Đề tài Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế: Thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay

Thuế là một trong những chính sách kinh tế xã hội rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Thuế là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội của đất nước, để điều tiết một phần tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân và ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu chung Nhà nước và xã hội

doc16 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3403 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế: Thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU. Thuế là một trong những chính sách kinh tế xã hội rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Thuế là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội của đất nước, để điều tiết một phần tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân và ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu chung Nhà nước và xã hội. Với vai trò như vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác quản lí thuế- một hoạt động không thể thiếu trong việc quản lí nền kinh tế- tài chính của đất nước, đặc biệt là hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế. Vậy nội dung chủ yếu của công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế là gì? Và thực tiễn thi hành còn những gì vướng mắc? Ta cùng tìm hiểu Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế- thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay. NỘI DUNG. Những vấn đề chung về thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế. Sự cần thiết của công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế trong quản lí nói chung và quản lí thuế nói riêng. Thanh tra, kiểm tra là yêu cầu tất yếu trong quản lí nhà nước, đặc biệt là rất cần thiết với một nhà nước pháp quyền. Hoạt động kiểm tra, thanh tra không mang mục đích tự thân mà là hoạt động gắn liền với quản lí nhà nước. Tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra có nghĩa là tiến hành việc nghiên cứu, thu thập số liệu, đánh giá hoạt động quản lí và mục đích cuối cùng là tìm hiểu kết quả tác động của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí, so với những nguyên tắc của hoạt động chấp hành và nguyên nhân dẫn đến sai sót như vậy, đồng thời xác định phương hướng khắc phục những trở ngại hiện đang ảnh hưởng tời hoạt động có hiệu quả của cả hệ thống quản lí. Như vậy, qua thanh tra, kiểm tra giúp cho các cơ quan nhà nướctăng cường hiệu lực các quyết định quản lí, thấy được những thiếu sót, yếu kém, những điểm chưa phù hợp, thiếu đồng bộ trong hệ thống luật lệ, phát hiện những vi phạm trong quá trình thực thi các quy định pháp luật của cơ quan, cá nhân, tổ chức từ đó xử lí vi phạm những hành vi vi phạm này. Công tác xử lí vi phạm pháp luật trên thực tế là biện pháp nhằm khắc phục những sai sót,có tác dụng răn đe những cá nhân đã và sẽ có hành vi v phạm, từ đó nâng cao chức năng của cơ quan Nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, sự cần thiết của hoạt động thanh tra, kiểm tra còn được thể hiện là một phương thức để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, chống những biểu hiện của dân chủ hình thức và những hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân. Như vậy, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm là những hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động quản lí nhà nước nói chung. Trong hoạt động quản lí thuế nói riêng thì công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ phân phối thu nhập quốc dân không chỉ để có nguồn thu mà còn điều chỉnh, can thiệp vào nền kinh tế quốc dân, là công cụ để bảo vệ nền kinh tế trong nước và cạnh tranh với nước ngoài. Thanh tra, kiểm tra thuế nhằm kịp thời phát hiện và xử lí các sai phạm trong lĩnh vực thuế; ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế; chống thất thu ngân sách nhà nước. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế nước ta đang thực hiện cải cách công tác quản lí thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế thì công tac thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế ngày càng được coi trọng. Khái niệm thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế , xử lý vi phạm pháp luật thuế là những nội dung của quản lý thuế được qui định trong Luật quản lý thuế ( QLT) năm 2006 và các văn bản Luật có liên quan. Đây là 3 nội dung độc lập trong QLT, trong đó: Kiểm tra thuế là hoạt động do cơ quan thuế tiến hành nhằm xem xét tính đầy đủ, chính xác của thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên mang tính chất nghiệp vụ của cơ quan thuế. Kiểm tra thuế được thực hiện theo hai phương thức: Kiểm tra thuế được tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra thuế được tiến hành ở trụ sở của người nộp thuế. Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức cao hơn, toàn diện hơn. Thanh tra thuế được thực hiện theo định kì đối với người nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dang, quy mô lớn và phức tạp; hoặc đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lí thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ tài chính. Với tư cách là chức năng thiết yếu trong quá trình quản lí thuế, khái niệm kiểm tra, thanh tra có những nét tương đồng về mục đích- đều nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lí vi phạm pháp luật thuế, góp phần thúc đẩy cá nhân, tổ chức hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình. Cả thanh tra, kiểm tra thuế đều phải xem xét hoạt động thực tế của đối tượng chịu sự quản lí, qua đó phát hiện đánh giá thực trạng tình hình một cách khách quan, chính xác để có biện pháp khắc phục và xử lí sai phạm.Tuy nhiên, giữa thanh tra và kiểm tra vẫn có những khác biệt về chủ thể tiến hành, nội dung công tác… Xử lý vi phạm pháp luật thuế: Vi phạm pháp luật thuế là hành vi làm trái các qui định của pháp luật thuế, do các tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng. Trang 311 giáo trình luật thuế Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà nội – NXB công an nhân dân- Hà Nội 2008. Xử lý vi phạm pháp luật thuế chính là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động nhất định để áp dụng chế tài đối với các chủ thể vi phạm pháp luật thuế. Trong thực tiễn pháp lí, các hành vi vi phạm pháp luật thuế diễn ra rất đa dạng, tinh vi và hức tạp với nhiều dạng thức khác nhau. Tuy nhiên, về phương diện bản chất, mỗi vi phạm đó đều thuộc về một trong các loại hành vi vi phạm chủ yếu : vi phạm hành chính về thuế, vi phạm hình sự về thuế. Thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế là những hoạt động đôc lập trong công tác quản lí thuế nhưng chúng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giữa kiểm tra thuế và thanh tra thuế có sự khác biệt nhưng đều có mối quan hệ với xử lý vi phạm pháp luật thuế. Điều đó thể hiện, kết quả của công tác kiểm tra, thanh tra thuế là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xác định đối tượng nộp thuế có vi phạm pháp luật thuế không, để tiến hành xử lý vi phạm pháp luật thuế. Mục tiêu của thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế trong công tác quản lí thuế của nước ta hiện nay. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế nhằm những mục tiêu: Thứ nhất, phòng ngừa, phát hiện và xử lí các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của các cơ quan quản lí thuế nhằm đảm bảo cho các quy định về thu nộp thuế được tiến hành một cách đầy đủ. Chính tính chất thường xuyên của thanh tra, kiểm tra thuế đã có tính chất phòng ngừa, phát hiện cá vi phạm pháp luật thuế. Các cuộc thanh tra thuế sẽ chỉ rõ các sai phạm của đối tượng bị thanh tra, có tính chất răn đe đối với những người có ý định vi phạm pháp luật. Thứ hai, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của các chính sách thuế mà nhà nước ban hành. Bảo đảm không bị thất thoát các khoản thu thuế của ngân sách nhà nước. Thứ ba, bảo đảm pháp luật thuế được thi hành nghiêm trên thực tế, bảo đảm sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế. Thứ tư, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lí thuế mà cụ thể là các cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế, nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật. Nội dung của pháp luật thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế. Hệ thống pháp luật hiện hành ở Việt Nam về thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế. Thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế là một lĩnh vực đặc thù cần có những quy phạm pháp luật riêng và có hiệu lực pháp lí cao điều chỉnh. Bởi vì công tác quản lí thuế ảnh hưởng lớn tới số thu của ngân sách nhà nước cũng như lợi ích của người nộp thuế. Có thể nói rằng các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật thuế luôn tồn tại cùng với các quy định về quản lí thuế. Trong đó, hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh chung các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xư lí vi phạm pháp luật thuế bao gồm: Luật QLT được Quốc hội thông qua ngày 29/ 11/ 2006; Nghị định 85/ 2007/ NĐ- CP ngày 25/ 5/ 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều về Luật QLT; Thông tư số 60/ 2007/ TT- BTC của Bộ tài chính ngày 14/ 6/ 2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật QLT và hướng dẫn thi hành Nghị định 85/ 2007/ NĐ- CP. Quyết định số 2476/ 2007/ QĐ- BTC về việc đính chính Thông tư số 60/ 2007/ TT- BTC. Trong lĩnh vực thanh tra và kiểm tra, các văn bản chuyên ngành còn có: Luật Thanh tra 2004; Quyết định 1322/ 2004/ QĐ- TCT ngày 30/ 8/ 2004 của Tổng cục thuế ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Quyết định 1166/ 2005/ QĐ- TCT ngày 31/ 10/ 2005 về ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn chịu sự điều chỉnh gián tiếp của Pháp lệnh cán bộ, công chức, Luật khiếu nại tố cáo… Trong công tác xử lí vi phạm pháp luật thuế, các văn bản chuyên ngành còn có: Nghị định số 98/ 2007/ NĐ- CP ngày 7/ 6/ 2007 của Chính phủ quy định về xử lí vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Nghị định số 13/ 2009/ NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/ 2007/ NĐ- CP. Thông tư số 61/ 2007/ TT- BTC ngày 14/ 6/ 2007 của Bộ tài chính hướng dẫ thực hiện xử lí vi phạm pháp luật về thuế. Quyết định của BTC số 2538/ QĐ- BTC về việc đính chính thông tư số 61/ 2007/ TT- BTC. Và còn một số văn bản khác như pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002, các thông tư trong xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế… Có thể khẳng định rằng trong thời gian vừa qua, pháp luật về thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế- một bộ phận quan trọng của pháp luật QLT luôn được Nhà nước quan tâm xây dựng và hoàn thiện để đáp ứng với công tác QLT trong tình hình mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập của Việt Nam, đặc biệt kể từ khi Nhà nước ta áp dụng phương thức quản lí thuế mới theo cơ chế “ tự khai, tư nộp thuế”, một phương thức QLT tiên tiến hiện đại đang được nhiều quốc gia áp dụng. Với các quy định về nội dung khá đầy đủ đã tạo cơ sở cho các cơ quan quản lí thuế thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm của mình, đồng thời giúp đối tượng nộp thuế ngày càng có ý thức hơn trong thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Nội dung thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế trong pháp luật hiện hành. Quy định của pháp luật về thanh tra thuế. Theo những quy định pháp luật hiện hành, thanh tra thuế có những nội dung cơ bản sau: Chủ thể có thẩm quyền thanh tra thuế: căn cứ vào khoản 3 điều 9 Luật QLT, chủ thể có thẩm quyền thanh tra thuế là cơ quan quản lý thuế . Cơ quan quản lý thuế bao gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan. Cơ quan quản lý thuế lập đoàn thanh tra thuế để tiến hành thanh tra thuế. Đoàn thanh tra thuế là bao gồm các thanh tra viên. Các thanh tra viên phải là những người có đủ tiêu chuẩn phù hợp với công tác quản lý thuế. Tiêu chuẩn thanh tra viên do Bộ tài chính ban hành( Điều 38 nghị định số 85/2007/NĐ-CP.) Đối tượng bị thanh tra thuế: Đối tượng bị thanh tra thuế là người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau: Doanh nghiệp có nghành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng; Người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế; Theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp, theo yêu cầu của Bộ trưởng bộ tài chính; Thanh tra thuế để giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hình thức , trình tự thủ tục thanh tra thuế: Dựa theo quy định tại Điều 81 luật QLT, có hai loại thanh tra thuế là : Thanh tra thuế theo kế hoạch và thanh tra thuế không theo kế hoạch. Thanh tra thuế theo kế hoạch: Thanh tra thuế theo kế hoạch chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có nghành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng. Thanh tra định kỳ một năm không quá một lần và được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt. Việc lập kế hoạch thanh tra phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế .Từ đó phát hiện và lập danh sách người nộp thuế có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra. Căn cứ vào khoản 3 và khoản 4 Điều 37 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP, kế hoạch thanh tra thuế của cơ quan thuế cấp dưới phải gửi lên cơ quan thuế cấp trên. Nếu có sự trùng lặp đối tượng thanh tra , cơ quan thuế cấp trên sẽ thực hiện việc kế hoạch thanh tra với đối tượng thanh tra đó. Trường hợp cơ quan thanh tra nhà nước có kế hoạch thanh tra thuế trùng với kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế sẽ ưu tiên kế hoạch thanh tra thuế của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra không theo kế hoạch: Thanh tra không theo kế hoạch sẽ áp dụng cho các đối tượng sau: Người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế: Căn cứ vào khoản 2 Điều 36 nghị định số 85/2007/NĐ-CP ,Cơ quan hải quan thực hiện việc thanh tra thuế trong trường hợp phát hiện người nộp thuế có một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế như : người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật thuế nhưng đã vi phạm nhiều lần, vi phạm tại nhiều địa bàn khác nhau, liên quan đến nhiều tổ chức cá nhân ; hoặc có dấu hiệu trốn thuế ; hoặc trong khi kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, người nộp thuế có dấu hiệu tẩu tán tài liệu, tang vật có liên quan nhằm trốn thuế, gian lận thuế; hoặc sau khi tiến hành kiểm tra thuế hoặc sau khi ra hạn thời gian kiểm tra thuế, cơ quan hải quan có căn cứ về việc người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm mới hoặc vụ kiểm tra có tính chất phức tạp nghiêm trọng. Thanh tra theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp, theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ tài chính Thanh tra để giải quyết khiếu nại tố cáo: Điều 42 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP qui định quyền khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế, tổ chức, cá nhân. Cụ thể, cơ quan quản lý thuế có thể quyết định thanh tra thuế khi có đơn khiếu nại của các người nộp thuế, tổ chức, cá nhân hoặc có đơn tố cáo của công dân. Khi nhận được đơn khiếu nại, đơn tố cáo, cơ quan quản lý thuế sẽ xem xét nội dung đơn, xem xét các vấn đề có liên quan. Nếu có đủ căn cứ thì ra quyết định thanh tra thuế để làm rõ sự việc nêu trong đơn khiếu nại, tố cáo. Qui định như vậy là rất hợp lý bởi lẽ, có nhiều trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức phát hiện được hành vi vi phạm pháp luật của người nộp thuế và nhờ hành vi tố cáo của họ mà cơ quan thuế kịp thời phát hiện hành vi vi phạm của người nộp thuế, và giảm tải được công việc cho cơ quan quản lý thuế. Việc thanh tra thuế được thực hiện khi có quyết định thanh tra. Số lần thanh tra thuế và thời gian thanh tra trong mỗi lần phải thực hiện theo kế hoạch thanh tra đã được thủ trưởng cơ quản lý thuế phê duyệt ( qui định tại điều 37 nghị định số 85/2007/NĐ-CP) . Đặc biệt, Luật QLT dành mục 4 chương X để qui định các biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế. Cụ thể: Khi người nộp thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến các cá nhân , tổ chức khác hoặc có dấu hiệu trốn thuế , gian lận thuế có tính chất phức tạp, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau: Thu nhập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế , gian lận thuế; Tạm giữ tài liệu tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế; Khám nơi cất giấu tài liệu , tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Quy định của pháp luật về kiểm tra thuế. Kiểm tra thuế bao gồm các nội dung sau: Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra thuế: căn cứ vào khoản 3 điều 9 Luật QLT , chủ thể có thẩm quyền kiểm tra thuế là cơ quan quản lý thuế . Cơ quan quản lý thuế bao gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan. Cơ quan thuế gồm Tổng cục thuế , cục thuế, chi cục thuế. Cơ quan hải quan có Tổng cục hải quan, cục hải quan, chi cục hải quan. Đối tượng bị kiểm tra thuế: Đối tượng bị kiểm tra thuế là người nộp thuế. Người nộp thuế là người có nghĩa vụ nộp các khoản thuế do các luật thuế qui định. Người nộp thuế được qui định cụ thể tại Điều 2 nghị định số Phạm vi tiến hành: Kiểm tra thuế thường được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, với nhiều hình thức và phương pháp kiểm tra thích hợp với yêu cầu, đặc điểm của từng khách thể điều tra.Hoạt động kiểm tra thuế được tiến hành trong thời gian tối đa không quá 5 ngày. Hình thức, trình tự thủ tục kiểm tra thuế: Điều 77 và Điều 78 Luật QLT 2006 nghi nhận 2 hình thức kiểm tra thuế là : Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế và kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Kiểm tra thuế ở cơ quan quản lý thuế là kiểm tra dựa trên hồ sơ của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế ở cơ quan quản lý thuế được tiến hành theo trình tự thủ tục sau: Khi các hồ sơ thuế của người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế, công chức thuế tiến hành kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của người nộp thuế và tài liệu liên quan về người nộp thuế, so sánh các dữ liệu nộp thuế cùng nghành nghề, mặt hàng kinh doanh để phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa đầy đủ thông tin, khai sai thông tin nhằm trốn thuế, lậu thuế, gian lận thuế. Sau khi kiểm tra, công chức thuế xác nhận kết quả kiểm tra thuế vào hồ sơ thuế : Nếu hồ sơ khai thuế bảo đảm tính đầy đủ , chính xác của các thông tin , tài liệu, không có dấu hiệu vi phạm thì chấp nhận. Nếu hồ sơ chưa đủ tài liệu theo qui định của pháp luật hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu theo qui định ,cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp qua kiểm tra đối chiếu so sánh phân tích thấy có nội dung khai chưa đúng , số liệu khai không chính xác hoặc có nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền phải nộp thuế, số tiền được miễn thuế, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan thếu ra thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế phải giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu.Thời gian giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu trong hồ sơ thuế là không quá 10 ngày. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp . Sau khi người nộp thuế đã giải trình , bổ sung thông tin , tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thếu mà chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng, cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung. Thời hạn khai bổ sung là 5 ngày kể từ ngày cơ quan thuế có thông báo khai bổ sung. Nếu hết thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình , bổ sung thông tin hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế, cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế phải nộp và thông báo cho người nộp thuế biết hoặc ra quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế nếu không đủ căn cứ ấn định số thuế phải nộp. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế: kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế chỉ được tiến hành khi thuộc các trường hợp qui định tại khoản 1 Điều 78 Luật QLT, cụ thể gồm: Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình , bổ sung thông tin hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế và cơ quan thuế không đủ căn cứ ấn định số thuế phải nộp, cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế ; kiểm tra sau thông quan. Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do thủ trưởng cơ quan thuế ban hành. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được qui định cụ thể tại
Tài liệu liên quan