Đồ án Nâng cao khả năng thắng thầu của nhà thầu trong nước (Doanh nghiệp nhà nước) trong đấu thầu xây lắp quốc tế

Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, những năm qua khối lượng đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng đã tăng lên rõ rệt. Nhiều công trình quy mô lớn có công nghệ, kỹ thuật mới mà các nhà thầu xây dựng và tư vấn xây dựng của Việt nam chưa đảm đương được, đòi hỏi phải đấu thầu quốc tế. Đến nay đã có nhiều nhà thầu pháp nhân nước ngoài vào thực hiện tư vấn xây dựng xây lắp công trình tại Việt nam. Việc quy định các nhà thầu phải liên doanh liên kết với nhà thầu Việt nam hoặc phải thuê thầu phụ Việt nam đã thực hiện một phần việc bảo hộ thị trường xây dựng trong nước, tạo điều kiện cho các nhà thầu Việt nam có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ quản lý và tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Nhờ đó một số nhà thầu đã vươn lên, tham dự và trúng thầu một số gói thầu lớn thuộc các dự án (DA) có đấu thầu quốc tế.

doc36 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nâng cao khả năng thắng thầu của nhà thầu trong nước (Doanh nghiệp nhà nước) trong đấu thầu xây lắp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, những năm qua khối lượng đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng đã tăng lên rõ rệt. Nhiều công trình quy mô lớn có công nghệ, kỹ thuật mới mà các nhà thầu xây dựng và tư vấn xây dựng của Việt nam chưa đảm đương được, đòi hỏi phải đấu thầu quốc tế. Đến nay đã có nhiều nhà thầu pháp nhân nước ngoài vào thực hiện tư vấn xây dựng xây lắp công trình tại Việt nam. Việc quy định các nhà thầu phải liên doanh liên kết với nhà thầu Việt nam hoặc phải thuê thầu phụ Việt nam đã thực hiện một phần việc bảo hộ thị trường xây dựng trong nước, tạo điều kiện cho các nhà thầu Việt nam có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ quản lý và tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Nhờ đó một số nhà thầu đã vươn lên, tham dự và trúng thầu một số gói thầu lớn thuộc các dự án (DA) có đấu thầu quốc tế. Tuy nhiên đứng trước thực trạng những công trình được xây dựng ngay trên đất nước mình mà tất cả mọi công việc vẫn lệ thuộc vào người nước ngoài. Không phải chỉ bị bóp nghẹt về khả năng tài chính mà còn làm giảm đi vị thế cũng như khả năng nắm bắt khoa học kỹ thuật. Nếu không nhanh chóng tự làm chủ DA thì không những không đem lại công việc thực sự cho người lao động mà giá trị kinh tế thu được cho đất nước bị chia sẻ. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao khả năng thắng thầu của nhà thầu trong nước (Doanh nghiệp nhà nước) trong đấu thầu xây lắp quốc tế.” Do bản thân còn thiếu kinh nghiệm trong thực tế cũng như hạn chế về mặt lý luận nên đề án không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để các bài viết sau được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo, Thạc sĩ Trần Thị Mai Hương, giảng viên thuộc bộ môn Kinh tế Đầu tư, ĐH KTQD HN, người đã góp phần giúp cho đề án này được hoàn thiện hơn. Chương I: các vấn đề Lý luận chung i. Đấu thầu 1. Khái niệm đấu thầu Đấu thầu là một hình thức kinh doanh dựa vào tính chất cạnh tranh công khai của thị trường, không có cạnh tranh thì không có đấu thầu và cũng không cần đến đấu thầu. Có thể nói đấu thầu là phương thức giao dich đặc biệt. Trong một vụ kinh doanh mua bán hay xây dựng các công trình dân sự có liên quan đến nhiều người, nhiều bên khác nhau thì người ta thường áp dụng hoặc bắt buộc phải áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh công khai. Theo quy chế đấu thầu hiện nay của Việt nam, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Bên mời thầu là chủ DA, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ DA, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. 2.Vai trò của đấu thầu Hành vi đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật của chủ đầu tư. Như vậy đấu thầu ra đời và tồn tại với mục tiêu nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch để lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất và bảo đảm hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư. Đấu thầu có vai trò đảm bảo bốn nội dung: hiệu quả - cạnh tranh - công bằng - minh bạch. Hiệu quả có thể về mặt tài chính hoặc về thời gian hay một tiêu chí nào khác tuỳ thuộc vào mục tiêu của DA. Muốn đảm bảo hiệu quả cho DA phải tạo điều kiện cho nhà thầu cạnh tranh công khai ở phạm vi rộng nhất có thể nhằm tạo ra sự công bằng, đảm bảo lợi ích cho các bên. Với các DA có tổng đầu tư lớn, có gía trị về mặt kinh tế hoặc xã hội thì công tác đấu thầu là một khâu quan trọng không thể thiếu và đấu thầu phải tuân thủ theo quy định của nhà nước hoặc tổ chức tài chính cho vay vốn. Đấu thầu mang lại lợi ích to lớn đối với chủ đầu tư, nhà thầu và nền kinh tế quốc dân nói chung. 2.1.Vai trò với chủ đầu tư: -Thực hiện có hiệu quả yêu cầu về chất lượng công trình, tiết kiệm được vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm tiến độ xây dựng công trình. -Thông qua đấu thầu xây lắp, tăng cường quản lý vốn đầu tư, tránh thất thoát lãng phí. -Bảo đảm quyền chủ động, tránh tình trạng phụ thuộc vào một nhà xây dựng trong xây dựng công trình. -Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp xây dựng. -Cho phép chủ đầu tư nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ kinh tế kỹ thuật của chính các chủ đầu tư. 2.2.Vai trò đối với nhà thầu -Tham dự đấu thầu và hướng tới mục tiêu thắng thầu, các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện. -Nhờ nguyên tắc công khai và bình đẳng trong đấu thầu: các nhà thầu cạnh tranh bình đẳng trên thương trường, các nhà thầu phải phát huy tối đa tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu và kí kết hợp đồng (khi trúng thầu) tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển sản xuất. -Nhờ đấu thầu, các nhà thầu phải đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực công nghệ và kỹ thuật của mình. Từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong tham gia đấu thầu. -Để đạt mục tiêu thắng thầu, các công ty xây lắp phải tự hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham gia đấu thầu và thực hiện công trình đã thắng thầu. -Thông qua phương thức đấu thầu, các công ty xây lắp sẽ tự nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí kinh doanh, quản lý tài chính, thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận. 2.3.Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân -Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng, hạn chế và loại trừ được tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. -Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. -Đấu thầu tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các đơn vị xây dựng. Đây là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng nước ta và tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ xây dựng, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. 3.Hình thức và phương thức đấu thầu (Hình thức lựa chọn nhà thầu dựa trên số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu để phân chia. Có 7 hình thức đấu thầu: -Đấu thầu rộng rãi : Đây là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. -Đấu thầu hạn chế : Bên mời thầu mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự đấu thầu. Tuỳ theo quy định của mỗi nước mà số nhà thầu tối thiểu được mời là bao nhiêu. Theo quy chế Đấu thầu của Việt nam thì số nhà thầu tối thiểu là 5. -Chỉ định thầu : Đây là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. -Chào hàng cạnh tranh. -Mua sắm trực tiếp. -Tự thực hiện : Hình thức này áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện. -Mua sắm đặc biệt. (Trong đấu thầu có 3 phương thức đấu thầu, dựa vào cách thức nộp hồ sơ để phân chia: -Phương thức một túi hồ sơ. -Phương thức hai túi hồ sơ. -Phương thức hai giai đoạn. (Loại hình đấu thầu Đấu thầu có 4 loại hình, phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng mua bán để phân chia: - Đấu thầu tuyển chọn tư vấn. - Đấu thầu xây lắp. - Đấu thầu mua sắm hàng hóa và các dịch vụ khác. - Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án. Trong phạm vi đề tà này, tôi chỉ xin đi sâu vào tìm hiểu loại hình đấu thầu xây lắp và cụ thể là đấu thầu xây lắp Quốc tế. II. Đấu thầu xây lắp ( Đấu thầu xây lắp quốc tế ) 1.Khái niệm Đấu thầu xây lắp là đấu thầu các công việc có liên quan đến xây dựng, lắp đặt công trình và các hạng mục công trình nhằm lựa chọn ra nhà thầu xây lắp có thể đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của công việc với mức chi phí hợp lý nhất. Nhà thầu xây dựng có thể là nhà thầu trong nước hoặc nhà thầu quốc tế. Đối với đấu thầu xây lắp có sự tham gia của nhà thầu quốc tế thì được gọi là đấu thầu xây lắp quốc tế. Các công việc xây lắp được chia thành các gói thầu tuỳ theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện DA có quy mô hợp lý và bảo đảm tính đồng bộ của DA. Gói thầu có thể là toàn bộ DA hoặc một phần công việc của DA. 2.Vai trò của hoạt động xây lắp trong nền kinh tế và sự cần thiết phải có đấu thầu xây lắp Công cuộc đổi mới đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực xây dựng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, vị trí của ngành xây dựng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội (KTXH) ngày càng quan trọng. Trong nền kinh tế thị trường, xây dựng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Thực tế cho thấy trong những năm qua, mỗi năm nhà nước đã phải chi trên dưới 150 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản, chiếm khoảng 30% GDP. Điều đó chứng tỏ rằng xây dựng quan trọng đến mức nào. Xây dựng tạo ra những tiền đề vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và những tài sản cố định mới, phục vụ đời sống con người và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Có thể nói hoạt động xây dựng bao gồm những công việc sau: -Thăm dò khảo sát thiết kế -Xây dựng mới, xây dựng lại công trình -Cải tạo mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình -Sửa chữa lớn nhà cửa vật kiến trúc -Lắp đặt thiết bị máy móc vào công trình -Cho thuê phương tiện máy móc thi công có người điều khiển đi kèm. Sản phẩm của xây dựng (sản phẩm chính của nó là sản phẩm xây lắp) là những công trình xây dựng và những bộ phận cấu thành nên chúng, cùng những giá trị công việc có tính chất xây lắp do lao động trong lĩnh vực xây dựng sáng tạo ra. (Sản phẩm của hoạt động xây dựng có những đặc điểm sau : -Có tính chất đơn chiếc, tồn tại lâu dài, có thể tích lớn, chu kỳ sản xuất dài, sử dụng vốn lớn, vốn chu chuyển chậm. -Được xây dựng cố định tại một vị trí nhất định nên nơi xây dựng cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm. Do tính chất, đặc điểm của hoạt động xây dựng như vậy nên nó ảnh hưởng lớn tới những hoạt động khác. Chỉ cần một vài sai sót nhỏ trong qúa trình thực hiện xây lắp đã gây ra các tác hại khôn lường. Ví dụ: DA xây dựng một cây cầu. Trong quá trình khảo sát địa chất do không thăm dò kỹ lưỡng, cẩn thận nên không biết được lòng sông bị sụt cát. DA vẫn được tiến hành thi công. Trong quá trình xây dựng thì không thể đổ được bê tông chân cầu do sụt lún cát. DA lúc này bị chậm tiến độ vì tiến hành khảo sát đo đạc lại dòng sông, lưu lượng nước chảy v.v.. Lúc này các nguồn lực như: lao động, máy móc nằm một chỗ, chỉ khảo sát, thiết kế mới được hoàn thành thì DA mới được tiếp tục. Như vậy chỉ cần sai sót ở một điểm nút nào đó trong hoạt động xây lắp cũng gây ra những tác hại lớn: hao phí tiền của, sức lao động và lãng phí về mặt thời gian. Có thể nói, hoạt động xây lắp không chỉ tạo ra những sản phẩm có giá trị về mặt kinh tế mà còn mang tính văn hoá. Sản phẩm xây lắp thường có thời gian tồn tại lâu dài, có những sản phẩm trường tồn với thời gian. Các công trình kiến trúc như: thánh địa Mỹ Sơn, lăng tẩm của vua chúa ở cố đô Huế, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá đều là sản phẩm của hoạt động xây lắp. Đấy đều là những di tích có ý nghĩa về mặt lịch sử, là những công trình mà người xưa đã xây dựng nên. Các công trình đó đã được thiết kế và xây dựng rất công phu. Nếu không thì chắc hẳn nó không tồn tại đến ngày nay. Các sản phẩm xây lắp này gắn chặt với yếu tố văn hoá và nó trở thành vô giá. Như vậy hoạt động xây dựng và sản phẩm của nó giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như trong đời sống con người. Người ta phải huy động rất nhiều nguồn lực với khối lượng quy mô không phải là nhỏ để hoạt động xây dựng đó được diễn ra và tạo ra những sản phẩm hoàn thiện nhất trong khả năng có thể. Nếu sản phẩm xây lắp xảy ra những sự cố mà nguyên nhân lại chính do hoạt động xây lắp tạo ra thì những nguồn lực đã đầu tư sẽ trở nên lãng phí. Chính vì vậy các công việc của hoạt động xây lắp như thiết kế, thi công cần phải được thực hiện một cách chặt chẽ, đảm bảo chất lượng với mức chi phí hợp lý nhất. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sản xuất kinh doanh xây dựng là một lĩnh vực hoạt động mang nhiều yếu tố rủi ro do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Các DA đầu tư xây dựng thường có đặc tính là được lập ra trước khi thực hiện một vài năm thậm chí 5 đến 10 năm. Khó khăn và cũng là đặc trưng của DA là chịu tác động bởi tính bất định của những biến chuyển kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Đặc biệt là với các DA lớn và dài hạn, nhiều biến cố đột xuất xảy ra trong quá trình thực hiện DA và do không có sự nhìn nhận trước nên đã gây ra những tổn hại nghiêm trọng. Có thể nói hoạt động xây lắp là hoạt động chứa nhiều yếu tố rủi ro. Đối với các rủi ro, nếu không biết phòng tránh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, hiệu quả vốn đầu tư và gây ra những tổn thất không nhỏ cho các doanh nghiệp xây dựng nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Rủi ro đối với những DA xây dựng là khả năng DA không được thực hiện đúng như mục tiêu dự kiến về thời gian hoàn thành, chi phí thực hiện hoặc về tiêu chuẩn kỹ thuật. Một trong những cách chuyển đổi rủi ro là đấu thầu. Đấu thầu là hình thức mà thông qua nó chủ đầu tư có thể hạn chế về rủi ro đối với DA của mình. Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư chọn ra được nhà thầu có đủ năng lực thực hiện DA với mức chi phí hợp lý mà chủ đầu tư có thể chấp nhận được. Với nhiều ngành, quá trình tiêu thụ sản phẩm thường xảy ra sau giai đoạn sản xuất còn ở ngành xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp, quá trình mua bán lại xảy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn thi công xây dựng công trình, thông qua việc thương lượng, đấu thầu và ký kết hợp đồng xây dựng. Đấu thầu đã trở thành phương thức phổ biến được áp dụng trong những năm gần đây, đặc biệt là đối với những công trình có chủ đầu tư là các tổ chức và doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Các nhà thầu sẽ phải cạnh tranh nhau để thắng thầu. Đấu thầu không chỉ tốt cho chủ đầu tư mà còn mang lại nhiều cơ hội cho các nhà thầu. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường, việc đấu thầu để nhận được hợp đồng mà đặc biệt hợp đồng có giá cao để thi công có lợi nhuận là rất khó khăn. Khi tham gia đấu thầu xây dựng công trình, doanh nghiệp phải tập trung nhân lực, thiết bị và chất xám để lập hồ sơ thầu. Khi tham gia tranh thầu, doanh nghiệp sẽ đứng trước hai tình thế: - Tham gia tranh thầu sẽ phải chi phí một khoản tiền cho mua hồ sơ dự thầu, chi phí lập hồ sơ dự thầu (lập phương án dự thầu), tiếp thị và ngoại giao. Nếu thắng thầu sẽ giải quyết được việc làm và có thể thu được một khoản lợi nhuận. Ngược lại sẽ mất toàn bộ chi phí đã bỏ ra trong giai đoạn làm hồ sơ dự thầu. -Không tham gia tranh thầu. Có thể biểu diễn trên sơ đồ hình cây như sau: Nếu tham gia dự thầu thì các nhà thầu sẽ có cơ hội nhận được L đồng lợi nhuận với xác suất A%, đồng thời có thể mất B đồng chi phí với xác suất là (1-A)%. Ngược lại, không tham gia tranh thầu thì nhà thầu không được gì. Như vậy, đấu thầu đã tạo ra cơ hội có lợi nhuận, giải quyết việc làm cho các nhà thầu. Đồng thời nhà thầu cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh, tiếp thu được nhiều kiến thức khoa học công nghệ tiến tiến trong việc xây dựng dự án lớn, có điều kiện để khẳng định mình ở hiện tại và trong tương lai, có cơ hội cạnh tranh với nhau trên thị trường trong nước và quốc tế Trong những năm qua, công tác đấu thầu đã trở nên phổ biến ở nước ta. Các cơ quan quản lý nhà nước có đủ thông tin thực tế và cơ sở để đánh giá đúng năng lực thực sự (tài chính, khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất) của các nhà thầu. Nhờ đấu thầu đã nâng cao hiệu quả dự án, tiết kiệm cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng, trung bình từ 8-15% so với dự toán ban đầu. Tóm lại, hoạt động xây dựng có vị trí hết sức quan trọng, thường được đặt vào hàng đầu trong chính sách về tài chính và xã hội của đất nước. Chính vì vậy mà nó cần được cạnh tranh một cách công khai thông qua đấu thầu. Đấu thầu xây lắp với 4 nguyên tắc: hiệu quả - cạnh tranh - công bằng - minh bạch sẽ tiết kiệm được chi phí cho chủ đầu tư và mở ra nhiều cơ hội cho nhà thầu. 3. Điều kiện đấu thầu quốc tế Theo điều 10, quy chế Đấu thầu (ban hành kèm theo NĐ 88/1999/NĐCP ngày 1/9/1999 của Chính phủ) quy định: " Chỉ được tổ chức đấu thầu quốc tế trong các trường hợp sau: - Đối với gói thầu mà không có nhà thầu nào trong nước có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu. - Đối với các DA sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài có qui định trong điều ước là phải tổ chức đấu thầu quốc tế.” Như vậy đối với các DA sử dụng nguồn vốn ngoài nước thông thường phải tổ chức đấu thầu quốc tế. Chủ thể tài trợ, cho vay vốn đối với DA luôn muốn nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, có sinh lời do đó họ thường quy định phải tổ chức đấu thầu quốc tế, nếu không thực hiện theo yêu cầu của họ thì vốn không được cung cấp cho chủ đầu tư. Trong trường hợp với những DA không có nguồn vốn ngoài nước nhưng do nhà thầu trong nước không đủ năng lực nhận thầu thì buộc phải tổ chức đấu thầu quốc tế nhằm có thể chọn được nhà thầu nước ngoài có khả năng đảm nhận được DA. Thông qua qui định trên ta thấy Qui chế đấu thầu đã có sự ưu đãi cho nhà thầu trong nước. Chỉ khi mà nhà thầu trong nước không thể thực hiện được thì mới có sự xuất hiện của nhà thầu nước ngoài. Hơn nữa trong điều 10 cũng qui định: “nhà thầu nước ngoài khi tham dự đấu thầu quốc tế tại Việt nam hoặc phải liên doanh với nhà thầu Việt nam hoặc phải cam kết sử dụng thầu phụ Việt nam nhưng phải nêu rõ sự phân chia giữa các bên phạm vi công việc, khối lượng và đơn giá tương ứng.” Nhà thầu nước ngoài tham gia thị trường xây dựng của Việt nam buộc phải liên doanh hoặc phải sử dụng thầu phụ Việt nam. Nhà thầu Việt nam luôn có mặt trong các DA ngay cả khi không trúng thầu. Tuy nhiên sự có mặt của nhà thầu Việt nam chỉ là “phụ”, thầu chính vẫn là nhà thầu nước ngoài. Có thể nói chính sách của nhà nước ta ưu đãi nhà thầu trong nước rất nhiều, tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước vươn lên làm chủ thị trường xây dựng Việt nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy do năng lực còn hạn chế nên đến nay số lượng nhà thầu Việt nam (các nhà thầu là các doanh nghiệp nhà nước) trúng thầu là không lớn, nếu có chỉ là các gói thầu có giá trị không lớn. Có thể nói, về phía DA có 2 điều kiện để tổ chức đấu thầu quốc tế, DA chỉ được tổ chức khi một trong hai điều kiện đó xảy ra. Trong điều kiện thị trường xây dựng Việt nam hiện nay, nhà thầu trong nước năng lực hạn chế, nguồn vốn sử dụng cho DA thường được tài trợ hoặc vay từ nước ngoài do đó các DA xây dựng thường tổ chức đấu thầu quốc tế là một điều tất nhiên. 4. Nhà thầu xây lắp Nhà thầu xây lắp là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Nhà thầu xây lắp trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt nam và hoạt động hợp pháp tại Việt nam. Nhà thầu nước ngoài là các công ty xây dựng nước ngoài, không phải là nhà thầu Việt nam. Do tầm quan trọng của hoạt động xây lắp nên để tham gia dự thầu các DA xây lắp thì nhà thầu phải đảm bảo các điều kiện cơ bản sau: - Có đủ giấy đăng kí kinh doanh. - Có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Các nhà thầu phải xét về điều kiện pháp lý và khả năng của mình để tham gia dự thầu. Năng lực tài chính và kỹ thuật là hai yếu tố rất quan trọng, cốt lõi của một nhà thầu. Đó sẽ là một trong những tiêu chí để lựa chọn nhà thầu. Vì thế muốn tham dự thầu thì phải có hai điều kiện cơ bản trên. Ngoài ra, khi dự thầu nhà thầu chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay là liên doanh dự thầu. Trường hợp tổng công ty đứng tên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là một nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu. Các nhà thầu tham gia đấu thầu ở Việt nam phải cam kết mua sắm và sử dụng các vật tư thiết bị phù hợp về chất lượng, giá cả đang sản xuất, gia công hoặc hiện có tại Việt nam. Nhà thầu xây lắp tham dự thầu bằng cách gửi hồ sơ dự thầu cho bên mời thầu. Bên mời thầu căn cứ trên hồ sơ dự thầu để xét thầu, đánh giá năng lực nhà thầu. Hồ sơ dự