Đề tài Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ

Đất nước ta hiện nay đứng trong nền kinh tế phát triển như vũ bão, đòi hỏi phải hoạch định một chiến lược phát triển đất nước theo hướng phát triển bền vững, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì những yêu cầu phát triển mạnh mẽ đó ta cần phải thực hiện một nhiệm vụ rất là quan trọng, đó là vấn đề xây dựng chỉnh trang đô thị đây là một trong những tiêu chí hàng đầu đánh giá một đất nước phát triển, vì thế trong những năm gần đây Nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng đến vấn đề xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị cũng như xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, cũng không quên nhắc đến vấn đề xây dựng các căn cứ địa quốc phòng để đáp ứng vai trò bảo vệ đất nước là một vấn đề đặc biệt quan trọng vì một đất nước phát triển thì phải cần có một nền Quốc phòng vững mạnh đáp ứng được nhu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới hiện nay. Một khi nói đến vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng thì vấn đề thu hồi đất là một vấn đề quan trọng và rất là cấp thiết, để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng phát triển đất nước, ta cần phải đảm bảo có một quỹ đất đáp ứng được nhu cầu trên. Một trong những vấn đề quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện nay luôn có sự quan tâm sát sao của các ngành, các cấp là vấn đề thu hồi đất để thực hiện quá trình xây dựng, vì vai trò quan trọng của vấn đề thu hồi đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đại bộ phận những người dân trong vùng bị quy hoạch, cho nên Luật đất đai 2003 hiện hành quy định chỉ có hai chủ thể có thẩm quyền thu hồi đất đó là (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện). Theo đó Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định chủ thể có thẩm quyền thu hồi đất cũng là chủ thể thực hiện vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

doc74 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư – Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ Mục Lục Luận văn 1 LỜI NÓI ĐẦU 4 Lý do chọn đề tài 4 2. Tình hình nghiên cứu 5 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Bố cục 7 Chương 1 8 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, 8 TÁI ĐỊNH CƯ. 8 1.1 Khái niệm 8 1.2. Lịch sử về tình hình thực hiện công tác thu hồi đất – bồi thường hỗ trợ tái định cư. 11 1.3.2. Thu hồi đất sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế do Nhà nước thu hồi 15 1.3.2.1 Thu hồi đất sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế theo quy định của Nghị định 181/2004/NĐ-CP 16 1.3.2.2 Thu hồi đất theo quy định của Nghị định 84/NĐ-CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất 17 1.4. Thẩm quyền thu hồi đất: 20 1.5. Các điều kiện để được bồi thường đất. 21 1.6 Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: 23 Chương 2 26 VAI TRÒ CỦA UBND CẤP TỈNH TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ 26 VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 26 2.1 Trình tự thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 26 2.1.2 Các bước tiến hành thu hồi đất 27 2.2 Vai trò của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trình tự thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 32 2.2.1 Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 37 2.2.2 Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 39 2.2.3 Giá đất 41 2.2.4 Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng và trách nhiệm tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án đầu tư thuộc các Bộ, ngành. 43 2.2.5 Giải quyết khiếu nại về đất đai 43 2.2.5.1 Trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 44 Từ ngày 01/7/2011: Không phải khiếu nại trước khi khởi kiện vụ án hành chính 45 Những mặt thuận lợi của việc khiếu kiện mà không cần thông qua khiếu nại: “Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện”. 46 CHƯƠNG 3 47 VAI TRÒ CỦA UBND TP. CẦN THƠ TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ 47 VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 47 3.1 Khái quát chung về quá trình triển khai thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở thành phố Cần Thơ 50 3.1.1 Thuận lợi trong quá trình thực hiện 50 3.1.2 Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện 52 3.2 Vai trò của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 59 3.2.1 Ban hành cơ chế, chính sách 59 3.2.2 Trong quá trình triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 61 3.2.2.1 Vấn đề về giá đất 61 3.2.2.2 Vấn đề thu hồi đất 62 3.2.2.3 Vấn đề hỗ trợ, tái định cư 64 3.2.3 Trong quá trình giải quyết khiếu nại 66 3.2.4 Sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai, thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 68 3.3 Đề xuất 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 13. Quyết định 49/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 09 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành 73 14. Quyết định số: 50/2010/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ quy định mức giá các loại đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ 73 LỜI NÓI ĐẦU Lý do chọn đề tài Đất nước ta hiện nay đứng trong nền kinh tế phát triển như vũ bão, đòi hỏi phải hoạch định một chiến lược phát triển đất nước theo hướng phát triển bền vững, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì những yêu cầu phát triển mạnh mẽ đó ta cần phải thực hiện một nhiệm vụ rất là quan trọng, đó là vấn đề xây dựng chỉnh trang đô thị đây là một trong những tiêu chí hàng đầu đánh giá một đất nước phát triển, vì thế trong những năm gần đây Nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng đến vấn đề xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị cũng như xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, cũng không quên nhắc đến vấn đề xây dựng các căn cứ địa quốc phòng để đáp ứng vai trò bảo vệ đất nước là một vấn đề đặc biệt quan trọng vì một đất nước phát triển thì phải cần có một nền Quốc phòng vững mạnh đáp ứng được nhu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới hiện nay. Một khi nói đến vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng thì vấn đề thu hồi đất là một vấn đề quan trọng và rất là cấp thiết, để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng phát triển đất nước, ta cần phải đảm bảo có một quỹ đất đáp ứng được nhu cầu trên. Một trong những vấn đề quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện nay luôn có sự quan tâm sát sao của các ngành, các cấp là vấn đề thu hồi đất để thực hiện quá trình xây dựng, vì vai trò quan trọng của vấn đề thu hồi đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đại bộ phận những người dân trong vùng bị quy hoạch, cho nên Luật đất đai 2003 hiện hành quy định chỉ có hai chủ thể có thẩm quyền thu hồi đất đó là (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện). Theo đó Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định chủ thể có thẩm quyền thu hồi đất cũng là chủ thể thực hiện vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Ủy ban nhân dân luôn nhận được sự quan tâm cũng như hỗ trợ nhiệt tình của các ngành, các cấp có liên quan và vấn đề triển khai, thực hiện Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các cơ quan chuyên môn: Hội đồng bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng, Tổ chức phát triển quỹ đất nhưng trên thực tế không phải vì vậy mà ta không thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của ủy ban nhân dân tỉnh trong vấn đề chỉ đạo thực hiện trong toàn bộ quá trình thực hiện của dự án, bởi vì trong quá trình triển khai thực hiện luôn gặp phải những khó khăn vướng mắc thì chính lúc này Ủy ban nhân dân tỉnh đóng một vai trò then chốt sẽ quyết định giải quyết những khó khăn, vướng mắc vấp phải trong quá trình thực hiện. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính địa phương sẽ giải quyết toàn bộ công việc liên quan đến kinh tế, xã hội của địa phương và là chiếc cầu nối quan trọng với trung ương và sẽ chịu trách nhiệm chính với trung ương những công việc mà Ủy ban nhân dân đảm nhiệm thi hành. Qua quá trình tìm hiểu những quy định của pháp luật cũng như và thực tế người viết nhận thấy, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ đóng một vai trò chỉ đạo trực tiếp và chịu mọi trách nhiệm trong quá trình thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đây chính là lý do khiến người viết chọn đề tài “Vai trò của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”. 2. Tình hình nghiên cứu Thu hồi đất luôn là vấn đề được mọi người quan tâm đến đặc biệt từ các ngành, các cấp cũng như từ những người dân bị thu hồi đất. Vì vai trò quan trọng của vấn đề thu hồi đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đại bộ phận những người dân trong vùng bị quy hoạch. Vì tính chất đặc biệt quan trọng này cho nên Luật đất đai 2003 hiện hành chỉ quy định có hai chủ thể có thẩm quyền thu hồi đất (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện). Với vai trò đặc biệt quan trọng của Ủy ban nhân dân trong vấn đề triển khai, thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cùng với vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nên luôn được sự quan tâm và hỗ trợ của rất nhiều chủ thể có liên quan trong quá trình thực hiện cũng như người có đất bị thu hồi và tất cả những ai có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Qua sự tìm hiểu về “Vai trò của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, góp phần cho quá trình triển khai thực hiện được diễn ra một cách suôn sẻ, với một trình tự được phân cấp rõ ràng, quy định chức trách nhiệm vụ của từng chủ thể sẽ giúp cho quá trình thực hiện không bị chồng chéo, mỗi chủ thể đều phải có trách nhiệm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Do vậy với sự phân cấp rõ ràng từ trên đến dưới như vậy sẽ tạo điều kiện cho dự án hoàn thành đúng tiến độ đặt ra đảm bảo được quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi cũng như lợi ích của nhà đầu tư cũng như lợi ích của doanh nghiệp. Với sự phân cấp rõ ràng hoàn thiện trong quá trình thực hiện giúp cho dự án hoàn thành sớm nhất sẽ góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững theo đúng con đường đã vạch ra. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình tìm hiểu về những quy định chung của pháp luật về vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cũng như vai trò rất cần thiết của Ủy ban nhân dân tỉnh trong quá trình triển khai, thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong quá trình nghiên cứu còn gặp khó khăn về mặt chủ quan, khách quan trong nghiên cứu thực tiễn về “vai trò của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ trong triển khai, thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” người viết không đi sâu cụ thể vào vai trò của Ủy ban nhân dân thành phố trong triển khai thực hiện. Mà chỉ nghiên cứu những khó khăn và bất cấp tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện, từ đó thấy được vai trò cần thiết của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ trong việc chỉ đạo giải quyết những khó khăn, bất cấp cụ thể đó. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài luận văn của mình, người viết đã sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích Luật viết, phương pháp đánh giá bình luận và phương pháp sưu tầm tài liệu. 6. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm ba chương: Chương 1: Phần khái quát đầu tiên về vấn đề nghiên cứu, người viết chỉ đưa lên những khái niệm chung do pháp luật quy định trong vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Từ đó làm căn cứ cho quá trình phân tích trong chương tiếp theo Chương 2: Chương này người viết tập chung phân tích nội dung về “Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, trên phương diện những quy định chung của pháp luật, nhằm thấy rõ được vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình triển khai, thực hiện dự án. Chương 3: Người viết nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Từ đó nêu lên được tầm quan trọng của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ trong việc chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc vấp phải trong quá trình thực hiện thông qua việc ban hành những quy định để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Mặc dù qua bài viết thì người viết đã dành rất nhiều thời gian cũng như tâm quyết của mình trong quá trình tìm hiểu thực tế và các quy định chung của pháp luật, nhưng vẫn còn hạn chế rất nhiều do thiếu thốn về mặt tài liệu để giúp cho Luận văn hoàn chỉnh hơn, cho nên Luận văn chỉ chứa đựng những kiến thức và tầm nhìn căn bản về vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Do đó trong quá trình viết người viết không tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong được sự góp ý chân thành của quý Thầy Cô cũng như của tất cả các bạn sinh viên giúp cho người viết có hướng hoàn chỉnh hơn kiến thức của mình. Xin cảm ơn tất cả quý Thầy Cô cũng như các bạn sinh viên đã giúp đỡ mình trong quá trình hoàn thành Luận văn này. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ. 1.1 Khái niệm Thu hồi đất Theo quy định hiện hành thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý. Như vậy ta có thể hiểu định nghĩa về thu hồi đất như sau: Là văn bản hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp Luật đất đai để phục vụ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành chính hành vi vi phạm pháp Luật đất đai của người sử dụng đất. Thu hồi đất cần phải hiểu dưới các góc độ như sau: - Là một quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền nhằm chấm dứt mối quan hệ sử dụng đất đối với người sử dụng. Mang tính chất chuyển quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức sang cho Nhà nước. - Quyết định hành chính thể hiện quyền lực Nhà nước nhằm thực thi một trong những nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai. - Việc thu hồi đất phát điểm từ nhu cầu của Nhà nước và xã hội hoặc là biện pháp chế tài được áp dụng nhằm xử lý các hành vi phạm pháp Luật đất đai của người sử dụng. - Và để phục vụ cho mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong giai đoạn vừa qua, Nhà nước ta đã tiến hành thu hồi có đền bù một số tài sản của cá nhân, tổ chức, trong đó có đất đai để dùng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Việc thu hồi này dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật đất đai năm 2003. Để thực hiện theo đúng Hiến pháp 1992, Luật đất đai 1993 và 2003 đều thể chế rõ ràng hình thức sở hữu về đất đai. đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm chủ thể đại diện sở hữu đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Nhà nước ta là Nhà nước của dân và dân làm chủ, đặt mọi quyền lợi về tay nhân dân. Tuy nhiên đất đai là tài sản đặc thù đôi khi việc định đoạt quyền sử dụng không thuộc về người chủ sở hữu quyền sử dụng đất. Nhà nước sẽ thu hồi đất vì một mục đích để phục vụ cho nhu cầu chung của xã hội thì Nhà nước đứng ra đại diện nhân dân định đoạt thay cho dân về quyền sử dụng đất hoặc mục đích sử dụng đất thông qua hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền sẽ đứng ra thu hồi và chuyển dịch quyền sử dụng đất từ người dân sang Nhà nước cho phù hợp yêu cầu đặt ra. Bồi thường Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. Điều 5, Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Gọi tắt là Nghị định 197/2004/NĐ-CP). Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi. Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liện với đất và các chi phí đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi. Bồi thường là việc Nhà nước trả lại tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra một cách tương xứng với giá trị quyền sử dụng đất đã bị thu hồi và những tài sản gắn liền với đất và cả các chi phí đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi. Người bị thu hồi đất thuộc loại đất có mục đích sử dụng đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. Hỗ trợ Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. Cụ thể như sau: - Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở; Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp. Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao không được công nhận là đất ở; Từ những căn cứ trên cho thấy, Nhà nước sẽ hỗ trợ cho những hộ bị thu hồi đất tạo những điều kiện thuận lợi nhất để họ có khả năng phát triển về mặt đời sống cũng như điều kiện về kinh tế thuận lợi hơn tại khu tái định cư. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp, sẽ tạo ra cơ hội cho những người dân trong diện giải tỏa có được việc làm mới ổn định tại vì một khi mà Nhà nước thu hồi hết đất nông nghiệp thì người dân sẽ không còn đất để canh tác, sinh sống cho nên hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là một trong những chính sách ổn định đời sống cho người dân rất hay, giúp cho người dân tin tưởng hơn và an tâm hơn vào chính sách phát triển của Nhà nước Tái định cư Là việc Nhà nước lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung do nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó. “Như vậy, hỗ trợ, tái định cư nhằm trợ giúp thêm cho người bị thu hồi đất để tái lập cuộc sống mới, để chuyển đổi nghề nghiệp, để giải quyết khó khăn về mặt kinh tế. Riêng tái định cư đặt ra đối với chủ thể bị quy hoạch trắng và không còn đất ở sau khi bị thu hồi nhằm tái lập nơi ở mới “bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.” Đây là những khái niệm cơ bản được dùng trong các quy định pháp luật hiện hành. Giá quyền sử dụng đất: (khoản 23 điều 4 Luật đất đai 2003). Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Giá trị quyền sử dụng đất: (khoản 24 điều 4 Luật đất đai 2003) Là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định. 1.2. Lịch sử về tình hình thực hiện công tác thu hồi đất – bồi thường hỗ trợ tái định cư. Khi đất nước ta bắt đầu hội nhập và chuyển sang nền kinh tế thị trường thì vấn đề đền bù và giải phóng mặt bằng được đặt ra một cách nghiêm túc hơn. Và mặc dù Luật đất đai phát triển qua nhiều giai đoạn, song vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có thể tạm được chia thành 03 giai đoạn: 1.2.1. Giai đoạn I: Trước Luật đất đai 1993 Trong giai đoạn này công tác giải phóng mặt bằng còn rất là đơn giản, Nhà nước sẽ đặt lợi ích chung, lợi ích công cộng và lĩnh vực quốc phòng, an ninh lên trên lợi ích của cá nhân, người sử dụng đất trước năm 1993 có những quyền rất hạn chế mặt khác đất trong giai đoạn này lại không được xem là tài sản có giá trị được lưu thông trên thị trường nên khi có giải tỏa cho những dự án công cộng thì tài sản gắn liền với đất được bồi hoàn cho chủ sở hữu tài sản, nhưng trong giai đoạn này đất đai chủ yếu mang tính chất hoán đổi, tượng trưng cung cấp những điều kiện để người sử dụng đất có thể sống được. Điều này dựa trên cơ sở lý luận: Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước quản lý; người sử dụng đất được Nhà nước giao, nên khi cần thì Nhà nước có thể “lấy lại” và “giao lại” một thửa đất khác. 1.2.2. Giai đoạn II: Từ Luật đất đai 1993 đến Luật đất đai 2003 Thể chế hóa Nghị quyết VI (1986) của Ban chấp hành Trung ương Đảng, trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật đất đai năm 1993 bắt đầu có ghi nhận quyền năng của người sử dụng đất trong một nền kinh tế thị trường. Đất đai có giá và vì vậy phải được bồi thường tương xứng khi Nhà nước thu hồi đất vào mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia. Nghị định 22/CP năm 1998 (thay thế cho
Tài liệu liên quan