Đồ án Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020

Đối với Việt Nam chuyển dịch cơ cấu không chỉ là một xu hướng mà còn là một yêu cầu tất yếu. Trong những năm vừa qua đã có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra con đường đi thích hợp nhất. Tuy nhiên điều đó còn rất nhiều bàn cãi.

doc44 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đối với Việt Nam chuyển dịch cơ cấu không chỉ là một xu hướng mà còn là một yêu cầu tất yếu. Trong những năm vừa qua đã có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra con đường đi thích hợp nhất. Tuy nhiên điều đó còn rất nhiều bàn cãi. Đề tài: " Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020" nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tăng trưởng. Tìm ra xu hướng vận động của nền kinh tế và từ đó hướng vào mục tiêu phát triển của quốc gia từ nay đến năm 2020. Trong quá trình nghiên cứu do điều kiện khách quan và chủ quan vẫn còn nhiều thiếu sót mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1. Mét sè kh¸i niÖm c¬ b¶n 1.1. Tăng trưởng kinh tế Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng lên hay gia tăng về quy mố sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Hay nói một cách khác cụ thể hơn, tăng trưởng kinh tế là do tăng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân đầu người. Tăng trưởng kinh tế được xác định bằng cách so sánh quy mô sản lượng giữa các thời kỳ. Có hai cách so sánh tuyệt đối và tương đối. - Mức tăng tuyệt đối: y = Yn – Y0 Trong đó: Yn là sản lượng của năm n, còn Y0 là sản lượng của năm so sánh (năm gốc). Như vậy, mức tăng trưởng tuyệt đối phản ánh mức độ tăng quy mô sản lượng. - Mức tăng trưởng tương đối hay là tốc độ tăng trưởng (gy) gy = Yn/Yo hay (Yn – Yo)/Yo Trong kinh tế vĩ mô, Y chính là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Có thể nói, tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Càng ngày thì tăng trưởng kinh tế càng được gắn với yêu cầu tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Tức là tăng trưởng không những phải nhanh mà phải đảm bảo liên tục, có hiệu quả của các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. 1.2. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. Phát tiển kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, sự tăng lên của tổng thu nhập nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người.. Thứ hai, sự thay đổi (tiến bộ) về cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế quốc gia. Thứ ba, sự tiến bộ về mặt xã hôi. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, khẳ năng tiếp cận tới các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân chí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân,…làm cho con người ngày càng có cuộc sống tốt hơn. Nếu nền kinh tế chỉ nhìn theo khía cạnh tăng trưởng thì chưa đủ, để nhìn toàn diện phải nhìn trên phương diện phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là lượng thì phát triển kinh tế phải là cả lượng và chất. Như vậy, đánh giá về phát triển kinh tế phải dựa trên đánh giá của các khía cạnh: Đánh giá sự thay đổi về lượng, đánh giá về sự biến đổi trong cơ cấu của nền kinh tế, đánh giá về sự thay đổi trong các vấn đề xã hội. Ngày nay khi nói đến phát triển người ta thường nhắc đến khái niệm phát triển bền vững, nghĩa là “phải có tính liên tục, mãi mãi hoặc các lợi ích của nó phải được duy trì không hạn định”. 1.3. Khái niệm về cơ cấu ngành của một nền kinh tế. Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: Cơ cấu ngành của một nền kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Có nhiều cách phân loại ngành khác nhau khi nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành. Song cho đến nay chính thức tồn tại hai hệ thống phân ngành kinh tế: Phân ngành kinh tế theo hệ thống sản xuất vật chất (MPS) và phân ngành theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Theo hệ thống sản xuất vật chất, các ngành kinh tế được phân thành hai khu vực: Sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất. Khu vực sản xuất vật chất và khôn sản xuất vật chất được phân thành các ngành cấp I như: Công nghiệp, Nông nghiệp... Các ngành cấp I lại được phân thành các ngành cấp II, chẳng hạn ngành công nghiệp lại bao gồm các ngành sản phẩm như: điện năng, nhiên liệu.... Đặc biệt trong các ngành công nghiệp người ta còn phân ra thành nhóm A và nhóm B. Theo hệ thống tài khoản quốc gia, các ngành kinh tế được phân thành 3 nhóm ngành lớn là nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ba ngành gộp này bao gồm 20 ngành cấp I như: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, khai mỏ khai khoáng,... Các ngành cấp I lại được phân nhỏ thành các ngành cấp II. Các ngành cấp II lại được phân nhỏ thành các ngành sản phẩm. Có nhiều mức phân ngành khác nhau, tùy theo mức dộ gộp hay chi tiết hóa đến chừng nào đó mà có được tập hợp các ngành tương ứng. Với một cách phân ngành hợp lý và một giá trị đại lượng được chọn thống nhất có thể xác định được các chỉ tiêu định lượng phản ánh một mặt cơ cấu ngành, đó là tỷ trọng các ngành so với tổng thể các ngành của nền kinh tế. Loại chỉ tiêu định lượng thứ nhất này được sử dụng để nghiên cứu liên quan đến phát triển cơ cấu ngành của nền kinh tế. Chỉ tiêu định lượng thứ hai có thể mô tả được phần nào mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành kinh tế, đó chính là các hệ số trong bảng cân đối liên ngành (của hệ MPS) hay bản Vào – Ra (I/O) (của hệ thống SNA). Như vậy theo định nghĩa cơ cấu ngành đưa ra xét về mặt định lượng, ít ra phải có hai loại chỉ tiêu trên đây mới cho ta sự hiểu biết đầy đủ hơn về cơ cấu ngành của một nền kinh tế. 1.4. Khái niệm về điều chỉnh cơ cấu ngành. Chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi quan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đấy. Theo định nghĩa này, điều chỉnh cơ cấu ngành chỉ diễn ra sau một khoảng thời gian nhất định vì nó là một quá trình và sự phát triển của các ngành phải dẫn đến sự thay đổi mối quan hệ tương đối ổn định vốn có của chúng (ở thời điểm trước đó). Trên thực tế, sự thay đổi này là kết quả của quá trình: Xuất hiện thêm một số ngành mới hay mất đi một số ngành đã có, tức là có sự thay đổi về số lượng cũng như loại ngành trong nền kinh tế. Tăng trưởng về quy mô với nhịp độ khác nhau của các ngành dẫn đến thay đổi cơ cấu. Trong trường hợp này sự điều chỉnh cơ cấu ngành là kết quả của sự phát triển không đồng đều của các ngành sau mỗi giai đoạn. Chỉ tiêu xác định tốc độ biến đổi tương quan giữa các ngành kinh tế thường dùng là nhịp độ tăng trưởng ngành: Thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành. Sự thay đổi này trước hết biểu thị bằng số ngành có liên quan. Mức độ tác động qua lại của ngành này với các ngành khác qua quy mô đầu vào mà nó cung cấp cho các ngành hay nhận từ các ngành đó. Sự tăng trưởng của các ngàn dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành trong mỗi nền kinh tế. Cho nên, chuyển dich cơ cấu ngành xảy ra như là kết quả của quá trình phát triển. Đó là quy luật tất yếu từ xưa đến nay trong hầu hết mọi nền kinh tế. Vấn đề đáng quan tâm là ở chỗ : sự chuyển dich cơ cấu ngành diễn ra theo xu hướng nào, tốc độ nhanh chậm ra sao, có những quy luật gì? Có rất nhiều nền kinh tế đã đạt được thành công trong sự phát triển nhờ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành đặc thù phù hợp với điều kiện cụ thể. Việc tìm ra một xu hướng hay giải pháp cho chuyển dịch cơ cấu ngành của Việt Nam không đơn thuần là áp dụng kinh nghiệm có được mà là sự phát hiện những đặc thù của đất nước, của môi trường trong nước và thế giới hiện nay để làm thích ứng những bài học đã có cho hoàn cảnh Việt Nam. 2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong lý thuyết nhị nguyên. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này cho rằng ở các nước đang phát triển có trạng thái nhị nguyên của nền kinh tế, tức là có hai khu vực song song tồn tại, bao gồm: Khu vực kinh tế truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, khu vực này có tình trạng dư thừa lao động. Do ruộng đất có hạn và trình độ lao động cũng như áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngày một tăng, nên trong nông nghiệp số lượng lao động giảm nhưng vẫn tăng sản xuất. Bộ phận lao động dư thừa này có nhu cầu việc làm rất lớn, sẵn sàng di chuyển đến khu vực khác có việc làm và thu nhập cao hơn hiện tại. Khu vực kinh tế du nhập được hiểu là khu vực công nghiệp hiện đại, khu vực này có năng suất lao động cao, tích lũy lớn, tạo ra khẳ năng tự phát triển không phụ thuộc vào trình độ chung của nền kinh tế hiện tại. Theo thuyết này trong quá trình công nghiệp hóa được đặc biệt ưu tiên phát triển mạnh và là khu vực thu hút lao động từ nông nghiệp, và vì vậy mối tương quan trong phát triển của hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp không được chú trọng. Tư tưởng cơ bản này, hàng loạt nghiên cứu phát triển thêm theo các hướng: - Xem xét mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Trong khu vực công nghiệp có nhiều khả năng lựa chọn và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nên có thể tiếp nhận lao động dư thừa từ nông nghiệp. Nhưng một trong những điều kiện đủ ở đây là công nghiệp chỉ thu hút được lao động trong nông nghiệp khi thu nhập ở khu vực công nghiệp cao hơn hoặc ít ra cũng bằng thu nhập ở khu vực nông nghiệp. - Khả năng di chuyển lao động từ nông thôn. Không đơn giản để người lao động từ nông nghiệp (nông thôn) ra thành thị có thể tìm được việc làm ngay. Nói cách khác không phải lúc nào tổng cung lao động trong nông nghiệp cũng bằng tổng cầu lao động trong khu vực công nghiệp. Như vây việc di chuyển lao động sang khu vực công nghiệp còn phụ thuộc vào xác suất tìm việc làm của lao động nông thôn ra thành phố. Khẳ năng tìm việc làm này còn phụ thuộc vào các yếu tố: + Khả năng tiếp nhận lao động của khu vực công nghiệp hiện đại trong điều kiện đầu tư vào khoa học – công nghệ đòi hỏi nhiều vốn hơn là nhiều lao động. + Bản thânh ở các thành phố cũng dư thừa lao động, mà lao động ở thành phố thường có điều kiện để nâng cao trình độ tay nghề hơn là lao động ở nông thôn. + Trình độ tay nghề của lao động nông thôn thường là thấp, thậm chí còn chưa quen với môi trường lao động công nghiệp. Thực tế Việt Nam thời gian qua cho thấy, để phát triể khu vực công nghiệp tập trung liên doanh với nước ngoài đã phải lấy vào nông nghiệp, giảm chỗ làm việc của nông dân song không thu hút được một cách thỏa đáng số lao động từ nông nghiệp ở khu vực đã lấy đất. 3. Điều kiện ứng dụng lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu 3.1. Điều kiện ứng dụng lý thuyết nhị nguyên Nền kinh tế song song tồn tại hai khu vực: - Khu vực truyền thống chủ yếu là nông nghiệp. - Khu vực du nhập chủ yếu là công nghiệp hiện đại. - Có mối quan hệ nông nghiệp và công nghiệp thông qua di chuyển lao động từ nông nghiệp (nông thôn) sang khu vực công (thành thị) 3.2. Khả năng ứng dụng ở Việt Nam Nước ta cũng đang hình thành hai khu vực: truyền thống và hiện đại. Có thể ứng dụng: Xác định khả năng phát triển khu vực công nghiệp hiện đại nhằm thu hút lao động từ nông nghiệp. Ứng dụng để xây dựng một cơ cấu hợp lý. CHƯƠNG II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM TÁC ĐỘNG TỚI CHUYỂN DỊCH TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam . 1.1. Thời kỳ đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường (từ năm 1986 đến nay). Đường lối đổi mới trong kinh tế sau Đại hội Đảng VI thực tế là chuuyển dịch cơ cấu kinh tế theo kinh tế thị trường với những thay đổi cơ bản về: Nguyên tắc kế hoạch hóa từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Độ mở và tính hội nhập. Sự đa dạng về tính sở hữu. Những khó khăn cơ bản trong quá trình chuyển đổi là thị trường chưa hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ hiểu biết đầy đủ còn hạn chế, chưa có một tiền lệ hợp lý tiếp cận cơ cấu trong thời kỳ chuyển đổi. * Một số kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu: Công cuộc đổi mới và chuyển dịch cơ cấu vừa qua đã tạo cho nền kinh tế từ mức tăng trưởng 4% năm 1987 lên 9% năm 1996, 8,5% năm 2005. Cuối cùng năm 1997 nền kinh tế gặp khó khăn song ước vẫn đạt 8-9%. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng 5%/năm, từ 100 USD năm 1987 lên 300 USD năm 1996 và 545 USD năm 2004. Tốc độ tăng trưởng cao nhất thuộc về khối ngành công nghiệp (9-16%/năm), tiếp đến là dịch vụ (7-8%/năm), nông nghiệp là ngành đặc trưng, khoảng 4,8%. Nếu so sánh các nước có tôc độ tăng trưởng như vừa qua có thể xem là thành tựu đáng kể (xem biểu đồ 1) Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế (%)  Nông nghiệp hiện nay chiếm khoảng 21- 22% GDP, đã vượt qua tình trạng thiếu lương thực và trở thành nươc xuất khẩu thưc 3 thế giới. Sau khi giải quyết tốt về lương thực, thực phẩm, cơ cấu nông nghiệp được chuyển hướng mạnh sang phát triển cây công nghiệp điển hình là tốc độ gia tăng cây Cà phê, cao su năm 1996. Hải sản và các ngành nông nghiệp phi truyền thống tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Công nghiệp chiếm khoản 37 – 38%GDP và luôn dẫn đầu tăng trưởng và ở mức 13-16% trong thời gian qua. Tăng trưởng của công nghiệp chủ yếu do đầu tư của các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài, những năm gần đây biến đổi thất thường, năm 2002 là 14,5% , năm 2003 là 10,34%; năm 2004-2005 là 16% Dịch vụ: chiếm khoảng 42% GDP và hiện nay tiếp tục tăng. Khu vực ngân hàng, giao thông vận tải và các dịch vụ liên quan là khu vực phát triển mạnh nhất; dịch vụ máy tính bảo hiểm, thương mại, kiểm toán, thanh toán cũng phát triển tương đối tốt. Tuy nhiên, dịch vụ tài chính, luật pháp, quản lý, nghiên cứu và triển khai và dịch vụ công nghiệp cơ khí còn bị hạn chế. 1.2. Những hạn chế cơ bản của cơ cấu đòi hỏi phải tiếp tục chuyển đổi. * Nền kinh tế vẫn đang ở giai đoạn thay thế nhập khẩu. Trong mấy năm trở lại đây, tốc độ tăng xuất khẩu bất ngờ và ngoạn mục (xem biểu đồ 2). Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu qua các năm giai đoạn 1991-2004 Đ ơn v ị: t ỷ USD  Song tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu thô vẫn còn cao, năm 2003 là 49,5%. Hàng nhập khẩu quan trọng là nhiên liệu, sắt thép, phân bón, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, xe máy... Bảng1: Tổng giá trị xuất và nhập khẩu năm 1995-2002 Đơn vị: Tỷ USD Năm  Tổng số  Chia ra     xuất khẩu  Nhập khẩu   1995  13,604  5,448  8,155   1996  18,399  7,255  11,143   1997  20,777  9,185  11,592   1998  20,859  9,360  11,499   1999  23,283  11,541  11,742   2000  30,119  14,483  15,636   2001  31,247  15,029  16,218   2002  36,438  16,705  19,733   * Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành có vốn đầu tư lớn hơn là sử dụng nhiều lao động. Các kết quả tính toán cho thấy mức tăng trưởng GDP bình quân năm của Việt Nam là 7,4% bao gồm tăng trưởng lao động 2,78% năm và tăng trưởng tổng năng suất yếu tố là 2,57% năm. Bảng 2 cho thấy tỷ lệ phần trăm đóng góp của mỗi yếu tố lao động, vốn và năm suất trong tổng mức tăng trưởng: Bảng 2: Tính toán tăng trưởng của Việt Nam (%) Năm  %  Lao động tăng trưởng(%)  Vốn  Năng suất   1987  2,4  2,1  3,1  -0,1   1988  6,0  1,8  2,5  3,9   1989  8,0  1,6  5,2  5,0   1990  5,1  4,7  3,5  0,9   1991  6,0  2,2  4,8  2,7   1992  8,7  2,7  8,0  3,8   1993  8,1  2,8  10,4  2,2   1994  8,5  2,9  16,3  0,5   1995  9,5  2,7  15,4  1,6   Tăng trưởng trung bình trên cơ sở   Xu hướng  7,4  2,78  7,85  2,57   Trung bình  6,95  2,62  7,70  2,27   Điểm cuối  7,51  2,69  8,17  2,60   Tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng GDP cao hơn đáng kể so với 2 yếu tố cuối cung được xét là lao động và năng suất lao động. Mặc dù vậy, nếu so sánh với các nước và vùng lãnh thổ, Việt Nam có phần trăm tăng trưởng GDP do đóng góp của vốn là rất lớn, trong khi đó phần đóng góp của yếu tố lao động thế mạnh của nền kinh tế thì lại thấp. * Chưa hình thành được các ngành công nghiệp mũi nhọn. Xét riêng cơ cấu các ngành của ngành công nghiệp, từ năm 1990 đến năm 1995 cho thấy: Cơ cấu nội ngành công nghiệp không thay đổi nhiều trong giai đoạn 1991-1995, chưa hình thành rõ các ngành mũi nhon để tạo bước chuyển mới trong công nghiêp. Theo kết quả tính toán của Ban Phân tích và Dự báo kinh tế vĩ mô của Viện chiến lược phát triển thì trình độ tập trung (h) theo cơ cấu của Bảng 3 là: h (1990) = 20,6 và h (1995) = 18,5 Đóng góp cho tăng trưởng công nghiệp những năm qua chủ yếu vẫn là ngành công nghiệp khai thác, tỷ trọng công nghiệp chế tác trong GDP mới chiếm 19%. Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô qua sơ chế, các sản phẩm gia công và hàng thủ công. Công nghiệp cơ khí và điện tử mới phát triển ở giai đoạn đầu. Các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp còn nhỏ bé, giá trị nông sản qua chế biến (30%). Trình độ cơ giới hóa thấp, đạt khoảng 35-40%, trong đó cơ khí sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu với chất lượn thấp. Bảng 3: Cơ cấu phân ngành công nghiệp theo giá trị sản xuất (giá năm 1989). Ngành  1990  1991  1992  1993  1994  1995   Điện  7,5  7,1  6,4  6,3  6,4  6,9   Nhiên liệu  11,1  13,8  16,2  16,4  19,4  16,2   Luyện kim đen  0,8  1,2  1,2  1,4  1,2  1,4   Luyện kim màu  0,7  0,8  1,0  1,0  0,7  0,7   Thiết bị, máy móc  4,3  3,8  3,7  3,7  2,8  3,7   Điện, điện tử  1,9  1,8  1,6  2,0  2,1  1,9   Sản phẩm kim loại  2,3  2,9  1,8  1,8  2,0  1,6   Hóa chất  6,5  7,2  7,4  7,9  8,5  8,7   Vật liêu xây dựng  7,1  7,5  7,6  7,8  8,4  8,1   Chế biến gỗ  3,7  3,8  3,4  3,0  3,4  3,4   Giấy  2,2  1,9  1,9  1,8  1,9  2,1   Sành, sứ, thủy tinh  1,0  1,1  1,1  1,2  1,2  1,   Lương thực  3,3  3,3  1,4  2,7  3,3  3,3   Thưc phẩm  32,6  31,4  30,8  30,7  27,2  27,8   Dệt  9,0  8,2  7,8  7,0  6,9  6,7   May  1,4  1,4  1,4  1,8  2,4  2,4   Da  0,6  0,4  0,4  0,6  0,9  0,9   In  0,7  0,7  0,7  0,7  1,0  1,0   Công nghiệp khác  2,5  2,2  2,0  1,9  1,8  1,8   Từ tình hình trên có thể thấy, việc Nhà nước chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp mũi nhon là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới. 2. Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế tác động đến cơ cấu trong thời gian tới. Việt Nam bước vào công nghiệp hóa trong bối cảnh của kinh tế thế giới đã khác so với thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa của các nước đi trước. Các dòng vật chất và vốn mang tính chất toàn cầu vẫn tồn tại và tăng lên. Nhu cầu cơ cấu lại kinh tế và thiết lập một trật tự mới để giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế quốc tế và những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, nạn đói, nợ nần, bệnh dịch ngày càng trở nên bức thiết. Những đòi hỏi đối với điều chỉnh cơ cấu cao hơn nhiều, đặc biẹt là vấn đề cải thiện công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiệ môi trường hấp thụ vốn. Những trở ngại liên quan trực tiếp đến quá trình điều chỉnh cơ cấu cần tính đến là: Nền kinh tế có tích kũy thấp, vốn để tái sản xuất và giải quyết các vấn đề phát sinh trog quá trình điều chỉnh cơ cấu vẫn phu thuộc nhiều vào nguồn lực thay thế từ bên ng
Tài liệu liên quan