Giáo trình Thống kê bưu chính viễn thông

Doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông và mạng Bưu chính Viễn thông -1.2. Thống kê cơ sở hạ tầng mạng Bưu chính Viễn thông 10 1.3. Thống kê phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông 15 1.4. Đánh giá kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông 17 1.5. Thống kê chất lượng phục vụ của mạng Bưu chính Viễn thông

pdf17 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Thống kê bưu chính viễn thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG QUANG THỐNG KÊ BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI- 2007 1. Thông tin về tác giả Giáo trình : Thống kê Bưu chính viễn thông. Nhà xuất bản Giao thông vận tải năm 2007. Chủ biên. PGS TS Nguyễn Đăng Quang Email: quangnguyen66@gmail.com 2. Phạm vi và đối tương sử dụng giáo trình + Giáo trình được sử dụng làm tài liệu học tập và tham khảo cho các chuyên ngành Kinh tế BCVT, Quản trị kinh doanh viễn thông, Quản trị kinh doanh bưu chính + Các từ khóa: Sản lượng dịch vụ BCVT, doanh thu BCVT, chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông, tải trọng, lao động, hệ số hấp dẫn, giá thành dịch vụ + Kiến thức yêu cầu các môn học trước: Nguyên l ý thống kê kinh tế; xác suất thống kê; Kinh tế BCVT; mạng và dịch vụ bưu chính viễn thông; quy trình khai thác dịch vụ BCVT + Tên nhà xuất bản: Nhà xuất bản giao thông vận tải. Thèng kª BCVT5 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 Mục lục 5 Chương 1. THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG 7 1.1. Doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông và mạng Bưu chính Viễn thông - 1.2. Thống kê cơ sở hạ tầng mạng Bưu chính Viễn thông 10 1.3. Thống kê phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông 15 1.4. Đánh giá kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông 17 1.5. Thống kê chất lượng phục vụ của mạng Bưu chính Viễn thông 18 - Chương 2. THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM BCVT 23 2.1. Đặc điểm sản phẩm Bưu chính Viễn thông và nhiệm vụ thống kê - 2.2. Danh mục sản phẩm Bưu chính Viễn thông 24 2.3. Thống kê khối lượng sản phẩm Bưu chính Viễn thông 26 - 2.4. Thống kê thực hiện kế hoạch và biến động khối lượng sản phẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông 36 - 2.5. Nghiên cứu sự không đồng đều của tải trọng 38 2.6. Nghiên cứu cấu trúc sản phẩm, dịch vụ Bưu chính Viễn thông 41 2.7. Thống kê nghiên cứu hệ số hấp dẫn 45 Chương 3. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BCVT 48 3.1. Nhiệm vụ thống kê chất lượng dịch vụ Bưu chính Viễn thông - 3.2. Hệ thống các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ Bưu chính Viễn thông 49 3.3. Thống kê chất lượng dịch vụ bưu chính 51 3.4. Thống kê chất lượng dịch vụ viễn thông 55 3.4.1. Thống kê chất lượng dịch vụ điện báo, facsimile (Fax) - 3.4.2. Thống kê chất lượng dịch vụ điện thoại 57 3.4.3. Thống kê chất lượng dịch vụ điện thoại VoIP 71 3.4.4. Thống kê chất lượng dịch vụ Internet 75 Chương 4. THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG BCVT 86 4.1. Thống kê tài sản cố định trong Bưu chính-Viễn thông - 4.1.1. Khái niệm tài sản cố định - 4.1.2. Phân loại tài sản cố định trong Bưu chính Viễn thông 87 4.1.3. Nhiệm vụ thống kê TSCĐ - 6Thèng kª BCVT 4.1.4. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định 88 4.1.5. Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Bưu chính Viễn thông 96 4.2. Thống kê tài sản lưu động trong Bưu chính Viễn thông 100 - 4.2.1. Tài sản lưu động và nhiệm vụ thống kê - 4.2.2. Thống kê kết cấu tài sản lưu động 101 4.2.3. Thống kê tình hình cung cấp, dự trữ vật tư và sử dụng vật tư đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh 102 Chương 5. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG & THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 104 104 5.1. Thống kê lao động - 5.1.1. Nhiệm vụ thống kê lao động - 5.1.2. Thống kê số lượng, cơ cấu và biến động lao động - 5.1.3. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông 110 5.2. Thống kê năng suất lao động 115 5.2.1. Nhiệm vụ của thống kê năng suất lao động - 5.2.2. Phương pháp tính năng suất lao động - 5.2.3.Nghiên cứu sự biến động của năng suất lao động 117 5.3. Thống kê thu nhập của người lao động 119 5.3.1. Thống kê quỹ lương và tiền lương bình quân - 5.3.2. Thống kê thu nhập của người lao động 124 5.4. Thống kê điều kiện lao động và thực hiện chế độ bảo hộ, bảo hiểm lao động - Chương 6. THỐNG KÊ DOANH THU, CHI PHÍ , GIÁ THÀNH VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH BƯU CHÍNH-VIỄN THÔNG 127 6.1. Thống kê doanh thu Bưu chính Viễn thông - 6.2. Thống kê chi phí và giá thành sản phẩm Bưu chính Viễn thông 129 6.3. Thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông 139 Tài liệu tham khảo 143 Thèng kª BCVT3 LỜI NÓI ĐẦU Thống kê Bưu chính Viễn thông là một môn học nằm trong chương trình đào tạo của ngành Kinh tế Bưu chính Viễn thông, Quản trị kinh doanh Bưu chính, Quản trị kinh doanh Viễn thông. Môn học có mục đích trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và những phương pháp thống kê cần thiết để thống kê kết quả sản xuất kinh doanh, các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông (BCVT), cũng như các phương pháp để xử lý những tài liệu thống kê thu thập được. Giáo trình được biên soạn do giảng viên của bộ môn Kinh tế Bưu chính Viễn thông, PGS – TS. Nguyễn Đăng Quang thực hiện. Trong quá trình biên soạn giáo trình, mặc dù tác giả đã có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để trong lần xuất bản lần sau giáo trình được hoàn thiện hơn. BỘ MÔN KINH TẾ BCVT TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 4Thèng kª BCVT Thèng kª BCVT7 CHƯƠNG 1 THỐNG KÊ MẠNG BƯU CHÍNH- VIỄN THÔNG 1.1. DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGVÀ MẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 1.1.1. DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG(BCVT) Các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông là đối tượng cơ bản công tác quản lý vận hành khai thác mạng lưới. Công tác tổ chức khai thác, vận hành mạng và tất cả hoạt động sản xuất truyền đưa tin tức đều do các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông tiến hành. Doanh nghiệp BCVT là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông; sản xuất thiết bị, vật liệu Bưu chính Viễn thông; xuất nhập khẩu, cung ứng thiết bị, vật liệu Bưu chính Viễn thông; tư vấn, khảo sát và thiết kế, xây dựng công trình Bưu chính Viễn thông. Trong thống kê Bưu chính Viễn thông, các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông bao gồm: + Bưu chính Việt Nam: là doanh nghiệp nhà nước về bưu chính duy nhất được thành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng. + Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư: doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong nước + Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông: là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp mà vốn góp của nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, được thành lập theo quy định của pháp luật để thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông. + Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông: là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ viễn thông. Hiện nay tại Việt Nam có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ BCVT như Tập đoàn BCVT Việt Nam (VNPT), Công ty cổ phần dịch vụ BCVT Sài Gòn (SPT), công ty Viễn thông điện lực (EVN), Tổng công ty viễn thông quân đội (Viettel), công ty viễn thông Hàng hải (Vishipel), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HanoiTelecom), v.v… Trong các doanh nghiệp BCVT thì Tập đoàn BCVT Việt Nam là doanh nghiệp cung cấp nhiều loại hình dịch vụ nhất, có quy mô lớn nhất, chiếm thị phần lớn nhất trong tổng doanh thu toàn ngành BCVT. 8Thèng kª BCVT Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thôngđảm bảo việc cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thôngcho nhân dân và nền kinh tế quốc dân trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ và theo yêu cầu của nhà nước. Doanh nghiệp Bưu chính Viễn thôngcó tư cách pháp nhân, được sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thônglà đảm bảo việc thoả mãn tất cả những nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và của nhân dân về dịch vụ Bưu chính Viễn thông với chất lượng cao, với chi phí nhỏ nhất, tăng phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo việc nâng cao mức sống của người lao động trong ngành. Thống kê Bưu chính Viễn thông cung cấp thông tin về số lượng và thành phần các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông. Số lượng các doanh nghiệp BCVT được xác định vào một ngày cố định trong năm(thông thường là vào ngày cuối cùng của năm báo cáo). Thành phần của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính-Viễn thông được nghiên cứu bằng phương pháp phân tổ theo nhiều loại tiêu thức. + Theo đặc điểm và số lượng sản phẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông phân thành 2 nhóm: - Nhóm 1: là các doanh nghiệp tổng hợp cung cấp nhiều loại dịch vụ: viễn thông, bưu chính. Ví dụ như VNPT, SPT, Viettel, các bưu điện tỉnh, thành phố... - Nhóm 2: là các doanh nghiệp chỉ cung cấp một vài loại hình dịch vụ (ví dụ FPT, NETNAM,...) + Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông còn được phân tổ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm tính bằng đơn vị giá trị. - Doanh nghiệp chiếm thị phần không chế (Trên 30 % sản lượng hoặc doanh thu của một loại hình dịch vụ nào đó). - Doanh nghiệp không chiếm thị phần không chế. Việc phân chia các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thành các tổ cho phép đánh giá khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và rất cần thiết khi nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp, tìm ra nguồn dự trữ nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thông tin về số lượng doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ có trong báo cáo thống kê và được cấu thành từ các phần sau: - Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính, - Số lượng doanh nghiệp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư; - Số lượng các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; - Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông; Để đánh giá mức độ đảm bảo cung cấp dịch vụ viễn thông(điện thoại, fax, truyền số liệu, Internet,...) cho khách hàng trong báo cáo thống kê còn có những thông tin về số Thèng kª BCVT9 lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động, dịch vụ Internet,... Việc thống kê ban đầu về các doanh nghiệp BCVT được tiến hành trên cơ sở số liệu về hồ sơ, giấy phép đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trong những tài liệu này cần chỉ rõ: tên địa dư hành chính mà doanh nghiệp, cơ sở Bưu chính Viễn thôngphục vụ, loại doanh nghiệp (bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phát chuyển thư, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông v.v..), thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả các thông tin về số lượng các doanh nghiệp, cơ sở cung cấp dịch vụ BCVT được phân tích bằng dãy số thời gian, cho chúng ta biết được tốc độ phát triển, tình hình cạnh tranh trên thị trường BCVT, cũng như khả năng cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thôngcho nền kinh tế quốc dân và nhân dân của ngành BCVT. 1.1.2. MẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Mạng Bưu chính Viễn thông Việt Nam bao gồm mạng Bưu chính và mạng Viễn thông. Mạng Bưu chính là tập hợp các điểm thông tin được sắp xếp theo một trật tự nhất định và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn làm nhiệm vụ truyền đưa tin tức. Mạng bưu chính bao gồm mạng bưu chính công cộng, mạng chuyển phát và mạng bưu chính chuyên dùng. - Mạng Bưu chính công cộng bao gồm các trung tâm kỹ thuật, khai thác, vận chuyển và điều hành Bưu chính, các tuyến đường thư, hệ thống bưu cục, điểm phục vụ và các đại lý được tổ chức trong cả nước. - Mạng chuyển phát: do doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng và quản lý để cung cấp dịch vụ chuyển phát thư theo quy định của pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật về Bưu chính Viễn thông. - Mạng bưu chính chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân được thiết lập để phục vụ nhu cầu thông tin của các cơ quan tổ chức đó. Mạng viễn thông bao gồm mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng và mạng viễn thông chuyên dùng là tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng các đường truyền dẫn. - Mạng Viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm hệ thống đường trục viễn thông quốc gia (hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn liên tỉnh và quốc tế), hệ thống nội tỉnh, nội hạt, hệ thống các điểm phục vụ và hệ thống các thiết bị đầu cuối. - Mạng viễn thông dùng riêng: là mạng viễn thông do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam thiết lập để đảm bảo thông tin cho các thành viên của mạng, bao gồm các thiết bị viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm xác định khác nhau và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuê hoặc xây dựng. 10Thèng kª BCVT - Mạng viễn thông chuyên dùng: là mạng viễn thông dùng để phục vụ thông tin đặc biệt của các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ thông tin quốc phòng, an ninh. Cùng với sự phát triển nền kinh tế và đời sống xã hội, nhu cầu về các loại dịch vụ Bưu chính Viễn thôngkhông ngừng tăng lên dẫn tới sự phát triển không ngừng của mạng lưới Bưu chính Viễn thông. Từ những đặc thù của việc tổ chức và khai thác, cũng như hệ thống quản lý của ngành BCVT, mạng Bưu chính Viễn thông được chia thành mạng liên tỉnh, nội tỉnh, nội hạt, mạng quốc tế. 1.1.3. NHIỆM VỤ THỐNG KÊ MẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Để có thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và của nhân dân, mạng Bưu chính Viễn thôngtrong cả nước cũng như các vùng riêng biệt cần phải đảm bảo những yêu cầu về tính hiệu quả khi cung cấp các loại dịch vụ, cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. Những yêu cầu đó là: - Các điểm phục vụ, thiết bị đầu cuối phải được bố trí gần nhất tới nguồn thông tin. - Đảm bảo chất lượng cao khi tổ chức mạng lưới. - Trang bị các thiết bị kỹ thuật và các kênh thông tin có hiệu quả cao; - Đảm bảo việc nâng cao hiệu quả kinh tế quốc dân của ngành Bưu chính Viễn thông. Thống kê mạng Bưu chính Viễn thôngnhằm nghiên cứu việc thực hiện những yêu cầu đó như thế nào trên tất cả các giác độ quản lý và kế hoạch hoá mạng Bưu chính Viễn thông. Trên cơ sở những số liệu quan sát được, thống kê có nhiệm vụ làm sáng tỏ, sự phát triển mạng lưới và dịch vụ đáp ứng được mức độ nào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và nhân dân. Những số liệu thống kê cho phép tính toán những chỉ tiêu, đặc trưng cho chất lượng tổ chức mạng, mức độ đáp ứng nhu cầu về các loại dịch vụ Bưu chính Viễn thông, những thông tin để đánh giá trạng thái của mạng BCVT và lập kế hoạch phát triển mạng lưới BCVT. Với sự trợ giúp của các phương pháp thống kê, thống kê BCVT tiến hành thu thập và hệ thống hoá những thông tin về quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới theo từng thành phần cấu thành mạng lưới. Dựa vào những số liệu thống kê mạng Bưu chính Viễn thông, xác định hiệu quả của việc phát triển mạng lưới, làm sáng tỏ vấn đề, việc xây dựng và phát triển mạng lưới mỗi loại hình dịch vụ đã hợp lý tới mức độ nào, bằng cách nào để nâng cao các chỉ tiêu, đặc trưng cho mức độ phát triển chất lượng kỹ thuật của mạng lưới. Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của thống kê mạng Bưu chính Viễn thônglà: - Biểu thị đặc tính của các thiết bị kỹ thuật hiện có của mạng lưới; - Nghiên cứu mức độ phát triển của mạng lưới; - Đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới; - Đánh giá chất lượng phục vụ, tốc độ truyền tin, độ an toàn, chính xác, độ ổn định và tính kinh tế. Thèng kª BCVT11 1.2. THỐNG KÊ HẠ TẦNG CƠ SỞ MẠNG BCVT 1.2.1. THỐNG KÊ HẠ TẦNG CƠ SỞ MẠNG BƯU CHÍNH 1.2.1.1. Mạng bưu cục, điểm phục vụ Mạng bưu cục bao gồm: các trung tâm kỹ thuật, trung tâm vận chuyển, trung tâm điều hành bưu chính, các bưu cục thực hiện việc nhận gửi, khai thác và phát bưu phẩm, bưu kiện, phát hành báo chí, chuyển tiền, các thùng thư công cộng và các đại lý, điểm Bưu điện văn hóa xã. Mạng bưu cục, đại lý, điểm Bưu điện văn hoá xã, thùng thư bưu chính là bộ phận của mạng lưới có nhiệm vụ trực tiếp phục vụ khách hàng một loại hình dịch vụ Bưu chính Viễn thông nào đó. Các điểm phục vụ được phân bố tại nơi tập trung nhiều người sử dụng dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Các điểm phục vụ trong bưu chính được phân loại theo khả năng và số lượng dịch vụ cung cấp như điểm cung cấp nhiều loại hình dịch vụ (bưu cục, đại lý, điểm Bưu điện văn hoá xã), điểm cung cấp một loại dịch vụ(thùng thư bưu chính). Theo tính chất hoạt động và quy mô của điểm phục vụ, các điểm phục vụ còn được phân thành bưu cục cấp 1, bưu cục cấp 2, bưu cục cấp 3, đại lý, điểm bưu điện văn hoá xã. Tuỳ theo đặc điểm lao động sử dụng trong các điểm phục vụ, các điểm phục vụ còn được chia thành điểm phục vụ sử dụng lao động trong ngành(bưu cục), điểm phục vụ sử dụng lao động ngoài ngành (đại lý, điểm Bưu điện - văn hóa xã). Các doanh nghiệp khi thống kê số lượng bưu cục, điểm phục vụ sử dụng biểu mẫu sau: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG BƯ U CỤC ĐIỂM PHỤC VỤ & THING THƯ CÔNG CỘNG Phõn loại Số lượng Bưu cục giao dịch Bưu cục ngoại dịch Bưu cục cửa khẩu biên giới Bưu cục cú cung cấp dịch vụ tài chớnh*: + Trong đú: - Bưu cục có cung cấp dịch vụ TKBĐ: Đại lý dịch vụ bưu chính Điểm Bưu điện - Văn hoá xó Quầy giao dịch lưu động, kiốt Thùng thư công cộng 1.2.1.2. Mạng đường thư Mạng đường thư kết nối các các điểm phục vụ với nhau và đảm bảo việc truyền đưa tin tức về mặt không gian. Đường thư được hiểu là tuyến đường giao thông mà phương tiện vận tải Bưu chính đi theo một sơ đồ nhất định giữa hai điểm thông tin cuối cùng để vận chuyển bưu phẩm, 12Thèng kª BCVT bưu kiện,... Căn cứ vào phương tiện vận tải sử dụng đường thư bưu chính được chia thành: đường thư ô tô, đường thư máy bay, đường thư tàu hoả, đường thư tàu thuỷ... - Mạng đường thư bưu chính được chia thành mạng đường thư trong nước(mạng cấp 1, cấp 2, mạng đường thư cấp 3) và mạng đường thư quốc tế. - Mạng đường thư Bưu chính được đặc trưng bằng số lượng đường thư (cấp 1, cấp 2, cấp 3) và độ dài của các tuyến đường thư (kilômét). 1.2.2. THỐNG KÊ HẠ TẦNG CƠ SỞ MẠNG VIỄN THÔNG Hạ tầng cơ sở mạng viễn thông bao gồm các điểm phục vụ, hệ thống chuyển mạch, hệ thống các thiết bị đầu cuối và đường truyền dẫn. - Điểm phục vụ cung cấp dịch vụ viễn thông là các công ty viễn thông, công ty điện báo - điện thọai, bưu cục, đài, trạm viễn thông, trung tâm chăm sóc khách hàng, các đại lý, máy điện thoại thẻ... - Hệ thống thiết bị chuyển mạch bao gồm các tổng đài. Tuỳ theo tính chất hoạt động các tổng đài được phân thành: tổng đài chuyển tiếp quốc tế (Gateway), tổng đài chuyển tiếp quốc gia (Toll), tổng đài HOST, tổng đài nội hạt. - Hệ thống thiết bị đầu cuối bao gồm hệ thống thiết bị đầu cuối công cộng và thiết bị đầu cuối thuê bao. Thiết bị đầu cuối thuê bao là thiết bị đầu cuối cố định hoặc di động (máy điện thoại, máy fax,... thuê bao) của người sử dụng dịch vụ được đấu nối, hoà mạng vào mạng viễn thông công cộng thông qua điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng. Thiết bị đầu cuối công cộng là thiết bị đầu cuối cố định hoặc di động của doanh nghiệp viễn thông được đấu nối, hoà mạng vào mạng viễn thông công cộng thông qua điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng. - Đường truyền dẫn trong Viễn thông là đường dây cáp đồng, đường truyền dẫn thông tin vệ tinh, cáp quang. Theo loại tin tức truyền đưa, đường truyền dẫn còn được chia thành kênh điện thoại, kênh phát thanh, truyền hình, kênh truyền số liệu... Theo phạm vi hoạt động, đường truyền dẫn được chia thành: đường truyền dẫn nội hạt, đường truyền dẫn nội tỉnh, đường truyền dẫn liên tỉnh và quốc tế Đường truyễn dẫn trong Viễn thông được đặc trưng bằng số lượng (tuyến) và dung lượng đường truyền dẫn(số luồng E1 đối với cáp quang và vi ba, số kênh/km đối với cáp đồng) và dung lượng mạng cáp (số đối cáp gốc và số đôi cáp ngọn), chiều dài đường truyền dẫn (km). Việc thống kê hạ tầng mạng BCVT được trình bày theo biểu mẫu 07/BCVT-PT CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Năm .... Số TT Tên chỉ tiêu Mã số Đơn vị tính Số có đến Thèng kª BCVT13 31/12 A B C D (1) I. MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BƯU ĐIỆN 1 Số bưu điện huyện và tương đương 1010 Cơ sở 2 Số công ty tin học trực thuộc 1020 Cơ sở 3 Số đơn vị trực thuộc hạch toán riêng 1030 Cơ sở 4 Số đài viễn thông 1040 Đài A B C D (1) 5 Số trạm viễn thông 1050 Trạm 6 Số bưu cục khu vực 1060 Bưu cục
Tài liệu liên quan