Giáo án Tin học 10 bài 10: Khái niệm về hệ điều hành

CHƯƠNG II: HỆ ĐIỀU HÀNH Tiết 22: §10. KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU: 1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học: Khái niệm về Hệ Điều Hành 2. Xác định yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ 2.1. Kiến thức:  Nắm được khái niệm hệ thống, phân biệt vai trò và chức năng của phần mềm hệ thống. 2.2. Kỹ năng:  Chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể. 2.3. Thái độ:  Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm bảo vệ hệ thống không tự ý thực hiện các thao tác khi không biết trước hệ quả của thao tác đó,.

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 bài 10: Khái niệm về hệ điều hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/10/2016 Ngày dạy : 03/11/2016 Lớp: 10B1 CHƯƠNG II: HỆ ĐIỀU HÀNH Tiết 22: §10. KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU: 1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học: Khái niệm về Hệ Điều Hành 2. Xác định yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ 2.1. Kiến thức: Nắm được khái niệm hệ thống, phân biệt vai trò và chức năng của phần mềm hệ thống. 2.2. Kỹ năng: Chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể. 2.3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm bảo vệ hệ thống không tự ý thực hiện các thao tác khi không biết trước hệ quả của thao tác đó,... 3. Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt Nội dung Loại câu hỏi / bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Khái niệm HĐH Câu hỏi / bài tập định tính - Biết k/n HĐH. - Biết HĐH là phần mềm hệ thống. Bài tập định lượng 2. Các chức năng và thành phần của HĐH Câu hỏi / bài tập định tính - Biết các chức năng chính của HĐH - Biết và hiểu các cách giao tiếp giữa HĐH với người dùng Bài tập định lượng Biết một số lệnh khi giao tiếp với hệ thống 3. Phân loại HĐH Câu hỏi / bài tập định tính - Biết HĐH gồm có 3 loại. - Biết và hiểu cách làm việc với mỗi loại của HĐH Bài tập định lượng 4. Đề xuất năng lực có thể hướng tới: Biết khái niệm về HĐH, nhận thức đúng về vai trò và vị trí của HĐH. Biết HĐH cài trên máy tính tạo thành một hệ thống. Như thế, con người làm việc với hệ thống chứ không chỉ đơn thuần làm việc với máy tính Biết cách tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống; quản lý, cấp phát tài nguyên. II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình + Hỏi đáp III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy chiếu, bảng phụ. 2.Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi bài. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức:Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Không 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của gv Hoạt động của HS Nội dung Giới thiệu bài mới: Dẫu biết rằng máy tính có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của XH. Nhưng máy tính không thể sử dụng được nếu không có HĐH. Hiện nay xuất hiện rất nhiều HĐH khác nhau: MS DOS, WIN, để biết được HĐH có những chức năng gì thì We sẽ tìm hiểu bài “Khái niệm về HĐH”. GV ghi bảng. * Hoạt động 1:Tìm hiểu về khái niệm hệ niệm hệ điều hành. Liên hệ phần mềm hệ thống để giới thiệu hệ điều hành. Nêu khái niệm hệ điều hành? Gọi HS khác bổ sung (nếu có). Hãy kể tên một số HĐH mà em biết? Chuẩn hoá câu trả lời của HS. * Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng và thành phần của HĐH Vậy nhiệm vụ của HĐH là gì? Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa rồi nêu ra các chức năng chủ yếu của HĐH là gì? Tóm tắt lại và ghi lên bảng. Y/c HS nghiên cứu sách giáo khoa và nêu ra các thành phần chủ yếu của HĐH? Gọi HS khác nhận xét và bổ sung (nếu có). Phân tích và nhận xét * Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại HĐH Hệ điều hành có những loại chính nào? Nêu ví dụ từng loại. Chuẩn hoá câu trả lời của HS rồi ghi bảng. GV có thể chiếu một số hình ảnh để minh họa cách giao tiếp giữa mỗi loại HĐH Nghe giảng. Ghi bài. Trả lời câu hỏi. Nghe giảng. Win98, WinXP, Win2000,.. Nghe giảng. Nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. Nghe giảng và ghi bài. Nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. Nhận xét và bổ sung (nếu có). Nghe giảng. Trả lời và cho ví dụ. Nghe giảng rồi ghi bài. Tiết 22: §10. KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH 1. Khái niệm hệ điều hành HĐH là tập hợp các ct được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ: Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính. Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để thực hiện chương trình. Quản lý, tổ chức khai thác các tài nguyên một cách thuận lợi và tối ưu. 2. Chức năng và thành phần của hệ điều hành. Chức năng: Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống. Cung cấp tài nguyên và tổ chức thực hiện các chương trình. Tổ chức, lưu trữ, cung cấp các công cụ. Kiểm tra khai thác thiết bị ngoại vi. Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm đĩa, vào mạng,). Các thành phần chủ yếu của HĐH: Mỗi chức năng có 1 nhóm chương trình đảm nhiệm, các nhóm chương trình đó gọi là các thành phần của hệ điều hành. 3. Phân loại hệ điều hành Đơn nhiệm một người dùng: HĐH loại này các chương trình phải thực hiện lần lượt. Mỗi lần làm việc chỉ có được một người đăng nhập vào hệ thống. Vd: HĐH MS DOS Đa nhiệm một người dùng: HĐH loại này chỉ cho phép một người đăng nhập và hệ thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình. Vd: HĐH Windows 95. Đa nhiệm nhiều người dùng: HĐH loại này cho phép nhiều người đăng nhập vào hệ thống và có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình. Vd: HĐH Windows 2000, WinXP, V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ 1.Củng cố: - Khái niệm, chức năng, thành phần của hệ điều hành - Phân biệt được các loại HĐH. 2.Dặn dò:Về học bài và xem trước bài mới. VI. RÚT KINH NGHIỆM