Diễn biến Tỷ giá hối đoái USD/VND

Tỷ giá hối đoái là một chính sách vĩ mô mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm. Ở Việt Nam, TGHĐ không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Do vậy, việc biến động của tỷ giá bất thường là một mối quan ngại lớn. Trong thời gian tới, TGHĐ biến động theo hướng nào, quả thật không dễ dự đoán. Sự biến động của tỷ giá sẽ khó lường, bởi nhiều nhân tố tác động như: nhập siêu còn lớn không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong trung hạn; thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao (trên dưới 6%/GDP); giá vàng trong nước và thế giới luôn tăng mạnh (do khủng hoảng chi tiêu công tại một số quốc gia Châu Âu, châu Mỹ); nhu cầu ngoại tệ nói chung, USD nói riêng vào những tháng cuối năm sẽ tăng cao do khách hàng vay vốn đến hạn trả nợ ngân hàng; do nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài; do kinh tế ngầm vẫn phát triển rất mạnh, khó có khả năng ngăn chặn, nên đôla hóa nền kinh tế còn ở mức cao; do thực hiện chính sách đồng tiền mạnh hay yếu của một số quốc gia trong khu vực

docx17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Diễn biến Tỷ giá hối đoái USD/VND, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Những vấn đề chung 1.1 Tỷ giá hối đoái USD/VND Tỷ giá hối đoái là một chính sách vĩ mô mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm. Ở Việt Nam, TGHĐ không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Do vậy, việc biến động của tỷ giá bất thường là một mối quan ngại lớn. Trong thời gian tới, TGHĐ biến động theo hướng nào, quả thật không dễ dự đoán. Sự biến động của tỷ giá sẽ khó lường, bởi nhiều nhân tố tác động như: nhập siêu còn lớn không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong trung hạn; thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao (trên dưới 6%/GDP); giá vàng trong nước và thế giới luôn tăng mạnh (do khủng hoảng chi tiêu công tại một số quốc gia Châu Âu, châu Mỹ); nhu cầu ngoại tệ nói chung, USD nói riêng vào những tháng cuối năm sẽ tăng cao do khách hàng vay vốn đến hạn trả nợ ngân hàng; do nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài; do kinh tế ngầm vẫn phát triển rất mạnh, khó có khả năng ngăn chặn, nên đôla hóa nền kinh tế còn ở mức cao; do thực hiện chính sách đồng tiền mạnh hay yếu của một số quốc gia trong khu vực… Dưới đây là Tỷ giá hối đoái Đô la Mỹ lần cuối cập nhật 19 tháng Mười một 2012 từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Tỷ giá hối đoái Việt Nam Đồng lần cuối cập nhật 19 tháng Mười một 2012 từ Yahoo Finance. USD VND coinmill.com 0.50 10,400 1.00 20,800 2.00 41,600 5.00 104,200 10.00 208,400 20.00 416,800 50.00 1,042,000 100.00 2,084,000 200.00 4,168,000 500.00 10,420,000 1000.00 20,840,000 2000.00 41,680,000 5000.00 104,199,800 10,000.00 208,399,800 20,000.00 416,799,600 50,000.00 1,041,999,000 100,000.00 2,083,998,000 USD tỷ lệ 19 tháng Mười một 2012 VND USD coinmill.com 20,000 0.96 50,000 2.40 100,000 4.80 200,000 9.60 500,000 23.99 1,000,000 47.98 2,000,000 95.97 5,000,000 239.92 10,000,000 479.85 20,000,000 959.69 50,000,000 2399.23 100,000,000 4798.47 200,000,000 9596.94 500,000,000 23,992.35 1,000,000,000 47,984.69 2,000,000,000 95,969.38 5,000,000,000 239,923.46 VND tỷ lệ 19 tháng Mười một 2012 Mối quan hệ thương mại Mỹ - Việt 2007-2012 Việt Nam và Mỹ đã có một số thỏa thuận dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau hợp tác thúc đẩy kinh tế phát triển trong lĩnh vực thương mại giao thương giữa hai nước. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết vào tháng 7/2000 và có hiệu lực vào tháng 12/2001 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa hai nước. Ngoài ra, hai bên đã ký một loạt thỏa thuận và hiệp định kinh tế như Hiệp định Dệt may (2003), Hiệp định Hàng không (2003), Thư Thỏa thuận về Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam, Thỏa thuận về hệ thống cấp visa điện tử cho hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ... và đang trao đổi, đàm phán tiến tới ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế - kỹ thuật, Hiệp định Hàng hải, Bản ghi nhớ về Hợp tác nông nghiệp.. Theo số liệu mới nhất của hải quan Mỹ công bố ngày 4-11-2011, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ trong năm 2011 tiếp tục tăng mạnh so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm đạt 11,3 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2010 và xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đạt 2 ,7 tỷ USD, tăng 21,5%. Như vậy là việc phát triển quan hệ giữa hai nước không chỉ đem lại lợi ích cho Việt Nam mà còn đem lại lợi ích cho cả Hoa Kỳ. Kể từ năm 2007, Mỹ và Việt Nam có một cơ chế chung thúc đẩy thương mại đầu tư là Hội đồng tư vấn Việt Mỹ, nơi mà bên cạnh chức năng tư vấn chính sách còn là điểm để các nhà đầu tư Mỹ thảo luận với các đối tác Việt Nam các kế hoạch làm ăn một cách “cơ bản” và “có hệ thống” nhất. Thông qua cầu nối này, trong hơn một năm qua các nhà đầu tư đã đề xuất ít nhất khoảng 10 dự án trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng như dầu khí, điện lực, hàng không và công nghệ thông tin. 10 thành viên chính thức về phía Mỹ trong hội đồng, cùng với một số doanh nghiệp chưa là thành viên khác, đã cam kết sẽ đầu tư khoảng 4-5 tỷ USD vào Việt Nam trong vòng 2-3 năm tới. Trong giai đoạn 2007-2011, Mỹ đã luôn kêu gọi Việt Nam mở cửa thương mại dịch vụ, đồng thời cũng đưa ra những tiêu chuẩn kĩ thuật đối với hàng hóa, đặc biệt là nông sản. Bình luận về vấn đề này, ông Ron Kirk khẳng định đây là những tiêu chuẩn chung mà Mỹ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu, chứ không cá biệt dành cho Việt Nam. Ông cũng cho rằng việc kim ngạch xuất khẩu cá da trơn vào Mỹ đã tăng gấp 3 lần trong năm 2011, lên mức 300 triệu USD cho thấy doanh nghiệp Việt không quá khó khăn khi tiếp cận thị trường này. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ tại ASEAN. Năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa 2 nước là 22 tỷ USD, tăng 17%. Mỹ cũng hứa sẽ giúp đỡ Việt Nam nhiều hơn trong giai đoạn phát triển. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kết thúc 8 tháng đầu năm 2011, Mỹ có tổng cộng 31 dự án FDI đăng ký mới và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn gần 92,7 triệu USD, đứng thứ 11 trong số các quốc gia – lãnh thổ. Trước đó, cơ quan chức năng 2 nước cho biết kim ngạch thương mại 2 chiều đạt khoảng 22 tỷ USD trong năm 2011, tăng 17% so với 2010. Hiện tại, rất nhiều công ty, tập đoàn lớn của Mỹ đã có mặt tại Việt Nam, Starwood Hotels & Resorts, Citigroup và American Group, New York & Company, Alfonso DeMatteis, Dickerson Knight Group, AIA... Tất cả đã khẳng định được chỗ đứng của mình tại thị trường Việt Nam, và là những bằng chứng thuyết phục để thu hút thêm các nhà đầu tư Mỹ đến Việt Nam. II. Diễn biến tỷ giá hối đoái USD/VND từ 2007-2012 Diễn biến năm 2007 Diễn biến Lần đầu tiên trên thị trường ngoại hối VN, lượng ngoại tệ mà NHNNVN mua vào tăng mức kỉ lục 7 tỷ USD chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm. Con số này gần bằng cả lượng kiều hối chuyển về theo kênh chính thức trong hai năm trước đó và vượt cả lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua mỗi năm của giai đoạn trước 2006. Lượng ngoại tệ chuyển về Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2006 Ngoại tệ vào nhiều đã tạo nên một diễn biến chưa từng có trong hàng chục năm qua: Tỷ giá của các ngân hàng thương mại (có thời điểm cả trên thị trường tự do) thấp hơn tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước công bố Tỷ giá VND/USD 6 tháng cuối năm 2007 đã diễn biến như sau: tháng 7 tăng 0,22%, tháng 8 tăng 0,16%, tháng 9 tăng 0,57%, tháng 10 giảm 0,6%, tháng 11 giảm 0,28%, tháng 12 giảm 0,19%. Cụ thể như sau: Hình 2.7: Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2007   (Nguồn: HSBC, Reuters) Nguyên nhân Thứ nhất, kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục với tốc độ cao hơn là tiền đề quan trọng để đồng tiền lên giá so với các đồng tiền khác (bình quân năm thời kỳ 1996- 2000 tăng 7%, thời kỳ 2001- 2006 tăng trên 7,6%, trong đó 2 năm nay tăng trên 8%). Khi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn thì đồng tiền lên giá là tất yếu. Thứ hai, cùng với tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, với chủ trương chủ động mở cửa, hội nhập, hiện có một lượng ngoại tệ lớn chảy vào nước ta từ nhiều nguồn: + Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006. + Vốn đầu tư gián tiếp (FII) đổ vào thị trường chứng khoán tăng mạnh, lên đến 7,414 tỷ USD. + Năm 2007, nước ta nhập siêu khoảng 12 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ lại đạt 45 tỷ USD. + Năm 2007 là thời điểm nước ta gia nhập WTO, ta tự do hóa nguồn vốn vãng lai + Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) năm 2006 cũng đạt kỷ lục về lượng vốn cam kết (4,45 tỷ USD) và là năm thứ hai liên tục thực hiện vượt mức kế hoạch (1,81 tỷ USD). + Nguồn kiều hối (bao gồm của Việt kiều và số tiền do lao động xuất khẩu) gửi về nước đạt mức kỷ lục (khoảng 4,7 tỷ USD). + Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam năm nay cũng đạt kỷ lục (ước đạt trên 2,8 tỷ USD). + Lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán hiện cũng đạt khoảng 4 tỷ USD, chiếm khoảng 28,6% tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán của Việt Nam.  Khi có lượng ngoại tệ lớn chảy mạnh vào trong nước, thì đó vừa là kết quả, vừa tạo tiền đề để tỷ giá khó tăng lên.  Thứ ba, đồng USD giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới, như 1 USD hiện chỉ đổi được dưới 0,76 Eur, 0,51 Bảng Anh; giảm giá so với một số đồng bản tệ của các nước, như 1 USD hiện chỉ đổi được 7,72 CNY (Nhân dân tệ), 9,35 Won Hàn Quốc, 35,6 Baht Thái Lan,...  Thứ tư, có một nguyên nhân quan trọng nhưng khá trừu tượng mà không phải ai cũng để ý đến, đó là “cánh kéo tỷ giá” giữa tỷ giá hối đoái và tỷ giá sức mua tương đương. 1 USD tại Việt Nam có sức mua vào khoảng 4,3 USD tại Mỹ Diễn biến năm 2008-2009 Năm 2008 Năm 2008 được coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử. Giai đoạn Diễn biến tỷ giá Nguyên nhân 1/1/2008 đến 25/3/2008 Tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn (VND liên tục lên giá) Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng liên tục sụt giảm từ 16.112 đồng xuống 15.960 đồng, mức thấp nhất là 15.560 đồng. Trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND giao động 15.700 -16.000 đồng. -Cung USD tăng: các NĐT dự đoán VND sẽ tăng giá, cộng với lãi suất VND cao hơn USD nên các NĐT đẩy mạnh chuyển USD sang VND; NDDT nước ngoài mua 1,4 tỷ USD Trái phiến CP; các NHTM đẩy mạnh bán USD; lượng kiều hối chuyển về nước khá lớn do thời điểm gần Tết âm lịch. -CP và NHNN đẩy mạng kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cơ bản lên 8.75%/năm; hạn chế bơm tiền ra lưu thông, nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-1%. 26/3/2008 đến 16/7/2008 Tăng với tốc độ chóng mặt tạo sơn sốt USD trên cả 2 thị trường. (VND mất giá) -Tỷ giá tăng dẫn đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm đến 19.400 đồng vào ngày 18/6, cách hơn 2.600đ so với mức trần. -Tỷ giá đạt đỉnh vào ngày 18/6 và sau đó giảm dần. -Tâm lý hoang mang cộng với động thái đầu cơ của giới buôn ngoại tệ trên thị trường tự do đẩy giá USD lên cao. -NHNN nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND lên +/-2%. -Cầu ngoại tệ tăng: nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả DN xuất-nhập khẩu đến hạn tăng cao; tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ USD). -Cung ngoại tệ thấp: NĐT nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi VN do lo ngại tình hình kinh tế; NHNN ban hành Quyết định số 09/2008 không cho phép vay ngoại tệ đối với DN xuất khẩu nhằm giảm hiện tương DN XK vay ngoại tệ bán lại trên thị trường. 17/07/2008 đến15/10/2008 Tỷ giá USD/VND giảm dần và đi vào bình ổn -Cơn sốt USD đã được chặn đứng. -Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng xuống còn 16.400 đồng. -Bình ổn quanh mức 16.600đồng từ tháng 8 đến tháng 11. -Lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia là 20,7 tỷ USD nhằm làm dịu tin đồn USD đàn trở nên khang hiếm. -NHNN ban hành 1 loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ: kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ; cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng, cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn. 16/10/2208 đến hết 2008 Tỷ giá USD/VND tăng trở lại -Tỷ giá USD/VND tăng đột ngột trở lại từ 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. -Sau khi NHNN nới rộng biên độ lên +/-3 thì tăng tới mức 17.440 vào 7/11. -Cầu ngoại tệ tăng: NĐT nước ngoài mua USD để đảm bảo thanh khoản; nhu cầu mua USD của NH nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng 40 triệu USD/ngày); hiện tượng nhập lậu vàng tăng cao. -Cung hạn chế: NHNN chỉ bán ra hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhậ khẩu 1 số mặt hàng thiết yếu. Năm 2009 Tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên NH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTTD tiến sát mức 18000đồng/USD.Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là + trong 4 tháng đầu năm thì dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh lại là do sự găm giữ ngoại tệ. Giai đoạn Diễn biến tỷ giá Nguyên nhân 1/1/2009 đến 24/11/2009 Tỷ giá liên tục tăng -Tỷ giá USD/VND liên tục tăng trên cả 2 thị trường. -Tháng 1-3: tỷ giá LNH giao động 17.450- 17.700, tỷ giá trên thị trường tự do cao hơn LNH khoảng 200 đồng. -Tháng 4-9: tỷ giá trên cả 2 thị trường giao động 18.180-18.500. -Tháng 10 đến 24/11 tỷ giá biến động dữ dội từ 18.450 đến 19.300, có lúc đạt đỉnh 20.000 đồng/USD trên thị trường tự do, 19.750 tại thị trường LNH. -Hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ lên giá. -Nhiều DN vay bằng USD, lo ngại USD lên giá nên mua USD để dự trữ trước. -NHNN có chính sách hỗ trợ cho vay bằng VND với lãi suất ưu đãi, thời gia hoàn trả dài nên các DN nắm giữ ngoại tệ không muốn bán ra, chỉ muốn đi vay VND. 25/11/2009 đến hết 2009 Tỷ giá ổn định Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 VND/USD. NHNN đã thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt có sự chung tay góp sức của các NHTM Diễn biến năm 2010-2011 Trong năm 2010 các NHTM vẫn tiếp tục áp dụng tỷ giá tại mức trần biên độ của tỷ giá chính thức trong hầu hết các tháng. DO áp lực của tỷ giá trên thị trường NHNN đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17940 lên 18544 giai đoạn 2008-2010 luôn đạt mức tỷ giá trần theo biên độ mà NHNN quy định, chỉ vào một số thời điểm thì tỷ giá này mới thấp hơn trần biên độ. Cùng với việc na7ng tỷ giá thì NHNN còn thực hiện nhiều biện pháp hành chính để giảm áp lực lên thị trường ngoại hối như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay bằng ngoại tệ…đồng thời NHNN tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm. Kết quả là 6 tháng đầu năm 2010 tín dụng ngoại tệ tăng cao và các khoản đầu tư và giải ngân ODA, FDI làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên làm giảm tỷ giá trên thị trường tự do, giảm khoảng cách giữa tỷ giá trên thị trường tự do với tỷ giá chính thức. Đầu năm 2010, tỷ giá giảm nhẹ và dao động quanh mức 18479 đồng/USD cho đến 2/2010. Nguyên nhân là do nguồn cung USD từ nước ngoài vào Việt Nam tăng, kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn hỗ trợ phát triển chính thức do năm trước cam kết, đầu tư gián tiếp thong qua thị trường chứng khoán cũng tăng, nguồn kiều hối và lượng khách quốc tế vào Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Điều đó làm cung ngoại tệ tăng lên. Bên cạnh đó, các tập đoàn và các công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hang, sức ép gim giữ ngoại tệ giảm và tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức giảm chênh lệch đáng kể. Từ giữa tháng 2/2010 đến nay tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19.000 đồng/USD (18.900-19.100 đồng/USD) và đang có xu hướng giảm do những chính sách tích cực từ phía NHNN. Ngày 11/02, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân lien ngân hang từ mức 17.910 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD. Nguyên nhân do NHNN có quyết định số 74/QĐ-HNNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các NHTM để cho vay trên thị trường, ngay sau đó NHNN tiếp tục ban hành thông tư số 03/2010/TT-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tạo tổ chức tín dụng là 1%/năm. Đây được xem là cú hích mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được hưởng có từ 4%-4,5%/năm. Quy định này được xem là đặt các tổ chức kinh tế vào thế tự xử, phải tính toán lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VNĐ để có lãi suất tiền gửi cao hơn. KHớp với chính sách này, các NHTM đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này. Chênh lệch lãi suất vay vốn bằng USD và VNĐ lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD. Đến các tháng cuối năm 2010 tỷ giá vẫn tiếp tục tăng mạnh đặc biệt từ tháng 8/2010, tỷ giá trên thị trường tự do lại tăng cao so với tỷ giá chính thức tại các ngân hàng khiến NHNN phải tăng tỷ giá trên thị trường lien ngân hang từ 18544 VNĐ lên 18932 VNĐ (tăng 2,1%). Và các HNTM vẫn tiếp tục áp dụng mức lãi suất kịch trần. Đến khoảng cuối tháng 9/2010 tỷ giá vào khoảng 19500 VNĐ/USD. Theo số liệu từ bài viết của TS. Võ Đại Lược và TS. Lê Xuân Nghĩa trình bày tại Hội thảo “Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2010, triển vọng năm 2011” ta thấy đồng nhân dân tệ của Trung Quốc định giá thấp hơn 30% so với USD, tuy nhiên VND lại định giá cao hơn 15% so với USD. Điều đó cho thấy tỷ giá VND/USD được định giá quá cao so với cung cầu thực tế về ngoại tệ. Cuối năm 2010 thì tỷ giá lại tiếp tục biến động tăng, các chủ thể vẫn thực hiện việc mua ngoại tệ để kỳ vọng giá tăng. Cuối tháng 11 tỷ giá lên mức 21500 đồng/USD. Trong năm 2010 ta có thể thấy tỷ giá biến động bất thường, đầu ra ngoại tệ tăng mạnh do chính sách của NHNN về mở rộng đối tượng được vay vốn ngoại tệ nhưng đầu vào ngoại tệ lại rất khiêm tốn. NHTM buộc phải tăng lãi suất huy động lên. Sự bất thường của tỷ giá cho thấy sức mạnh của yếu tố tâm lý người dân, doanh nghiệp. Việc găm giữ USD tiếp tục do tình trạng đô la hóa của Việt Nam ngày càng trầm trọng. Bước sang đầu năm 2011 thì tỷ giá cũng có biến động nhưng không nhiều, tuy nhiên sau thời gian kiềm giữ tỷ giá USD chính thức ở mức 18932 đồng/USD thì đã đẩy chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do lên tới 2000-3000 VND/USD và NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hang thêm 9,3%, đồng thời thu hẹp biên độ tỷ giá xuống còn +/-1% từ ngày 11/02/2011. Có nhiều lý giải đặt ra quanh con số 9,3% đó. Thứ nhất, đó là sự giải phóng áp lực dồn nén quá lớn sau một thời gian tương đối dài. Thứ hai, nhà điều hành muốn một bước để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa hai tỷ giá. Thứ ba, nhà điều hành đã song phẳng hơn và theo yêu cầu của thị trường…Và một điểm quan trọng của nó là xóa bớt kỳ vọng sẽ tiếp tục phá giá trong năm 2011 ở giới đầu cơ, hay trong tâm lý thị trường. Tuy nhiên đến đầu tháng 4/2011 tỷ giá mới có dấu hiệu bình ổn, đó cũng là nhờ NHNN đã triền khai để có thể tăng cung ngoại tệ. Đó là cơ chế áp và siết trần lãi suất huy động USD, thực hiện kết nối và mở rộng đối tượng kết nối, xử lý loạt giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do…Thêm vào đó, tín dụng ngoại tệ vẫn tăng cao tạo một nguồn cung thương mại từ vốn chuyển đổi cho thị trường; sự chuyển đổi vốn ngoại tệ sang VND cũng có ở các NHTM khi chênh lệch lãi suất cho vay quá hấp dẫn với khoảng 300% càng tạo cung cho thị trường…Việc cung USD tăng đã làm cho tỷ giá VND/USD lao dốc chóng mặt từ 20940 VND xuống còn 20590 VND kể từ 19/4 – 28/4/2011. Và 29/4 đã trở thành mốc sự kiện quan trọng khi Sở giao dịch NHNN bất ngờ tăng mạnh giá mua vào USD và dự trữ ngoại tệ có sự cải thiện nhanh chóng. Ngày 7/9/2011, 1 tháng sau khi tân thống đốc tiếp nhận nhiệm vụ điều hành, NHNN tổ chức hội nghị ngành, tại đây thong điệp được đưa ra: nếu điều chỉnh tỷ giá VND/USD thì từ nay (tại ngày 7/9)đến cuối năm không quá 1%. Với cam kết này NHNN sẽ khó thuyết phục niềm tin của thị trường về tỷ giá. Tuy nhiên đến cuối 2011, NHNN vẫn giữ được cam kết. Các chính sách đưa ra đã từng bước phát huy được hiệu quả, góp phần ổn định tỷ giá bình quân lien ngân hang thời gian dài ở mức 20803 trong cả tháng 11, đến ngày 14/12 mới điều chỉnh tăng lên 20813 rồi 20828. Đối với tỷ giá ở thị trường chính thức và phi chính thức tính đến giữa tháng 12, tỷ giá ở thị trường phi chính thức giảm đáng kể so với cuối tháng 11, dao động phổ biến trong khoảng từ 21150 đến 21300; ở thị trường chính thức tỷ giá dao động phổ biến từ 21005 đến 21036. Diễn biến 6 tháng đầu năm 2012 Các quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành chính sách tỷ giá nửa đầu năm 2012, cùng với diễn biến khả quan của cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế (Việt Nam có xuất siêu trở lại sau nhiều năm; cán cân