Đề tài Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003

Công nghiệp Dệt-May là một ngành công nghiệp khổng lồ, mang tính toàn cầu. Như những quốc gia thuộc thế giới thứ ba khác, hàng dệt may là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của Việt Nam. Hơn 10 năm qua, ngành dệt may nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ không ngừng, tăng nhanh, nhiều năm liền đứng hàng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, uy tín, chất lượng các sản phẩm dệt may Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc như vậy là nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, cùng với sự nỗ lực của nhiều cấp, nhiều ngành trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,9 tỷ USD, tăng khoảng 8 -9% so với năm 1999, trong đó EU là thị trường nhập khẩu chính chiếm khoảng 40% lượng hàng may mặc xuất khẩu của ta cùng một số nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Vừa qua, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển và một số biện pháp hỗ trợ ngành dệt may từ nay cho đến năm 2010. Theo dự báo, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta sẽ tăng lên 4,5 tỷ USD năm 2005 và sẽ là 8-9 tỷ USD vào năm 2010, thu hút khoảng 2,5-3 triệu lao động và 4-5 triệu lao động vào những năm tiếp theo. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Dệt -May Việt Nam, Công ty May Đức Giang, với hơn 10 năm hình thành và phát triển, đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày nay, làm sao tồn tại và giữ vững được vị trí của mình trên thương trường luôn là vấn đề hóc búa đặt ra cho tất cả các công ty sản xuất hàng hóa trong nước, và một trong những điều được Công ty May Đức Giang rất quan tâm và coi trọng, đó là: Làm thế nào để tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty tại thị trường nội địa và ở nước ngoài

pdf97 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn "Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003" LỜI NÓI ĐẦU Công nghiệp Dệt-May là một ngành công nghiệp khổng lồ, mang tính toàn cầu. Như những quốc gia thuộc thế giới thứ ba khác, hàng dệt may là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của Việt Nam. Hơn 10 năm qua, ngành dệt may nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ không ngừng, tăng nhanh, nhiều năm liền đứng hàng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, uy tín, chất lượng các sản phẩm dệt may Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc như vậy là nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, cùng với sự nỗ lực của nhiều cấp, nhiều ngành trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,9 tỷ USD, tăng khoảng 8 - 9% so với năm 1999, trong đó EU là thị trường nhập khẩu chính chiếm khoảng 40% lượng hàng may mặc xuất khẩu của ta cùng một số nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... Vừa qua, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển và một số biện pháp hỗ trợ ngành dệt may từ nay cho đến năm 2010. Theo dự báo, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta sẽ tăng lên 4,5 tỷ USD năm 2005 và sẽ là 8-9 tỷ USD vào năm 2010, thu hút khoảng 2,5-3 triệu lao động và 4-5 triệu lao động vào những năm tiếp theo. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Dệt - May Việt Nam, Công ty May Đức Giang, với hơn 10 năm hình thành và phát triển, đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày nay, làm sao tồn tại và giữ vững được vị trí của mình trên thương trường luôn là vấn đề hóc búa đặt ra cho tất cả các công ty sản xuất hàng hóa trong nước, và một trong những điều được Công ty May Đức Giang rất quan tâm và coi trọng, đó là: Làm thế nào để tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty tại thị trường nội địa và ở nước ngoài ? Trong thời gian thực tập tại Công ty May Đức Giang , em đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chuyên đề được trình bày trong 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp Công nghiệp. Chương II: Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp Thống Kê phân tích và dự báo tình hình tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp Công nghiệp. Chương III: Vận dụng một số phương pháp Thống Kê dã đề xuát phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty may Đức Giang giai đoạn 1995- 2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003. mục lục Lời mở đầu 1 Chương I : Doanh thu khách sạn và đặc điểm kinh doanh của khách sạn dân chủ 3 I. Doanh thu khách sạn 3 A. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn 3 1. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của khách sạn 3 2. Đặc điểm của ngành khách sạn trong du lịch ảnh hưởng đến việc phân tích doanh thu. 4 B. Doanh thu khách sạn 5 1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của nghiên cứu thống kê doanh thu khách sạn. 5 1.1. Khái niệm 5 1.2. ý nghĩa của nghiên cứu doanh thu khách sạn 6 2. Kết cấu doanh thu khách sạn. 6 2.1. Kết cấu doanh thu theo đối tượng phục vụ 6 2.2. Tổng doanh thu chia theo loại hình hoạt động 7 3. Các nhân tố ảnh hưởng doanh thu khách sạn 7 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu 7 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu bình quân 7 3.3. Các nhân tố về sử dụng tài sản cố định. 8 3.4. Các nhân tố về sử dụng lao động 8 3.5. Các nhân tố về tiền lương 8 3.6. Nhân tố quảng cáo 8 II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn Dân Chủ 9 A. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển khách sạn Dân Chủ 9 1. Quá trình hình thành và phát triển 9 2. Đặc điểm tổ chức quản lý, chức năng và nhiệm vụ của khách sạn Dân Chủ 10 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn Dân Chủ 10 2.2. Lĩnh vực và hoạt động kinh doanh 12 B. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 14 1. Đánh giá thuận lợi, khó khăn của khách sạn 14 1.1. Thuận lợi 14 1.2. Khó khăn 14 2. Diễn biến môi trường kinh doanh và tình hình cạnh tranh 15 3. Đối thủ cạnh tranh 17 C. Kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng việc nghiên cứu thống kê doanh thu tại khách sạn Dân Chủ 18 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 18 1.1. Đặc điểm tình hình 18 1.2. Công tác trọng tâm trong năm 2001 18 1.3. Các bước triển khai và kết quả đạt được 19 2. Thực trạng nghiên cứu thống kê doanh thu tại khách sạn Dân Chủ 21 2.1. Các hướng tổng hợp phân tích 21 2.2. Phương pháp phân tích 22 2.3. Đánh giá 23 Chương II: Phương pháp thống kê phân tích doanh thu khách sạn 24 I. Một số vấn đề cần lưu ý khi phân tích và dự đoán 24 1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích và dự đoán 24 2. Yêu cầu của phân tích và dự đoán thống kê 25 3. Sự cần thiết sử dụng phương pháp phân tích và dự đoán doanh thu khách sạn 26 II. Phương pháp thống kê phân tích doanh thu khách sạn 27 1. Phương pháp bảng thống kê và đồ thị thống kê 27 1.1. Bảng thống kê 27 2.2. Đồ thị thống kê 28 2. Phương pháp phân tổ 28 3. Phương pháp phân tích biến động doanh thu khách sạn theo thời gian 29 3.1. Các chỉ tiêu dãy số thời gian 29 3.2. Các phương pháp phân tích xu thế thường được sử dụng 33 4. Các phương pháp phân tích xu thế thường được sử dụng 38 4. Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng tổng doanh thu 36 4.1. Phân tích các nhân tố bản thân doanh thu ảnh hưởng đến tổng doanh thu 37 4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu bình quân 39 4.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố khác tới doanh thu 41 4.4. Phân tích biến động doanh thu từng bộ phận 43 5. Phương pháp hồi quy tương quan 47 5.1. Liên hệ tương quan tuyến tính 47 5.2. Liên hệ tương quan phi tuyến tính 48 III. Phương pháp thống kê dự đoán thống kê doanh thu khách sạn 49 1. Phương pháp dự đoán dựa vào mô hình dãy số thời gian 49 1.1. Phương pháp ngoại suy bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân 49 1.2. Dự đoán bằng tốc độ phát triển bình quân 50 1.3. Dự đoán dựa vào ngoại suy hàm xu thế 50 2. Phương pháp bảng Buys Ballot 51 3. Phương pháp dự đoán chuyên gia 52 Chương III : Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu biến động doanh thu khách sạn Dân Chủ giai đoạn 1994 - 2001 và dự đoán cho các năm 2002, 2003 53 I. Đặc điểm nguồn số liệu phân tích tại khách sạn Dân Chủ 53 II. Phân tích biến động doanh thu khách sạn Dân Chủ giai đoạn 1994- 2001 và dự đoán cho các năm 2002, 2003 54 A. Phân tích biến động doanh thu khách sạn Dân Chủ 54 1. Phân tích đặc điểm biến động tổng doanh thu khách sạn Dân Chủ 54 1.1. Biến động tổng doanh thu 54 1.2. Phân tích kết cấu doanh thu tại khách sạn Dân Chủ 57 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tổng doanh thu 63 2.1. Phân tích các nhân tố bản thân doanh thu ảnh hưởng tới tổng doanh thu 63 2.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố khác tới doanh thu 66 3. Phân tích mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí quảng cáo 69 4. Phân tích biến động của doanh thu 71 4.1. Nghiên cứu biến động của doanh thu theo hàm xu thế 71 4.2. Nghiên cứu biểu hiện biến động thời vụ của doanh thu theo 72 B. Dự đoán doanh thu khách sạn 74 1. Dự đoán doanh thu bằng phương pháp ngoại suy hàm xu thế 74 2. Dự đoán doanh thu theo quý 75 III. Các giải pháp và kiến nghi. 78 1. Xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh du lịch khách sạn trong thời gian tới 78 2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao nghiệp vụ kinh doanh ăn uống 80 3. Về mặt tổ chức thống kê nghiên cứu 81 4. Đối với chiến lược kinh doanh khách sạn 82 4.1. Tính thời vụ du lịch 82 4.2. Nâng cao trình độ quản lý và tái cấu trúc tổ chức khách sạn 82 4.3. Xác định mục tiêu và chiến lược 83 4.4. Yếu tố con người-Sự quan tâm hàng đầu về vốn yếu tố chứa đựng rủi ro 83 4.5. Quản trị môi trường 83 Kết luận 84 tài liệu tham khảo CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP. I - SỰ CẦN THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Như chúng ta đã biết, đặc trưng của sản xuất hàng hoá là sản phẩm sản xuất ra là để bán, nhằm thực hiện những mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá-dịch vụ. Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thu lợi nhuận. Quá trình tiêu thụ sản phẩm bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm thích hợp; xác định giá cả (giá bán); tổ chức mạng lưới bán hàng, bán hàng và phân phối hàng hoá vào các kênh tiêu thụ; xúc tiến bán hàng và cuối cùng là tổ chức quản lý và đánh giá kết quả công tác tiêu thụ. Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng. Trong qúa trình tuần hoàn về các nguồn vật chất, vịêc mua bán các sản phẩm được thực hiện, giữa hai khâu này có sự quyết định bản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại đầu ra ( tiêu thụ sản phẩm ) của doanh nghiệp. Biểu 1.1: Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thương mại Thương mạiđầu ra Thị trường yếu tố sản xuất đầu vào Doanh nghiệp tổ chức sản xuất (Tiêu thụ sản phẩm) Thị trường hàng tiêu dùng Trong một doanh nghiệp sản xuất, toàn bộ hoạt động sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối cần phải được diễn ra một cách nhịp nhàng, liên tục. Các khâu có mối liên quan mật thiết với nhau, nối với nhau bằng các mắt xích chặt chẽ, khâu trước là cơ sở, là tiền đề để thực hiện khâu sau. Nếu một khâu nào đó bị ách tắc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Để qúa trình đó được tiến hành thường xuyên,liên tục thì doanh nghiệp phải phối hợp thông suốt các khâu, trong đó khâu tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và cũng là khâu vô cùng quan trọng. Chỉ khi sản phẩm được tiêu thụ thì chu kỳ sản xuất kinh doanh mới có thể nối tiếp. Kết qủa tiêu thụ ở chu kỳ trước tạo điều kiện thực hiện chu kỳ tiếp theo. Hoạt động tiêu thụ ở các doanh nghiệp công nghiệp bao gồm hai loại các quá trình và các nghệp vụ liên quan đến sản phẩm : Các nghiệp vụ kỹ thuật-sản xuất, các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch. Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được coi là tiêu thụ khi người bán đã nhận được tiền hay người mua chấp nhận thanh toán. Việc xác định sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm phải căn cứ vào sản lượng sản xuất,hợp đồng kinh tế ký kết với khách hàng, nhu cầu thị trường, khả năng đổi mới phương thức thanh toán và tình hình tiêu thụ năm trước. Thông thường lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau: Qkh = Qsx + Q1 - Q2 Trong đó: Qkh : Lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch. Qsx : Lượng sản phẩm dự kiến sản xuất. Q1,Q2: Lượng sản phẩm tồn kho đầu và cuối kỳ. Bước vào nền kinh tế thị trường trong một điều kiện không được chuẩn bị tốt về các điều kiện để kinh doanh như: cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, cũng như nhân lực, do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam rất khó khăn trong việc tiếp cận thị trường và đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Một trong những hoạt động mà các doanh nghiệp nước ta chưa thực hiện được một cách hoàn chỉnh đó là hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động cực kỳ quan trọng đối với một doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể tồn tại mà không tiêu thụ được sản phẩm bởi vì chính tiêu thụ sản phẩm sẽ thoả mãn được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp như mục tiêu lợi nhuận, vị thế cũng như an toàn của doanh nghiệp. Chỉ có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có thể bù đắp các chi phí mà mình bỏ vào kinh doanh và có lãi để phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy, khái niệm tiêu thụ sản phẩm được xem xét rất rộng và tồn tại rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm này. Khi đi nghiên cứu vấn đề này ta phải đi xem xét các góc độ tiếp cận một cách cụ thể để qua đó có một cách nhìn tổng quát cho các phần nghiên cứu tiếp theo. Phần lớn các nhà kinh tế đều tiếp cận khái niệm này theo 4 cách:  Tiếp cận với tư cách là một phạm trù kinh tế: Tiêu thụ sản phẩm là sự chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của một tổ chức trên cơ sở thoả mãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị sử dụng nhất định.  Tiếp cận với tư cách là một hành vi: Theo góc độ này tiêu thụ sản phẩm được hiểu là việc trao đổi Hàng - Tiền gắn với một lô hàng cụ thể của người có hàng. Tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hoá đã được thực hiện từ người sản xuất đến tay khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoặc được quyền thu tiền bán hàng.  Tiếp cận với tư cách là một chức năng một khâu quan trọng, một bộ phận hữu cơ của quá trình kinh doanh: Tiêu thụ là một khâu mang tính quyết định trong hoạt động kinh doanh, một bộ phận cấu thành thuộc hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến việc thực hiện chức năng chuyển hoá hình thái giá trị của sản phẩm hàng hoá từ hàng sang tiền của tổ chức đó.  Tiếp cận với tư cách là một quá trình: Trong trường hợp này nó là một quá trình thực hiện các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp ở tất cả các cấp, các phần tử trong hệ thồng doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để biến khả năng chuyển hoá giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền thành hiện thực một cách có hiệu quả. Tóm lại ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất: Tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức,kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị và xuất bán sản phẩm theo yêu câù của khách hàng sao cho có hiệu quả nhất. Như vậy,đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tức là bằng các biện pháp cụ thể, doanh nghiệp công nghiệp thúc đẩy các công việc trên diễn ra một cách nhanh chóng nhất. 2. Sự cần thiết và vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 2.1. Sự cần thiết của đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất nhưng nhiều khi là khâu quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp. Chỉ sau khi tiêu thụ được sản phẩm, các doanh nghiệp mới có thể thu hồi vốn để tiếp tục quá trình tái sản xuất-kinh doanh. Như vậy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm là điều kiện tồn tại và phát triển xã hội. Bất cứ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào muốn tồn tại và phát triển đều phải đạt được mục tiêu về lợi nhuận, bù đắp được các chi phí đã bỏ ra. Vì vậy, để thu được lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải thoả mãn được điều kiện cần và đủ sau: + Sản phẩm phải tiêu thụ được trên thị trường . + Giá bán lớn hơn giá vốn + chi phí tiêu thụ. Như thế, nếu không có quá trình Bán - Mua thì các điều kiện trên không được thoả mãn, từ đó mục tiêu của doanh nghiệp không được thực hiện. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất hàng hoá. Do vậy, ngay từ đầu, nhiệm vụ của sản xuất đã được xác định cụ thể, rõ ràng đó là sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường, để trao đổi với người khác. Vậy mà không có hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì nhu cầu của thị trường không được đáp ứng, quá trình trao đổi không được diễn ra và doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. 2.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Như phần trên đã đề cập đến, tiêu thụ sản phẩm là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nào. Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân các doanh nghiệp đó. Công tác tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt thì hoạt động sản xuất-kinh doanh mới được tiến hành thường xuyên, liên tục và doanh nghiệp mới đứng vững được trên thị trường.Vì rằng sau khi sản phẩm đựoc tiêu thụ thì doanh nghiệp sẽ thu được một lượng tiền là ÄT (lợi nhuận) ngoài các chi phí. Với ÄT này doanh nghiệp có thể dùng để tiêu dùng (tồn tại ) và đầu tư tái sản xuất mở rộng (phát triển). Như vậy, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp đạt được ba mục tiêu cơ bản của sản xuất là: lợi nhuận, vị thế , an toàn.  Mục tiêu lợi nhuận: là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển thì quá trình sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp phải đem lại lợi nhuận, tối đa hoá lợi nhuận, có như vậy thì doanh nghiệp mới có điều kiện đầu tư,trang bị thêm máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Do đó có thể nói rằng công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Sản phẩm tiêu thụ càng nhiều ,giá bán càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn,ngược lại sản phẩm tiêu thụ ít, giá bán không đổi thì lợi nhuận thu được sẽ kém đi. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm cũng đánh giá khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm càng nhanh sẽ làm tăng số vòng quay của vốn, dẫn đến việc tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Mục tiêu vị thế của doanh nghiệp Vị thế của doanh nghiệp trên thương trường dược đánh giá ở tỷ trọng phần trăm doanh số hoặc số lượng sản phẩm bán ra so với toàn bộ thị trường.Tỷ trọng phần trăm này càng lớn thì vị thế của doanh nghiệp càng cao và ngược lại,tỷ trọng phần trăm doanh số hoặc số lượng sản phẩm bán ra so với thị trường càng nhỏ thì vị thế của doanh nghiệp càng thấp. Do đó, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm đóng một vị trí quan trọng đối với vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Mặt khác tiêu thụ sản phẩm của công ty mà diễn ra với quy mô lớn thì vị thế của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.  Mục tiêu bảo toàn vốn. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là để bán kiếm lời.Sản phẩm càng chóng được tiêu thụ thì càng nhanh thu hồi vốn; ngược lại các sản phẩm không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm thì sẽ làm tăng hàng tồn kho và dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, thua lỗ và có thể dẫn đến phá sản. Qua đó ta thấy đẩy mạnh công tác tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả và an toàn nguồn vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không có nghĩa là lúc nào cũng chỉ chú ý đến việc bảo toàn vốn mà không quan tâm đến các cơ hội trong mức rủi ro cao nhưng đem lại mức lợi nhuận cao. Nhất là hiện nay quỹ đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh có tính chất mạo hiểm đang được hình thành ở nước ta. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp và có thể nói “tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những mặt mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp”. Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có những phương hướng và bước đi thích hợp giúp cho việc đưa ra những biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường . Đồng thời cũng thông qua tiêu thụ,doanh nghiệp dự đoán được nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất ở giai đoạn tiếp theo. Về phương diện xã hội nhờ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mà nền kinh tế có một khối lượng lớn hàng hoá đa dạng, phong phú đáp mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Công tác tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất-phân phối và tiêu dùng nên nó có vai trò quan trọng trong điều tiết, cân đối cung-cầu về hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Nó giúp
Tài liệu liên quan