗ Quang Hưng (2002), Những biểu hiện mới của vấn đề tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số của nước ta hiện nay (vài phân tích có tính phương pháp luận), Phòng tư liệu - Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo; Đỗ Quang Hưng, Vương Duy Quang (2002), Những vấn đề cấp bách về tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số của nước ta hiện nay (Khảo sát tại Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc): Kiến nghi (luận điểm và giải pháp), Phòng tư liệu - Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo; TS. Vũ Ngọc Kỳ (2004), Văn hóa Mông ở Hà Giang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó; Lemone J. (1984), Tang ca Hmông - Pari(bản dịch lưu trữ Bảo tàng Lào Cai); Văn Lê (1993), "Từ đài FEBC đến vấn đề “Vàng Chứ”, đạo Kitô trong dân tộc Hmông ở nước ta", Tạp chí Công an nhân dân, (11); Hà Lý (2003), Hỏi đáp về Tôn giáo và chính sách Tôn giáo, (sách phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;Michaud, J (1998), Bước đầu về lịch sử tộc người ở người Hmông Sa Pa, Việt Nam - Một nghiên cứu đáng chú ý, Khoa Nghiên cứu về Đông Nam á, Đại học Tổng hợp Hull, Vương quốc Anh; Morechan G. (1921), Những đặc điểm chủ yếu của thuật Sa man của người Mèo trắng ở Đông Dương; Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt Nam, truyền thống và hiện tại, Nxb Văn hóa - thông tin và Viện Văn hóa; TS. Trần Hữu Sơn ( 1996 ), Văn hóa Hmông, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội; Lâm Tâm (1961), "Lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử; Doãn Thanh (1974), Dân ca Hmông, Ty Văn hóa Láo Cai xuất bản; Doãn Thanh (1993), Truyện cổ Mèo, Nxb Văn học, Hà Nội; TS. Nguyễn Ngọc Thanh (1993), Những quy ước của người Mông; TS. Ngô Hữu Thảo (2004 ), Tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Mông và sự xâm nhập của đạo Tin Lành hiện nay; Lục Bình Thúy (1997), Quan hệ xã hội dân tộc Mèo ở SaPa (Tư liệu nghiên cứu lịch sử Đảng Lào Cai ký hiệu A17C); Tỉnh uỷ Lào Cai (2006), Người Mông Lào Cai và một số giải pháp, kiến nghị về xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào mông hiện nay, Lào Cai; Tocarev X.A (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Viện Nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miền núi (2002), Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Viện Nghiên cứu Tôn giáo (1998), Những vấn đề liên quan đền hiện tượng “Vàng Trứ”, Hà Nội; Viên nghiên cứu tôn giáo (1998), Những kiến nghị cho giải pháp vấn đề người Hmông theo đạo Vàng Trứ hiện nay, Hà Nội; Đặng Nghiêm Vạn (1990), "Vấn đề xưng Vua và truyền đạo Thiên chúa ở vùng đồng bào Hmông", Tạp chí khoa học Công an, (10); Đặng Nghiêm Vạn - Nguyễn Hồng Dương - Vương Duy Quang (2000), Về tình hình phát triển của đạo tin lành ở mièn núi phía bắc, Trường Sơn, Tây nguyên, Hà Nội; Lê Trung Vũ (1994), Tục ngữ và câu đố Hmông, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. Những công trình khoa học nói trên đã đi sâu phân tích, đánh giá các hoạt động của cộng đồng người Hmông trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội kể cả lịch sử di cư và khu vực cư trú. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề: “Tín ngưỡng người Hmông ở Lào Cai”. Chính vì vậy thành quả nghiên cứu của các tát giả đi trước là những tư liệu quan trọng để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Luận văn góp phần làm rõ thực trạng tín ngưỡng của người Hmông ở Lào Cai những năm gần đây, từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng của người Hmông nhăm giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở tỉnh Lào Cai và khu vực. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của người Hmông ở Việt Nam. + Nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra từ sinh hoạt tín ngưỡng của người Hmông Lào Cai hiện nay. + Đề xuất các giải pháp để giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng của người Hmông nhằm giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở tỉnh Lào Cai và khu vực. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tín ngưỡng của người Hmông. - Phạm vi nghiên cưu của luận văn là: Tín ngưỡng của người Hmông ở tỉnh Lào Cai hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Lịch sử và lôgic, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, đồng thời coi trọng công tác điều tra khảo sát thực tiễn. 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn - Góp phần làm rõ, sâu sắc hơn nữa tín ngưỡng người Hmông ở tỉnh Lào Cai trong điều kiện hiện nay - Đề xuất những giải pháp, định hướng trong lĩnh vực quản lý tín ngưỡng, tôn giáo và những ứng xử phù hợp với người người Hmông. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng của các trường và các ban ngành của tỉnh Lào Cai. Đồng thời luận văn còn có thể góp phần vào cơ sở lý luận cho việc giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng trong thực tiễn của tỉnh Lào Cai hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương 7 tiết Chương 1 người Hmông ở việt nam và người hmông ở lào cai 1.1. Người Hmông ở việt nam 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế – xã hội của người Hmông ở Việt Nam * Lịch sử di cư và khu vực cư trú Người Hmông di cư từ phía Bắc vào Việt Nam khá muộn so với các dân tộc khác. Họ đến bằng nhiều đợt với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu dân tộc học đặc biệt là các công trình nghiên cứu về lịch sử cư trú của người Hmông Việt Nam, chúng ta có thể phân những đợt di cư đó thành ba giai đoạn chủ yếu. Giai đoạn sớm nhất được bắt đầu cách đây khoảng 350 năm (14 đời người). Đó là nhóm Hmông đầu tiên từ Quý Châu xuống Vân Nam (Trung Quốc) rồi vào vùng đất Mèo Vạc, Đồng Văn của tỉnh Hà Giang (Việt Nam). Những người già Hông còn nhớ rằng, sau khi rời Quý Châu tổ tiên của người Hmông gọi là Pàng Tàu Làng, đó chính là phủ Khai Hoa, một vùng đất của Châu Vân Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ngày nay. Giai đoạn thứ hai cách đây trên 200 năm (khoảng 10 đời người), đây là giai đoạn người Hmông di cư đến đông nhất. Họ vào theo hai hướng chính. Một hướng tiếp tục tràn vào cao nguyên Đồng Văn rồi đi sang Bảo Lạc (Cao Bằng), Bắc Mê, Xín Mần, Hoàng Su Phì (Hà Giang)… Một hướng vào vùng đất Xi Ma Cai và Mường Khương rồi xuống Văn Bàn (Lào Cai), Phong Thổ, Sìn Hồ, Điện Biên (Lai Châu)… Giai đoạn thứ ba cách đây chừng 150 năm (khoảng 6 đến 7 đời người), người Hmông tiếp tục vào Viện Nam theo các đường Phong Thổ (Lai Châu), Xi Ma Cai và Mường khương (Lào Cai). Từ đây họ đi sâu vào vùng Tây Bắc, đến Tủa Chùa, Tuần Giáo (Lai Châu), Thuận Châu, Sông Mã (Sơn La). Một bộ phận từ Mù Căng Chải sang Bắc Yên, Phù Yên rồi xuống vùng núi Mộc Châu (Sơn La) và điểm dừng cuối cùng là vùng núi tây Thanh Hóa. Cũng trong thời gian này, một nhóm người Hmông ở Xiêng Khoảng (Lào) đã tràn vào vùng núi Thanh - Nghệ và cư trú tập trung ở huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An. Có thể thấy, thứ nhất: Quá trình di cư của người Hmông luôn mang tính dòng họ và lịch sử di cư của dân tộc này luôn gắn liền với lịch sử di cư của các dòng họ. Thậm chí, chỉ cần nghe bài cúng “chỉ đường” cho người chết về với tổ tiên của các dòng họ là ta có thể biết nguồn gốc của họ bắt đầu từ nơi nào (bởi lẽ đơn giản, thầy cúng của các dòng họ bao giờ cũng phải cúng đưa hồn người chết của dòng tộc qua các miền đất mà họ đã sinh sống, đến tận vùng đất cuối cùng mà họ còn nhớ, và từ đó hồn người chết mới lên trời về “đất tổ tiên”). Thứ hai: Không chỉ người Hmông ở cao nguyên Đồng Văn mà nhiều nhóm Hmông từ biên giới đến nội địa, từ Bắc, Đông Bắc sang Tây Bắc Việt Nam đều nhớ cái tên Pàn Tầu Làng, điều đó chứng tỏ địa danh này gắn bó chặt chẽ với lịch sử di cư của nhiều nhóm Hmông ở Việt nam. Thứ ba: Giai đoạn di cư thứ nhất và thứ hai là quá trình hình thành những vùng Hmông chính ở Việt nam. Đến thời điểm di cư ở giai đoạn ba, những vùng Hmông chủ yếu tiếp tục được củng cố và nhiều vùng Hmông khác được ra đời trở lên khá ổn định như ngày nay. Thứ tư: Quá trình di cư của dân tộc này vào Việt Nam thể hiện rõ niềm mong ước to lớn của họ là tìm được mảnh “đất Lành” để sinh sống và không biết từ bao giờ, đồng bào đã coi nơi này như quê hương mới của mình. Đồng thời, vùng đất Mèo Vạc (Hà Giang)- nơi lưu truyền có giếng nước thần - nơi người Hmông đến cư trú sớm nhất cũng được coi là quê hương của phần lớn của người Hmông ở Việt Nam. Quả thực, với hơn ba trăm năm gắn bó với miền đất này, những người Hmông đã tự khai sơn phá thạch dựng nên làng bản và trở thành một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt nam. Đồng bào đã sát cánh kề vai cùng các dân tộc láng giềng đổ mồ hôi và xương máu để giữ gìn, bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam của mình. Và giải cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc, nơi có người Hmông sống tập trung đông nhất, nơi còn lưu giữ được những yếu tố văn hóa cổ truyền nhất xứng đáng được coi là trung tâm văn hóa truền thống của người Hmông ở Việt Nam và Đông Nam á. Trước tháng 3 năm 1979, dân tộc Hmông ở Việt Nam được mọi người biết đến với tộc danh là Mèo. Lịch sử có ghi chép, người Mèo là một dân tộc sớm biết trồng lúa nước. Người Hán căn cứ vào nghề trồng trọt của người Mèo mà gọi họ là Miêu Tử. Chữ Miêu trong chữ tượng hình của người Hán bao gồm phần trên là chữ “thảo”, dưới là chữ “điền”, có nghĩa là “mầm mạ tốt”, từ đó dân tộc Miêu xuất hiện trong lịch sử. Mèo là cách gọi trực tiếp theo phiên âm của người Hán. Miêu là cách gọi theo phiên âm Hán - Việt. Tộc danh Mèo hay Miêu đều cho ta thấy tổ tiên của cư dân này sớm biết nghề làm ruộng và có nền văn hóa phát triển khá cao. Khi người Mèo di cư vào Việt Nam, họ vẫn mang theo tên gọi quen thuộc của mình. Hầu hết họ là một bộ phận tách ra từ nhóm Mèo dùng phương ngôn Hmông. Những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, các nhà khoa học xã hội Việt Nam đã nghiên cứu cơ bản khá công phu để xác định thành phần các dân tộc. Ngày 2 tháng 3 năm 1979, trên cơ sở kết quả điều tra nghiên cứu, có tham khảo ý kiến của các đại biểu người Mèo, theo đề nghị của ủy ban Dân tộc của Chính phủ, danh mục thành phần 54 dân tộc ở Việt Nam được chính thức công bố thay cho danh mục cũ gồm 62 dân tộc. Từ đó đến nay, dân tộc Mèo ở Việt Nam được gọi là Hmông. Tuy nhiên theo bảng danh mục đó, tộc danh Mèo vẫn có giá trị pháp lý như Hmông, giống như trường hợp tộc danh Việt hay Kinh ở người Việt, Chăm hay Chàm ở người Chăm, Hoa hay Hán ở người Hoa. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức tự nhận của đồng bào thì ở Việt Nam hiện nay có tới cả chục nhóm Hmông bao gồm: Hmôngz Đơưz, Hmôngz Lênhx, Hmôngz siz, Hmôngz Njuôz, Hmôngz Đuz, Hmôngz Txeix, Hmôngz Đês, Hmôngz Puôs, Hmôngz Suô, Hmôngz Njil. Thật ra việc nhận định các nhóm Hmông bắt đầu khi nào thì đều ít người biết đến. Đã có ý kiến cho rằng, ban đầu cộng đồng người Hmông không hề có sự chia nhóm. Khi nhà Minh sắp ra đời, nhà nước phong kiến Trung Quốc mới bắt người Hmông mặc các loại váy, áo, quần khác nhau, nhất là về màu sắc, hi vọng sự phân biệt ấy tạo nên sự chia rẽ khối thống nhất của dân tộc Hmông . Đó là nguồn gốc của các nhóm Hmông ở Trung Quốc sau này. Lời lý giải ấy không biết là đúng hay sai, song hầu hết các nhà nghiên cứu về dân tộc này đều thống nhất cho rằng, dựa trên tiêu chí trang phục (váy, áo, quần truyền thống) và ngôn ngữ đặc biệt là âm ngữ và một phần ý thức tự nhận của đồng bào thì Việt Nam có 4 nhóm Hmông chính đang hiện diện là: Hmông Trắng (Hmôngz Đuz), Hmông Hoa (Hmôngz Lênhx), Hmông Đen (Hmôngz Đuz) và Hmông Xanh (Hmôngz Njuôz). Như vậy, Việt Nam duy nhất có đầy đủ 4 nhóm Hmông sinh sống ở khu vực Đông Nam á, bởi tại Lào và Thái Lan chỉ có Hmông Xanh và Hmông Trắng mà thôi. Phụ nữ Hmông Trắng ở Việt Nam mặc váy lanh để trắng, không thêu hoa văn; áo xẻ ngực có yếm, thường thêu thêm mảnh vải mầu ở giữa cánh tay. Váy phụ nữ Hmông Hoa nhuộm màu chàm, có in hoa văn bằng sáp ong hoặc thêu hao văn bằng chỉ màu và vải mầu ở phần gấu váy; có nhiều nơi họ để hao văn tới 2/3 váy. Thậm chí ở một số vùng, váy áo phụ nữ Hmông hoa trở lên rực rỡ bởi màu sắc của các hoa văn đều lấy gam màu đỏ là chủ đạo. áo của phụ nữ Hmông Hoa thường để cổ bẻ hoặc xẻ nách. Phụ nữ Hmông Đen thường mặc quần đen. Một số vùng họ mặc váy và thường để váy mang màu chàm đen ở nửa trên, nửa dưới để trắng hoàn toàn hoặc in những dòng kẻ đen nhỏ trên nền màu trắng của váy. áo của người phụ nữ Hmông Đen là loại áo xẻ nách, ống tay áo có viền nhiều mảng vải màu sáng trên nền đen. Phụ nữ Hmông Xanh cũng mặc váy bằng vải lanh nhưng mang màu chàm xanh hoàn toàn; một số trường hợp có thêu hoa văn ở gấu váy. áo của họ thường là loại áo xẻ ngực. Về ngôn ngữ, sự khác nhau trong từ vị cơ bản của bố nhóm người Hmông này là không lớn. Cuộc điều tra của Nguyễn Văn Chỉnh so sánh 2500 từ vị giữa nhóm Hmông Hoa và ba nhóm còn lại cho thấy, sự khác biệt lớn nhất với nhóm Hmông Xanh là 21,3% và hai nhóm còn lại là 4 - 7%. Có thể khẳng đinh, sự khác nhau trong trong phục cùng một phần ngôn ngữ là yếu tố phân định các nhóm Hmông. Song, sự khác nhau ấy không hề ảnh hưởng tới tính thống nhất từ văn hóa mưu sinh, văn hóa ứng xử đến văn hóa tâm linh của dân tộc này. Thậm chí, ngay trong địa vực cư trú, họ cũng không có sự phân biệt ranh giới về nhóm và các nhóm Hmông thường sống xen kẽ trong từng vùng, đôi khi trong một làng có vài ba nhóm Hmông cùng sinh sống. Tuy nhiên, về tổng thể người Hmông Trắng cư trú tập trung ở cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), một phần các huyện Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), Trạm Tấu (Yên Bái), Thuận Châu, Yên Châu (Sơn La) và tỉnh Cao Bằng. Ngươi Hmông Hoa sống chủ yếu ở Mù Căng Chải (Yên Bái), Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), Hoàng Sù Phì, Xín Mần (Hà Giang), Mộc Châu (Sơn La), Điện Biên, Tủa Chùa. Người Hmông Đen sống tập trung ở Phong Thổ, Tủa Chùa (Lai Châu). Người Hmông Xanh chỉ có một số ít cư trú tại Tủa Chùa (Lai Châu), Văn Bàn (Lào Cai). Do có sự cư trú đan xen giữa các nhóm Hmông, việc vay mượn mô típ và cách trang phục của nhau là điều không tránh khỏi. Bởi vậy ở một số nơi, phụ nữ Hmông trong vùng đều có cách ăn mặc giống nhau mặc dù họ thuộc các nhóm Hmông khác nhau. Thậm chí, các nhóm Hmông nhỏ còn chịu ảnh hưởng cách phát âm của các nhóm Hmông chiếm đa số của vùng đó. Hơn thế , do chịu tác động của các tộc người lân cận, đã có trường hợp người Hmông ở một số nơi lấy một vài yếu tố trang phục hay khía cạnh văn hóa vật chất khác của dân tộc láng giềng làm của mình hoặc chịu ảnh hưởng ít nhiều yếu tố đó của họ Theo kết quả của tổng điều tra dân số năm 1999, người Hmông là dân tộc có dân số đứng thứ 8 trong tổ số 54 dân tộc ở Việt Nam, với dân số khoảng 800.000 người. Họ cư trú chủ yếu trên vùng núi cao của các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Cạn... Một số tỉnh có người Hmông sinh sống đông nhất là Hà Giang hơn 200.000 người; Lào Cai: hơn 110.000 người: Sơn La: gần 100.000 người: Lai Châu (nay là Điện Biên và Lai Châu): khoảng 140.000 người. Dựa trên nhiều yếu tố, có thể phân địa vực cư trú của người Hmông thành hai vùng lớn: Một là vùng biên giới Việt - Trung, tính từ phía bắc tỉnh Cao Bằng sang phía bắc tỉnh Lai Châu. Đây chủ yếu là khu vực núi đá, cây cối thưa thớt, rải rác có những mảnh rừng già; đất canh tác ít, thường thiếu nước uống và củi đun trong khi mật độ người Hmông ở khu vực này khá cao khoảng 70 - 90 người/ km2. Vùng thứ hai là vùng ven biên giới Việt - Lào, kéo dài từ phía tây tỉnh Lai Châu đến phía tây tỉnh Nghệ An. Khu vực này chủ yếu là vùng núi cao, thảm thực vật phong phú, có nhiều rừng rừng rậm và rừng già, đất canh tác khá nhiều; mật độ người Hmông cư trú khá thấp, khoảng 30 - 40 người/km2. Như vậy địa vực cư trú của người Hmông hầu hết là vùng địa hình bị chia cắt mạnh, núi non hiểm trở, giao thông khó kh
Tài liệu liên quan