Giáo trình Sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi - Nghề: Kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính

BÀI 2 HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY IN Giới thiệu: Hoạt động của máy in được mô tả thông qua hoạt động của 6 nhóm bộ phận chính trong máy in Laser: Mục tiêu: Hiểu được các thành phần máy in. Nắm được vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận máy in . Tháo lắp các chi tiết của máy in. 2.1. Hoạt động của máy in Laser. Bộ phận điều khiển máy (ECU - Engine Control Unit) Bộ phận cấp nguồn AC, DC và cao áp Bộ phận giao tiếp với máy tính (Formatter) Bộ phận tạo ảnh (Image formation) Bộ phận tạo và quét tia laser (Laser/scaner) o Bộ phận cung cấp giấy (Pickup and feed) 2.2. Hoạt động của bộ phận điều khiển máy – ECU (Engine Control Unit) Hoạt động điều khiển máy in do CPU điều khiển nhằm đồng bộ mọi hoạt động của máy in. 2.2.1. Bộ phận điều khiển máy thực hiện các điều khiển sau đây: - Điều khiển mô tơ chính để kéo giấy và vận hành hệ cơ, Cartridge, bộ phận sấy trong suốt quá trình in. - Điều khiển Rơ le và Pickup để lấy giấy khi bắt đầu in ấn. - Theo dõi toàn bộ quá trình di chuyển của giấy thông qua các Sensor. - Điều khiển khối cao áp để tạo ra các điện áp âm -600V, -300V vfa +100V cung cấp cho trục cao áp, trục từ và trống chuyển giao. - Điều khiển cấp nguồn cho thanh nhiệt trên bộ phận sấy. - Điều khiển bật tắt tia laser và sự ngắt mở của gương Scan trên hộp gương Hình 2.1 Mạch điều khiển 2.3.1. Hoạt động của bộ phận cấp nguồn cho máy Bộ phận cấp nguồn cho máy được chia thành các nhóm sau đây: - Bộ phận cung cấp nguồn DC - Bộ phận cung cấp nguồn AC - Bộ phận cung cấp điện áp cao áp.

doc212 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi - Nghề: Kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BR-VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ --------------------------- GIÁO TRÌNH MÔN MÔ ĐUN SỬA CHỮA MÁY IN VÀ THIẾT BỊ NGOẠI VI NGHỀ: KỸ THUẬT LẮP RÁP VÀ SỬA CHỮA MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ/TRUNG CẤP NGHỀ ( Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày 05 tháng 9 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR-VT) Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2015 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 22 LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, máy tính thâm nhập vào mọi lĩnh vực. Tự động hóa hiện đang là ngành chủ chốt điều hướng sự phát triển thế giới. Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải hiểu biết ít nhiều về Công nghệ Thông tin nhất là đối với thiết bị tin học. Cụ thể, là một máy tính để bàn hoặc máy tính cầm tay là một thiết bị mà mọi sinh viên nghề kỹ thuật sửa chữa cần phải nắm rõ tiêu chí kỹ thuật của một máy tính từ đơn giản đến phức tạp. Vì thế, trong giáo trình này, chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết về cấu trúc bên trong máy tính. Môn học này là nền tảng để tiếp thu hầu hết các môn học khác trong chương trình đào tạo. Mặt khác, nắm vững cấu trúc cơ bản bên trong của máy tính là cơ sở để phát triển các kỹ thuật sửa chữa và bảo trì máy tính Học xong môn này, sinh viên phải nắm được các vấn đề sau: - Khái niệm về các cấu trúc bên trong máy in - Khái niệm quy trình hoạt động của máy in - Quá trình hoạt động của máy in - Cấu tạo hoạt động bàn phím và chuột. - Cấu tạo hoạt động của máy scaner Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 28 tháng 08 năm 2015 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SỬA CHỮA MÁY IN VÀ THIẾT BỊ NGOẠI VI Mã số mô đun: MĐ 22 Thời gian mô đun: 120 giờ (Lý thuyết: 40giờ;Thực hành: 70giờ, Kiểm tra 10giờ) 1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN ĐUN - Vị trí của môđun : Môn học được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung, các môn học / mô đun chuyên ngành bắt buộc. - Tính chất của môđun : Là môn học chuyên ngành bắt buộc 2. MỤC TIÊU MÔ ĐUN Sau khi học xong môđun này sinh viên có khả năng : + Phân biệt được các loại máy in và các thiết bị ngoại vi. + Hiểu được các nguyên tắc hoạt động của các loại máy in. + Hiểu được các nguyên tắc hoạt động của thiết bị ngoại vi + Cài đặt được các loại máy in và các thiết bị ngoại vi. + Xác định thay thế chính xác các linh kiện hư hỏng của máy in và thiết bị ngoại vi. + Sửa chữa các hư hỏng thường gặp của các loại máy in. + Bảo dưỡng sửa chữa được hư hỏng chuột, bàn phím. + Bảo dưỡng sửa chữa thay thế Moderm. + Bảo dưỡng sửa chữa được máy scanner. + Bảo dưỡng sửa chữa đuợc hệ thống khuếch đại, loa. 3. NỘI DUNG MÔN ĐUN 3.1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Bài 1: Các cổng giao tiếp của máy tính 2 2 2 Bài 2: Giới thiệu chung về máy in 5 3 2 3 Bài 3: Các chi tiết, linh kiện điển hình 4 2 2 4 Bài 4: Các công nghệ in thông thường 6 2 2 2 5 Bài 5: Công nghệ in tĩnh điện 4 2 2 6 Bài 6: Sử dụng các thiết bị kiểm tra 6 2 2 2 7 Bài 7: Các chỉ dẫn tìm sai hỏng 5 3 2 8 Bai 8: Các kỹ thuật phục vụ đầu in thường 7 3 2 9 Bài 9: Các kỹ thuật phục vụ nguồn nuôi 13 4 7 2 10 Bài 10: Các kỹ thuật phục vụ mạch điện tử 10 3 7 11 Bài 11: Các kỹ thuật phục vụ các bộ phận cơ 14 3 9 2 12 Bài 12: Các kỹ thuật phục vụ máy in 10 2 8 13 Bài 13: Bảo quản, sửa chữa chuột và bàn phím 7 2 5 14 Bài 13: Sửa chữa, lắp đặt Modem 15 3 10 2 15 Bài 15: Sửa chữa, lắp đặt Scanner 6 2 4 16 Bài 16: Sửa chữa hệ thống khuyết đại loa 8 2 6 Cộng : 120 40 70 10 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 224 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ khối máy in Laser 2 Hình 1.2 Sơ đồ khối tổng quát máy in Laser 2 Hình 1.3 Sơ đồ khối tổng quát máy in Laser 3 Hình 1.4 Sơ đồ tổng quát của khối nguồn trên máy in Laser 4 Hình 1.5 Điện áp ra của khối nguồn và các phụ tải 5 Hình 1.6 Khối điều khiển nhận lệnh vào từ máy tính gửi sang thông qua khối giao tiếp (Formatter). 5 Hình 1.7 Khối điều khiển điều khiển khối cao áp hoạt động để tạo ra các điện áp cao -600V, -300V cấp cho các bộ phận của Cartridge. 6 Hình 1.8 Khối điều khiển điều khiển khối quang (hộp gương) hoạt động. 6 Hình 1.10 Vị trí các Sensor (cảm biến) và Motor trên máy in Canon 2900 8 Hình 1.11 Cartridge (Hệ thống tạo ảnh) là bộ phận có thể tháo rời ra khỏi máy in 8 Hình 1.12 Quá trình tạo hình ảnh trên giấy của hệ thống tạo ảnh 9 Hình 1.13 Hình ảnh được tạo ra khi đi qua trống In 9 Hình 1.14 Các chi tiết bên trong hộp Cartridge. 10 Hình 1.15 Hộp gương tạo ra tia Laser quét lên bề mặt trống để ghi tín hiệu 10 Hình 1.16 Vị trí hộp gương trên máy in Canon 10 Hình 1.17 Ghi tín hiệu lên trống bằng tia Laser 11 Hình 1.18 Các thành phần trong hộp gương 11 Hình 1.19. Bên ngoài hộp gương và mạch điều khiển tia Laser 12 Hình 1.20 Các chi tiết bên trong hộp gương 12 Hình 1.21 Quá trình trao đổi dữ liệu giữa máy tính và máy in khi thực hiện in 13 Hình 1.21 Card Formatter trên máy in Canon 2900 14 Hình 1.23 Mực sẽ bị sống (xoá được) nếu bộ phận sấy bị hỏng. 16 Hình 1.24 Bộ phận sấy nằm ở phần cuối quá trình in, nơi giấy đi ra 17 Hình 1.25 Bộ phận sấy trên máy in Canon 2900 17 Hình 2.1 Mạch điều khiển 19 Bảng 2.1 điện áp và các bộ phận sử dụng điện áp 20 Hình 2.2 Mạch điều khiển nguồn AC cho bộ phận sấy 20 Hình 2.3 Bộ phận cung cấp các điện thế cao áp 21 Hình 2.4 Các điện áp cao thế cấp cho các bộ phận của Cartridge 22 và trống chuyển giao 22 Hình 2.5 Hoạt động của bộ phận tạo ảnh (Cartridge) 24 Hình 2.6 Quá trình nạp điện tích âm cho trống 24 Hình 2.7 Mỗi điểm ảnh (Dot) sẽ được đổi thành một dãy số nhị phân trước khi chuyển đến máy in 25 Hình 2.8 Tại máy in tín hiệu từ các điểm ảnh dạng số được đổi trở lại thành tín hiệu điện áp rồi đưa đến hộp gương để điều khiển Diode Laser 25 Hình 2.9 Tia Laser được phát ra từ Diode Laser sau đó được gương Scan phản xạ quét dọc lên bề mặt trống in 26 Hình 2.10 Tia Laser làm cho địên tích âm trên trống giảm xuống (bớt âm đi) 26 Hình 2.11 Điện tích trên bề mặt trống giảm xuống còn âm -100V đến âm -300V tương đương với vị trí thay đổi từ đậm đến nhạt, vị trí giấy trắng thì điện tích trên 27 Hình 2.12 Bước triển khai lấy mực từ trục từ sang trống in 28 Hình 2.13 Các chi tiết của hộp Cartridge 29 Hình 2.14 Trống in và trục cao áp trên hộp Cartridge 29 Hình 2.15 Mực chuyển giao sang giấy với tỷ lệ khoảng 95% 30 Hình 2.16 Dùng lực hút tĩnh điện để tách giấy ra khỏi trống in 31 Hình 2.17 Bộ phận sấy sử dụng thanh nhiệt và áo sấy trên các máy in Canon, HP 31 Hình 2.21 Thanh gạt gạt sạch mực thừa trên trống và rơi vào ngăn chứa mực thừa 33 Hình 2.23 Các tính hiệu điều khiển từ khối điều khiển đến khối quang 34 Hình 2.25 Hộp gương của máy in HP-1210 36 Hình 2.26 Bộ phận cung cấp giấy trên máu in Canon 2900. 38 Hình 2.27 Bộ phận cung cấp giấy trên máy in HP-1210 38 Hình 2.28 Công tắc cửa nhằm an toàn điện cho người sử dụng 39 Hình 2.29 Các Sensor báo giấy vào và báo giấy ra trên máy Canon 2900 40 Hình 2.30 Nếu có giấy bị kẹt thì các Sensor sẽ báo về một tín hiệu 40 Hình 2.31 Các Sensor báo giấy trên máy HP-1210 41 Hình 2.32 Nguyên lý hoạt động của các Sensor báo giấy 41 Hình 2.33 BD Sensor sẽ phát hiện tia Laser rồi báo về CPU 42 Hình 2.34 Khi có tia Laser và gương Scan quay sẽ có tín hiệu /BDI báo về CPU 43 Hình 2.35 Thông báo lỗi trên máy tính khi ra lệnh in – cho biết máy in đang có sự cố trên hộp gươn, mất tia Laser hoặc hỏng mô tơ Scan 44 Hình 2.36 Tháo hộp gương máy Canon 2900 ra để kiểm tra, thay thế. 45 Hình 2.37 Tháo bộ phận sấy ra để kiểm tra. 45 Hình 2.38 Máy tính hiện ra thông báo lỗi trên cho biết bộ phận sấy của máy in có sự cố, mất nhiệt độ 46 Hình 3.1 Tháo nguồn điện và dây tín hiệu 80 Hình 3.2 Tháo hộp Cartridge ra ngoài 80 Hình 3.3 Vị trí con lăn (Quả đào) 81 Hình 3.4 Dùng hai móng tay hoặc panh kẹt để gạt hai lẫy nhựa sang hai bên 81 Hình 3.5 Lấy con lăn ra ngoài 81 Hình 3.4 Vệ sinh con lăn bằng nước sạch và vải sạch 82 Hình 3.5 Lắp con lăn vào vị trí cũ 82 Hình 3.5 Lắp con lăn vào vị trí cũ 83 Hình 3.6 Tháo hộp Cartridge ra ngoài 83 Hình 3.7 Cartridge 84 Hình 4.1 Bản in mờ 107 Hình 4.2 Bản in có đường kẻ 107 Hình 4.3 Thanh gạt to 108 Hình 4.4 Bản in bị nem 108 Hình 4.5 Bản in bị hạt mực li ti 109 Hình 4.6 Bản in mờ cách nhau 110 Hình 4.7 Lo xo đầu trục 110 Hình 4.8 Bản in bị đen 111 Hình 4.10 Các lò xo tiếp điện cho Cartridge 112 Hình 4.11 Thông báo lỗi 118 Hình 5.1 Sơ đồ khối tổng quát khối nguồn 120 Hình 5.2 Sơ đồ nguyên lý khối nguồn 122 Hình 5.3 Khối nguồn mạch đầu vào 123 Hình 5.4 Mạch đầu vào 124 Hình 5.5 Mạch hồi tiếp so quang thứ nhất 126 Hình 5.6 Nhờ có mạch hồi tiếp so quang mà điện áp đầu ra thay đổi không đáng kể trong khi điện áp đầu vào có sự biến đổi lớn. 128 Hình 5.7 Mạch hồi tiếp so quang thứ 2 129 Hình 5.8 Mạch bảo vệ quá áp đầu vào 130 Hình 5.9 Sơ đồ hoạt động của mạch 134 Hình 5.10 Lô xấy 135 Hình 5.11 Chức năng bảo vệ quá nhiệt 137 Hình 5.12 cầu chì nhiệt 139 Hình 5.13 Cửa sổ thông báo lỗi 140 Hình 5.14 Mạch hạ áp từ 24V xuống 5V 141 Hình 5.15 Mạch hạ áp từ 24V xuống 3.3V. 142 Hình 5.16 Các điện thế cao áp -600V, -300V và -100V, +100V do các mạch cao áp tạo ra để cung cấp cho các bộ phận của Card Tridge và trống chuyển giao 145 Hình 5.17 Sơ đồ tổng quát của các mạch cao áp 145 Hình 5.18 Mô tả hoạt động của mạch tạo điện áp phân cực cho trục cao áp 147 Hình 5.19 Sơ đồ tổng quát mạch điều khiển điện áp cấp cho trục cao áp 148 Hình 5.20 Sơ đồ nguyên lý mạch cao áp điều khiển điện áp cho trục cao áp máy in 150 Hình 5.21 Khu vực mạch cao áp cung cấp điện áp cho mạch nạp -600V Trên máy in 152 Hình 5.23 Nguyên lý hoạt động của mạch cao áp 152 Hình 5.24 Sơ đồ nguyên lý mạch cao áp cấp điện áp -300V cho trục từ trên máy in 153 Hình 5.25 Mặt sau khu vực mạch cao áp tạo áp -300V cho trục từ 153 Hình 5.26 Sơ đồ tổng quát của mạch cao áp phân cực cho trống chuyển giao 153 Hình 5.27 Trống chuyển giao trên máy in 153 Hình 5.28 Sơ đồ nguyên lý mạch cao áp tạo áp phân cực cho trống chuyển giao 154 Hình 5.29 giấy đen toàn phần 155 Hình 5.30 Vị trí đo kiểm tra và các linh kiện liên quan đến 156 Hình 5.31 Vị trí đo và các linh kiện liên quan đến nguồn -300V 157 Hình 3.33 Khu vực cao áp tạo ra điện áp phân cực cho trống chuyển giao 158 Hình 6.1 Hình ảnh chuột quang 159 Hình 6.2 Một vài hình ảnh về chuột máy tính 160 Hình 6.3 Chuột MX1000 của Logitech. 160 Hình 6.4. Bàn phím 160 Hình 6.5 Chuột quang: 165 Hình 6.4 Đèn LED dưới đáy chuột quang 165 Hình 6.6 Cấu tạo của chuột quang 167 Hình 6.7 bộ phận chính của chuột quang 169 Hình 6.8 IC cảm biên 170 Hình 6.9 Chuột cơ 172 Hình 6.10 Hình mô phỏng 173 Hình 6.11 Một LED hồng ngoại ở một bên đĩa 175 Hình 6.1 Mặt sau của bàn phím 180 Hình 7.1 Sơ đồ truyền dữ liệu qua mạng cáp 188 Hình 8.1 Camera số 200 Hình 8.2 IP Camera 201 Hình 8.3 Kiểu dáng và hình ảnh một số đầu ghi lưu trữ hình ảnh của camera 202 Hình 8.4 Một số loại Card sử dụng cho hệ thống lưu trữ nhỏ 202 Hình 8.5 Hệ thống công nghiệp 203 Hình 8.1 Sơ đồ lắp ráp 208 Hình 9.1 Máy Scan 218 BÀI 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY IN Giới thiệu: Máy in là thiết bị điện tử vừa phức tạp vừa đơn giản, phức tạp vì máy in chứa hàng triệu phần tử điện tử, nhưng đơn giản vì các thành phần được tích hợp lại dưới dạng module. Vì vậy, việc lắp ráp và bảo trì máy in ngày càng trở lên đơn giản. Mục tiêu: Nắm được các rãnh cắm mở rộng, các cổng nối tiếp. Hiểu được các đặc điểm chung của các cổng. Phân tích được các tính chất, công dụng của các cổng và nắm bắt một số. 1.1. Sơ đồ khối máy in Laser Máy in laser là thiết bị in sử dụng tia laser trong quá trình tạo bản in. Sơ đồ khối tổng quát của máy in Laser như sau: Hình 1.1 Sơ đồ khối máy in Laser Cũng có thể biểu diễn sơ đồ khối tổng quát của máy in Laser chi tiết hơn như sau: Hình 1.2 Sơ đồ khối tổng quát máy in Laser Máy in Laser gồm các thành phần chính là: Hệ thống điều khiển máy (Khối nguồn và khối điều khiển) (ENGINE CONTROL SYSTEM) Hệ thống tạo ảnh – Cartridge (IMAGE FORMATION SYSTEM) Bộ phận quét tia Laser (Khối quang) (LASER/SCANNER UNIT) Khối giao tiếp (Data) (FORMATTER) Hệ thống cung cấp giấy (Khối cơ) (PAPER PICKUP/FEED SYSTEM) Bộ phận sấy (Khối sấy) (Fuser unit) Khay đựng giấy ra (Output tray) 1.2. Chức năng nhiệm vụ các khối trong máy in Laser. 1.2.1. Hệ thống điều khiển máy. - Khối nguồn nuôi. (Power Assembly) - Khối điều khiển máy – ECU (Engine Control Unit) Hình 1.3 Sơ đồ khối tổng quát máy in Laser 1.2.2. Nhiệm vụ khối nguồn. Khối nguồn của máy in Laser có nhiệm vụ cung cấp các điện áp DC 24V, 5V và 3,3V cho các bộ phận khác của máy hoạt động: - 24V cung cấp cho khối cao áp, mô tơ loading, mô tơ Scaner trên hộp gương. - 5V cung cấp cho khối giao tiếp và khối quang. - 3,3V cung cấp cho khối điều khiển. Hình 1.4 Sơ đồ tổng quát của khối nguồn trên máy in Laser Khối nguồn của máy in Laser hoạt động theo nguyên lý nguồn xung, điện áp AC 220V đầu vào được đổi thành điện áp DC300V sau đó cho ngắt mở ở tần số cao để tạo ra dòng điện biến thiên đi qua biến áp xung, biến áp xung sẽ ghép giữa sơ cấp và thứ cấp để lấy ra nguồn điện áp thấp, điện áp này được chỉnh lưu và lọc để lấy ra nguồn 24V cấp cho phụ tải. Mạch hổi tiếp bao gồm các mạch: Lấy mẫu, so quang, sửa sai có nhệm vụ hồi tiếp điện áp đầu ra về để điều chỉnh đèn công suất theo hướng tự ổn định điện áp ra. Các mạch hạ áp sẽ hạ điện áp 24V xuống các điện áp 5V và 3,3V để cấp cho các sử dụng điện áp thấp như CPU sử dụng 3,3V , hộp gương sử dụng 5V, Card giao tiếp sử dụng 5V và 3,3V. Hình 1.5 Điện áp ra của khối nguồn và các phụ tải 1.2.3. Chức năng của khối điều khiển. Khối điều khiển mà thành phần chính là CPU có nhiệm vụ điều khiển chung các hoạt động của máy, khối điều khiển nhận các lệnh điều khiển từ phím bấm hoặc từ máy tính gửi sang thông qua khối giao tiếp (Formatter). Hình 1.6 Khối điều khiển nhận lệnh vào từ máy tính gửi sang thông qua khối giao tiếp (Formatter). Chức năng của khối điều khiển: CPU điều khiển khối cao áp tạo ra các điện áp -600V và -300V cung cấp chotrục cao áp và trục từ trên Cartridge. Hình 1.7. Khối điều khiển điều khiển khối cao áp hoạt động để tạo ra các điện áp cao -600V, -300V cấp cho các bộ phận của Cartridge. CPU điều khiển khối quang tạo ra tia Laser quét lên bề mặt trống in để ghi tín hiệu. CPU điều khiển bật tắt đi ốt Laser và theo dõi tia Laser thông qua đi ốt giám sát, điều khiển motor Scan. Hình 1.8 Khối điều khiển điều khiển khối quang (hộp gương) hoạt động. CPU điều khiển các hoạt động của hệ thống cơ khí, điều khiển Rơle lấy giấy Điều khiển hoạt động của Mô tơ chính trên máy để kéo giấy và điều khiển hệ thống các trục lăn, bánh răng. Theo dõi giấy thông qua các Sensor báo giấy. Hình 1.9. Khối điều khiển, điều khiển hệ thống cơ khí để cho giấy đi qua buồng in và giám sát đường đi của giấy. Hình 1.10 Vị trí các Sensor (cảm biến) và Motor trên máy in Canon 2900 1.2.4. Chức năng của hệ thống tạo ảnh (IMAGE FORMATION SYSTEM) – Cartridge. Các hoạt động của máy in sau cùng là để điều khiển cho hộp Cartridge (hệ thống tạo ảnh) tạo ra hình ảnh ở trên giấy. Khối cao áp cung cấp điện áp -600V cho trục cao áp để nạp điện lên bề mặt trống in. Khối quang tạo ra tia Laser quét lên bề mặt trống in để ghi tín hiệu hình ảnh. Điện áp -300V và trục từ sẽ triển khai mực chuyển sang giấy tại các vị trí đã được ghi tín hiệu để tạo nên hình ảnh. Sau cùng là quá trình chuyển giao mực từ trống in sang giấy để tạo nên hình ảnh trên giấy. Hình 1.11 Cartridge (Hệ thống tạo ảnh) là bộ phận có thể tháo rời ra khỏi máy in + Quá trình hoạt động của hệ thống tạo ảnh. - Quá trình tạo ảnh trên giấy là quá trình lặp đi lặp lại theo chu kỳ các vòng quay của trống in, quá trình này được thực hiện qua 6 giai đoạn: - Quá trình nạp tĩnh điện: Là giai đoạn trống in được nạp điện tích âm 600V. - Quá trình ghi tín hiệu lên trống: Là giai đoạn trống in sau khi đã được nạp tĩnh điện và hộp gương sẽ điều khiển cho tia Laser ghi tín hiệu lên bề mặt trống in. - Quá trình triển khai lấy mực: Là quá trình mực được triển khai sang trống tại những vị trí trước đó bề mặt trống được tia Laser ghi tín hiệu. - Quá trình mực chuyển giao sang giấy: Là quá trình mục được chuyển giao từ trống in sang giấy để tạo nên hình ảnh hoặc văn bản trên giấy. - Quá trình sấy: Là quá trình cuối cùng mực được sấy ở nhiệt độ cao và các hạt mực nóng chảy bám chặt vào giấy trước khi giấy được đưa ra ngoài. Hình 1.12 Quá trình tạo hình ảnh trên giấy của hệ thống tạo ảnh Hình 1.13 Hình ảnh được tạo ra khi đi qua trống In Hình 1.14 Các chi tiết bên trong hộp Cartridge. 1.2.5. Bộ phận quét tia Laser (Khối quang) (LASER/SCANNER UNIT). Bộ phận quét tia Laser hay còn gọi là khối quang có nhiệm vụ tạo ra tia Laser quét lên bề mặt trống in để ghi tín hiệu dưới dạng tĩnh điện. Hình 1.15 Hộp gương tạo ra tia Laser quét lên bề mặt trống để ghi tín hiệu Hình 1.16 Vị trí hộp gương trên máy in Canon + Phương pháp ghi tín hiệu bằng tia Laser Hình 1.17 Ghi tín hiệu lên trống bằng tia Laser Người ta sử dụng tia Laser làm trung hoà điện tích âm trên bề mặt trống đã được nạp tĩnh điện, ban đầu trống in được nạp tĩnh điện ở điện tích khoảng âm -600V, khi có tia Laser chiếu vào bề mặt trống in (đang có -600V) thì điện tích trên trống giảm xuống, tuỳ theo cường độ tia Laser mạnh hay yếu mà điện tích âm giảm đi nhiều hay ít, cường độ tia Laser càng mạnh thì điện tích âm giảm càng nhiều (tức là điện tích trên trống ít âm hơn) 1.3. Các thành phần bên trong hộp gương. Hình 1.18 Các thành phần trong hộp gương Mạch điều khiển tia Laser. Diode phát ra tia Laser. Diode giám sát - cảm biến tia Laser. Thấu kính hình trụ trên đường đi của tia Laser. Mạch điều khiển mô tơ Scan Mô tơ và gương Scan để phản xạ tia Laser quét lên bề mặt trống. Thấu kính hội tụ (thấu kính cong) Hình 1.19. Bên ngoài hộp gương và mạch điều khiển tia Laser Hình 1.20 Các chi tiết bên trong hộp gương Diode Laser có nhiệm vụ phát ra tia laser để ghi tín hiệu IC điều khiển Motor scan điều khiển cho Motor quay đúng tốc độ và pha để đồng bộ với tín hiệu tia Laser phát ra từ Súng Laser. Motor Scan gắn gương Scan 4 cạnh để quay và phản xạ tia Laser quét đổi hướng theo hình quạt, quét dọc lên bề mặt trống in. 1.4. Khối giao tiếp (Data) (Card FORMATTER) Hình 1.21 Quá trình trao đổi dữ liệu giữa máy tính và máy in khi thực hiện in Trong quá trình in, Card Formatter là thành phần trung gian để trao đổi dữ liệu với máy tính, là nơi lưu trữ tạm thời dữ liệu in rồi cung cấp dần cho các bộ phận của máy. Cung cấp dữ liệu cho khối quang để điều khiển tia Laser ghi tín hiệu lên bề mặt trống in. Cung cấp dữ liệu cho khối điều khiển để điều khiển các hoạt động của hệ cơ, Cartridge, gương Scan hoạt động đồng bộ khi thực hiện in. Hình 1.21 Card Formatter trên máy in Canon 2900 1.5. Nhiệm vụ của hệ thống cung cấp giấy (Khối cơ) (PAPER PICUP/FEED SYSTEM). Hệ thống cung cung cấp giấy bao gồm các thành phần như: Khay đựng giấy chính. Khay đựng giấy ưu tiên. Rơ le và Rulô lấy giấy. Hệ thống con lăn. Mô tơ chính. Hệ thống các Sensor báo giấy Chức năng của hệ thống cung cấp giấy nhằm thực hiện đưa giấy qua buồng in, hệ thống các Sensor có nhiệm vụ phát hiện giấy bị kẹt trước và trong quá trình in, nhận biết chiều rộng của giấy in, Mô tơ điều khiển hệ thống cơ khí để đưa giấy đi qua buồng in, Rơ le và Rulô lấy giấy thực hiện nâng giấy và gắp giấy khi một lệnh in được thực hiện. Hệ thống các thành phần của khối cơ thực hiện các hành trình sau : Nạp giấy : kéo giấy từ khay vào trong máy. Kéo giấy di chuyển đúng đường đi theo thiết kế, đảm bảo cho giấy được tiếp xúc với trống. Đẩy giấy (đã hoàn thành bản in) ra khỏi máy. Toàn bộ khối cơ được vận hành nhờ lực ké
Tài liệu liên quan