Kế toán quản trị

Bài tập số 53/ Trang 508 H àng tồn kho ở cửa hàng bán lẻ vào 31 tháng 3 là 160.000.000 đồng. Nhà quản trị rất băn khoăn vì tồn kho quá cao. Giám đốc cửa hàng đã chấp nhận một chính sách như sau về hàng hóa mua vào và hàng hóa tồn kho. Vào cuối tháng, hàng tồn kho sẽ là 10.000.000 đồng cộng với 90% giá vốn của hàng bán ra trong tháng tiếp theo. Giá vốn của hàng bán ra trung bình khoảng 60% doanh thu. Việc thanh toán hàng mua như sau: 20% trả ngay trong tháng và 80% được trả trong tháng tiếp theo. Hàng mua trong tháng 3 là 140.000.000 đồng. Doanh thu dự tính trong tháng 4 là 250.000.000 đồng; tháng 5 là 220.000.000 đồng; tháng 6 là 280.000.000 đồng; tháng 7 là 310.000.000 đồng. Yêu cầu: 1. Tính tổng trị giá hàng tồn kho vào ngày 31 tháng 3 xem có đúng chính sách của nhà quản trị không? 2. Lập dự toán mua hàng cho các tháng 4, 5, 6 của cửa hàng bán lẻ.

doc8 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế toán quản trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập số 53/ Trang 508 H àng tồn kho ở cửa hàng bán lẻ vào 31 tháng 3 là 160.000.000 đồng. Nhà quản trị rất băn khoăn vì tồn kho quá cao. Giám đốc cửa hàng đã chấp nhận một chính sách như sau về hàng hóa mua vào và hàng hóa tồn kho. Vào cuối tháng, hàng tồn kho sẽ là 10.000.000 đồng cộng với 90% giá vốn của hàng bán ra trong tháng tiếp theo. Giá vốn của hàng bán ra trung bình khoảng 60% doanh thu. Việc thanh toán hàng mua như sau: 20% trả ngay trong tháng và 80% được trả trong tháng tiếp theo. Hàng mua trong tháng 3 là 140.000.000 đồng. Doanh thu dự tính trong tháng 4 là 250.000.000 đồng; tháng 5 là 220.000.000 đồng; tháng 6 là 280.000.000 đồng; tháng 7 là 310.000.000 đồng. Yêu cầu: Tính tổng trị giá hàng tồn kho vào ngày 31 tháng 3 xem có đúng chính sách của nhà quản trị không? Lập dự toán mua hàng cho các tháng 4, 5, 6 của cửa hàng bán lẻ. Giải Yêu cầu 1: Theo chính sách của nhà quản trị về hàng tồn kho thì giá vốn hàng bán ra trung bình khoảng 60% doanh thu và vào cuối mỗi tháng, hàng tồn kho sẽ là 10.000.000 đồng cộng với 90% giá vốn của hàng bán ra trong tháng tiếp theo, do đó muốn tính giá trị hàng tồn kho tháng 3, ta tính giá vốn của tháng 4: 250.000.000 x 60% = 150.000.000 đồng Hàng tồn kho tháng 3 theo là: 10.000.000 + 90% * 150.000.000 = 145.000.000 đồng Theo thực tế thì hàng tồn kho vào ngày 31/3 là 160.000.000 đ nên có thể kết luận rằng tổng giá trị Hàng Tồn Kho vào ngày 31.3 không phù hợp với dự toán của nhà quản trị. Yêu cầu 2: LỊCH THANH TOÁN TIỀN MUA HÀNG DỰ KIẾN VÀO QUÝ II (Đơn vị tính : đồng) Chỉ tiêu Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Cả Quý II Trị giá Hàng hóa cần mua vào 233.800.000 252.400.000 296.200.000 782.400.000 LỊCH THANH TOÁN DỰ KIẾN Khoản phải trả tháng 3 chuyển sang 112.000.000 112.000.000 Tháng 4 46.760.000 187.040.000 233.800.000 Tháng 5 50.480.000 201.920.000 252.400.000 Tháng 6 59.240.000 59.240.000 Tổng cộng 158.760.000 237.520.000 261.160.000 657.440.000 Theo dự toán của nhà quản trị: Việc thanh toán hàng mua như sau: 20% trả ngay trong tháng và 80% được trả trong tháng tiếp theo. Từ đó ta có thể tính ra được các chỉ tiêu như sau: Khoản phải trả tháng 3 chuyển sang = 140.000.000 x 80% =112.000.000 Đồng Khoản phải trả tháng 4 : Trả ngay trong tháng 4 = 233.800.000 x 20% = 46.760.000 Đồng Khoản phải trả chuyển sang tháng 5 = 233.800.000 x 80% = 187.400.000 Đồng. Khoản phải trả tháng 5 : Trả ngay trong tháng 5 = 252.400.000 x 20% = 50.480.000 Đồng Khoản phải trả chuyển sang tháng 6 = 252.400.000 x 80% = 201.920.000 Đồng. Khoản phải trả tháng 6 : Trả ngay trong tháng 6 = 296.200.000 x 20% = 59.240.000 Đồng Khoản phải trả chuyển sang tháng 7 = 296.200.000 x 80% = 236.960.000 Đồng. DỰ TOÁN MUA HÀNG QUÝ II (Đơn vị tính : Đồng) CHỈ TIÊU THÁNG 4 THÁNG 5 THÁNG 6 QUÝ II Trị giá Hàng hóa tiêu thụ 250.000.000 220.000.000 280.000.000 750.000.000 Trị giá Hàng hóa tồn kho cuối Kỳ 128.800.000 161.200.000 177.400.000 177.400.000 Trị giá Hàng hóa tồn kho Đầu Kỳ 145.000.000 128.800.000 161.200.000 145.000.000 Trị giá Hàng hóa cần mua vào 233.800.000 252.400.000 296.200.000 782.400.000 Dựa vào các dữ liệu đề bài cho và các kiến thức đã được học, ta phân tích như sau: (Đặt X là các tháng trong quý II) Từ doanh thu dự tính trong tháng 4 là 250.000.000 đồng; tháng 5 là 220.000.000 đồng; tháng 6 là 280.000.000 đồng; tháng 7 là 310.000.000 đồng. Ta có thể tính: Trị giá hàng tiêu thụ trong kỳ của tháng X = doanh thu dự tính của tháng X. Từ dữ liệu chính sách của nhà quản trị về hàng tồn kho vào cuối mỗi tháng. Ta có thể tính: Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ của tháng X = 10.000.000 + 90% . 60% . doanh thu dự tính tháng X+1. Từ suy luận kiến thức được học: Ta có thể tìm ra: Trị giá hàng tổn kho đầu kỳ của tháng X = Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ của tháng X – 1 Từ công thức về hàng tính trị giá hàng tồn kho cuối kỳ : Ta có thể tìm ra: Trị giá hàng cần mua của tháng X = Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ của tháng X + Trị giá hàng tồn kho tiêu thụ của tháng X – Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ của tháng X. Từ đó ta có thể suy ra được các giá trị của bảng dự toán mua hàng Qúy II : Tháng 4: Trị giá hàng tiêu thụ trong kỳ = 250.000.000 Đồng Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = 10.000.000 + 90% . 60% . 220.000.000 = 128.800.000 Đồng Trị giá hàng tổn kho đầu kỳ = 145.000.000 Đồng Trị giá hàng cần mua = Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ + Trị giá hàng tồn kho tiêu thụ – Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ = 128.800.000 + 250.000.000 – 145.000.000 = 233.800.000 Đồng Tháng 5: Trị giá hàng tiêu thụ trong kỳ = 220.000.000 Đồng Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = 10.000.000 + 90% * 60% * 280.000.000 = 161.200.000 Đồng Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ = 128.800.000 Đồng Trị giá hàng cần mua = 220.000.000 + 161.200.000 – 128.800.000 = 252.400.000 Đồng Tháng 6: Trị giá hàng tiêu thụ trong kỳ = 280.000.000 Đồng Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = 10.000.000 + 90% * 60% * 310.000.000 = 177.400.000 Đồng Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ = 161.200.000 Đồng Trị giá hàng cần mua = 280.000.000 + 177.400.000 – 162.200.000 = 296.200.000 Đồng Bài tập số 54/ Trang 508 Công ty X sản xuất kinh doanh sản phẩm A. Sản phẩm A có giá bán 22.000đ, biến phí 13.000đ, đinh phí trong năm của công ty là 64.000.000đ. Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong năm là 14.000 sản phẩm. Yêu cẩu: Lập báo cáo thu nhập theo hiệu số gộp của công ty X. Xác định sản lượng và doanh thu điểm hòa vốn. Tính độ lớn đòn bẩy hoạt động, nếu doanh thu tăng 10% thì lợi nhuận tăng là bao nhiêu? Để lợi nhuận công ty đạt được là 30.000.000 đồng sản phầm tiêu thụ là bao nhiêu? Dự định này có thực hiện được không nếu năng lực sản xuất tối đa của công ty là 15.000 sản phẩm. Nhằm nâng cao lợi nhuận, Giám đốc công ty nghiên cứu ba phương án: Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu 500 đồng do thay đổi nguyên vật liệu mới, tăng chi phí quảng cáo thêm 4.000.0000 đồng, dự kiến sản phẩm tiêu thụ tăng 10%. Tăng chi phí quảng cáo 16.000.000 đồng, dự kiến sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng 20%. Giảm giá bán 2.000 đồng và tăng chi phí quảng cáo 3.000.000 đồng, dự kiến sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng 20%. Hỏi Giám Đốc công ty chọn phương án nào? Tại sao? Công ty dự kiến chi phí nhân công trực tiếp tăng 200 đồng/ sản phẩm, để đạt lợi nhuận là 30.000.000 đồng, sản phẩm tiêu thụ của công ty là bao nhiêu? Giải 1/ Lập báo cáo thu nhập theo dạng hiệu số gộp. Doanh thu = 22000 * 14000 = 308.000.000 đồng Biến phí = 13000 * 14000= 182.000.000 đồng CỘNG TY X BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH DẠNG HIỆU SỐ GỘP (Đơn vị tính : đồng) CHỈ TIÊU SỐ TIỀN ĐƠN VỊ TỈ LỆ Doanh thu 308.000.000 22.000 100 % Biến phí 182.000.000 13.000 59,1 % Hiệu số gộp 126.000.000 9.000 40,9 % Định phí 64.000.000 Lợi nhuận 62.000.000 Xác định sản lượng, doanh thu hòa vốn: Sản lượng hòa vốn = Tổng định phí / Hiệu số gộp đơn vị sản phẩm = = 7.111 Sản phẩm. Doanh thu hòa vốn = Định phí/Tỷ lệ hiệu số gộp = = 156.479.217 đồng 2/ Tính độ lớn đòn bẩy hoạt động. DOL = Hiệu số gộp / Lợi nhuận = = 2,03 Nếu Doanh thu tăng 10% => Tốc độ tăng Lợi nhuận: 10% * 2.03 = 20,3% Lợi nhuận tăng 1 lượng là : 62.000.000 * 20,3% = 12.586.000 đồng Mức tiêu thụ để đạt mức Lợi nhuận là 30.000.000 đồng: = ( Định phí + LN mong muốn) / ( Giá bán đv – Biến phí đv) = = 10.444 Sàn phẩm. Vậy dự định này thực hiện được vì năng lực sản xuất tối đa của công ty là 15.000 sản phẩm. 3/ PHƯƠNG ÁN A: Tiết kiệm Chi phí NVL 500 đồng do thay đổi NVL mới, tăng chi phí quảng cáo thêm 4.000.000 đồng, dự kiến sản phẩm tiêu thụ tăng 10%. Biến phí đơn vị giảm 500 đồng => Biến phí mới = 13000 – 5000 = 12500 đồng Sản lượng tăng 10% => Sản lượng mới = 14000 * 110% = 15400 Sản phẩm Định phí tăng 4.000.000 đồng => Định phí mới = 64000000 + 4000000 = 68.000.000 đồng. * Số dư đảm phí mới = 15400 * (22000 – 12500) = 146.300.000 đồng (-) Định phí = 68.000.000 đồng Lợi nhuận = 78.300.000 đồng Lợi nhuận hiện tại tăng = 78.300.000 – 62.000.000 = 16.300.000 đồng. PHƯƠNG ÁN B: Tăng chi phí quảng cáo 16.000.000 đồng, dự kiến sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng 20%. Sản lượng tăng 20% => Sản lượng mới = 14000 *120% = 16800 Sản phẩm. Biến phí mới = 16800 * 13000= 218.400.000 Đồng Định phí tăng 16.000.000 đồng => Định phí mới = 64000000 + 16000000 = 80.000.000 đồng. *Doanh thu = 22000 * 16800 = 369.600.000 đồng (-) Biến phí = 218.400.000 đồng Số dư đảm phí = 151.200.000 đồng (-) Định phí = 80.000.000 đồng Lợi nhuận = 71.200.000 đồng Lợi nhuận hiện tại tăng = 71.200.000 – 62.000.000 = 9.200.000 đồng PHƯƠNG ÁN C: Giảm giá bán 2.000 đồng và tăng chi phí quảng cáo 3.000.000 đồng, dự kiến sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng 20%. Giá bán giảm 2000 đồng => Giá bán mới = 22.000 – 2.000 = 20.000 đồng Định phí tăng 3.000.000 đồng => Định phí mới = 64.000.000 + 3.000.000 = 67.000.000 đồng. *Số dư đảm phí mới = 14000 * 120% * (20000 – 13000) = 117.600.000 đồng (-) Định phí = 67.000.000 đồng Lợi nhuận = 50.600.000 đồng Lợi nhuận hiện tại giảm = 62.000.000 – 50.600.000 = 11.400.000 đồng Giám đốc công ty nên chọn phương án A. Vì đó là phương án tạo lợi nhuận lớn nhất cho công ty. 4/ Công ty dự kiến chi phí nhân công trực tiếp tăng 200 đồng/sản phẩm; để đạt lợi nhuận là 30.000.000 đồng, sản phẩm tiêu thụ của công ty là bao nhiêu? Chi phí nhân công trực tiếp tăng 200 đồng/ sản phẩm Biến phí đơn vị mới = 13000 + 200 = 13.200 đồng Số sản phẩm tiêu thụ để đạt lợi nhuận là 30.000.000 đồng là: = ( Định phí + LN mong muốn) / ( Giá bán đv – Biến phí đv) = = 10.682 Sản phẩm. Bài tập số 55/ Trang 509 Công ty TNHH Gia Minh, kế toán GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, dự kiến doanh thu 3 tháng quý I năm 2010 như sau: Tháng 1: 10.400.000.000 đồng. Tháng 2: 11.600.000.000 đồng. Tháng 3: 11.600.000.000 đồng. Theo kinh nghiệm 20% doanh thu được thu ngay trong tháng, 60% được thu trong tháng tiếp theo, 20% được thu trong tháng kế tiếp nữa. Yêu cầu : Lập dự toán thu tiền bán hàng quý 1 và xác định nợ phải thu đến cuối quý I của công ty . Biết rằng doanh thu tháng 11/2009 là 11.700.000.000 đồng, tháng 12/2009 là 10.160.000.000 đồng. Giải *Theo đề bài ta có: Tháng 1/2010 : Chưa thu tháng 11/2009 :11.700.000 * 20% = 2.340.000 Ngàn đồng Chưa thu tháng 12/2009 :10.160.000 * 60% = 6.096.000 Ngàn đồng Thu tháng 1/2010 :10.400.000 * 20% = 2.080.000 Ngàn đồng Tháng 2/2010 : Chưa thu tháng 12/2009 :10.160.000 * 20% = 2.032.000 Ngàn đồng Chưa thu tháng 1/2010 : 10.400.000 * 60% = 6.240.000 Ngàn đồng Thu tháng 2/ 2010 : 11.600.000 * 20% = 2.320.000 Ngàn đồng Tháng 3/2010 : Chưa thu tháng 1/2010 : 10.400.000 * 20% = 2.080.000 Ngàn đồng Chưa thu tháng 2/2010 : 11.600.000 * 60% = 6.960.000 Ngàn đồng Thu tháng 3/2010 : 11.600.000 * 20% = 2.320.000 Ngàn đồng Ä Dự toán thu tiền cho Quý I năm 2010: Đơn vị tính: 1000 đồng. CHỈ TIÊU THÁNG 1 THÁNG 2 THÁNG 3 QUÝ I Doanh thu dự kiến 10.400.000 11.600.000 11.600.000 33.600.000 SỐ TIỀN DỰ KIẾN THU Chưa thu tháng 11/2009 2.340.000 2.340.000 Chưa thu tháng 12/2009 6.096.000 2.032.000 8.128.000 Tiền thu tháng 1 2.080.000 6.240.000 2.080.000 10.400.000 Tiền thu tháng 2 2.320.000 6.960.000 9.280.000 Tiền thu tháng 3 2.320.000 2.320.000 Tổng tiền thu 10.516.000 10.592.000 11.360.000 32.468.000 Số tiền còn phải thu của khách hàng tính đền cuối quý I: Khách hàng nợ tháng 2 = 11.600.000 * 20% = 2.320.000 (Ngàn đồng) Khách hàng nợ tháng 3 = 11.600.000 * 80% = 9.280.000 (Ngàn đồng) Tổng số tiền Khách hàng còn nợ tính đến cuối quý I = 2.320.000 + 9.280.000 = 11.600.000 (Ngàn đồng )
Tài liệu liên quan