Giới thiệu mô hình định giá tài sản

• Những giả định của mô hình định giá tài sản vốn (the capital asset pricing model) là gì ? • Tài sản phi rủi ro (risk-free) là gì và những đặc trưng về lợi nhuận và rủi ro (risk-return) của nó? • Hiệp phương sai (covariance) và sự tương quan giữa tài sản phi rủi ro và một tài sản có rủi ro, hoặc của một danh mục (portfolio) các tài sản rủi ro là gì?

doc44 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2973 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu mô hình định giá tài sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN. Chương này trả lời các câu hỏi sau: Những giả định của mô hình định giá tài sản vốn (the capital asset pricing model) là gì ? Tài sản phi rủi ro (risk-free) là gì và những đặc trưng về lợi nhuận và rủi ro (risk-return) của nó? Hiệp phương sai (covariance) và sự tương quan giữa tài sản phi rủi ro và một tài sản có rủi ro, hoặc của một danh mục (portfolio) các tài sản rủi ro là gì? Lợi nhuận kỳ vọng là gì khi bạn kết hợp tài sản rủi ro và một danh mục các tài sản rủi ro? Độ lệch chuẩn là gì khi bạn kết hợp tài sản phi rủi ro và một danh mục đầu tư gồm các tài sản rủi ro trên đường biên hiệu quả Markovitz (Markovitz efficient frontier), danh mục đầu tư hợp lý (possible portfolio) là danh mục đầu tư như thế nào? Cho danh mục đầu tư hợp lý ban đầu với một tài sản phi rủi ro, danh mục đó thay đổi như thế nào nếu bạn thêm vào đó các đòn bẩy tài chính (ví dụ như vay mượn)? Danh mục đầu tư thị trường là gì, danh mục này bao gồm những tài sản nào, những quan hệ chủ yếu giữa các tài sản cụ thể trong danh mục đó là gì ? Đường thị trường vốn (capital market line – CML) là gì? Sự đa dạng hoá hoàn toàn (complete diversification) nhằm mục đích gì ? Đo lường sự đa dạng hoá đầu tư cho một danh mục đầu tư cá nhân như thế nào ? Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống là gì ? Với một đường CML, định lý về sự phân đoạn là gì? Cho đường CML, đơn vị đo lường rủi ro thích hợp cho một tài sản cá nhân có rủi ro là gì ? Đường thị trường chứng khoán (security market line - SML) là gì ? Nó khác gì so với đường CML ? Hệ số bêta là gì và tại sao nó lại được coi như là một thước đo được chuẩn hoá để đo lường rủi ro hệ thống? Sử dụng đường SML để xác định tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng ( hoặc tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu) của một tài sản rủi ro như thế nào? Sử dụng đường SML, chứng khoán dưới giá trị (undervalued), vượt quá giá trị ( overvalued) nghĩa là gì, làm thế nào để xác định khi nào một tài sản là dưới giá trị hay vượt quá giá trị? Đường đặc trưng của một tài sản (asset’s characteristic line) là gì và tính toán được đường đặc trưng cho một tài sản như thế nào? Đâu là những tác động lên đường đặc trưng đó khi bạn tính toán nó ,sử dụng các khoảng thời gian ghi nhận thu nhập khác nhau (ví dụ : hàng tuần so với hàng tháng) và khi bạn sử dụng các chuẩn đại diện khác nhau (ví dụ: các thước đo đơn vị chuẩn (benchmarks)) cho danh mục đầu tư thị trường (ví dụ: chỉ số S&P 500 so với 1 chỉ số chứng khoán toàn cầu)? Lý thuyết định giá chênh lệch (arbitrage pricing theory- APT) là gì và các giả định của nó khác gì với các gỉa định của mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) ? Lý thuyết định giá chênh lệch (APT) có gì khác với của mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) trên phương diện thước đo rủi ro ? Theo sự phát triển của lý thuyết danh mục đầu tư Markovitz, có 2 giả định chính đưa ra rằng sử dụng học thuyết để thu được 1 mô hình xác định giá trị của các tài sản rủi ro. Trong chương này, chúng tôi giới thiệu 2 giả định đó. Cơ sở của mô hình định giá tài sản ở phần này của cuốn sách rất quan trọng vì những đơn vị đo lường rủi ro được gợi ý qua các mô hình này là nguồn đầu vào cần thiết cho sự thảo luận tiếp theo của chúng ta về giá trị của các tài sản rủi ro. Nội dung chính phần trình bày về lý thuyết thị trường vốn và mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) đã được phát triển gần như đồng thời bởi 3 nhà nghiên cứu khác nhau. Thời gian gần đây, một mô hình định giá tài sản khác được giới thiệu, gọi tên là Lý thuyết định giá chênh lệch (APT). Lý thuyết này và mô hình định giá được nói đến trong đó cũng được giới thiệu và thảo luận tương tự. LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG VỐN:TỔNG QUAN Vì lý thuyết thị trường vốn xây dựng dựa trên lý thuyết danh mục đầu tư. Chương này bắt đầu thảo luận tại điểm kết thúc cuộc thảo luận về lý thuyết đường biên hiệu quả Markovitz. Chúng ta giả định bạn đã nghiên cứu tập hợp những tài sản rủi ro và thu được toàn bộ đường biên hiệu quả. Hơn nữa, chúng ta giả định bạn và tất cả các nhà đầu tư đều muốn tối đa hoá lợi ích của bạn với rủi ro và thu nhập hợp lý. Vì thế, bạn sẽ chọn những danh mục đầu tư gồm những tài sản rủi ro nằm trên đường biên hiệu quả tại điểm mà bản đồ lợi nhuận của bạn tiếp tuyến với đường biên đã được chỉ ra ở hình 8.10. Khi bạn ra quyết định đầu tư theo cách này, bạn được coi là 1 nhà đầu tư theo trường phái hiệu quả Markovitz. Lý thuyết thị trường vốn là sự mở rộng lý thuyết danh mục đầu tư và phát triển mô hình định giá tất cả các tài sản rủi ro. Sản phẩm cuối cùng, mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) cho phép bạn xác định tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu cho bất kỳ tài sản rủi ro nào. Chúng ta bắt đầu với cơ sở của lý thuyết thị trường vốn bao gồm những giả định cơ bản của học thuyết và sự thảo luận về các nhân tố dẫn đến sự phát triển tiếp theo lý thuyết danh mục đầu tư Markovitz. Nguyên lý giữa các nhân tố này là sự phân tích các tác động của giả thiết là có sự tồn tại của 1 tài sản phi rủi ro. Đây là chủ đề của mục tiếp theo. Chúng ta sẽ thấy rằng giả định có sự tồn tại của một tỷ lệ lãi suất phi rủi ro có ý nghĩa lớn đối với thu nhập tiềm năng, rủi ro và các hình thức kết hợp giữa thu nhập và rủi ro khác nhau. Điều này này ám chỉ đến 1 danh mục đầu tư trọng tâm gồm những tài sản rủi ro nằm trên đường biên hiệu quả, chúng ta gọi là danh mục đầu tư thị trường (market portfolio). Chúng ta thảo luận về danh mục đầu tư thị trường trong mục thứ 3, liên quan đến những loại rủi ro khác nhau thì nội dung của nó thể hiện như thế nào. Mục 4 xem xét các loại rủi ro nào có liên quan đến nhà đầu tư tin vào lý thuyết thị trường vốn. Sau khi đã xác định được đơn vị đo lường rủi ro, chúng ta sẽ xem xét làm thế nào để xác định tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu của 1 vụ đầu tư. Sau đó, bạn có thể so sánh tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu với tỷ lệ lợi nhuận của tài sản kỳ vọng theo ước tính trong phạm vi đầu tư của bạn để xác định khi nào tài sản là được định giá dưới giá trị hay vượt quá giá trị. Mục này kết thúc bằng việc chứng minh làm thế nào để tính được thước đo rủi ro mà lý thuyết thị trường vốn nói đến. Mục cuối cùng thảo luận về 1 mô hình định giá tài sản khác, lý thuyết định giá chênh lệch (APT). Mô hình này yêu cầu ít các giả định hơn mô hình CAPM và cho rằng tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu cho 1 tài sản rủi ro là một hàm với nhiều nhân tố phức tạp . Điều này tương phản với mô hình CAPM, mô hình 1 nhân tố , đó là, nó giả định rủi ro của 1 tài sản được xác định bởi 1 biến đơn, đó là hệ số bêta. Có một phần giải thích vắn tắt làm thế nào để đánh giá rủi ro của một tài sản và xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nó sử dụng mô hình APT. CƠ SỞ CỦA LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG VỐN Khi xem xét bất cứ một lý thuyết nào: khoa học, kinh tế hay tài chính, cần thiết phải nói rõ ràng những giả định theo cách mà toàn thể (thế giới) kỳ vọng sé thực hiện như vậy. Nó cho phép nhà lý thuyết tập trung vào phát triển một học thuyết để giải thích về phản ứng của một số khía cạnh khi điều kiện môi trường thay đổi. Trong phần đầu tiên của mục này, chúng ta xem xét những giả định chính làm nền tảng cho sự phát triển của lý thuyết thị trường vốn. Phần 2 của mục này xem xét những giả định chủ yếu cho phép các nhà lý thuyết mở rộng những kỹ xảo của mô hình danh mục đầu tư để kết hợp các vụ đầu tư vào một danh mục đầu tư tối ưu tạo thành một mô hình, giải thích làm thế nào để xác định giá trị của những vụ đầu tư đó ( hoặc của các tài sản khác). NHỮNG GIẢ ĐỊNH CỦA LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG VỐN: Vì lý thuyết thị trường vốn xây dựng dựa trên mô hình danh mục đầu tư Markovitz, nó yêu cầu những giả định tương tự, cùng với một số giả định thêm vào: Tất cả các nhà đầu tư là những nhà đầu tư theo mô hình hiệu quả Markovitz, những người muốn nhằm tới những điểm nằm trên đường biên hiệu quả. Sự phân bổ chính xác trên đường biên hiệu quả, đồng thời cả việc lựa chọn được một danh mục đầu tư cụ thể, sẽ phụ thuộc vào hàm lợi ích gồm biến số rủi ro – lợi nhuận của nhà đầu tư cá nhân. Các nhà đầu tư có thể vay mượn hoặc cho vay tổng số tiền tại điềm có tỷ lệ lợi nhuận không rủi ro (RFR). Rõ ràng luôn có khả năng cho vay tiền ở tỷ lệ rủi ro không đáng kể bằng cách mua các chứng khoán không rủi ro như tín phiếu kho bạc nhà nước. Nhưng thực tế thường khó có khả năng đi vay ở tỷ lệ lãi suất không rủi ro này, nhưng chúng ta thấy rằng giả định một tỷ lệ vay mượn cao hơn cũng không làm thay đổi kết quả chung. Tất cả các nhà đầu tư có những kỳ vọng giống nhau; đó là , họ ước lượng sự phân bổ xác suất đồng nhất với tỷ lệ lợi nhuận tương lai. Ở giả định này cũng có thể được nới lỏng. Với điều kiện là độ chênh lệch trong các kỳ vọng đó không lớn thì những tác động không cảu chúng mang dấu âm. Tất cả các nhà đầu tư có giới hạn về khoảng thời gian như nhau như 1 tháng, 6 tháng, hoặc 1 năm. Mô hình sẽ được phát triển cho mỗi giai đoạn đơn lẻ có tính chất giả thuyết, và những kết quả của nó có thể bị ảnh hưởng bởi 1 giả định khác. Nếu có khác nhau về giới hạn thời gian sẽ buộc các nhà đầu tư tìm thấy phương tiện đo lường rủi ro và những tài sản phi rủi ro phù hợp với giới hạn đầu tư của họ. Tất cả những dự án đầu tư đều có thể phân chia rất đa dạng, nó có nghĩa là có thể mua hoặc bán những cổ phần rất nhỏ bé của bất kỳ tài sản hoặc danh mục đầu tư nào. Giả định này cho phép chúng ta thảo luận về những quyết định đầu tư thay thế khác nhau giống như những đường vòng liên tục. Thay đổi nó cũng sẽ gây một số tác động nhỏ lên lý thuyết. Không có thuế hoặc các chi phí giao dịch được bao hàm trong hoạt động mua hoặc bán các tài sản. Đây là 1 giả định hợp lý trong rất nhiều trường hợp. Không phải các quỹ hưu trí cũng không phải các nhóm các nhà tu hành phải trả các khoản thuế và những chi phí giao dịch cho tất cả các tổ chức là dưới 1% với tất cá các công cụ tài chính. Ở đây ta đã nới lỏng những giả định này và làm thay đổi các kết quả, nhưng nó vẫn không làm thay đổi nội dung cơ bản. Không có lạm phát hay bất cứ sự thay đổi lãi suất nào hoặc lạm phát hoàn toàn được dự đoán trước/hoàn toàn có thể tác động vào. Đây là một giả định ban đầu hợp lý , và nó có thể được sửa đổi. Thị trường vốn đang trong trạng thái cân bằng. Điều này có nghĩa là chúng ta bắt đầu với tất cả các vụ đầu tư với giá cả hợp lý trên đồ thị, với các mức độ rủi ro của nó. Bạn có thể coi một số những giả định này là phi hiện thực, và băn khoăn chúng ta có thể thu được những lợi ích gì từ học thuyết với những giả định này. Liên quan đến vấn đề này, có 2 điểm quan trọng. Thứ nhất, như đã đề cập, làm giảm nhẹ một trong số những giả định này sẽ chỉ gây những tác động nhỏ lên mô hình và sẽ không thay đổi ý nghĩa chính hoặc kết luận của nó. Thứ hai, 1 học thuyết không bao giờ bị đánh giá dựa trên những giả định của nó, nhưng phần nào nó giải thích và giúp chúng ta tiên đoán hành vi trong hiện thực. Nếu học thuyết này và mô hình nó đưa ra giúp chúng ta giải thích tỷ lệ lợi nhuận của một số lượng lớn và đa dạng các loại tài sản rủi ro, nó sẽ rất hữu ích, cho dù một số giả định của nó không hiện thực. Lợi ích đó đã chỉ ra rằng những giả định này không gây nhiều ảnh hưởng đến mục tiêu chính của mô hình là để giải thích cho việc định giá tài sản và tỷ lệ lợi nhuận của các tài sản. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG VỐN: Nhân tố chính mà cho phép lý thuyết danh mục đầu tư phát triển thành lý thuyết thị trường vốn là khái niệm về tài sản phi rủi ro. Theo sự phát triển của mô hình danh mục đầu tư Markovitz, rất nhiều tác giả đã tiến hành xem xét ứng dụng của giả định về sự tồn tại của 1 tài sản không rủi ro, đó là một tài sản có phương sai bằng không. Chúng ta sẽ chỉ ra, đó là loại tài sản sẽ có tương quan không với tất cả các tài sản rủi ro khác và sẽ cho tỷ lệ lợi nhuận phi rủi ro (risk-free rate of return - RFR). Nó sẽ nằm trên đường thẳng của đồ thị danh mục đầu tư. Sự giả định này cho phép chúng ta thu được 1 lý thuyết tổng quát hoá chung về định giá tài sản vốn dưới những điều kiện có thể thay đổi từ lý thuyết danh mục đầu tư Markovitz. Thành tựu này được cho là của William Sharpe, ông ta nhận giải Nobel về thành tựu này, nhưng Lintner và Mossin cũng đã tìm thấy lý thuyết tương tự một cách hoàn toàn độc lập. Kết quả là bạn có thể sẽ thấy mô hình này cũng còn được gọi là mô hình định giá tài sản vốn Sharpe-Lintner-Mossin (SLM). TÀI SẢN KHÔNG RỦI RO Như đã lưu ý, giả định có 1 tài sản phi rủi ro trong nền kinh tế là rất quan trọng đối với lý thuyết định giá tài sản. Do vậy, phần này giải thích 1 tài sản không rủi ro nghĩa là gì và chỉ ra tác động đến các thước đo rủi ro và lợi nhuận khi tài sản phi rủi ro này được kết hợp với một danh mục đầu tư trên đường biên hiệu quả Markovitz. Chúng ta đã định nghĩa 1 tài sản rủi ro có thu nhập trong tương lai không chắc chắn và chúng ta đo sự biến động đó bằng phương sai (s2) hoặc độ lệch chuẩn của thu nhập (s). Vì thu nhập kỳ vọng của 1 tài sản phi rủi ro là hoàn toàn chắc chắn, độ lệch chuẩn thu nhập của nó là 0 (standard deviation - ). Tỷ lệ thu nhập kiếm được của 1 tài sản như vậy, là tỷ lệ thu nhập của tài sản phi rủi ro, như chúng ta đã thảo luận ở chương 1, phải cân bằng với tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng trong dài hạn của nền kinh tế với 1 sự điều chỉnh tính thanh khoản ngắn hạn . Những mục tiếp sau sẽ chỉ ra những tác động có thể có khi chúng ta đưa những tài sản phi rủi ro này vào kết hợp với những tài sản rủi ro trong lý thuyết danh mục đầu tư Markovitz. * HIỆP PHƯƠNG SAI CỦA 1 TÀI SẢN PHI RỦI RO: Nhắc lại rằng hiệp phương sai giữa 2 tập hợp của thu nhập Vì các nguồn thu nhập từ tài sản phi rủi ro là cố định, , có nghĩa là Ri = E(Ri) trong tất cả các thời kỳ. Vì vậy, Ri - E(Ri) cũng bằng 0, và sản phẩm của biểu thức này với bất cứ biểu thức nào khác cũng sẽ bằng 0, kết quả là, hiệp phương sai của tài sản phi rủi ro với bất cứ tài sản rủi ro hoặc danh mục đầu tư tài sản nào cũng sẽ luôn bằng 0. Tương tự như vậy, sự tương quan giữa bất cứ tài sản rủi ro i nào đó, và tài sản phi rủi ro, RF, cũng bằng 0 vì nó bằng với * KẾT HỢP 1 TÀI SẢN PHI RỦI RO VỚI 1 DANH MỤC ĐẦU TƯ MẠO HIỂM. Chuyện gì xảy ra với tỷ lệ lợi nhuận trung bình và độ lệch chuẩn của thu nhập, khi bạn kết hợp 1 tài sản phi rủi ro với 1 danh mục đầu tư gồm những tài sản rủi ro chẳng hạn những tài sản tồn tại trên đường biên hiệu quả Markovitz. Lợi tức kỳ vọng: Giống lợi tức kỳ vọng của 1 danh mục đầu tư gồm 2 tài sản rủi ro, tỷ lệ lợi tức kỳ vọng của 1 danh mục đầu tư chứa 1 tài sản phi rủi ro là trung bình trọng số của 2 nguồn thu nhập: Trong đó: WRF: tỷ lệ tài sản phi rủi ro trong danh mục đầu tư E(Ri): tỷ lệ lợi tức kỳ vọng của danh mục đầu tư mạo hiểm i. Độ lệch chuẩn: Nhắc lại chương 8, phương sai kỳ vọng của danh mục đầu tư gồm 2 tài sản là: Thay thế tài sản phi rủi ro bằng chứng khoán thứ 1, và danh mục tài sản rủi ro bằng chứng khoán 2, công thức trở thành: Chúng ta biết rằng phương sai của tài sản phi rủi ro là bằng 0, tức là . Vì sự tương quan giữa tài sản phi rủi ro và bất cứ tài sản rủi ro i nào đó, cũng đều bằng 0, hệ số rRF,i trong phương trình ở trên cũng bằng 0. Do vậy, bất cứ bộ phận nào cấu thành trong công thức tính phương sai có chứa bất kì 1 trong 2 phần nói trên cũng sẽ bằng 0. Khi tiến hành những điều chỉnh này (loại trừ những giá trị bằng 0), công thức trở thành: Độ lệch chuẩn =(1-wRF)si Do vậy, độ lệch chuẩn của 1 danh mục đầu tư kết hợp giữa tài sản phi rủi ro và những tài sản rủi ro gọi là tỷ lệ độ lệch chuẩn của 1 danh mục tài sản rủi ro dạng tuyến tính (the linear proportion of the standard deviation of the risky asset portfolio). Sự kết hợp rủi ro, lợi nhuận: Vì cả lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn lợi nhuận của 1 danh mục đầu tư là dạng những đường thẳng kết hợp với nhau, một đồ thị lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư có thể giống như 1 đường thẳng giữa 2 tài sản. Hình 9.1 cho thấy đồ thị đang mô tả những danh mục đầu tư hợp lý khi 1 tài sản phi rủi ro được kết hợp với những danh mục đầu tư mạo hiểm cụ thể trong mô hình đường biên hiệu quả Markowitz. HÌNH 9.1 (PAGE 282) Bạn có thể đạt được bất kỳ điểm nào trên đường thẳng RFR-A bằng cách đầu tư một vài phần của danh mục đầu tư của bạn vào tài sản không rủi ro wRF và phần còn lại (1- wRF) vào danh mục tài sản tại điểm A trên đường biên hiệu quả. Tập hợp danh mục đầu tư hợp lý này chiếm ưu thế tất cả các danh mục đầu tư tài sản rủi ro trên đường biên hiệu quả phỉa dưới điểm A, vì một số danh mục đầu tư trên đường RFR-A có phương sai tương đương nhưng có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn danh mục đầu tư tại đường biên hiệu quả gốc. Cũng vậy, bạn có thể đạt được bất cứ điểm nào trên đường RFR-B qua việc đầu tư vào một số tập hợp các tài sản phi rủi ro và danh mục đầu tư tài sản rủi ro tại điểm B . Tiếp tục như trên, những tập hợp tiềm năng này chi phối/chiếm ưu thế với tất cả các danh mục đầu tư hợp lý trên đường biên hiệu quả gốc ở dưới điểm B ( bao gồm đường RFR-A). Bạn có thể vẽ các đường xa hơn từ đường RFR đến đường biên hiệu quả tại những điểm ngày càng cao cho đến khi đạt được điểm mà ở đó đường đó là tiếp tuyến với đường biên, như ở hình 9.1 tại điểm M. Tập hợp danh mục đầu tư hợp lý dọc trên đường RFR-M chi phối tất cả các danh mục đầu tư ở phía dưới điểm M. Ví dụ, bạn có thể đạt được 1 sự kết hợp rủi ro và lợi nhuận giữa điểm RFR và điểm M (hoặc điểm C) bằng cách đầu tư một nửa danh mục đầu tư của bạn vào tài sản phi rủi ro (tức là, cho vay tiền ở mức RFR), và 1 nửa còn lại đầu tư vào danh mục đầu tư mạo hiểm tại điểm M. Những khả năng kết hợp rủi ro – lợi nhuận với tác dụng của đòn bẩy (risk-return possibilities with leverage) Một nhà đầu tư có thể muốn giành được lợi nhuận kỳ vọng cao hơn mức sẵn có tại điểm M và chấp nhận đánh đổi rủi ro cao hơn. Một cách tiến hành là đầu tư vào 1 trong những danh mục đầu tư tài sản rủi ro trên đường biên hiệu quả xa hơn điểm M, chẳng hạn như điểm D. Cách thứ 2 là thêm vào danh mục đầu tư đòn bẩy tài chính bằng cách vay mượn tại mức không có rủi ro và đầu tư số tiền đó vào danh mục tài sản rủi ro tại điểm M. Tác động nào sẽ xảy ra đối với lợi nhuận và rủi ro trong danh mục đầu tư của bạn? Nếu bạn vay mượn tổng cộng 50% khả năng tài chính của bạn tại tỷ lệ phi rủi ro, wRF sẽ không phải là 1 phân số dương, dĩ nhiên còn lại là âm 50% (wRF = -0.50). Tác động lên lợi nhuận kỳ vọng trong danh mục đầu tư của bạn là E(Rport) = wRF(RFR) + (1 – wRF)E(RM) = - 0.50(RFR) + [1-(-0.50)]E(RM) = - 0.50(RFR) + 1.50E(RM) Lợi nhuận sẽ tăng thêm thể hiện nột cách tuyến tính dọc theo đường RFR-M bởi vì tổng lợi nhuận tăng thêm 50%, nhưng bạn phải trả lãi suất tại RFR trên số tiền đã vay. Ví dụ, giả định E(RFR) = 0.06 và E(RM) = 0.12. Lợi nhuận trung bình trong danh mục đầu tư chịu tác động của đòn bẩy của bạn sẽ là: E(Rport) = -0.50(0.06) + 1.5(0.12) = -0.03 + 0.18 =0.15 H9.2.(PAGE 283) Tác động lên độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư chịu tác động của lực đòn bẩy cũng tương tự E(sport) = (1 – wRF) sM = [1 – ( -0.50)] sM = 1.50sM Trong đó: sM là độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư M. Do vậy, cả lợi nhuận và rủi ro tăng thêm thể hiện trên đường thẳng RFR-M gốc, và sự mở rộng này chi phối tất cả các vị trí phía dưới, phía trên đường biên hiệu quả gốc. Do vậy, bạn có 1 đường biên hiệu quả mới: đường thẳng nối từ tiếp tuyến của RFR đến điểm M. Đường này dẫn đến đường thị trường vốn (CML) và nó được chỉ ra ở hình 9.2. Sự thảo luận của chúng ta về lý thuyết danh mục đầu tư nói rõ rằng, khi 2 tài sản tương quan hoàn hảo với nhau, the set of portfolio possibilities falls along a straight line. Do đó, vì đường CML là 1 đường thẳng, có nghĩa là tất cả các danh mục đầu tư nằm trên đường CML là tương quan hoàn toàn tuyệt đối. Sự tương quan chắc chắn này hấp dẫn, lôi cuốn trực giác của chúng ta vì tất cả những danh mục đầu tư này trên đường CML kết hợp với tài sản rủi ro trong danh mục đầu tư M và tài sản phi rủi ro. Bạn chỉ đầu tư 1 phần danh mục đầu tư vào tài sản phi rủi ro và phần còn lại vào danh mục tài sản rủi ro M hoặc bạn vay mượn tại tỷ lệ không rủi ro và đầu tư những quỹ này vào tài sản rủi ro trong danh mục đầu tư M. Sự khác biệt duy nhất giữa những danh mục đầu tư cụ thể trên đường CML là tính biến thiên lớn bị gây ra bởi tỷ lệ danh mục đầu tư các tài sản rủi ro trong
Tài liệu liên quan