Hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay

Sau khi báo cáo thẩm định tín dụng của CBTD được phê duyệt (bao gồm cả việc phê duyệt khoản vay / hạn mức tín dụng, các điều kiện về sử dụng khoản vay, đảm bảo, thế chấp,.), CBTD tiến hành soạn thảo hợp đồng tín dụng sau khi đã tham khảo với cán bộ pháp chế và với các ngân hàng khác (nếu là hợp đồng cho vay hợp vốn).

pdf20 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3127 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG XIII: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CTF Ltd. 439 CHƯƠNG XIII. HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY A. CƠ CẤU CHƯƠNG 1. Mục đích 2. Các yêu cầu và điều kiện chung về hợp đồng tín dụng/ hợp đồng bảo đảm tiền vay, ký kết và thanh lý hợp đồng tín dụng / hợp đồng bảo đảm tiền vay 3. Các điều khoản và điều kiện chung của một hợp đồng tín dụng 3.1. Căn cứ xác lập hợp đồng 3.2. Xác định các bên tham gia hợp đồng 3.3. Xác định hình thức và tính chất của khoản tín dụng 3.4. Mục đích khoản cho vay / cấp tín dụng, điều kiện sử dụng tiền vay 3.5. Thời hạn cho vay, phương thức và kỳ hạn trả nợ 3.6. Lãi suất cho vay 3.7. Thu nợ gốc, lãi tiền vay 3.8. Các khoản phí 3.9. Đồng tiền cho vay và đồng tiền thu nợ 3.10. Hình thức đảm bảo tiền vay 3.11. Quyền và nghĩa vụ của các bên 3.12. Sửa đổi, bổ sung chuyển nhượng hợp đồng 3.13. Luật áp dụng / giải quyết tranh chấp 3.14. Các vi phạm dẫn đến chấm dứt hợp đồng (trực tiếp và gián tiếp) 3.15. Các trường hợp bất khả kháng 3.16. Điều khoản thi hành, hiệu lực hợp đồng 3.17. Các cam kết khác 4. Các điều khoản và điều kiện chung của một hợp đồng đảm bảo tiền vay 4.1. Xác định hình thức và tính chất của hợp đồng đảm bảo tiền vay 4.2. Căn cứ xác lập hợp đồng 4.3. Xác định các bên tham gia ký kết hợp đồng 4.4. Nghĩa vụ được đảm bảo / bảo lãnh 4.5. Tài sản thế chấp / cầm cố / bảo lãnh 4.6. Bên giữ tài sản và giấy tờ về tài sản 4.7. Quyền và nghĩa vụ của các bên 4.8. Xử lý tài sản thế chấp / cầm cố / bảo lãnh 4.9. Các thỏa thuận khác CHƯƠNG XIII: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CTF Ltd. 440 4.10. Hiệu lực hợp đồng 5. Ký kết và thanh lý hợp đồng tín dụng / hợp đồng bảo đảm tiền vay 6. Quy trình sửa đổi, điều chỉnh hợp đồng tín dụng 7. Phương pháp giải quyết vướng mắc, tranh chấp các điều kiện của hợp đồng tín dụng 8. Mẫu hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay CHƯƠNG XIII: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CTF Ltd. 441 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. Mục đích Sau khi báo cáo thẩm định tín dụng của CBTD được phê duyệt (bao gồm cả việc phê duyệt khoản vay / hạn mức tín dụng, các điều kiện về sử dụng khoản vay, đảm bảo, thế chấp,..), CBTD tiến hành soạn thảo hợp đồng tín dụng sau khi đã tham khảo với cán bộ pháp chế và với các ngân hàng khác (nếu là hợp đồng cho vay hợp vốn). Các điều khoản về cho vay/cấp tín dụng chỉ được coi là hợp pháp khi được thể hiện bằng văn bản theo đúng pháp luật. Một hợp đồng tín dụng/hợp đồng bảo đảm tiền vay được soạn thảo kỹ càng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật cũng như các quy chế nội bộ của ngân hàng sẽ không những tạo thuận lợi cho quá trình cấp vốn / giải ngân mà còn là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng trước pháp luật. Chỉ khi hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết đầy đủ bởi người đại diện có thẩm quyền của ngân hàng và của bên vay, và các điều khoản về đảm bảo / thế chấp cùng các điều kiện tiên quyết của khoản vay được thực hiện thì các khoản rút vốn/ sử dụng tiền vay mới được phép giải ngân. Dưới đây là các bước quy trình/hướng dẫn cụ thể cho quá trình lập, phê duyệt, sửa đổi hợp đồng tín dụng / hợp đồng bảo đảm tiền vay. CBTD cần phải tuân thủ tuyệt đối các bước này, và sự bỏ qua/không thực hiện bất kỳ bước nào đều phải được cấp có thẩm quyền (Trưởng phòng tín dụng/Tổng giám đốc..) phê duyệt. 2. Các yêu cầu và điều kiện chung về hợp đồng tín dụng/ hợp đồng bảo đảm tiền vay, ký kết và thanh lý hợp đồng tín dụng / hợp đồng bảo đảm tiền vay Hợp đồng tín dụng / hợp đồng bảo đảm tiền vay là văn bản pháp lý thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và người đi vay. Đó là cơ sở pháp lý quy định cụ thể các điều khoản và điều kiện để thực hiện việc cho vay/cấp tín dụng, quản lý khoản vay, thu hồi nợ và xử lý các khiếu kiện / tranh chấp (nếu có). Vì lý do đó, hợp đồng tín dụng cần đạt được những yêu cầu sau: - Văn phong rõ ràng, chặt chẽ - Nội dung phản ánh đầy đủ các điều khoản và điều kiện tín dụng, quyền và nghĩa vụ của các bên, các cam kết chung giữa các bên - Tuân thủ tuyệt đối các quy định về tín dụng và quản lý hiện hành (của các cơ quan quản lý cũng như trong nội bộ ngân hàng) CHƯƠNG XIII: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CTF Ltd. 442 - Kết cấu logic, thống nhất - Đảm bảo tính thực thi Hợp đồng tín dụng bao gồm các điều khoản và điều kiện của khoản tín dụng, đồng thời chỉ ra rằng các điều khoản và điều kiện này: - được soạn thảo và thực thi trên cơ sở thống nhất chung giữa ngân hàng và bên vay/bên được bảo lãnh - chỉ có hiệu lực cam kết khi đã được cả ngân hàng và bên đi vay / bên nhận bảo lãnh ký kết đầy đủ trong một thời hạn xác định 3. Các điều khoản và điều kiện chung của một hợp đồng tín dụng 3.1. Căn cứ xác lập hợp đồng Các văn bản pháp quy tham chiếu, các quy định nội bộ (nếu có) Hồ sơ vay vốn / giấy yêu cầu bảo lãnh và kết quả thẩm định Hồ sơ bảo lãnh (nếu là khoản tín dụng có bảo lãnh) Các thỏa thuận khác nếu có (ví dụ: giữa các ngân hàng, nếu là cho vay hợp vốn; công văn chỉ thị của Chính phủ / NHNN nếu là cho vay theo chính sách của Chính phủ...) Các giấy tờ văn bản khác (theo quy định của pháp luật tại mỗi thời kỳ) 3.2. Xác định các bên tham gia hợp đồng - Bao gồm bên cho vay / bên bảo lãnh (bên A) là ngân hàng và bên đi vay / bên nhận bảo lãnh (bên B). - Tuỳ theo tính chất và đặc tính của khoản tín dụng mà bên A có thể là 1 hay nhiều ngân hàng (trường hợp cho vay hợp vốn) và bên B có thể là 1 hay nhiều pháp nhân (trường hợp cho vay theo nhóm). - Trong bất kỳ trường hợp nào, việc xác định các bên phải bao gồm đầy đủ các chi tiết về tên, địa chỉ, điện thoại, fax, số tài khoản, họ tên và chức vụ nguời đại diện có thẩm quyền ký kết. 3.3. Xác định hình thức và tính chất của khoản tín dụng - Có cam kết / không cam kết - Ngắn hạn / trung hạn / dài hạn CHƯƠNG XIII: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CTF Ltd. 443 - Tổng hạn mức, mức dư nợ cao nhất 3.4. Mục đích khoản cho vay / cấp tín dụng, điều kiện sử dụng tiền vay - Nếu là cho vay ngắn hạn vốn lưu động hoặc phục vụ xuất nhập khẩu thì cần nêu rõ để làm gì, đính kèm hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng cung cấp đã ký (nếu có). - Nếu là cho vay dài hạn hoặc cho vay theo dự án thì cần nêu rõ chi tiết của khoản sử dụng vốn dài hạn, mô tả về dự án. - Ngoài ra, thông thường đối với các hợp đồng tín dụng có cam kết, nhất là các hợp đồng tín dụng dài hạn, cần nêu rõ các điều kiện sử dụng tiền vay. Các điều kiện này cần được bên vay cam kết thực hiện trong suốt thời hạn của hợp đồng tín dụng, khi bắt đầu rút vốn vay và quá trình sử dụng tiền vay. 3.5. Thời hạn cho vay, phương thức và kỳ hạn trả nợ - Cần nêu rõ thời hạn cho vay là bao lâu, nếu là ngắn hạn thì có quay vòng và tự động gia hạn hay không? Nếu là dài hạn thì bao gồm thời gian ân hạn và thời gian trả nợ - Phương thức rút vốn (theo kỳ hạn hay theo tiến độ hợp đồng / dự án), dự kiến tiến độ rút vốn / giải ngân. - Thủ tục và điều kiện rút vốn theo hợp đồng (các giấy tờ yêu cầu nhận nợ và thủ tục cần xuất trình cho ngân hàng, thủ tục xem xét và phê duyệt của ngân hàng, nếu là hạn mức tín dụng không cam kết) - Kỳ hạn trả nợ 3.6. Lãi suất cho vay - Cần nêu rõ mức lãi suất (theo tháng/năm) và cách tính lãi (hàng tháng/quý/ năm; cố định / thả nổi) - Lãi suất trong hạn, lãi suất trả vốn vay trước hạn và lãi suất quá hạn - Cách thức tính lãi (lãi cộng dồn hoặc lãi trên lãi, trên cơ sở 1 năm 360/365 ngày...) 3.7. Thu nợ gốc, lãi tiền vay - Thời điểm bắt đầu thu nợ gốc (sau thời gian ân hạn), kỳ hạn (hàng tháng/quý/năm), thu một lần hay nhiều lần (số tiền mỗi lần), trường hợp trả nợ trước hạn CHƯƠNG XIII: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CTF Ltd. 444 - Cách thức thu lãi tiền vay (cùng với gốc hoặc thu theo kỳ hạn riêng) 3.8. Các khoản phí Bao gồm, nhưng không giới hạn, phí cam kết (nếu là hạn mức tín dụng có cam kết); phí quản lý (nếu có, trong các khoản vay dài hạn theo dự án và cho vay hợp vốn); phí trả nợ trước hạn, các loại phí khác (nếu có) 3.9. Đồng tiền cho vay và đồng tiền thu nợ - Thông thường đồng tiền cho vay và đồng tiền thu nợ là giống nhau. - Nếu đồng tiền cho vay và đồng tiền thu nợ là khác nhau, cần xác định rõ tỉ giá áp dụng trong trường hợp đó (thường là tỉ giá liên ngân hàng tại thời điểm trả nợ, hoặc tỉ giá bán đồng tiền trả nợ của NHCV tại thời điểm trả nợ). - Tuỳ theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, có thể đưa thêm nội dung về khả năng của NHCV (thường là không cam kết, trên cơ sở cố gắng cao nhất có thể) trong việc cân đối đồng tiền trả nợ cho bên vay để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 3.10. Hình thức đảm bảo tiền vay - Có đảm bảo / không có đảm bảo - Đảm bảo bằng tài sản (hiện có hoặc sẽ hình thành từ vốn vay), bằng các loại giấy tờ có giá, bằng bảo lãnh của một bên thứ ba - Trường hợp có đảm bảo, các bên sẽ phải ký một hợp đồng đảm bảo tiền vay, là một bộ phận không tách rời của hợp đồng tín dụng 3.11. Quyền và nghĩa vụ của các bên Tuỳ theo từng trường hợp và khoản vay cụ thể mà các quyền và nghĩa vụ sau đây của các bên được bao gồm, nhưng không giới hạn, trong hợp đồng tín dụng: 3.11.1 Đối với ngân hàng 3.11.2. Quyền: - Kiểm tra giám sát quá trình cho vay vốn, sử dụng vốn vay của bên vay - Từ chối phát tiền vay nếu bên vay không thực hiện (hoặc thực hiện không đầy đủ) các quy định về phát tiền vay theo hợp đồng tín dụng, hoặc nếu bên vay vi phạm một hay nhiều điều khoản của hợp đồng tín dụng - Chấm dứt việc cho vay và thu hồi nợ trước hạn khi bên vay vi phạm một hay nhiều điều khoản của hợp đồng tín dụng CHƯƠNG XIII: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CTF Ltd. 445 - Thu hồi nợ từ bất kỳ tài khoản nào của bên vay mở tại ngân hàng hoặc từ bất kỳ tài sản nào khác của bên vay do ngân hàng nắm giữ - Chuyển bất kỳ khoản nợ nào (nợ gốc hoặc lãi) đến hạn mà bên vay chưa trả hoặc không có khả năng hoàn trả sang thành nợ quá hạn (áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn) mà không cần phải có sự chấp thuận của bên vay - Xử lý định đoạt TSBĐ hoặc tài sản hình thành từ vốn vay (trong trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ hoặc trong bất cứ trường hợp nào khi ngân hàng không thu hồi được nợ vay) - Được hưởng giá trị xử lý TSBĐ tiền vay, tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có) để thu hồi đầy đủ nợ gốc, lãi và phí (nếu có). - Gia hạn nợ gốc và lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc/lãi - Khởi kiện khi bên vay vi pham hợp đồng tín dụng - Cung cấp thông tin về bên vay (bao gồm cả thông tin về khoản tín dụng) trong hệ thống các chi nhánh và hội sở thuộc hệ thống NHNo - Chuyển một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ đã cam kết cho một chi nhánh khác hoặc Sở giao dịch thuộc hệ thống NHNo, với sự chấp thuận của bên vay. 3.11.2.1. Nghĩa vụ: - Thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng - Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật 3.11.2. Đối với khách hàng vay 3.11.2.1. Quyền - Từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúng như trong hợp đồng tín dụng - Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật 3.11.2.2. Nghĩa vụ - Sử dụng tiền vay đúng mục đích - Cung cấp thông tin, tài liệu (có liên quan đến khoản tín dụng, các báo cáo tài chính, báo cáo về tiến độ thực hiện dự án….) và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu, thông tin đó CHƯƠNG XIII: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CTF Ltd. 446 - Tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của mình - Trả nợ gốc và lãi đúng hạn theo thỏa thuận tại hợp đồng - Không được dùng TSBĐ tiền vay để cầm cố thế chấp hoặc bảo lãnh cho bất kỳ một tổ chức cá nhân nào khác, kể cả trường hợp dùng tài sản đó làm đảm bảo cho một nghĩa vụ dân sự hoặc tài chính cho các tổ chức cá nhân khác khi chưa trả hết nợ gốc và lãi cho bên vay. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng một hay nhiều điều khoản của hợp đồng - Các nghĩa vụ khi thay đổi tư cách pháp nhân hoặc khi thay đổi người đại diện hợp pháp - Các nghĩa vụ khác về mặt tài chính (mức tỉ suất lợi nhuận tối thiểu, mức lợi nhuận trên vốn tự có… tuỳ theo cơ cấu của khoản tín dụng), và về mặt hoạt động kinh doanh (thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi bộ máy lãnh đạo…) 3.12. Sửa đổi, bổ sung chuyển nhượng hợp đồng - Thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng (phải có yêu cầu bằng văn bản của một hoặc nhiều bên và phải được các bên còn lại chấp thuận bằng văn bản). - Hợp đồng sửa đổi, bổ sung là một bộ phận không tách rời của hợp đồng tín dụng và những điều khoản bổ sung, sửa đổi chỉ có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng bổ sung, sửa đổi được ký kết bởi tất cả các bên (không áp dụng điều khoản hồi tố trừ trường hợp được nêu rõ trong hợp đồng bổ sung, sửa đổi) - Trường hợp chuyển nhượng: do hai bên cùng thỏa thuận và phải phù hợp với quy định về mua bán nợ của NHNN. - Việc áp dụng các điều khoản và điều kiện của hợp đồng tín dụng trong trường hợp chuyển nhượng 3.13. Luật áp dụng / giải quyết tranh chấp - Luật áp dụng thường là luật Việt Nam (trừ các trường hợp đặc biệt, ví dụ như khi khoản cấp tín dụng thuộc các chương trình hỗ trợ phát triển quốc tế …. Trong trường hợp này, tuỳ theo tính chất mà việc áp dung luật khác ngoài luật Việt Nam phải được sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền trong nội bộ ngân hàng hoặc NHNN) CHƯƠNG XIII: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CTF Ltd. 447 - Việc giải quyết tranh chấp theo các thứ tự ưu tiên sau đây: thương lượng hoà giải giữa các bên trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi; đưa tranh chấp ra giải quyết tại toà Kinh tế nơi có trụ sở chính của NHNo. - Phán quyết tại toà có hiệu lực bắt buộc với tất cả các bên và là quyết định cuối cùng - Bên thua kiện chịu toàn bộ án phí (trừ trường hợp toà có quyết định khác) 3.14. Các vi phạm dẫn đến chấm dứt hợp đồng (trực tiếp và gián tiếp) Ngoài các nghĩa vụ mà bên vay phải tuân thủ theo hợp đồng tín dụng, cần phải quy định rõ các trường hợp vi phạm của bên vay theo đó ngân hàng có quyền ngay lập tức chấm dứt hợp đồng tín dụng và thu hồi toàn bộ số nợ gốc và lãi tại thời điểm đó mà không cần phải thông báo cũng như nhận được sự chấp thuận của bên vay. Các trường hợp đó bao gồm, nhưng không giới hạn, các điều khoản trực tiếp và gián tiếp như sau: 3.14.1. Trực tiếp - Bên vay không trả được bất kỳ khoản nợ gốc hay lãi nào khi đến hạn - Bên vay phá vỡ các cam kết và đảm bảo về điều kiện sử dụng tiền vay - Bên vay không thực hiện được một hay nhiều nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng - Các vi phạm có liên quan đến hợp đồng bảo đảm hoặc bảo lãnh khoản vay / cấp tín dụng - Bên vay không có khả năng chi trả theo các phán quyết của toà án hoặc trọng tài kinh tế trong các trường hợp tranh chấp - Bên vay bị phá sản hoặc giải thể 3.14.2. Gián tiếp (để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng ngang bằng với các chủ nợ khác trong trường hợp có xảy ra rủi ro): - Bên vay không có khả năng trả bất kỳ khoản nợ nào khác khi đến hạn, hoặc không thực hiện được các nghĩa vụ theo các hợp đồng tín dụng khác, và bị (các) chủ nợ khác thu hồi nợ trước hạn - Bên vay vi phạm (các) hợp đồng tín dụng khác và bị (các) chủ nợ khác thu hồi nợ trước hạn CHƯƠNG XIII: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CTF Ltd. 448 - Hội sở chính hoặc (các) chi nhánh của bên vay có các vi phạm dẫn đến chấm dứt (các) hợp đồng tín dụng khác (tuỳ từng trường hợp cụ thể mà điều khoản này có thể được bao gồm trong hợp đồng tín dụng, thường áp dụng đối với các khoản vay không có đảm bảo) 3.15. Các trường hợp bất khả kháng Là những trường hợp mà việc không tuân thủ một hay nhiều điều khoản của hợp đồng tín dụng của một trong các bên không dẫn đến việc (các) bên còn lại có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Các trường hợp bất khả kháng đó bao gồm, nhưng không hạn chế, hậu quả của những hoạt động sau: - Thiên tai - Địch họa - Các hoạt động bạo động, tiếm quyền, sử dụng vũ trang, đảo chính - Việc thực hiện các quyết định của cấp có thẩm quyền và của cơ quan quản lý nhà nước (quốc hữu hóa, ….) 3.16. Điều khoản thi hành, hiệu lực hợp đồng - Điều khoản thi hành chủ yếu liên quan đến tính thống nhất và tổng thể của hợp đồng. Trong điều khoản này, các bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các điều khoản và điều kiện của hợp đồng. Một lần nữa, cần khẳng định rằng hợp đồng chỉ có giá trị thi hành khi được ký kết đầy đủ bởi người có thẩm quyền của tất cả các bên tham gia, và rằng mọi sửa đổi bổ sung là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng - Hiệu lực hợp đồng bắt đầu từ khi hợp đồng được ký kết đầy đủ bởi tất cả các bên và chấm dứt khi bên vay đã trả hết nợ (gồm cả nợ gốc, nợ lãi, các khoản tiền phạt và chi phí khác nếu có). - Việc gia hạn hợp đồng phải được sự chấp thuận của tất cả các bên tham gia bằng văn bản. Riêng đối với hợp đồng tín dụng ngắn hạn quay vòng không cam kết thì có thể được tự động gia hạn tái tục hàng năm, mỗi lần gia hạn tái tục nếu có điều khoản nào thay đổi bổ sung sửa đổi so với hợp đồng gốc thì cần phải làm bản phụ lục sửa đổi bổ sung. 3.17. Các cam kết khác CHƯƠNG XIII: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CTF Ltd. 449 Ngoài các điều khoản nêu trên, hợp đồng tín dụng còn có thể bao gồm các cam kết khác do các bên thỏa thuận tuỳ theo tính chất và hình thức của khoản tín dụng / cho vay. Khi đưa các cam kết khác vào hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng cần chú ý: - Các cam kết này không được mâu thuẫn hoặc cản trở bất kỳ điều khoản nào khác trong hợp đồng tín dụng - Các cam kết này không trái với các quy định của pháp luật hiện hành và với quy chế cho vay của NHNN cũng như của hệ thống NHNo - Tính thực thi của các cam kết khác này 4. Các điều khoản và điều kiện chung của một hợp đồng đảm bảo tiền vay 4.1. Xác định hình thức và tính chất của hợp đồng đảm bảo tiền vay: Hợp đồng thế chấp tài sản Hợp đồng cầm cố tài sản Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản (không gắn liền với quyền sử dụng đất) Văn bản bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Hợp đồng giao cho bên thứ ba giữ tài sản cầm cố, thế chấp 4.2 Căn cứ xác lập hợp đồng Các văn bản pháp quy tham chiếu, các quy định nội bộ (nếu có) Hồ sơ vay vốn / giấy yêu cầu bảo lãnh và kết quả thẩm định Các giấy tờ văn bản khác (theo quy định của pháp luật tại mỗi thời kỳ) 4.3. Xác định các bên tham gia ký kết hợp đồng 4.3.1 Đối với trường hợp (a), (b), (c) và (f) mục 5.1 nêu trên: Bên cầm cố / thế chấp tài sản, đồng thời là bên vay trong hợp đồng tín dụng Bên nhận cầm cố / thế chấp tài sản, đồng thời là ngân hàng (bên cho vay) trong hợp đồng tín dụng 4.3.2 Đối với trường hợp (d), mục 5.1 nêu trên Bên bảo lãnh, thường là đơn vị chủ quản hoặc đối tác của bên được bảo lãnh