Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của đảng, giá trị lịch sử của đường lối kháng chiến

Đường lối k/chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ được đề ra ngay từ đâu cuộc kháng chiến và được phát triển bổ sung hoàn chỉnh trong quá trình tiến hành kháng chiến. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện qua các văn kiện quan trọng của Đảng. Khi cuộc kháng chiến chống pháp bùng nổ, ngày 19-12-1946, Chủ tịch HCM ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", lời kêu gọi đã tỏ rõ quyết tâm cao độ của dt vn kháng chiến chống xâm lược, Tiếp đó ngày 22-12, tw đảng đã ra chỉ thị "toàn dân kháng chiến". Hai văn kiện trên đã chỉ ra những tư tưởng cơ bản đặt nền móng cho đường lối kháng chiến. Những tư tưởng và nội dung cơ bản đó được đồng chí Trường Chinh phát triển đầy đủ trong tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" vào cuối năm 1947, và đã trở thành những quan điểm cơ bản về đường lối kháng chiến của Đảng. Đường lối đó được đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng (2-1951) khẳng định là hoàn toàn đúng đắn. 1-Xđ đối tượng, mục đích và tính chất của cuộc kháng chiến. Trong các văn kiện nêu trên, Đảng ta chỉ rõ đối tượng, nhiệm vụ và mục đích của cuộc kháng chiến; "kẻ thù chính là bọn thực dân phản động pháp đang dùng vũ khí cướp lại nước ta". - Xác định chính xác đối tượng chủ yếu của cuộc kháng là vấn đề chiến lược cực kỳ quan trọng, nhằm tập trung mũi nhọn để tiêu diệt chúng, đoàn kết mọi lực lượng trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ ngoài ngước để cô lập kẻ thù. - Mục đích của cuộc kháng chiến là giành độc lập, tự do, thống nhất thật sự, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển chế độ dân chủ nhân dân. - Tính chất của cuộc kháng chiến là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất "dân tộc độc lập và dân chủ, tự do". Quán triệt mục đích, tính chất của cuộc kháng chiến, Đảng ta đề ra đường lối kháng chiến, chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệt Mỹ là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính; là đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước ta. 2-Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến a) Kháng chiến toàn dân: Trong đường lối chiến tranh nhân dân của đảng, điều cốt lõi và cơ bản nhất là chiến lược toàn dân kháng chiến. Để đánh thắng những đội quân xâm lược lớn của chủ nghĩa đế quốc, đảng ta đã dựa vào sức mạnh của toàn dân, phát huy sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Với chiến lược toàn dân kháng chiến, đảng đã tổ chức cả nước thành một mặt trận, tạo nên thế trận "cả nước đánh giặc". Điều kiện chủ yếu đẻ quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến là huy đọng cho được sức mạnh toàn dân. Trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", chủ tịch HCM kêu gọi: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dt. Hễ là người VN thì phải đứng lên đánh thực dân pháp cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân pháp cứu nước". + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM không chỉ động viên, cổ vũ cho toàn dân. Các giai cấp, các tầng lớp xh, các nhân sĩ yêu nước trong khối đoàn kết dt đều cùng góp sức người, sức của cho kháng chiến. + Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cuộc kháng chiến là đánh đuổi thực dân pháp xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự. Đảng ta sớm xác định được mục tiêu chính trị đúng đắn. Đó là điều cơ bản nhất, là điều kiện đi đến thực hiện toàn dân kháng chiến. Do đó, trong kháng chiên, đảng ta đã biết tổ chức động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh giặc. Đảng đã phát động toàn dân tham gia kháng chiến bằng nhiều biện pháp đa dạng, phong phú và phù hợp, làm cho toàn dân thấy rõ mục đích kháng chiên, từ đó xác định trách nhiệm phải đứng lên giết giặc cứu nước cứu nhà. Đồng thời, trong quá trình kháng chiến, đảng còn chăm lo thực hành những cải cách dân chủ, giải quyết từng bước vấn đề ruộng đất, nhằm bồi dưỡng sức dân; nhân dân hăng hái, phấn khởi, tự nguyện góp ngày càng nhiều cho kháng chiến.

doc3 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của đảng, giá trị lịch sử của đường lối kháng chiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu2: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của Đảng - giá trị lịch sử của đường lối kháng chiến. Đường lối k/chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ được đề ra ngay từ đâu cuộc kháng chiến và được phát triển bổ sung hoàn chỉnh trong quá trình tiến hành kháng chiến. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện qua các văn kiện quan trọng của Đảng. Khi cuộc kháng chiến chống pháp bùng nổ, ngày 19-12-1946, Chủ tịch HCM ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", lời kêu gọi đã tỏ rõ quyết tâm cao độ của dt vn kháng chiến chống xâm lược, Tiếp đó ngày 22-12, tw đảng đã ra chỉ thị "toàn dân kháng chiến". Hai văn kiện trên đã chỉ ra những tư tưởng cơ bản đặt nền móng cho đường lối kháng chiến. Những tư tưởng và nội dung cơ bản đó được đồng chí Trường Chinh phát triển đầy đủ trong tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" vào cuối năm 1947, và đã trở thành những quan điểm cơ bản về đường lối kháng chiến của Đảng. Đường lối đó được đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng (2-1951) khẳng định là hoàn toàn đúng đắn. 1-Xđ đối tượng, mục đích và tính chất của cuộc kháng chiến. Trong các văn kiện nêu trên, Đảng ta chỉ rõ đối tượng, nhiệm vụ và mục đích của cuộc kháng chiến; "kẻ thù chính là bọn thực dân phản động pháp đang dùng vũ khí cướp lại nước ta". - Xác định chính xác đối tượng chủ yếu của cuộc kháng là vấn đề chiến lược cực kỳ quan trọng, nhằm tập trung mũi nhọn để tiêu diệt chúng, đoàn kết mọi lực lượng trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ ngoài ngước để cô lập kẻ thù. - Mục đích của cuộc kháng chiến là giành độc lập, tự do, thống nhất thật sự, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển chế độ dân chủ nhân dân. - Tính chất của cuộc kháng chiến là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất "dân tộc độc lập và dân chủ, tự do". Quán triệt mục đích, tính chất của cuộc kháng chiến, Đảng ta đề ra đường lối kháng chiến, chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệt Mỹ là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính; là đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước ta. 2-Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến a) Kháng chiến toàn dân: Trong đường lối chiến tranh nhân dân của đảng, điều cốt lõi và cơ bản nhất là chiến lược toàn dân kháng chiến. Để đánh thắng những đội quân xâm lược lớn của chủ nghĩa đế quốc, đảng ta đã dựa vào sức mạnh của toàn dân, phát huy sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Với chiến lược toàn dân kháng chiến, đảng đã tổ chức cả nước thành một mặt trận, tạo nên thế trận "cả nước đánh giặc". Điều kiện chủ yếu đẻ quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến là huy đọng cho được sức mạnh toàn dân. Trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", chủ tịch HCM kêu gọi: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dt. Hễ là người VN thì phải đứng lên đánh thực dân pháp cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân pháp cứu nước". + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM không chỉ động viên, cổ vũ cho toàn dân. Các giai cấp, các tầng lớp xh, các nhân sĩ yêu nước trong khối đoàn kết dt đều cùng góp sức người, sức của cho kháng chiến. + Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cuộc kháng chiến là đánh đuổi thực dân pháp xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự. Đảng ta sớm xác định được mục tiêu chính trị đúng đắn. Đó là điều cơ bản nhất, là điều kiện đi đến thực hiện toàn dân kháng chiến. Do đó, trong kháng chiên, đảng ta đã biết tổ chức động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh giặc. Đảng đã phát động toàn dân tham gia kháng chiến bằng nhiều biện pháp đa dạng, phong phú và phù hợp, làm cho toàn dân thấy rõ mục đích kháng chiên, từ đó xác định trách nhiệm phải đứng lên giết giặc cứu nước cứu nhà. Đồng thời, trong quá trình kháng chiến, đảng còn chăm lo thực hành những cải cách dân chủ, giải quyết từng bước vấn đề ruộng đất, nhằm bồi dưỡng sức dân; nhân dân hăng hái, phấn khởi, tự nguyện góp ngày càng nhiều cho kháng chiến. b)Kháng chiến toàn diện: Để phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến, đảng chủ trương kháng chiến toàn diện. Kháng chiến toàn dân gắn liên với kháng chiến toàn diện. Kháng chiến toàn dân, toàn diện là nét đặc sắc của chiến tranh nhân dân, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. + Thực dân phát tiến hành chiến tranh tổng lực, đánh phá ta trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Để đánh bại chiến tranh tổng lực của địch ta phải đánh chúng trên tất cả các mặt đó, tạo thành sức mạnh tổng hợp, tiến công toàn diện kẻ địch. + Về chính trị: đảng ta nhấn mạnh vấn đề xây dựng khối toàn dân đoàn kết. Trong suốt cuộc kháng chiến, đảng ta đã ra sức củng cố khối liên minh công, nông và trí thức, không ngừng mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc. Đảng đặc biệt chăm lo củng cố và xây dựng nhà nước dân chủ cộng hòa, thường xuyên kiện toàn bộ máy kháng chiến từ trung ương đến địa phương; kiên quyết trấn áp bọn phản cm và đẩy mạnh đấu trnah chính trị ở cả thành thị và nông thôn. + Về quân sự: đảng đã chăm lo vũ trang toàn dân, xd llvt nhân dân, xđ đánh lâu dài làm phương châm chiến lược, quán triệt tư tưởng tích cực tiến công, kết hợp đánh địch cả bằng chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, cả bằng quân sự, chính trị và binh vận. Phải xd cho được ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Tiến công địch ở cả ba vùng chiến lược: nông thôn, đô thị và miền núi. + Về kinh tế, ta vừa phải phá kinh tế địch, vừa xd kinh tế của ta, giảm tức, cải cách ruộng đất, xây dựng nền kt của ta trong thời chiến. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt lên mọi khó khăn, xây dựng nền kt tự chủ, bảo đảm nhu cầu của kháng chiến. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ kháng chiến với kiến quốc. + Về văn hóa: ta vừa chống lại văn hóa nô dịch của địch, vừa xd nền văn hóa mới ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng. + Về ngoại giao: đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, mở rộng quan hệ quốc tế nhằm tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, làm cho nhân dân thế giới kể cả nhân dân pháp hiểu và ủng hộ cuộc khán chiến của nhân dân ta. Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, ta đã tạo được sức mạnh tổng hợp để đánh thắng thực dân pháp xâm lược và cũng chính trong lòng cuộc kháng chiến, chế độ dân chủ nhân dân được xd và củng cố. c)Kháng chiến lâu dài và dựa vào sức mình là chính: Trong các văn kiện nói trên, đảng ta cũng chỉ ra rằng phương châm của cuộc kháng chiến là: kháng chiến lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Đây cũng chính là quy luật tất yếu của chiến tranh nhân dân do điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch quy định. Đảng ta chỉ rõ: chỗ mạnh của địch là quân sự, chỗ yếu của địch là chính trị. "Địch mạnh về ngọn, ta mạnh về gốc". Chiến lược của địch là đánh nhanh, thắng nhanh. Ta dùng chiến lược đánh lâu dài để tiêu diệt địch. Tóm lại, dưới sự lãnh đạo của đảng, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thức dân pháp xâm lược và can thiệp Mỹ. Sự lãnh đạo của đảng thể hiện đường lối kháng chiến đúng đắn: độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đường lối đó là sự kết tinh những nguyên lý phổ biên scủa chủ nghĩa M-L về cm bạo lực, về chiến tranh nhân dân được vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta. Đường lối kháng chiến trải qua thực tiễn chiến đấu được phát triển và hoàn chỉnh, là nguyên nhân đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. * Giá trị lịch sử: