Để tìm và chọn hình tốt nhất minh họa cho proposal

Event Channel - Như bài viết trước đã giới thiệu đến các bạn kĩ năng tạo một proposal hấp dẫn đối với người đọc. Có nhiều yếu tố tạo nên một proposal thu hút, trong đó yếu tố hình ảnh rất quan trọng. Trong phần này, qua 3 câu hỏi, bài viết sẽ dìu dắt bạn tìm được những hình thật đắt cho proposal của mình

pdf28 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Để tìm và chọn hình tốt nhất minh họa cho proposal, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để tìm và chọn hình tốt nhất minh họa cho proposal Event Channel - Như bài viết trước đã giới thiệu đến các bạn kĩ năng tạo một proposal hấp dẫn đối với người đọc. Có nhiều yếu tố tạo nên một proposal thu hút, trong đó yếu tố hình ảnh rất quan trọng. Trong phần này, qua 3 câu hỏi, bài viết sẽ dìu dắt bạn tìm được những hình thật đắt cho proposal của mình. Điều khiến Power Point thú vị là chúng ta tha hồ trang trí bông lá cành cho nội dung của mình với kho hình vô tận từ Internet. Nhưng “nghề chơi cũng lắm công phu”, để tìm được hình hỗ trợ tốt nhất cho nội dung thật không dễ như chúng ta vẫn nghĩ. A. TÌM Ở ĐÂU? 1. Google chứ đâu! Tặng bạn 2 tips nhỏ khi tìm hình trên google: a. Dùng tùy chọn nâng cao của Google, chọn những hình có kích thước lớn để khi đưa vào powerpoint không bị bể: b. Hình cần chiều ngang từ 400px trở lên để bảo đảm dễ thấy (cả trên máy lẫn khi trình chiếu). Bạn xem kích thước hình bằng cách rê chuột vào hình, không cần mất thời gian click vào để coi kích thước: 2. Tìm hình ở các trang stock (hình chất lượng cao cho thiết kế) Không cầ bỏ tiền ra để mua hình, chúng ta chỉ cần save về hình preview là đã đủ xài. Lợi thế ở các trang bán stock: - Từ khóa đa dạng - Chất lượng hình tương đối cao - Hình rất sáng tạo và đa chủng loại - Một số trang chỉ cần đăng kí thành viên thì tải hình về sẽ không bị water mark (dấu mộc địa chỉ website) trên hình Một số địa chỉ cho bạn tham khảo: - Getty images: - Free Foto - Stock Xchng: - Veer: - Shutter Stock: - Photo Library: Ngoài ra còn có www.flickr.com, mạng xã hội đã quá quen thuộc với những bạn yêu chia sẻ hình ảnh. 3. Wallpaper Khi cần đến những wallpaper để làm nền cho slide hoặc để tạo điểm nhấn cho bài thuyết trình, chẳng hạn như: bạn có thể tham khảo những trang dưới để tải hình mệt nghỉ: - Interface Lift: - Vlad Studio: - Desktopography: - Wall Coo: Với gia tài các websites liệt kê ở trên, bạn có thể tha hồ ngụp lặn giữa biển hình. Tuy nhiên, quan trọng nhất lại là: B. TÌM VỚI TỪ KHÓA GÌ? 1. Việt hay Anh? Trừ khi phải tìm những từ khóa “chỉ có tại Việt Nam” như: chợ, bãi giữ xe máy, trà đá hay: Ngoài ra, bạn nên dùng thêm từ khóa tiếng Anh để tìm được nhiều hình hơn. 2. Đa dạng từ khóa: Ai cũng biết nếu dùng từ khóa này không được thì phải chuyển sang từ khóa khác, xin bổ sung thêm một thủ thuật nhỏ: Dùng từ điển để tìm ra tất cả từ đồng nghĩa. Kết hợp 1 và 2 ta có ví dụ sau: Bạn đang cần hình một đầu bếp Châu Âu minh họa cho slide về định vị bánh Givral. Đầu tiên bỏ từ khóa “chef” vào 1tudien.com, kết quả: Với 5 từ khóa mới vừa Anh vừa Việt, đã da dạng số hình mình tìm được lên rất nhiều: Đưa vào proposal: Tìm được nhiều hình chưa phải là đã xong vì hơn thua là ở việc bạn sẽ sử dụng hình nào trong số hàng trăm tấm hiện ra trước mặt. C. CHỌN HÌNH NÀO, BỎ HÌNH NÀO? Đây là mấu chốt trong nghệ thuật sử dụng hình ảnh cho bài thuyết trình và sau đây là một vài gợi ý cho bạn: 1. Chọn hình giàu cảm xúc: VD 1: VD 2: 2. Đúng nhân khẩu học Đây là nguyên tắc đơn giản nhưng thực tế có rất nhiều bạn không chú ý dẫn đến chọn hình sai. Chẳng hạn trong slide về Khách hàng mục tiêu là nữ, năng động, thích shopping và bạn đang ở Việt Nam thì hãy cố gắng TÌM HÌNH NGƯỜI VIỆT NAM để minh họa: Đã có lần mình buộc phải bỏ ra gần 1 tiếng đồng hồ để tìm hình một anh chàng Châu Á, đúng tư thế, đúng tinh thần của thương hiệu để minh họa. Dù trước đó có rất nhiều hình nam Châu Âu đẹp nhưng sếp vẫn muốn tìm hình sao cho gần gũi nhất có thể, cuối cùng đã tìm được một chàng Đài Loan, thôi kệ, dùng tạm vậy! Vào cuộc rồi bạn sẽ thấy, hình người Châu Á không đa dạng, dễ tìm đâu, hì hì 3. Hình + Chữ Đừng thấy ý gì rồi chọn đúng hình ý đó! Hình ảnh phải kể phân nửa câu chuyện, còn chữ kể nửa còn lại. Hai yếu tố này cộng hưởng với nhau tạo nên sức mạnh cho một slide trình diễn! Hãy nhìn ví dụ sau đây: Theo kinh nghiệm của mình, để minh họa ý trên các bạn sẽ đơn giản là tìm 2 hình đặt kế nhau: hình đèn báo động và hình một người phụ nữ lắc đầu, mặt đầy thắc mắc! Để thực hiện được việc kết hợp này đòi hỏi bạn phải rèn luyện khả năng nhìn nhận mỹ thuật mỗi ngày, không thể một sớm một chiều được, chưa kể phải thường xuyên xem các proposal của nước ngoài. Dưới đây là một vài ví dụ mà người chọn hình đã làm rất tốt: VD 1: VD 2: Slide target của một proposal cho bánh VD 3: 1000 năm Thăng Long là cơ hội để các thương hiệu vào cuộc VD 4: Đơn giản nhưng rất thu hút VD 5: Không thể tìm hình thú vị hơn để diễn tả ý “Center of attention” VD 6: VD 7: VD 8: 4. Tuyệt đối không minh họa bằng hình sản phẩm đối thủ Nghe hiển nhiên nhưng mình đã từng gặp một proposal ngớ ngẩn như thế rồi, cho điện thoại Blackberry nhưng có một slide lại dùng Nokia, dĩ nhiên là proposal đó đã thất bại: 5. Sáng tạo Hình ảnh càng khác cách nghĩ thông thường thì sẽ càng làm người xem hứng thú. Tuy vấn đề bạn đề cập không mới nhưng nếu kể với góc nhìn lạ thì khán giả sẽ không thấy nhàm chán. Ví dụ dưới từng bước lựa chọn hình Âm Dương và cuối cùng đã tìm được một hình rất độc đáo: 6. Dùng hình người thật Hạn chế tối đa dùng hình clip art hay hình vẽ vì sẽ tạo cảm giác proposal của bạn không “thật” và chuyên nghiệp. Nhiều bạn không để ý đến điều này dẫn đến prosal nhìn rất “sinh viên”, không tạo được niềm tin khách hàng: Ví dụ dưới mình đã sửa giùm một bạn làm proposal để phỏng vấn vào một agency event: Hình người thật bao giờ cũng tạo cảm giác tin tưởng hơn: Kết quả cuối cùng: Một số vị dú khác để bạn đọc thấy được sức ảnh hưởng của việc dùng hình người thật (dĩ nhiên phải đúng nhân khẩu học như nguyên tắc 2 nghen!) VD 1: VD 2: 7. Hình quá khiêu gợi Không chọn những hình ảnh quá gợi cảm vì sẽ làm khán giả phân tâm và không chú ý vào nội dung đi kèm. Khi mới ra trường, proposal đầu tiên của mình đã lấy hình một nữ diễn viên đang bị scandal, kết quả là các anh không ai tập trung chỉ lo xì xầm “Ê, coi bản full chưa?”. Sau “vụ án” đó được sếp nhắc nhở thì mới “bừng nắng hạ”, nhớ cả đời! Tuy nhiên, proposal dưới cho một nhãn dầu tắm nam giúp tạo sự quyến rũ từ mùi cơ thể (tựa như Axe) thì mình nghĩ hình ảnh “hot” là hoàn toàn chấp nhận được: 8. Tránh hình ý tưởng quá cũ Đả đảo những hình ảnh lặp đi lặp lại cả ngàn lần thế này: Tại sao “customer service” luôn là hình một phụ nữ tươi cười đeo microphone? Tại sao “team work” luôn là hình cả nhóm người nhìn về một phía? Càng dùng những hình tượng lối mòn đó, proposal của nhóm bạn sẽ càng già cỗi. Ví dụ dưới, proposal của một người bạn mình đang nói về động thái của đối thủ cạnh tranh trong năm qua, tuy nhiên hình ảnh kéo co cộng với trang phục quá “sến & xấu”: Tại sao không động não một chút và tìm một hình khác thú vị hơn? tạm sửa lại nhanh như sau: Có nhiều cánh để nói lời yêu, hãy can đảm vứt đi những lá thư tình, cây đàn guitar hay anh hùng cứu mỹ nhân để đi tìm cho mình một tiếng nói “không đụng hàng”. 9. Dùng nhiều hình? Để thể hiện được hết tinh thần và cảm xúc, đôi khi một hình là không đủ, tuy nhiên việc đặt nhiều hình sao cho hiệu quả cũng có những lưu ý nhỏ: - Không gian: Có nhiều diện tích để nhiều hình không? Nếu quá hẹp thì bạn không nên khít chặt slide thêm nữa. - Đa dạng: Các hình cùng chủ đề nhưng phải đa dạng trong cách thể hiện, như vậy các hình sẽ thêm chiều sâu cho nội dung bạn đang đề cập, tạo cảm giác thích thú cho người xem. VD 1: VD 2: VD 3: VD 4: VD 5: VD 6: 6 ví dụ trên, các hình ảnh đều đa dạng, mỗi hình là một góc nhìn của nội dung đang đề cập vì vậy làm ý tưởng trở nên sắc màu và dễ cảm. Không có slide nào giống slide nào do đó bí quyết chung nhất để tìm được hình tốt nhất cho Proposal vẫn là SỰ CHI TIẾT VÀ KHÓ TÍNH CỦA NGƯỜI TÌM HÌNH. Hãy cố gắng dành thời gian, quyết tâm tìm hình hỗ trợ mạnh nhất cho thông điệp của bạn. Và chỉ khi bắt tay làm, bạn mới “ngộ” ra “nó” khó cỡ nào.
Tài liệu liên quan