Giáo án âm nhạc lớp 5

I. MỤC TIÊU - HS trình bày các bài hát đã học: Quốc ca Việt Nam, Em yêu hoà bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp hoặc theo tấu lời ca. Tập trình bày các bài hát đã học theo tổ, nhóm, cá nhân. - Tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi từ tiết học đầu tiên trong chương trình âm nhạc lớp 5. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Nhạc cụ quen dùng. - Chép lời ca của nhưng bài hát được ôn tập. - Tập đệm đàn một số bài hát: Quốc ca Việt Nam, Em yêu hoà bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan để tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi.

doc92 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 6130 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án âm nhạc lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Giáo án âm nhạc lớp 5 Khối V Ôn tập một số bài hát đã học. I. MỤC TIÊU HS trình bày các bài hát đã học: Quốc ca Việt Nam, Em yêu hoà bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan. Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp hoặc theo tấu lời ca. Tập trình bày các bài hát đã học theo tổ, nhóm, cá nhân. Tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi từ tiết học đầu tiên trong chương trình âm nhạc lớp 5. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN Nhạc cụ quen dùng. Chép lời ca của nhưng bài hát được ôn tập. Tập đệm đàn một số bài hát: Quốc ca Việt Nam, Em yêu hoà bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan để tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV ghi nội dung: Ôn tập một số bài hát đã học. 1. Quốc ca Việt Nam HS ghi bài GV hỏi: Ai là tác giả bài Quốc ca Việt Nam ? Nhạc sĩ Văn Cao HS trả lời GV đệm đàn: Cả lớp đứng nghiêm hát Quốc ca Việt Nam. 2. Em yêu hoà bình HS hát Quốc ca GV hỏi: Ai là tác giả bài Em yêu hoà bình? Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. - GV giới thiệu lời ca của bài hát. HS trả lời HS thực hiện GV hướng dẫn: Cả lớp hát bài Em yêu hoà bình kết hợp gõ đệm theo phách. HS thực hiện. GV hướng dẫn: Cả lớp hát bài Em yêu hoà bình kết hợp gõ đệm theo nhịp. HS thực hiện GV điều khiển: Từng tổ trình bày bài Em yêu hoà bình, GV đánh giá. 3. Chúc mừng Các tổ thực hiện. GV hỏi: Bài Chúc mừng là nhạc nước nào ? Đây là bài hát Nga, lời Việt Hoàng Lân. - GV giới thiệu lời ca của bài hát. HS trả lời. GV hướng dẫn: Chia lớp thành hai nửa, một nửa hát, một nửa kia gõ đệm theo phách. Phách mạnh gõ tay phải, hai phách nhẹ gõ tay trái. Đổi lại phần trình bày. GV điều khiển: Từng tổ trình bày bài Chúc mừng, GV đánh giá. 4. Thiếu nhi thế giới liên hoan Các tổ thực hiện. GV hỏi: Ai là tác giả bài Thiếu nhi thế giới liên hoan? Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. - GV giới thiệu lời ca của bài hát. HS trả lời GV hướng dẫn: Cả lớp hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan kết hợp gõ đệm: đoạn 1 gõ phách, đoạn 2 gõ theo tiết tấu lời ca. HS thực hiện. GV điều khiển: Từng tổ trình bày bài Thiếu nhi thế giới liên hoan, GV đánh giá. Các tổ thực hiện - GV tổng kết phần trình bày 3 bài hát của các tổ. Đánh giá, khen ngợi và động viên HS cố gắng học tập môn Âm nhạc. HS theo dõi GV đệm đàn: Kết thúc. Cả lớp hát bài Em yêu hoà bình kết hợp gõ đệm theo phách. Nhận xét dặn dò HS thực hiện. Rút kinh nghiệm tiết dạy……………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. Học hát : Bài Reo vang bình minh I. MỤC TIÊU HS hát đúng giai điệu bài Reo vang bình minh. Thể hiện đúng những tiến hát luyến và ngân dài 3 phách. HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (đoạn 1) và theo phách (đoạn 2). Góp phần giáo dục HS niềm lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng đĩa nhạc bài Reo vang bình minh Tranh ảnh minh hoạ bài Reo vang bình minh. Tập đệm đàn và hát bài Reo vang bình minh. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV ghi nội dung : Học hát Reo vang bình minh 1. Giới thiệu bài hát. HS ghi bài GV hỏi : - Các em đã học một số bài hát về phong cảnh buổi sáng hoặc thiên nhiên nói chung. Em nào có thể kể tên một số bài hát đó ? Gà gáy, Bài ca đi học, Nắng sớm, Trời đã sáng rồi ... - GV giới thiệu tranh minh hoạ. GV giới thiệu : Hôm nay các em sẽ học bài Reo vang bình minh, bài hát diễn tả bức tranh phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc rực rỡ và âm thanh lôi cuốn. Tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, bài hát được ông sáng tác từ năm 1947, khi đó nhạc sĩ mới 26 tuổi. 2. Đọc lời ca HS theo dõi GV chỉ định: Đoạn 1: Reo vang reo ... sáng ngập hồn ta. - Đoạn 2: Líu líu lo lo ... sáng muôn năm. 2 HS thực hiện. GV hướng dẫn: Hs đọc lời ca theo tiết tấu đoạn 1, gồm 4 câu. Tiết tấu câu 1 và 3 giống nhau, tiết tấu câu 2 và 4 giống nhau. 3. Nghe hát mẫu GV thực hiện: - GV đệm đàn, tự trình bày bài hát hoặc dùng băng, đĩa nhạc. HS nghe bài hát GV hỏi: HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát. 4. Khởi động giọng - Dịch giọng (-4). 1-2 HS nói cảm nhận - GV đàn chuổi âm ngắn ở giọng Pha trưởng, HS nghe và đọc bằng nguyên âm La. 5. Tập hát từng câu HS khởi động giọng GV chia câu hát: Đoạn 1 chia làm 4 câu: Reo vang reo ... vang đồng. La bao la ... hoa lá. Cây rung cây ... hương nồng. Gió đón gió ... ngập hồn ta. HS nhắc lại. GV đàn: Đàn giai điệu câu một khoản 2-3 lần. HS lắng nghe GV thực hiện : Bắt nhịp (2-1) và đàn giai điệu để HS hát. HS hát hoà theo GV yêu cầu: HS lấy hơi ở đầu câu hát HS tập lấy hơi GV chỉ định : HS khá hát mẫu. 1-2 HS thực hiện GV hướng dẫn: Cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết. HS sửa chổ sai. GV hướng dẫn : HS tập các câu tiếp theo tương tự. HS tập câu tiếp. GV yêu cầu: HS hát nối các câu hát, lưu ý thể hiện đúng những tiếng ngân dài 3 phách. Đoạn 2 chia làm 4 câu: Líu líu ... say sưa. Hát lên ... tươi sáng. La la ... say sưa. Hát lên ... muôn năm. HS thực hiện. GV hướng dẫn: Tập đoàn 2 tương tự đoạn 1. 6. Hát cả bài. HS tập đoàn 2. GV đàn: HS hát cả bài. HS hát cả bài GV hướng dẫn: HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt, thực hiện đúng những tiếng hát luyến và tiếng hát ngân dài 3 phách. HS sửa chỗ sai GV yêu cầu: HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (đoạn 1) và theo phách (đoạn 2). HS hát, gõ đệm GV hướng dẫn: HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái vui, tha thiết, hồn nhiên của bài hát. 7. Củng cố, kiểm tra HS thực hiện. GV hỏi: Bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc? - Em thích câu hát nào, nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài hát ? HS trả lời GV chỉ định, đánh giá: Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (đoạn 1) và theo phách (đoạn 2). 4-5 HS xung phong GV dặn dò: HS học thuộc bài hát. HS ghi nhớ. GV đàn: Cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. HS hát, gõ đệm. Khối V Ôn tập bài hát : Reo vang bình minh Tập đọc nhạc: TĐN số 1 I. MỤC TIÊU - HS thuộc lời ca, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng của bài Reo vang bình minh. - HS tập hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày bài hát theo nhóm, cá nhân. - HS đọc đúng gia điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 1. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Đàn organ ,Tập hát bài Reo vang bình minh kết hợp vận động theo nhạc. - Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DẠY HỌC CHỦ YẾU Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a. Hoạt động 1 Ôn tập bài hát: Reo vang bình minh - HS ghi bài GV đệm đàn: HS hát bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm. - HS hát, gõ đệm. GV hướng dẫn: - Trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm: - HS thực hiện. GV chỉ định : Trình bày theo nhóm. - HS trình bày GV hướng dẫn: Trình bày bài hát bằng cách hát có đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm: . Trình bày theo nhóm. - HS thực hiện GV chỉ định : HS hát kết hợp vận động theo nhạc. - HS trình bày + HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào thể hiện động tác vận động đẹp và phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp tập theo. + Cả lớp tập hát kết hợp vận động. - HS trình bày GV chỉ định: Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. 5-6 HS trình bày. Hoạt động 2:Tập đọc nhạc TĐN số 1 - Cùng vui chơi 1. Giới thiệu bài TĐN - GV treo bài TĐN số 1 lên bảng. - HS ghi bài GV giới thiệu: - HS theo dõi GVhỏi: Bài TĐN viết ở loại nhịp gì ? Có mấy nhịp ? Bài TĐN viết ở nhịp , gồm có 8 nhịp. - HS trả lời. 2. Tập nói tên nốt nhạc. - HS nhắc lại GV chỉ định: HS nói tên nốt ở khuông thứ nhất. 1-2 HS xung phong 3. Luyện tập cao độ. - Cả lớp thực hiện. GV chỉ định: HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao (Đô-Rê-Mi-Son). 1-2 HS xung phong GV hướng dẫn và đàn cao độ: các nốt Đô-Rê-Mi-Rê-Đô, 4. Luyện tập tiết tấu - Cả lớp luyện cao độ. GV làm mẫu: GV gõ tiết tấu làm mẫu. - HS lắng nghe GVchỉ định: HS xung phong gõ lại 1-2 HS thực hiện. GV bắt nhịp, cả lờp cùng đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. 5. Tập đọc từng câu. - Cả lớp luyện tiết tấu. GV đàn giai điệu: GV đàn giai điệu cả bài. - HS lắng nghe GV bắt nhịp: GV bắt nhịp và đàn để HS đọc từng câu . - Cả lớp đọc câu 1. GV chỉ định: HS xung phong đọc. 1-2 HS thực hiện. GV nghe, sửa sai: Cả lớp đọc câu 1, GV lắng nghe - HS đọc nhạc, sửa sai. GV hướng dẫn: Đọc câu thứ hai tương tự. 6. Tập đọc cả bài. GV đàn giai điệu cả bài - Đọc câu 2 - HS đọc cả bài 7. Ghép lời ca. - HS đọc nhạc . GV chỉ định: 1 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời. - 2 HS xung phong 8. Củng cố, kiểm tra - GV đàn giai điệu, cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp. - Cả lớp thực hiện Rút kinh nghiệm…………………………………………………………………………………………. Khối V Học bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh I. MỤC TIÊU HS hát đúng giai điệu bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Thể hiện đúng chỗ đảo phách và trường độ móc đơn chấm dôi, móc kép. HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (đoạn 1) và theo phách (đoan 2). Góp phần giáo dục HS yêu cuộc sống hoà bình, lên án chiến tranh, bạo lực. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng đĩa nhạc bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Tranh ảnh minh hoạ bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Tập đệm đàn và hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a. Hoạt động 1: Học hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh 1. Giới thiệu bài hát. HS ghi bài GV hỏi: Các em đã học một số bài hát về chủ đề hoà bình. Em nào có thể kể tên một số bài hát đó ? Hoà bình cho bé, Bầu trời xanh, Tiếng hát bạn bè mình.. HS trả lời GV giới thiệu: Hôm nay các em học bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh, bài hát nói lên ước mơ của tuổi thiếu nhi, đó là được sống trong thế giới yên vui, hạnh phúc, không có bạo lực, chiến tranh. Tác giả bài hát là nhạc sĩ Huy Trân. 2. Đọc lời ca: HS theo dõi Hs đọc lời ca GV thực hiện: GV đệm đàn, tự trình bày bài hát hoặc dùng băng đĩa nhạc. HS nghe bài hát GV hỏi: HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát. 4. Khởi động giọng - Dịch giọng (-4) 1-2 HS nói cảm nhận GV đàn: GV đàn chuổi âm ngắn ở giọng Son trưởng, HS nghe và đọc bằng nguyên âm La. 5. Tập hát từng câu. HS khởi động giọng. GV chia câu hát: Tập hát lời 1: GV đàn: Đàn giai điệu câu một khoảng 2-3 lần. HS lắng nghe GV thực hiện: Bắt nhịp (2-1) và đàn giai điệu để HS hát. HS hát hào theo GV yêu cầu: HS lấy hơi ở đầu câu hát HS tập lấy hơi GV chỉ định: HS khá hát mẫu. 1-2 HS thực hiện. GV hướng dẫn: Cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết. HS sửa chỗ sai. GV điều khiển: HS tập các câu tiếp theo tương tự. HS tập câu tiếp GV yêu cầu: HS hát nối các câu hát, thể hiện đúng những nốt ngân dài và trường độ móc đơn chấm dôi - móc kép. HS thực hiện GV hướng dẫn: Đoạn 2 chia làm 2 câu. Tập đoạn 2 tương tự đoạn 1. HS hát đoạn 2. GV đàn: Tập hát lời 2 HS hát hoà tiếng đàn. GV chỉ định: Hát lời 2 6. Hát cả bài 1-2 HS xung phong GV đàn: HS hát cả bài. HS hát cả bài GV hướng dẫn: HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt, thể hiện đúng chỗ đảo phách và trường độ móc đơn chấm dôi, móc kép. HS sửa chỗ sai GV hướng dẫn: HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái mạnh mẽ, sôi nổi của bài hát. 7. Củng cố- dặn dò HS thực hiện. Gv dặn dò: HS học thuộc bài hát. HS ghi nhớ GV đàn: Cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. HS hát, gõ đệm. Rút kinh nghiệm......................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Khối V Thứ 2 ngày 28 tháng 9 năm 2009 Ôn tập bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh Tập đọc nhạc: TĐN số 2 I. MỤC TIÊU HS thuộc lời ca, thể hiện sự mạnh mẽ, thôi thúc của bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh. HS trình bày bài hát bằng cách đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày bài hát theo nhóm, cá nhân. HS đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 2. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN Nhạc cụ quen dùng. Tập hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh kết hợp vận động theo nhạc. Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1:Ôn tập bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời .. HS ghi bài GV hướng dẫn: HS hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm (đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm theo phách). Sửa lại những chỗ hát sai. + Nhóm 1: Hãy xua tan ... đen tối + Nhóm 2: Để bầu trời ... màu xanh + Nhóm 1: Hãy bay lên ... bồ câu trắng + Nhóm 2: Cho bầu em .. trời xanh + Đồng ca : La la ... la la la HS thực hiện. GV chỉ định: Trình bày bài hát theo nhóm. 4-5 HS trình bày GV hướng dẫn: HS hát kết hợp vận động theo nhạc. + HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào có động tác vận động đẹp, phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp tập theo. + Cả lớp tập hát kết hợp vận động theo nhạc. HS hát, vận động GV chỉ định: Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. 5-6 HS trình bày. Hoạt động 2:Tập đọc nhạc : TĐN số 2 - Mặt trời lên 1. Giới thiệu bài TĐN: - GV treo bài TĐN số 2 lên bảng. GV giới thiệu: Các em sẽ học bài TĐN số 2 mang tên Mặt trời lên. HS theo dõi GV hỏi: Bài TĐN viết ở loại nhịp gì ? Có mấy nhịp ? Bài TĐN viết ở nhịp , gồm có 8 nhịp. HS trả lời GV hướng dẫn: Bài TĐN chia làm 2 câu, mỗi câu có 4 nhịp. 2. Tập nói tên nốt nhạc HS nhắc lại. GV chỉ định: HS nói tên nốt ở khuông thứ nhất. 1-2 HS xung phong. GV chỉ từng nốt: GV chỉ từng nốt ở khuông 2, cả lớp đồng thanh nói tên nốt nhạc. 3. Luyện tập cao độ. Cả lớp thực hiện. GV chỉ định: HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao (Đô-Rê-Mi-Son-La). 1-2 HS xung phong GV viết lên bảng: Khuông nhạc có 5 nốt Đô-Rê-Mi-Son-La. HS theo dõi GV hướng dẫn và đàn cao độ: GV quy định đọc các nốt Đô-Rê-Mi-Rê-Đô, rồi đàn để HS đọc hoà theo. - GV quy định đọc các nốt Đô-Rê-Mi-Son-La, rồi đàn để HS đọc hoà theo. - GV quy định đọc các nốt La-Son-Mi-Rê-Đô, rồi đàn để HS đọc hoà theo. 4. Luyện tập tiết tấu Cả lớp luyện cao độ. GV viết lên bảng: HS theo dõi GV làm mẫu: GV gõ tiết tấu HS lắng nghe GV chỉ định: HS xung phong gõ lại 1-2 HS thực hiện. Gv hướng dẫn: GV làm mầu cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. HS theo dõi - GV bắt nhịp (2-3), cả lớp cùng đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. 5. Tập đọc từng câu Cả lớp luyện tiết tấu GV đàn giai điệu: GV đàn giai điệu cả bài. HS lắng nghe GV quy định: - Đọc câu 1: GV đàn câu thứ nhất 3 lần, lần thứ nhất các em lắng nghe, lần 2 và 3 các em đọc nhẩm theo. HS ghi nhớ - GV bắt nhịp và đàn để HS đọc câu 1. Cả lớp đọc câu 1. GV chỉ định : HS xung phong đọc 1-2 HS thực hiện GV nghe, sửa sai: Cả lớp đọc câu 1, GV lắng nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS. HS đọc nhạc, sửa sai GV hướng dẫn: Đọc câu thứ hai tương tự. 6. Tâp đọc cả bài. Đọc câu 2. GV quy định: GV đàn giai điệu cả bài, HS đọc nhạc hoà theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. GV bắt nhịp. HS thực hiện. GV chỉ định: HS xung phong đọc. 1-2 HS thực hiện GV nghe, sửa sai: HS đọc cả bài. GV lắng nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS. 7. Ghép lời ca HS đọc nhạc, sửa sai. GV đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách. Gv bắt nhịp. HS thực hiện. GV chỉ định: 1 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời. 2 HS xung phong GV đàn: Cả lớp hát lời và gõ phách. 8. Củng cố, dặn dò Cả lớp thực hiện. GV chỉ định: HS xung phong trình bày. 1-2 HS thực hiện GV điều khiển: GV chỉ định các tổ đọc nhạc, hát lời và gõ phách. GV đánh giá. Tổ, nhóm trình bày. GV hướng dẫn HS tập chép bài TĐN số 2. Tập chép nhạc. Rút kinh nghiệm………………………………………………………………………………………… Khối V Thứ 2 ngày 5 tháng 10 năm 2009 Học hát : Bài Con chim hay hót I. MỤC TIÊU HS hát đúng giai điệu bài Con chim hay hót. Thể hiện đúng những tiếng hát luyến và cao độ chuyển quảng 8 trong bài hát. HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách. Góp phần giáo dục HS thêm gắn bó với thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng, đĩa nhạc bài Con chim hay hót Tập đệm đàn và hát bài Con chim hay hót. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV ghi nội dung: Học hát Con Chim hay hót 1. Giới thiệu bài hát HS ghi bài GV thuyết trình: Đồng dao là những câu văn vần được truyền miệng trong sinh hoạt của trẻ em từ xa xưa. Khi hát đồng dao, trẻ em thường kết hợp với nhiều trò chơi thú vị. Dựa trên một bài đồng dao, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã sáng tác bài hát Con chim hay hót. Bài hát có giai điệu vui tươi, ngộ nghĩnh, sinh động. 2. Đọc lời ca HS theo dõi - HS đọc bài đồng dao trang 13. - HS đọc lời bài hát trang 12. 2 HS thực hiện. GV hướng dẫn: Chia câu hát: Chia bài thành 7 câu. HS ghi nhớ Gv đọc mẫu: HS đọc lời ca theo tiết câu 1, câu 2. 3. Nghe hát mẫu HS thực hiện. GV thực hiện: GV đệm đàn, tự trình bày bài hát hoặc dùng băng đĩa nhạc. HS nghe bài bát. GV hỏi: HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát. 4. Khởi động giọng. - Dịch giọng (-2) 1-2 HS nói cảm nhận GV đàn: GV đàn chuỗi âm ngắn ở giọng Pha trưởng, HS nghe và đọc bằng nguyên âm La. 5. Tập hát từng câu HS khởi động giọng. GV đàn: Đàn giai điệu câu một khoảng 2-3 lần. HS lắng nghe GV thực hiện: Bắt nhịp (1-2) và đàn giai điệu để HS hát. HS hát hoà theo GV yêu cầu: HS lấy hơi ở đầu câu hát. HS tập lấy hơi GV chỉ định : HS khá hát mẫu. 1-2 HS thực hiện GV hướng dẫn: Cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết. HS sửa chỗ sai GV điều khiển: HS tập các câu tiếp theo tượng tự. HS tập câu tiếp GV yêu cầu: HS hát nối các câu hát. 6. Hát cả bài HS thực hiện Gv đàn: HS hát cả bài. HS hát hoà tiếng đàn GV hướng dẫn: HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt, thể hiện đúng những tiếng hát luyến, tiếng hát ngân dài và cao độ chuyển quãng 7, quãng 8 trong bài hát. HS thực hiện. GV hướng dẫn: HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm, nửa lớp gõ phách, nửa lớp gõ nhịp. HS hát, gõ đệm GV hướng dẫn : HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái nhí nhảnh, ngộ nghĩnh của bài hát. 7. Củng cố dặn dò HS thực hiện GV hỏi: Trong bài hát có tiếng le te, chúng ta đã học bài hát nào cũng có tiếng le te ? Bài Gà gáy - Em thích câu hát nào, nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài hát ? HS trả lời Gv chỉ định: Trình bày bài hát theo nhóm với cách hát lĩnh xướng và hoà giọng. 4-5 HS xung phong GV dặn dò: HS học thuộc bài hát. HS ghi nhớ Khối V Thứ 2 ngày 12 tháng 10 năm 2009 Ôn tập bài hát : Con chim hay hót I. MỤC TIÊU HS trình bày bài Con chim hay hót với cách hát có lĩnh xướng và hoà giọng. Thể hiện tình cảm hồn nhiên, nhí nhảnh của bài. HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 1 kết hợp tập đánh nhịp . HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 2 kết hợp tập đánh nhịp . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN Nhạc cụ quen dùng Tập hát bài Con chim hay hót kết hợp vận động theo nhạc. Đọc nhạc, hát lời kết hợp đánh nhịp bài TĐN số 1, số 2. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1:Ôn tập bài hát: Con chim hay hót HS ghi bài GV yêu cầu: HS hát bài Con chim hay hót kết hợp gõ đệm với hai âm sắc. Sửa lại những chỗ hát sai. HS thực hiện GV hướng dẫn: HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm
Tài liệu liên quan