Hút chân không – Nạp gas tủ lạnh

1. Qui trình hút chân không 1.1 Mục đích - Loại bỏ không khí ra khác hệ thống lạnh - Rút hết hơi nước có lẫn trong không khí để tránh hiện tượng tắc ẩm hệ thống lạnh - Kiểm tra độ kín của hệ thống trước khi nạp gas

pdf14 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hút chân không – Nạp gas tủ lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hút chân không – Nạp gas tủ lạnh 1. Qui trình hút chân không 1.1 Mục đích - Loại bỏ không khí ra khác hệ thống lạnh - Rút hết hơi nước có lẫn trong không khí để tránh hiện tượng tắc ẩm hệ thống lạnh - Kiểm tra độ kín của hệ thống trước khi nạp gas 1.3 Chuẩn bị Bơm chân không Bộ đồng hồ nạp gas Rắc co (van nạp) Đèn hàn, que hàn Kìm, mỏ lết ... 1.4 Qui trình - Bước1 : Hàn rắc co vào ống nạp - Bước 2: Lắp theo sơ đồ hình - Bước 3: Cắm điện cho bơm chân không hoạt động, đóng van bên phải và mở lớn van trái của bộ đồng hồ nạp gas, theo dõi đồng hồ phía thấp áp. Nếu áp suất nằm trong khoảng 750 - 760 mmHg thì khóa van trái và dừng bơm. - Bước 4: Theo dõi hệ thống khoảng 30 phút nếu kim đồng hồ không nhíc lên chứng tỏ hệ thống đú kín và chuyển sang giai đoạn nạp gas. 2 Qui trình nạp gas 2.1 Chuẩn bị - Chai gas đồng chủng loại 2.3 Qui trình - Bước 1: Thay block hút bằng chai gas - Bước 2: Đuổi khí dây gas Mở van phải bộ đồng hồ nạp gas sau đó mở nhẹ van chai gas cho đến khi nghe tiếng xì xì ở đầu dây bên đồng hồ áp suất cao thì đồng van khóa bên phải đồng hồ trước rồi khóa van chai gas. - Bước 3 : Thử kín các đầu rắc co: Mở nhẹ van chai gas để tăng áp suất sau đó dùng bọt xà phòng thử kín 2 đầu rắc co dây giữa. - Bước 4 : Khởi động block tủ lạnh, dùng ampe kìm kẹp dòng làm việc blọk. Mở lớn van trái đồng hồ nạp gas và mở từ từ van chai gas và theo dõi: * Theo dõi trên đồng hồ thấp áp khống chế lượng gas vào hệ thống (áp 80 PSI) áp suất tăng lớn hơnsuất trên đồng hồ nằm trong khoảng từ 40 thì phải đóng van. * Theo dõi tình trạng gas trên mắt gas trên đồng hồ nạp gas (Nếu thấy có sủi bọt tại mắt gas thì cần khóa van chai gas vì đó là biểu hiện gas lỏng đi vào hệ thống lạnh gõy va đập thuỷ lực rất nguy hiểm cho máy nén). * Theo dõi dòng làm việc của máy nén nếu thấy dòng làm việc tăng nhanh thì cần phải vặn nhỏ van chai gas, điều chỉnh van chai gas sao cho dòng làm việc tăng đều, không chập chờn. - Bước 5 : Nhận biết hệ thống đủ gas qua các dấu hiệu : + Dàn lạnh bám tuyết đều + Dàn nóng nóng đều + Trên đương hút từ dàn lạnh về máy nén có đọng sương + Dòng làm việc ổn định và tương đương dòng định mức 15 PSI+ áp suất trên đồng hồ nạp gas nằm trong khoảng từ 10 + Có thể nhận biết qua khối lượng gas định mức - Bước 6: Vận hành theo dõi tình trạng tủ. Khi hệ thống đủ gas thì khóa van bình gas trước sau đó khóa van phải đồng hồ và theo dõi hệ thống, nếu ổn định thì kết thúc việc nạp gas. - Bước 7: Cắt bỏ đầu van nạp Dùng kìm bóp bẹp ống phía dưới đầu van nạp sau đó cắt bỏ rắc co và hàn kín ống (máy nén vần hoạt động). chú ý phải bóp chặt ống để hàn (nếu dùng van 1 chiều thì không cần cắt bỏ rắc co còng được) - Bước 8 : Thử kín đầu ống nạp Dùng bọt xà phòng để thử. Lần sửa cuối bởi marshaui; 11-04-2009 lúc 05:37 AM Liên hệ Mr Duy 01668 96 96 98 Y!M:hoangduy_nd Email: khodieuhoa@gmail.com or dienlanhcongnghiep@gmail.com Tư vấn- Thiết kế- Lắt đặt- Sửa Chữa:Kho Lạnh- Máy Đá-ĐHKK-Tủ lạnh Chuyên Cung cấp điều hòa không khí dân dụng và công trình Thiết kế-Sản xuất:Thẻ nhân viên-Card visit-Bandroll-Poster Trả lời với trích dẫn  The Following 3 Users Say Thank You to marshaui For This Useful Post: mitdac31 (11-07-2009), Mitsu (10-04-2009), tham_tu (10-04-2009)  10-04-2009 04:52 PM #6 tham_tu  Xem hồ sơ  View Forum Posts  Tin nhắn riêng  View Blog Entries Thành viên Tham gia ngày Nov 2008 Đến từ thanh hoa Bài gửi 235 Thanks 122 Thanked 93 Times in 52 Posts vấn đề nạp gas thì marshaui da nêu cũng khá kỷ rồi, tuy nhiên bạn cần chú ý là ban đầu khi nạp gas áp suát trong bình gas còn cao nên nó tự chảy vào, nhũng khi gần đầy áp suất trong bình giãm xuống gas không thể tự chảy được thì bạn phải đóng van tại đầu ra của bình chứa cao áp, cho chạy máy nén, coi bình gas như một bình chứa cao áp còn áp suất bay hơi thì mình đã nói trên rồi, nó phụ thuộc vào nhiệt độ bay hơi của môi chất,và loại môi chất bạn sử dụng, ví dụ ở cùng một nhieetj độ nhưng áp suất bay hơi của NH3 #với freon, bạn có thể tra các thông số này thông qua bảng( bạn có thể mua cuốn môi chất lạnh và chất tải nhiệt), hoặc bạn có thể sử dụng phần mềm này để tra các thông số nhiệt động của môi chất còn về phông chữ hinh như là vietware thì phải, bạn có thể tải lại với cái link này Trả lời với trích dẫn  Thành viên đã cảm ơn đến tham_tu: marshaui (11-04-2009)  10-04-2009 11:16 PM #7 suphugiang  Xem hồ sơ  View Forum Posts  Tin nhắn riêng  View Blog Entries Thành viên Tham gia ngày Feb 2009 Đến từ QUÃNG NGÃI Tuổi 22 Bài gửi 111 Thanks 7 Thanked 7 Times in 7 Posts ủa, đang bàn về vấn đề nạp gas máy lạnh ma`? tất nhiên la qui trình hoàn toàn giống như tủ lạnh nhưng các thông số như dòng định mức và áp suất phải khác nhau. em bùn ngủ wa' hôm sau post típ. mail:nguynvan_s@yahoo.com.vn nickname:hoangtusonca391 sđt:0932121683 Trả lời với trích dẫn   10-04-2009 11:48 PM #8 Mitsu  Xem hồ sơ  View Forum Posts  Tin nhắn riêng  View Blog Entries Không biết bạn có phải dân nhiệt lạnh hay không, chứ hỏi một câu hỏi áp suất bay hơi chung chung như vậy, thì không ai có thể trả lời cụ thể là bao nhiêu được. Quy trình nạp ga như marshaui trình bày tương đối đầy đủ rồi, nhưng tui xin bổ sung thêm một số điểm cần lưu ý: 1. Về nguyên tắc, không nên sử dụng môi chất lạnh đang nạp để thử kín. Nếu hệ thống chưa kín thì chẳng may môi chất lạnh rò rỉ ra ngoài, như vậy là không tốt nếu xét trên phương diện môi trường. Một điểm nữa là nhiều môi chất lạnh rất dễ bắt cháy, nếu không may bị rò rĩ (do hệ thống chưa kín) thì rất nguy hiểm cho người nạp (trong trường hợp khu vực xung quanh không được thông gió đầy đủ). Do đó thông thường thì nên dùng khí nitrogen áp suất cao để thử kín hệ thống lạnh trước khi nạp. 2. Để biết hệ thống đã nạp đủ ga hay chưa, ngoài việc nhận biết qua áp suất của hệ thống, còn thể kiểm tra qua mắc ga của hệ thống (không có bong bóng, mắc ga điền đầy môi chất lạnh lỏng). Một cách khác là kiểm tra độ quá nhiệt/quá lạnh, duy trì trong khoảng 3-5K là ok. Còn chính xác hơn thì kiểm khối lượng môi chất qua trọng lượng như hình ảnh: 3. Trong trường hợp ga không thể tự chảy từ bình vào hệ thống như Tham_tu đề cập, thì có thể đặt chai ga trong một bể nước ấm không nóng hơn 40 độ, để nâng áp suất bình gas --> tăng lưu lượng ga chảy vào hệ thống lạnh. (Chú ý: tuyệt đối không được gia nhiệt chai ga bắng ngọn lửa). 4. Và cuối cùng là hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng ga để đuổi khí dây ga lúc bắt đầy nạp cũng như kết thúc quá trình nạp tháo dây ga, đặt biệt là ga lỏng vì nếu bị xì ra ngoài thì sẽ mất đi một lượng lớn môi chất lạnh (40 lần) so với xì ga dạng khí. Giới thiệu thêm với các bạn máy vừa nạp ga, vừa thu hồi ga từ hệ thống lạnh để hạn chế tối thiểu môi chất lạnh rò rĩ ra môi trường:
Tài liệu liên quan