Kết luận và khuyến nghị

Tổng Cục thống kê có nhiệm vụ tổchức các cuộc điều tra sau: Chương trình điều tra thống kê hàng năm, Điều tra dân số và lao động, Điều tra Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Điều tra vốn đầu tư, Điều tra doanh nghiệp, Điều tra cơ sở sản xuất cá thể, Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính và sự nghiệp, Điều tra thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ, Điều tra mức sống hộ gia đình vv

pdf14 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết luận và khuyến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 14. Kết luận và khuyến nghị 178 Tổng Cục thống kê có nhiệm vụ tổ chức các cuộc điều tra sau: Chương trình điều tra thống kê hàng năm, Điều tra dân số và lao động, Điều tra Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Điều tra vốn đầu tư, Điều tra doanh nghiệp, Điều tra cơ sở sản xuất cá thể, Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính và sự nghiệp, Điều tra thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ, Điều tra mức sống hộ gia đình vv… Do nguồn kinh phí cho công tác thống kê của Bộ NN&PTNT hạn chế, cho nên giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất là Trung Tâm Tin học và Thống kê cùng với Cục Lâm Nghiệp (cơ quan đầu mối xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lâm nghiệp) phối hợp với Tổng Cục Thống kê và Bộ TN&MT trong công tác thống kê và điều tra để có được số liệu thống kê cho Bộ nói chung và cho ngành lâm nghiệp nói riêng. Xây dựng Kế hoạch hành động về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin chuyên ngành lâm nghiệp Hiện nay sự phối hợp giữa các cơ quan trong Bộ NN&PTNT để thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin chuyên ngành lâm nghiệp còn rất hạn chế. Để nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị làm công tác thống kê thuộc Bộ NN&PTNT cần phải thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 30/2006/CT-BNN ngày 21 tháng 04 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc tăng cường năng lực và đổi mới công tác thống kê và cần có cơ chế bắt buộc các đơn vị có liên quan phải cung cấp thông tin thống kê. Bộ NN&PTNT cần phân công nhiệm vụ cụ thể và kinh phí phù hợp cho mỗi cơ quan tham gia việc thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin chuyên ngành lâm nghiệp. Ví dụ, theo quyết định 71, Trung Tâm Tin học và Thống kê là cơ quan chủ trì thu thập, tổng hợp các thông tin và cung cấp thông tin về chuyên ngành lâm nghiệp do các Bộ, ngành khác thu thập, tổng hợp; tuy nhiên đối tác trước mắt là Tổng Cục Thống kê và Bộ TN-MT; Cục Lâm nghiệp có thể thu thập, tổng hợp thông tin về quản lý, phát triển và sử dụng rừng, công nghiệp chế biến lâm sản, đầu tư cho ngành lâm nghiệp, dự án Trồng mới 5 triệu héc ta rừng…; Cục Kiểm Lâm thu thập, tổng hợp thông tin về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phối hợp với Viện Điều tra quy hoạh rừng để kiểm kê, thống kê rừng và đất lâm nghiệp hàng năm… Thực hiện thành công Đề án “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành lâm nghiệp đến năm 2010” theo Quyết định số 3427/QĐ-BNN-LN. Mục tiêu tổng quát của Đề án là xây dựng hệ thống thông tin lâm nghiệp hiện đại, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng được các nhu cầu về thông tin trong quản lý Nhà nước và trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân. Hệ thống FOMIS sẽ là một hợp phần quan trọng của đề án tổng thể này. Đề án sẽ do Cục Lâm nghiệp là đơn vị chủ trì và Trung Tâm Tin học và Thống kê, Cục Kiểm Lâm và các đơn vị vị khác là cơ quan phối hợp. Các nhiệm vụ chính của dự án này là: - Hiện đại hoá công tác thống kê với nhiệm vụ cụ thể: (i) Xây dựng một hệ thống thống kê lâm nghiệp thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. (ii)Tiếp tục hoàn thiện bộ chỉ tiêu chuyên ngành lâm nghiệp theo quyết định 305/2005/QĐ-TTg và 71/2006/QĐ-BNN Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 14. Kết luận và khuyến nghị 179 phù hợp với nhu cầu thông tin, khả năng thu thập thông tin, hội nhập quốc tế và công cuộc đổi mới của đất nước, tập trung hoàn thiện các chỉ tiêu liên quan đến các đơn vị trong ngành, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Tổng Cục Thống kê. (iii) Xây dựng và cung cấp “Số liệu thống kê chuyên ngành lâm nghiệp hàng năm “ trên cơ sở Hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lâm nghiệp bằng bản in và số hóa; - Hỗ trợ xây dựng và củng cố hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin và giám sát chuyên ngành lâm nghiệp cho các đơn vị chủ yếu của Bộ và một số Bộ, ngành có liên quan (TCTK và Bộ TN-MT...) - Xây dựng và củng cố các cơ sở dữ liệu chủ yếu trong ngành lâm nghiệp, đặc biệt chú ý cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng, công nghiệp chế biến lâm sản và các làng nghề thủ công mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu lâm sản; - Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực tập trung vào sử dụng các phần mềm thống kê, khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu, sử dụng các phần mềm về GIS… - Xây dựng tài liệu hướng dẫn chi tiết (Manual) về cách thức xác định và sử dụng các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lâm nghiệp trên cơ sở tham khảo thành quả của các nghiên cứu chuyên ngành, các hướng dẫn kỹ thuật của TCTK và Trung tâm tin học thống kê và tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Tài liệu hướng dẫn này cần trình bày theo khung hướng dẫn của Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc; - Tiếp tục thử nghiệm & nâng cao chất lượng thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu chuyên ngành đã có cho những năm sau và tiếp tục xây dựng các chỉ tiêu mới đặc biệt là các chỉ tiêu về chất lượng rừng, các dịch vụ môi trường và các chỉ tiêu khác cần thiết cho các Báo cáo quốc gia đối với các Thỏa thuận đa phương về môi trường ( MEAs) trên cơ sở các phối hợp liên ngành. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện việc thu thập, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin cho các chỉ tiêu hiện có Đối với các số liệu và chỉ tiêu đã có, cần tiếp tục thảo luận và xây dựng cơ chế phối kết hợp và chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành và giữa các cơ quan trong Bộ NN&PTNT nhằm thu thập và tổng hợp thông tin phục vụ việc tính toán các chỉ tiêu của Hệ thống FOMIS, đặc biệt là sự phối hợp giữa Bộ NN&PTNT với Bộ TN&MT và Tổng cục Thống kê. Đối với một số chỉ tiêu trước đây tính gộp chung cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, cần phối hợp với Tổng cục Thống kê để xây dựng các chỉ tiêu riêng cho ngành lâm nghiệp (ví dụ: Giá trị sản xuất của ngành LN, Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành LN, GDP LN, vv…). Bên cạnh đó cần phải hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các Sở NN&PTNT (cấp tỉnh), các phòng ban được giao quản lý về NN&PTNT (ở cấp huyện) nhằm đảm bảo tính thông suốt và thống nhất của thông tin. Tiếp tục nâng cao chất lượng phân tích, nhận xét các số liệu và chỉ tiêu đã có để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của người sử dụng. Tiếp tục xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện việc thu thập, tổng hợp các thống tin cho các chỉ tiêu mới Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 14. Kết luận và khuyến nghị 180 Đối với các số liệu chuyên ngành chưa thu thập được, cần phải phối hợp với các cơ quan chuyên môn, đặc biệt với Trung tâm Tin học và Thống kê của Bộ để xây dựng, thử nghiệm và trình Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc bổ sung vào các Chương trình điều tra thống kê hiện có (ví dụ, Chương trình Điều tra diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc, Kiểm kê, thống kê rừng và đất lâm nghiệp... ). Đối với các chỉ tiêu cần thiết cho Hệ thống FOMIS nhưng không thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ NN&PTNT thì cần phối hợp với các Bộ, ngành và Tổng cục Thống kê để tổng hợp đưa vào Chương trình điều tra thống kê quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành./. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 14. Kết luận và khuyến nghị 181 Tài liệu tham khảo 1. Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 -2020 2. Bách khoa toàn thư - Tiếng Việt. ừng. 3. Bộ NN&PTNT/ Chương trình lâm nghiệp Việt Nam - Đức - GTZ (2007) Lâm nghiệp Việt Nam – Tháng 5 năm 2007. 4. Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. 5. Động vật rừng Việt Nam. 6. Giới thiệu các dân tộc Việt Nam 7. Hà Chu Chử (2006). Vai trò của rừng và lâm nghiệp giảm nhẹ khí nhà kính. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 1, tháng 6/2006, tr.83 – 85. 8. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. 9. Nguyễn Bá Ngãi (2006. Lâm nghiệp xã hội. Sách giáo trình. Nhà xuất bản Nông nghiệp 2006 10. Nguyễn Bá Ngãi (2007). Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa trong Ngành Lâm nghiệp. Báo cáo tại diễn đàn Đối tác Lâm nghiệp, với chủ đề “Tăng cường xã hội hóa trong ngành lâm nghiệp” - Hà Nội, ngày 8/5/2007. 11. Odum E. P. (1978). Cơ sở sinh thái học. Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp. Hà Nội. 1978. 12. Phan Nguyên Hồng và Vũ Đoàn Thái (2005). Vai trò của rừng ngập mặn trong viẹc bảo vệ các vùng ven biển. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trườngĐại học Quốc gia Hà Nội. 13. Phùng Ngọc Lan (1997). Lâm sinh học tập I - Nguyên lý lâm học. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà Nội. 1997. 14. Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 15. Thực vật rừng – Bách khoa toàn thư - 16. Thực_vật_rừng (2005). Theo số liệu công bố của Cục Kiểm lâm - Bộ NNN&PTNT, tháng 12 năm 2005. 17. Vương Văn Quỳnh (2006). Rừng nhiệt đới - Điều kiện cần thiết cho sự phồn thịnh của hệ sinh thái nông nghiệp. Tài liệu nội bộ của Viện Sinh thái rừng và môi trường - Trường Đại học Lâm nghiệp. 2006. 18. William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba, 2005. Giảm nghèo và Rừng ở Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) và Trường Lâm nghiệp và Khoa học Môi trường, Đại học Tổng hợp. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 14 Chương Kết luận và khuyến nghị 172Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 14. Kết luận và khuyến nghị Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 173 Kết luận 14.1 Kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế và các nước cho thấy việc xây dựng bộ chỉ tiêu và hệ thống thông tin và giám sát ngành lâm nghiệp (FOMIS) là rất cần thiết cho hoạch định chiến lược, chính sách, giám sát & đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, kế hoạch 5 năm và các chương trình, dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp. Bên cạnh đó, Hệ thống FOMIS còn tạo ra sự minh bạch trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách và đảm bảo có sự tham gia đầy đủ của các bên có liên quan. Việc xây dựng hệ thống FOMIS cần phải được tiến hành từng bước với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, các chuyên gia tư vấn và các bên tham gia khác. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện và yêu cầu cụ thể, số lượng nhóm và chỉ tiêu có thể khác nhau. Hiệp hội quốc tế của các Cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp (IUFRO) nêu rõ " việc xây dựng Hệ thống FOMIS là tốn kém, nhưng cái giá mà chúng ta phải trả rất nhỏ bé so với những gì mà chúng ta sẽ thu nhận được từ hệ thống này2." Bộ chỉ tiêu được chỉnh sửa lần này bao gồm 72 chỉ tiêu (trong đó có 56 chỉ tiêu có thể thu thập được số liệu) phản ánh tương đối đầy đủ các chỉ tiêu cần để xây dựng, thực thi, giám sát & đánh giá Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, Kế hoạch 5 năm và các chương trình/dự án chủ chốt của ngành cũng như đáp ứng một số yêu cầu cho các báo cáo quốc gia đối với các Thỏa thuận đa phương về môi trường. Do thời gian hạn chế, nên việc xây dựng bộ chỉ tiêu này còn chưa hoàn chỉnh và cần phải được thử nghiệm và tiếp tục hoàn thiện. Phần lớn các chỉ tiêu trong Hệ thống FOMIS lần này được lựa chọn từ Hệ thống chỉ tiêu quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu ngành NN&PTNT và hệ thống chỉ tiêu của một số tổ chức quốc tế và các nước tiên tiến. Tuy nhiên, khó khăn hiện tại là nhiều chỉ tiêu thống kê quốc gia và ngành vẫn chưa được thu thập. Ở Việt Nam, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các Bộ, ngành, giữa các Viện nghiên cứu và các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách ở các cấp, thậm chí ngay trong cùng một bộ về khái niệm, định nghĩa và phương pháp tính toán một số chỉ tiêu hiện hành. Giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế cũng còn sự khác biệt về khái niệm và phương pháp tính của một số chỉ tiêu, ví dụ khái niệm về rừng, phương pháp tính GDP, vv… Hệ thống phân loại rừng và đất rừng cũng chưa thống nhất, đặc biệt giữa Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNTđã tạo ra một số mâu thuẫn về số liệu về rừng và đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống phân loại của Việt Nam cũng khác biệt so với hệ thống phân loại của Tổ chức Nông lương thế giới FAO và của các tổ chức quốc tế khác. Điều này làm hạn chế khả năng chia sẻ và so sánh số liệu giữa các Bộ, ngành trong nước và giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, số liệu trên bản đồ 2 Nguồn: Raison, R. J., Brown, A., and Flinn, D. (Eds.) (2001). Criteria and Indicators for Sustainable Forest Management. Vienna, Austria, CABI - IUFRO. 427 pp. Chương 14. Kết luận và khuyến nghị 174 và trong các bảng biểu thống kê cũng chưa thống nhất. Mặc dù, Chính phủ đã công bố Hệ thống lưới chiếu và tọa độ quốc gia VN-2000 từ năm 2000, nhưng cho đến nay các Bộ, ngành vẫn đang sử dụng bản đồ với nhiều loại lưới chiếu khác nhau, ví dụ: VN-2000, UTM India 1960, UTM WGS84, Gauss - HN72, vv… Việc thu thập thông tin để tính toán các chỉ tiêu cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự phân tán thông tin, sự thiếu đồng bộ trong công tác thu thập, tổng hợp và chia sẻ thông tin, hạn chế về năng lực của các cơ quan chuyên môn; ngân sách hạn hẹp, thiếu số liệu thống kê về các làng nghề; số liệu thống kê chuyên ngành hầu hết chưa được công bố công khai (trừ một số chỉ tiêu tổng hợp của Tổng Cục Thống kê và của Bộ Nông nghiệp và PTNT...). Một tồn tại lớn khác hiện nay là nhiều chỉ tiêu đã được xây dựng, nhưng chưa được kiểm chứng. Số liệu cần thiết để tính toán các chỉ tiêu còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt là các số liệu thu thập được thông qua chế độ báo cáo theo định kỳ. Nhiều chỉ tiêu cần có trong các Báo cáo quốc gia đối với các Thoả thuận đa phương về môi trường (MEAs) vẫn chưa thu thập được, ví dụ: các chỉ tiêu về sinh khối (trên mặt đất và dưới đất), sinh khối cây chết, giám sát bản quyền tác giả trong lĩnh vực lâm nghiệp, cơ chế tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen cây rừng, định giá rừng, sự gắn kết của các hệ sinh thái rừng, các giá trị đầy đủ về các dịch vụ môi trường của rừng vv... Số liệu phục vụ cho công tác tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu của Hệ thống FOMIS tản mát trong nhiều Bộ khác nhau (ví dụ: Tổng cục Thống kê, Bộ Tài Nguyên &Môi Trường, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội, Bộ Nông Nghiệp&PTNT...) và ngay ở các cơ quan trong cùng một bộ (ví dụ Trung tâm Tin học và Thống kê, Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Vụ Kế hoạch, Vụ Tổ chức - Cán bô, Vụ Khoa học- Công nghệ, Viện Điều tra Quy hoạch rừng...). Các thông tin chưa đồng bộ, lại được lưu trữ ở nhiều định dạng khác nhau như: báo cáo, bản in, lưu trên máy tính, trình bày bằng MSWord, MS Excel, MS Assess, dBASE, vv…Chất lượng của các số liệu này hầu hết chưa được kiểm chứng. Đặc biệt, số liệu tài nguyên rừng hầu hết dựa vào số liệu Kiểm kê rừng theo Chỉ thị 286 từ năm 1997 và sau đó cập nhật theo các thay đổi hàng năm về tài nguyên rừng trên cơ sở thống kê của các Chi cục Kiểm Lâm. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, kinh phí và trang thiết bị cũng như năng lực chuyên môn của các đơn vị thống kê rừng, nên bản thân số liệu Kiểm kê 286 cũng có sai sót. Điều đó có nghĩa là việc sử dụng số liệu Kiểm kê 286 để cập nhật và tính toán số liệu của các năm tiếp theo sẽ gây ra sai số hệ thống. Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Viện điều tra quy hoạch rừng được xây dựng trên cơ sở sử dụng ảnh vệ tinh và số liệu thu thập được từ hệ thống các ô sơ cấp và thứ cấp và cung cấp 5 năm một lần, tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Viện điều tra quy hoạch rừng và Cục Kiểm Lâm, nên chưa tận dụng được các ưu thế của các phương tiện hiện đại và cán bộ để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng và cập nhật số liệu kiểm kê và thống kê rừng hàng năm. Việc xây dựng bộ chỉ tiêu và vận hành hệ thống FOMIS chắc chắn sẽ tốn kém cả về kinh phí và thời gian. Thí dụ, Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững của LHQ được khởi xướng từ đầu những năm 1990 đến năm 1998 mới ra được phiên bản thứ nhất. LHQ tiếp tục chỉnh sửa bộ chỉ tiêu và đưa ra phiên bản thứ 2 vào năm 2001. Các chuyên gia lại tiếp tục hoàn thiện hệ thống này vào năm 2005 và gần đây nhất tại một cuộc họp được tổ chức từ 28/8 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 14. Kết luận và khuyến nghị 175 đến 1/9/2006 tại Stockhom, Thụy Điển. Vì vậy việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu chuyên ngành lâm nghiệp cần được sự quan tâm của Lãnh Đạo Bộ, sự hỗ trợ cả về kỹ thuật và tài chính và sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành và các tổ chức quốc tế để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành và hội nhập quốc tế. Khỉ ở Cần Giờ Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 14. Kết luận và khuyến nghị Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 176 Khuyến nghị 14.2 Thống nhất định nghĩa về ngành lâm nghiệp và rừng Theo định nghĩa của FAO đã được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận thì “Lâm nghiệp là một ngành kinh tế bao gồm các hoạt động chủ yếu gắn với sản xuất hàng hoá có liên quan đến gỗ (gỗ tròn cho công nghiệp, củi, than củi, gỗ xẻ, ván nhân tạo, bột giấy, giấy và đồ mộc), sản xuất chế biến lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ từ rừng”. Căn cứ vào thực tiễn Việt nam, Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020 đã đưa ra một quan niệm toàn diện hơn về ngành lâm nghiệp, phù hợp với điều kiện Việt nam cũng như phù hợp với định nghĩa của FAO: “Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ môi trường3 có liên quan đến rừng; ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói giảm nghèo đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Định nghĩa về rừng trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 đã xác định: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vât rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên”. Tuy nhiên, định nghĩa này bỏ qua một tiêu chí khác của rừng là độ cao cây rừng từ 2 đến 5 mét, nên có thể đưa vào cả các diện tích đất trống có cây rải rác không có khả năng tái sinh thành rừng và do đó gây khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ rừng. Quy định quốc tế cũng không yêu cầu các nước phải sử dụng tiêu chí thấp nhất là độ che phủ rừng 0,1 và độ cao cây rừng 2 mét, mà mỗi nước có thể sử dụng tiêu chí phù hợp nhất đối với nước mình. Vì vậy, Việt nam nên chọn độ che phủ rừng tối thiểu là 0,3 và độ cao cây rừng tối thiểu là 5 mét là phù hợp với tình trạng rừng tự nhiên nghèo kiệt chiếm ưu thế ở nước ta. 3 Phòng hộ đầu nguồn điều tiết nguồn nước, sinh thuỷ chống xói mòn, hạn chế bối lấp hồ, hạn chế lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ lưu. Phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chăn sóng, lấn biển bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khu dân cư và các công trình ven biển. Phòng hộ môi trường sinh thái, điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm ở các khu đô thị, công nghiệp, giảm thiểu tác hại của khí thải nhà kính (hấp thụ CO2), cung cấp các nguồn gien quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học, du lịch sinh thái và nghỉ dường…v.v. Chương 14. Kết luận và khuyến nghị 177 Nâng cao chất lượng kiểm kê tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp Chương trình Kiểm kê tài nguyên rừng toàn quốc đã được tiến hành cách đây 9 năm (bắt đầu từ năm 1997), số liệu đã lạc hậu, thiếu chính xác và không đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ quản lý rừng bền vững và hoạch định chính sách phát triển ngành. Hiện nay, chất lượng của các số liệu và bản đồ kiểm kê/ thống kê rừng cũng như theo dõi diễn biến tài nguyên rừng đều chưa đạt các yêu cầu cho quản lý vi mô, vì thiếu số liệu kiểm kê rừng và bản đồ chính xác cho cấp xã để làm cơ sở cho việc kiểm kê rừng 5 năm và thống kê rừng hàng năm cũng như thiếu sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với Bộ Tài nguyên và Môi trườ
Tài liệu liên quan