Kế toán kiểm toán - Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Sau khi nghiên cứu Chương 5, sinh viên hiểu được: 1/ Kếtoán trách nhiệm là gì? Trung tâm trách nhiệm làgì? 2/ Biết cách đánh giá, đo lường thành quảhoạt động cũng như đánh giátrách nhiệm quản lý của từng bộphận, từng trung tâm trách nhiệm. 3/ Phương pháp lập báo cáo bộphận

pdf37 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. TRAN VAN TUNG 1 CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TS. TRAN VAN TUNG 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Sau khi nghiên cứu Chương 5, sinh viên hiểu được: 1/ Kế toán trách nhiệm là gì? Trung tâm trách nhiệm là gì? 2/ Biết cách đánh giá, đo lường thành quả hoạt động cũng như đánh giá trách nhiệm quản lý của từng bộ phận, từng trung tâm trách nhiệm. 3/ Phương pháp lập báo cáo bộ phận TS. TRAN VAN TUNG 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5.1. Kế toán trách nhiệm & trung tâm trách nhiệm. 5.2. Đánh giá kết quả bộ phận 5.3. Phân tích báo cáo bộ phận TS. TRAN VAN TUNG 4 5.1. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM & TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM 5.1.1.Khái niệm • Kế toán trách nhiệm (KTTN) là hệ thống kế toán tập hợp kết quả theo từng lĩnh vực thuộc trách nhiệm cá nhân, bộ phận, nhằm giám sát & đánh giá kết quả của từng bộ phận trong tổ chức. • Mục tiêu của KTTN là nhằm đảm bảo sử dụng hữu hiệu & hiệu quả các nguồn lực của tổ chức. TS. TRAN VAN TUNG 5 5.1. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM & TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM 5.1.1.Khái niệm • Một hệ thống KTTN hữu ích phải thỏa mãn lý thuyết phù hợp. Theo lý thuyết này, sẽ không có 1 kiểu mẫu đúng để tổ chức 1 cấu trúc tổ chức thích hợp nhất, mà là cấu trúc cung cấp 1 sự phù hợp với: (1) môi trường tổ chức hoạt động; (2) chiến lược tổng hợp của tổ chức; và (3) các giá trị và sự khích lệ của quản trị cấp cao. TS. TRAN VAN TUNG 6 5.1. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM & TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM 5.1.2. Các loại trung tâm trách nhiệm • Kế toán quản trị chia tổ chức doanh nghiệp thành các trung tâm trách nhiệm nhằm đánh giá thành quả của các trung tâm gắn liền với trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị. TS. TRAN VAN TUNG 7 5.1. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM & TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM 5.1.2. Các loại trung tâm trách nhiệm • Trung tâm trách nhiệm là 1 bộ phận trong 1 tổ chức mà các nhà quản lý của nó chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của các đơn vị phụ thuộc. Có 3 loại trung tâm trách nhiệm phổ biến: TS. TRAN VAN TUNG 8 5.1. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM & TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM 5.1.2. Các loại trung tâm trách nhiệm: 4 loại • Trung tâm chi phí – nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệm về các khoản chi phí (gồm trung tâm chi phí tiêu chuẩn & trung tâm chi phí dự tốn). • Trung tâm lợi nhuận – nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệm về các khoản chi phí và doanh thu. • Trung tâm đầu tư – nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệm về các khoản lợi nhuận và vốn đầu tư. TS. TRAN VAN TUNG 9 5.1. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM & TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM Hội đồng quản trị Cơ cấu tổ chức quản lý Trung tâm trách nhiệm Báo cáo trách nhiệm Trung tâm đầu tư Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI, RI) Giám đốc Trung tâm lợi nhuận Các hình thức báo cáo KQKD Khối sản xuất, phòng ban nghiệp vụ Trung tâm chi phí Các báo cáo biến động về chi phí TS. TRAN VAN TUNG 10 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN 5.2.1. Trung tâm chi phí (1)Trung tâm chi phí tiêu chuẩn Đánh giá ở 2 nội dung: Có hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng sản xuất hay không? Chi phí thực tế phát sinh có vượt quá định mức tiêu chuẩn hay không? TS. TRAN VAN TUNG 11 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN 5.2.1. Trung tâm chi phí (1) Trung tâm chi phí tiêu chuẩn Công thức xác định biến động chi phí: Biến động về giá Lượng thực tế Giá thực tế Giá định mức= x - Biến động về lượng Giá định mức Lượng định mức= x -Lượng thực tế TS. TRAN VAN TUNG 12 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN 5.2.1. Trung tâm chi phí (1) Trung tâm chi phí tiêu chuẩn Đánh giá kết quả như sau: Biến động dương (+): TT > ĐM, nói chung là không tốt vì CP TT > CP ĐM; tuy nhiên để có kết luận cuối cùng phải phân tích rõ nguyên nhân. Biến động âm (-): TT < ĐM, nói chung là tốt vì CP TT < CP ĐM nếu chất lượng SP vẫn đảm bảo. Biến động = 0: TT = ĐM, thực hiện đúng định mức. Ví dụ minh họa: (SGK) TS. TRAN VAN TUNG 13 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN 5.2.1. Trung tâm chi phí (2) Trung tâm chi phí dự toán Đánh giá ở 2 nội dung: Có hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng sản xuất hay không? Chi phí thực tế phát sinh có vượt quá chi phí dự toán hay không? TS. TRAN VAN TUNG 14 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN 5.2.1. Trung tâm chi phí (2) Trung tâm chi phí dự toán Xác định mức biến động chi phí cũng thực hiện ở 2 mặt lượng & giá tương tự như ở trung tâm chi phí tiêu chuẩn. Tuy nhiên kế toán cần xác định thêm: Chi phí kế hoạch điều chỉnh theo KL thực tế CP kế hoạch KL thực tế= x KL kế hoạch TS. TRAN VAN TUNG 15 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN 5.2.2. Trung tâm lợi nhuận Đánh giá các chỉ tiêu sau: Mức lợi nhuận TH so với KH được giao (cả số tuyệt đối & tương đối). Do LN phụ thuộc là DT & CP, do vậy cần phân tích biến động chi phí & biến động của Doanh thu để đánh giá chính xác hiệu quả tạo ra lợi nhuận của trung tâm này. TS. TRAN VAN TUNG 16 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN 5.2.3. Trung tâm đầu tư Đánh giá các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI Lãi thặng dư RI Giá thị trường của tài sản của DN. Riêng đối với CTCP cần đánh thêm 2 chỉ tiêu: (1) Thu nhập của cổ phiếu thường; (2) Tỷ lệ giá thị trường/mệnh giá cổ phiếu thường. TS. TRAN VAN TUNG 17 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN 5.2.3. Trung tâm đầu tư (1) Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI (return on investment) được xác định: Lưu ý: Thơng thường Lợi tức sử dụng trong cơng thức là lợi tức thuần trước thuế TNDN và lãi vay. ROI = Lợi nhuận bộ phận Vốn sử dụng bình quân TS. TRAN VAN TUNG 18 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN 5.2.3. Trung tâm đầu tư Các nhân tố ảnh hưởng đến ROI: công thức tính ROI có thể viết lại như sau: ROI = LN Vốn sử dụng bq = LN Doanh thu x Doanh thu Vốn sử dụng bq 1 2 TS. TRAN VAN TUNG 19 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN • Trong đó: 1 2 Tỷ lệ lãi/DT. Ý nghĩa? Hệ số vòng quay vốn. Ý nghĩa? TS. TRAN VAN TUNG 20 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN Các biện pháp nhằm tăng ROI: • Ta có : LN ROI = --------------------- Vốn Hđộng bq LN Dthu = --------------- x -------------------- Dthu Vốn hđộng bq • Tăng doanh thu biên. • Tăng số vòng quay vốn (Giảm vốn hoạt động) TS. TRAN VAN TUNG 21 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN Hạn chế của ROI • Thứ nhất, bản chất của chỉ số ROI là số tương đối cho nên ROI chỉ giúp so sánh một kết quả này so với một kết quả khác, nhưng nó không thể hiện được mức độ tăng thêm hay cải thiện là bao nhiêu (cho biết số tuyệt đối) khi tiến hành các giải pháp tăng ROI. TS. TRAN VAN TUNG 22 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN Hạn chế của ROI Thứ hai, chỉ số ROI chỉ cho thấy phần trăm lợi nhuận so với vốn đầu tư thay đổi, nhưng không thể hiện được mức thay đổi chính xác là bao nhiêu, có vượt mức lợi nhuận mong đợi không và vượt là bao nhiêu. Điều này đã che mờ khả năng khuyến khích gia tăng đầu tư mang lại lợi nhuận trên con số tuyệt đối cần đạt được, đây là mục đích cuối cùng mà nhiều công ty mong muốn có được. TS. TRAN VAN TUNG 23 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN (2) Lãi thặng dư - RI • Khắc phục hạn chế: nhà quản trị thường dùng thêm chỉ tiêu RI - Residual Incom (lợi tức còn lại) để đưa ra quyết định đầu tư. Lợi tức còn lại – RI - là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn doanh nghiệp được trừ đi chi phí sử dụng vốn mong đợi đã đầu tư vào bộ phận đó. Chỉ số này nhấn mạnh thêm khả năng sinh lời vượt trên chi phí vốn đã đầu tư vào một bộ phận hay toàn doanh nghiệp. TS. TRAN VAN TUNG 24 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN (2) Lãi thặng dư - RI Nhà quản trị sử dụng chỉ số RI là cho biết có nên đầu tư gia tăng khi sử dụng chỉ số ROI không đủ cơ sở để quyết định TS. TRAN VAN TUNG 25 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN • Công thức tính RI: RI = P – R Với R = ∑ri * Ci RI: Lợi tức còn lại (Residual Income) P: Lợi tức của trung tâm đầu tư (Profit) R: chi phí sử dụng vốn bình quân. Ci Vốn đầu tư (Capital) huy động từ nguồn i. ri: tỷ suất sinh lời mong muốn tối thiểu của nguồn i. Hay Lợi tức còn lại (RI) = Lợi tức của trung tâm đầu tư – Vốn đầu tư * Lãi suất ước tính TS. TRAN VAN TUNG 26 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN • Hạn chế của RI: Sử dụng chỉ số RI khắc phục nhược điểm của ROI để trả lời cho câu hỏi có nên đầu tư gia tăng hay không. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng RI để ra quyết định đánh giá thành quả hoạt động thì đôi khi mang lại kết quả không toàn diện. Bản chát của RI là số tuyệt đối, cho nên không cho thấy sự so sánh thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động. Nếu dùng RI đánh giá thì RI thường có khuynh hướng lạc quan nghiêng về những nơi có quy mô vốn lớn. TS. TRAN VAN TUNG 27 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN (3) Giá trị thị trường của tài sản của DN 1 V = P x  ------- ( t= 1,n) (1 + i)t Với: V: Giá thị trường của tài sản của DN. P: LN hàng năm i: Hệ số giảm giá tài sản hàng năm t: kỳ thời gian hoạt động cụ thể n: Tổng các kỳ thời gian hđộng có đem lại LN TS. TRAN VAN TUNG 28 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN (4) Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông Tỷ suất thu Lợi nhuận sau thuế nhập của vốn = ---------------------------- cổ đông Vốn cổ đông bình quân TS. TRAN VAN TUNG 29 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN (5) Giá thị trường của cổ phiếu thường Tỷ số giá TT/ Giá TT của CP thường mệnh giá cổ= ------------------------------- đông thường Mệnh giá CP thường TS. TRAN VAN TUNG 30 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN Nội dung đánh giá các trun tâm trách nhiệm có thể khái quát như sau: Loại TT Quản lý TT có quyền kiểm soát Chỉ tiêu/phương pháp đánh giá chủ yếu TT chi phí Chi phí kiể soát được Chi phí/ Phân tích biến động TT LN Chi phí kiểm soát được Lượng bán Giá bán Lợi nhuận/PT biến động TS. TRAN VAN TUNG 31 5.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỘ PHẬN Nội dung đánh giá các trun tâm trách nhiệm có thể khái quát như sau: Loại TT Quản lý TT có quyền kiểm soát Chỉ tiêu/phương pháp đánh giá chủ yếu TT đầu tư Chi phí kiểm soát được Lượng bán Giá bán Vốn đầu tư ROI, RI, TS. TRAN VAN TUNG 32 Ví dụ • Một công ty có tổng vốn hoạt động 600tr, doanh thu 900tr và lợi nhuận trong kỳ 90tr.Tính ROI? • 1.Giả sử kỳ sau doanh thu tăng 120tr, vốn hoạt động không đổi.Tính ROI dự kiến, biết biến phí chiếm 60% doanh thu. • 2.Giả sử kỳ sau chi phí lao động tiết kiệm được 18tr, Dthu và vốn hoạt động không đổi.Tính ROI? • 3.Vốn hoạt động giảm 60tr,các nhân tố khác khơng đổi.Tính ROI? TS. TRAN VAN TUNG 33 5.3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN 5.3.1. Khái niệm: Báo cáo bộ phận là báo cáo của một đơn vị hoặc một hoạt động trong một tổ chức doanh nghiệp, mà nhà quản trị cần quan tâm xem xét, để họ có thể kiểm soát và quản lý đối với chi phí và doanh thu của những bộ phận đó. TS. TRAN VAN TUNG 34 5.3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN 5.3.2. Đặc điểm: Báo cáo bộ phận có các đặc điểm sau  Báo cáo bộ phận thường lập theo dạng thức của chi phí vì cách này có tác dụng thiết thực, giúp cho việc phân tích, đánh giá các mặt hoạt động của bộ phận nói riêng, và của toàn bộ tổ chức nói chung.  Báo cáo bộ phận thường được lập ở nhiều mức độ hoạt động hoặc nhiều phạm vi khác nhau. Chúng phản ảnh tình hình của một mức độ hoạt động, hoặc một phạm vi hoạt động cụ thể của toàn bộ tổ chức. TS. TRAN VAN TUNG 35 5.3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN 5.3.2. Đặc điểm: Báo cáo bộ phận có các đặc điểm sau  Báo cáo bộ phận càng tiến lên cấp quản lý cao hơn càng giảm dần chi tiết. Nói cách khác, báo cáo bộ phận ở cấp quản lý càng thấp càng chi tiết.  Trên báo cáo bộ phận, ngoài những khoản chi phí trực tiếp phát sinh ở bộ phận mà nhà quản lý bộ phận đó có thể kiểm soát được, còn những khoản chi phí chung khác được cấp quản lý cao hơn phân bổ cho, nằm ngoài tầm kiểm soát của người quản lý cấp đó.  Báo cáo bộ phận được lập nhằm mục đích sử dụng nội bộ. TS. TRAN VAN TUNG 36 5.3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN 5.3.3. Ví dụ Chỉ tiêu Tổng cộng PX 1 PX 2 PX 3 Doanh thu 1.170.600 378.900 328.500 463.200 Biến phí: + Sản xuất 469.800 123.300 93.600 252.900 + Quản lý 121.800 42.600 54.300 24.900 Tổng biến phí 591.600 165.900 147.900 277.800 Số dư đảm phí 579.000 213.000 180.600 185.400 Định phí trực tiếp phân xưởng 82.200 28.500 33.600 20.100 Số dư phân xưởng (bộ phận) 496.800 184.500 147.000 165.300 Định phí gián tiếp của công ty 204.000 Lợi nhuận của công ty 292.800 5.3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN TS. TRAN VAN TUNG 37 5.3.4. Phân tích số dư bộ phận  Số dư bộ phận (SDBP) = DT bộ phận – CP trực tiếp phát sinh ở bộ phận tạo ra dthu  Số dư bộ phận – Định phí chung phân bổ = LN chung của cấp cao hơn. Nhà quản trị cấp cao cần quan tâm đến bộ phận nào có SDBP < 0.  SDBP là chỉ tiêu đánh giá tốt nhất quá trình sinh lời từng bộ phận, đồng thời cũng là thước đo hiệu quả đánh giá trách nhiệm quản lý của người đứng đầu bộ phận.
Tài liệu liên quan