Giải pháp nào cho ô nhiễm môi trường không khí?

Ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người đã và đang ngày càng hiện hữu rõ nét, nhất là tại các đô thị lớn khi mà nguồn ô nhiễm chính chiếm đến 70% được xác định là từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, giao thông đường bộ và xây dựng. Theo một vài nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường không khí lên sức khỏe của con người, Viện Y học lao động và sức khỏe môi trường ước tính, hàng năm tại Việt Nam có khoảng 626 người chết và 1.500 ca mắc bệnh đường hô hấp liên quan đến ô nhiễm không khí. Ông Bùi Cách Tuyến - Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường- Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: “Ô nhiễm môi trường không khí hiện nay không những tác động xấu tới sức khỏe của con người, thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Nhiều chương trình nghiên cứu cũng đã cho thấy biến đổi khí hậu không chỉ thuần túy do tác động của tự nhiên mà còn do tác động của con người thông qua việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp, giao thông, vận tải, nông nghiệp, kéo theo lượng phát thải khí nhà kính CO2 không ngừng gia tăng nhanh, góp phần gây nên biến đổi khí hậu”.

doc2 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nào cho ô nhiễm môi trường không khí?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải pháp nào cho ô nhiễm môi trường không khí? Cập nhật lúc: 16 Tháng Chín 2010 2:18:31 CH Ảnh: Khắc Hiếu (VEN) - Ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người đã và đang ngày càng hiện hữu rõ nét, nhất là tại các đô thị lớn khi mà nguồn ô nhiễm chính chiếm đến 70% được xác định là từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, giao thông đường bộ và xây dựng. Theo một vài nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường không khí lên sức khỏe của con người, Viện Y học lao động và sức khỏe môi trường ước tính, hàng năm tại Việt Nam có khoảng 626 người chết và 1.500 ca mắc bệnh đường hô hấp liên quan đến ô nhiễm không khí. Ông Bùi Cách Tuyến - Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường- Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: “Ô nhiễm môi trường không khí hiện nay không những tác động xấu tới sức khỏe của con người, thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Nhiều chương trình nghiên cứu cũng đã cho thấy biến đổi khí hậu không chỉ thuần túy do tác động của tự nhiên mà còn do tác động của con người thông qua việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp, giao thông, vận tải, nông nghiệp, kéo theo lượng phát thải khí nhà kính CO2 không ngừng gia tăng nhanh, góp phần gây nên biến đổi khí hậu”. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thanh- Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn- môi trường công nghiệp- Bộ Công Thương nhận định: “Hiện nay, nước ta có 5 tỉnh đang chịu ảnh hưởng nặng nề của ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động công nghiệp, giao thông, vận tải và xây dựng, đó là TP.Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng và Hải Phòng. Mức độ ô nhiễm cao một phần là do các khu công nghiệp phát triển nhanh chóng, các biện pháp xử lý khí thải còn đơn giản, nhiều DN không tự áp dụng các công nghệ vào xử lý khí thải hoặc cố ý xả thải không qua xử lý”. Đồng thời, các hoạt động sản xuất, giao thông vận tải hiện nay vẫn sử dụng chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch như than, dầu FO, DO... đã thải ra môi trường một lượng khí độc CO, SO2, NO2... lớn, tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Hiện tại, Việt Nam mới chỉ có 21 trạm quan trắc không khí, tuy nhiên vấn đề quan trắc và kiểm kê nguồn phát thải còn nhiều hạn chế, hoạt động quan trắc chưa tuân theo quy trình thống nhất dẫn đến việc kiểm soát ô nhiễm bụi gặp nhiều khó khăn. Trong khi chờ các giải pháp đồng bộ cũng như hành lang pháp lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý nguồn phát thải khí ra môi trường, nhiều Bộ ngành, địa phương đã chủ động đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm. Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các DN vừa và nhỏ - Bộ Khoa học và Công nghệ từ năm 2006-2010 đã chuyển đổi hiệu quả công nghệ của 500 DN trên toàn quốc nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khoảng 962.000 tấn CO2, trong đó trên 40 tỉnh thành trên cả nước với sự hỗ trợ của dự án đã chuyển đổi thành công hàng nghìn lò gạch thủ công sang lò gạch liên tục kiểu đứng, chuyển đổi lò nung gốm đốt than sang lò nung gas. Còn tại Hải Dương, để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường không khí mà các nhà máy xi măng lò đứng thải ra, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản kiên quyết chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục. Theo đó, các cơ quan ban, ngành chức năng đã kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn và giúp các DN xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm để có giải pháp khắc phục. 4 cơ sở sản xuất xi măng công nghệ lò đứng trên địa bàn tỉnh đã kịp thời đầu tư hệ thống xử lý khí thải, khói và bụi độc hại tại các lò nung clinker theo phương pháp lọc tổ hợp bằng các túi vải đặc biệt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Công nghệ này ngoài ưu điểm thu hồi bụi còn có tác dụng xử lý khí thải độc hại có gốc axit như SOx, NOx...Thêm vào đó, các cơ sở sản xuất cũng phải đầu tư cải tạo đường vận chuyển nguyên nhiên liệu vào khu vực, cơ sở sản xuất cũng như trồng cây xanh trong khuôn viên và khu vực xung quanh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tại Hà Nội, để ứng phó với tình trạng ô nhiễm không khí, theo dự án xử lý ô nhiễm môi trường của Hà Nội, UBND thành phố đã có chủ trương tập trung giải quyết 3 vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường không khí cho thành phố, ưu tiên thiết lập mạng lưới các trạm quan trắc vệ tinh, ưu tiên quan trắc xác định những khu vực ô nhiễm trọng điểm tại nội thành và các khu vực đô thị.... Tuy nhiên, để việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong thời gian tới đạt kết quả thì theo các chuyên gia, cán bộ quản lý môi trường cần phải tập trung nâng cao nhận thức về môi trường của người dân. Trong các chiến dịch truyền thông lớn cần khẳng định, đối với vấn đề ô nhiễm không khí, người dân không chỉ là nạn nhân mà chính họ cũng là tác nhân. Đồng thời,Nhà nước cũng cần có nhiều chính sách khuyến khích các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như khí thiên nhiên, nhiên liệu sinh học, năng lượng mới, năng lượng tái tạo... cũng như cấp phép hạn mức phát thải các chất ô nhiễm không khí cho các DN. Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải có một hệ thống quan trắc đồng bộ, kiểm tra, giám sát định kỳ việc tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải của Việt Nam đối với các DN./. Minh Kỳ
Tài liệu liên quan