Khái quát Đại tu máy phát

Mục đích của phần này là cho phép bạn thành thạo quy trình kiểm tra và sửa chữa thiết bị điện đồng thời học về chức năng của hệ thống nạp trên xe khi thực hiện những công việc sau. 1.Tháo Tháo đai dẫn động và tháo máy phát ra khỏi xe. 2.Tháo rã Tháo puly ra khỏi máy phát, và sau đó tháo rời rôto, nắn dòng và cuộn dây stato. 3.Kiểm tra Kiểm tra thông mạch của rôto, nắn dòng v.v. 4.Lắp ráp Lắp ráp rôto, nắn dòng và cuộn stato đã tháo ra. 5.Lắp Lắp máy phát lên xe và điều chỉnh độcăng của đai dẫn động.

pdf21 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái quát Đại tu máy phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại tu máy phát Khái quát Khái Quát Khái quát Mục đích của phần này là cho phép bạn thành thạo quy trình kiểm tra và sửa chữa thiết bị điện đồng thời học về chức năng của hệ thống nạp trên xe khi thực hiện những công việc sau. 1. Tháo Tháo đai dẫn động và tháo máy phát ra khỏi xe. 2. Tháo rã Tháo puly ra khỏi máy phát, và sau đó tháo rời rôto, nắn dòng và cuộn dây stato. 3. Kiểm tra Kiểm tra thông mạch của rôto, nắn dòng v.v. 4. Lắp ráp Lắp ráp rôto, nắn dòng và cuộn stato đã tháo ra. 5. Lắp Lắp máy phát lên xe và điều chỉnh độ căng của đ ai dẫn động. (1/1) -1- Đại tu máy phát Tháo Tháo Các bộ phận 1. Tháo cáp âm ắc quy 2. Tháo cáp và giắc nối máy phát 3. Tháo máy phát (1)Đai dẫn động (2) Máy phát (3) Thanh giữ (1/1) -2- Đại tu máy phát Tháo Tháo cáp âm ra khỏi ắc quy 1. Tháo cáp âm ra khỏi ắc quy Trước khi tháo cáp âm ra khỏi ắc quy, hãy ghi lại những thông tin lưu trong ECU v.v. • DTC (Mã chẩn đoán hư hỏng) • Tần số đài đã chọn • Vị trí ghế (với hệ thống nhớ) • Vị trí vôlăng(với hệ thống nhớ) v.v. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Ắc quy (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 40-41 của file PDF) (1/1) Cực âm ắc quy Tháo cáp và giắc nối của máy phát 1. Tháo cáp máy phát (1) Tháo đai ốc bắt cáp máy phát. (2) Tháo cáp máy phát. GỢI Ý: Cáp máy phát được nối trực tiếp với ắc quy, và có một nắp chống ngắn mạch ở cực. Đai ốc bắt Nắp chống ngắn mạch 2. Tháo giắc nối của máy phát Nhả khóa hãm giắc nối và cầm vào thân giắc nối để tháo giắc. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Giắc nối (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 42-45 của file PDF) Giắc nối (1/1) -3- Đại tu máy phát Tháo -4- Bạc Máy phát Giá đỡ (Phía động cơ) Tháo máy phát 1. Tháo máy phát (1) Nới lỏng bulông lắp máy phát và tháo đai dẫn động. CHÚ Ý: Kéo đai dẫn động để tháo máy phát sẽ làm hỏng đai. (2) Tháo bulông bắt máy phát và tháo máy phát. GỢI Ý: Do phần lắp máy phát có bạc để định vị, nó ăn khớp rất chặt. Vì lí do đó, hãy lắc máy phát lên và xuống để tháo ra. Đai dẫn động Bulông bắt Bulông bắt Loại không có puly căng đai (không có bulông điều chỉnh) Đối với loại không có puly căng đai (không có bulông điều chỉnh), lực căng của đai dẫn động được điều chỉnh bằng cách dịch chuyển những bộ phận phụ trợ bằng một cần. Đối với động cơ 1NZ-FE 1. Tháo đai dẫn động (1) Nới lỏng bulông bắt và bulông và của máy phát mà dùng để điều chỉnh độ căng đai. (2) Đẩy máy phát về phía động cơ bằng tay và sau đó tháo dây đai ra. CHÚ Ý: Kéo dây đi để tháo máy phát sẽ làm hỏng dây đai. (1/1) Đại tu máy phát Tháo rời -5- Tháo rời Các bộ phận 1. Tháo puly máy phát 2. Tháo cụm giá đỡ chổi than máy phát (1) Ống cách điện cực máy phát (2) Giá đỡ chổi than (3) Nắp sau 3. Tháo cụm IC điều áp máy phát Đại tu máy phát Tháo rời -6- 4. Tháo giá đỡ máy phát w/bộ nắn dòng 5. Tháo cụm rôto máy phát (1) Thân stato máy phát (2) Rôto (3) Thân sau máy phát (1/1) Tháo puly máy phát Khi đai ốc hãm puly được nới lỏng ra, nó quay cùng với trục. Giữ đai ốc bằng SST và quay trục để tháo đai ốc. 1. Tháo puly máy phát (1) Lắp SST1-A và SST1-B lên đầu của trục puly. Xiết SST1-A và SST1-B đến môen xiết tiêu chuẩn và giữ SST1-A vào trục puly. Mômen: 39.2 N-m (400kgf-cm) SST1-A (Cờ lê trục rôtô máy phát A) SST1-B (Cờ lê trục rôtô máy phát-B) Đại tu máy phát Tháo rời -7- (2) Giữ SST2 lên êtô và sau đó khi SST1-A và SST1-B còn lắp trên máy phát, cắm đai ốc hãm puly vào phần lục giác của SST. (1/2) SST1 (Cờ lê trục rôtô máy phát) SST2 (Cờlê đai ốc bắt puly máy phát) Đai ốc hãm puly (3) Quay SST1-A theo chiều kim đồng hồ để nới lỏng đai ốc hãm puly. GỢI Ý: Khi giữ SST2 (đai ố hãm puly), quay SST1-A theo chiều kim đồng hồ sẽ nới lỏng đai ốc hãm puly. SST1 (Cờ lê trục rôtô máy phát A) SST2 (Cờlê đai ốc bắt puly máy phát) SST1-A (Cờ lê trục rôtô máy phát A) SST1-B (Cờ lê trục rôtô máy phát-B) (4) Tháo máy phát ra khỏi SST2 và sau đó trong khi giữ SST1-B, quay SST1-A theo chiều kim đồng hồ để nới lỏng nó, và tháo SST1-A và SST1-B ra khỏi máy phát. Tháo đai ốc hãm puly và puly máy phát. (2/2) Đại tu máy phát Tháo rời -8- THAM KHẢO: Đối với puly có khớp một chiều Đối với puly có khớp một chiều, giữ trục và quay puly để tháo puly. 1. Tháo puly máy phát (1) Lắp SST (A) và SST (B). SST (A) (Cờlê trục rôto máy phát) SST (B) (Cờlê puly máy phát) (2) Tháo nắp, cắm SST (A) vào trục và lắp 3 tai của SST (B) vào 3 lỗ của puly máy phát. GỢI Ý: • Puly khớp một chiều có nắp. • Nắp này không được dùng lại, nên khi lắp, hãy lắp nắp mới. SST (A) (Cơlê trục rôto máy phát) SST (B) (Cờlê puly máy phát) Tai Lỗ Puly Nắp (3) Giữ đầu (phần lõm) của SST (A) lên êtô. SST (A) (Cơlê trục rôto máy phát) SST (B) (Cờlê puly máy phát) Puly Đại tu máy phát Tháo rời -9- (4) Quay puly bằng SST (B) để nới lỏng puly. CHÚ Ý: Do dùng súng hơi sẽ làm hỏng puly, nên hãy dùng SST. (1/1) SST (A) (Cờlê trục rôto máy phát) SST (B) (Cờlê puly máy phát) Puly Tháo cụm rôto máy phát Do thân sau được ăn khớp với rôto bằng vòng bi, nó cần được tách ra bằng SST. 1. Tháo thân sau Móc vấu của SST để tháo thân sau. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Chi tiết lắp chặt (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 19-25 của file PDF) SST (Vam trục then hoa bơm cao áp) Vấu của SST Thân sau Vòng bi rôto 2. Tháo cụm rôto máy phát Tháo rôto ra khỏi thân stato máy phát bằng cách dùng búa gõ vào nó. CHÚ Ý: Khi gõ, rôto sẽ rơi xuống, nên hãy trải giẻ bên dưới trước. Rôto Thân sau Giẻ Búa (1/1) Đại tu máy phát Kiểm tra -10- Kiểm tra Các bộ phận 1. Kiểm tra cụm rôto máy phát 2. Kiểm tra bộ nắn dòng máy phát 3. Kiểm tra giá đỡ chổi than máy phát (1/1) Kiểm tra cụm rôto máy phát 1. Kiểm tra bằng quan sát Kiểm tra cổ góp xem có bị bẩn hay cháy không. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Kiểm tra bằng quan sát (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 63 của file PDF) GỢI Ý: • Cổ góp tiếp xúc với chổi than trong quay quay và phát ra dòng điên. • Tia lửa điện gây ra bởi dòng điện sẽ làm bẩn và cháy. • Bẩn và cháy sẽ ảnh hưởng đến dòng điện và làm giảm chức năng của máy phát. 2. Làm sạch Dùng giẻ và chổi, làm sạch cổ góp và rôto. Nếu mức độ bẩn và cháy tương đối nhiều, hãy thay thế cụm rôto. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Vệ sinh/Rửa (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 61-63 của file PDF) (1/4) 3. Kiểm tra thông mạch giữa các cổ góp Dùng đồng hồ đo điện, kiểm tra thông mạch giữa các cổ góp. GỢI Ý: • Rôto là một nam châm điện quay và có một cuộn dây bên trong. Cả hai đầu của cuộn dây được nối với cổ góp. • Kiểm tra thông mạch giữa cổ góp có thể sử dụng để phát hiện mở mạch bên trong cuộn dây. • Nếu nhận thấy có vấn đề trong khi kiểm tra cách điện và/hay thông mạch, hãy thay rôto. Thông mạch (2/4) Đại tu máy phát Kiểm tra -11- 4. Kiểm tra cách điện giữa cổ góp và rôto Dùng đồng hồ đo điện, kiểm tra cách điện giữa cổ góp và rôto. GỢI Ý: • Giữa cổ góp và rôto tồn tại một trạng thái ngăn cách mà có tác dụng cắt dòng điện. • Nếu cuộn dây trong rôto bị ngắn mạch, điện sẽ chạy giữa cuộn dây và rôto. • Kiểm tra cách điện giữa cổ góp và rôto có thể phát hiện ngắn mạch trong cuộn dây. • Nếu nhận thấy có vấn đề trong khi kiểm tra cách điện và/hay thông mạch, hãy thay rôto. (3/4) Không thông mạch 5. Đo cổ góp Dùng thước kẹp, đo đường kính ngoài của cổ góp. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Đo (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 53-55 của file PDF) GỢI Ý: • Nếu kết quả đo vượt quá giới hạn mòn tiêu chuẩn, hay thay rôto. • Cổ góp tiếp xúc với chổi than trong khi quay và tạo ra dòng điện. Vì vậy, khi đường kíng ngoài của cổ góp thấp hơn so với giá trị tiêu chuẩn, tiếp xúc giữa cổ góp và chổi than sẽ không đủ, nó có thể làm ảnh hưởng đến việc tuần hoàn dòng điện. Kết quả là, nó có thể làm giảm khả năng phát điện của máy phát. (4/4) Kiểm tra bộ nắn dòng của máy phát 1. Kiểm tra điốt trong bộ nắn dòng (1) Dùng chế độ thử điốt trong đồng hồ điện. (2) Đo giữa cực B của nắn dòng và cực P1 đến P4, khi đảo ngược cực của dây đồng hồ, và kiểm tra rằng chỉ có một chiều thông mạch. (3) Thay đổi đầu nối của cực B đến cực E. Thực hiện cùng quy trình như trên. Đại tu máy phát Kiểm tra -12- GỢI Ý: • Mạch nạp • Máy phát phát ra dòng điện xoay chiều, nhưng do xe sử dụng dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều phải được chuyển thành dòng một chiều. Thiết bị biến đổi dòng điện này được gọi là bộ nắn dòng. Nó chuyển dòng xoay chiều thành dòng một chiều bằng điốt. • Một điốt chỉ cho dòng điện chạy theo một chiều. Do đó, khi kiểm tra nó bằng đồng hồ đo điện hay đồng hồ đo mạch, cho dòng điện từ pin bên trong của đồng hồ chạy đến điốt để kiểm tra xem nó còn tốt hay không tùy theo dòng điện chạy vào điốt. (1/1) Kiểm tra giá đỡ chổi than 1. Kiểm tra giá đỡ chổi than Dùng thước kẹp, đo chiều dài của chổi than. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Đo (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 53-55 của file PDF) GỢI Ý: • Đo chiều dài của chổi than ở phấn giữa chổi, do phần đó mòn nhiều nhất. • Cổ góp tiếp xúc với chổi than và bật dòng điện trong khi quay. Vì lý do đó, khi chiều dài của chổi than ngắn hơn so với giá trị tiêu chuẩn, trạng thái nối sẽ kém đi, làm ảnh hướng đến dòng điện chạy qua. Kết quả là, khả năng phát điện của máy phát giảm. • Nếu giá trị đo được thấp hơn tiêu chuẩn, hãy thay thế chổi than cùng với giá đỡ. (1/1) Đại tu máy phát Lắp ráp -13- Lắp ráp Các bộ phận 1. Lắp cụm rôto máy phát (1) Thân stato máy phát (2) Rôto (3) Thân sau máy phát 2. Lắp bộ nắn dòng máy phát 3. Lắp cụm điều áp máy phát Đại tu máy phát Lắp ráp -14- 4. Lắp cụm giá đỡ chổi than máy phát (1) Nắp sau (2) Giá đỡ chổi than (3) Cách điện cực máy phát 5. Lắp puly máy phát (1/1) Lắp cụm rôto máy phát 1. Lắp cụm rôto máy phát Lắp rôto lên thân stato máy phát. Rôto Thân stato Búa Đại tu máy phát Lắp ráp -15- 2. Lắp thân sau máy phát Dùng máy ép, ép thân sau của máy phát vào thân stato. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Chi tiết lắp chặt (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 19-25 của file PDF) CHÚ Ý: • Đặt một khẩu 29mm ở tâm của thân sau sao cho máy ép không chạm vào trục rôto. • Kích thước của khẩu thay đổi tùy theo loại của máy phát. (1/1) Khẩu Lắp giá đỡ chổi than máy phát 1. Lắp giá đỡ chổi than máy phát Dùng tô vít đầu dẹt nhỏ nhất có thể, ép chổi than vào giá đỡ chổi than để lắp giá đỡ chổi than vào thân sau. 2. Kiểm tra bằng quan sát Rút tôt vít ra và thực hiện kiểm tra bằng quan sát để xem chổi than có chạm vào cổ góp hay không. CHÚ Ý: Do chổi than mềm hơn so với tô vít, chổi than dễ bị hỏng. Để tránh điều này quấn băng dính xung quanhđầu của tô vít. (1/1) Giá đỡ chổi than Lắp puly máy phát Khi đai ốc hãm puly được xiết chặt, nó quay cùng với trục. Để xiết chặt đai ốc, hãy giữ nó bằng SST và quay phía trục. 1. Lắp puly máy phát (1) Lắp puly máy phát và tạm thời lắp đai ốc hãm puly. Sau đó lắp SST1-A và SST1-B lên đầu của trục puly. Xiết SST1-A và SST1-B đến mômen xiết tiêu chuẩn và giữ SST1-A lên trục puly. Mômen: 39.2 N-m (400 kgf-cm) SST1-A (dụng cụ trục rôto máy phát -A) SST1-B (dụng cụ trục rôto máy phát -B) Đại tu máy phát Lắp ráp -16- (2) Giữ SST2 lên êtô sau đó với SST1-A và SST1-B lắp trên máy phát, cắm đai ốc hãm puly vào phần lục giác của SST. (1/2) SST1 (dụng cụ trục rôto máy phát) SST2 (dụng cụ trục rôto máy phát) Đai ốc hãm puly (3) Quay SST1-A ngược chiều kim đồng hồ để xiết đai ốc hãm puly và sau đó tháo máy phát ra khỏi SST2. SST1 (dụng cụ trục rôto máy phát) SST2 (dụng cụ trục rôto máy phát) SST1-A (dụng cụ trục rôto máy phát -A) SST1-B (dụng cụ trục rôto máy phát -B) (4) Trong khi giữ SST1-B, quay SST1-A theo chiều kim đồng hồ để nới lỏng nó ra, và tháo SST1-A và SST1-B ra khỏi máy phát. Chắc chắn rằng puly quay êm. SST1 (dụng cụ trục rôto máy phát) SST1-A (dụng cụ trục rôto máy phát -A) SST1-B (dụng cụ trục rôto máy phát -B (2/2) Đại tu máy phát Lắp ráp -17- THAM KHẢO: Đối với puly có khớp một chiều Đối với puly có khớp một chiều, giữ trục và quay puly để lắp puly. 1. Lắp puly máy phát (1) Lắp SST (A) và SST (B). SST (A) (dụng cụ trục rôto máy phát) SST (B) (dụng cụ puly máy phát) (2) Cắm SST (A) vào trục và khớp 3 vấu của SST (B) vào 3 lỗ của puly máy phát. GỢI Ý: Puly có khớp một chiều có nắp. SST (A) (dụng cụ trục rôto máy phát) SST (B) (dụng cụ puly máy phát) Vấu Lỗ Puly Nắp (3) Giữ đầu (phần lõm) của SST (A) lên êtô. SST (A) (dụng cụ trục rôto máy phát) SST (B) (dụng cụ puly máy phát) Puly Đại tu máy phát Lắp ráp -18- (4) Quay puly bằng SST (B) để xiết chặt puly và lắp nắp. CHÚ Ý: Do dùng súng hơi sẽ làm hỏng puly, hãy dùng SST SST (A) (dụng cụ trục rôto máy phát) SST (B) (dụng cụ puly máy phát) Puly (1/1) Đại tu máy phát Lắp -19- Lắp Các bộ phận 1. Lắp máy phát (1) Thanh điều chỉnh (2) Máy phát (3) Đai dẫn động 2. Nối cáp và giắc nối của máy phát 3. Nối cáp ấm của ắc quy (1/1) Đại tu máy phát Lắp -20- Bạc Bulông xuyên (A) Máy phát Bulông (B) Giá đỡ (phía động cơ) Lắp máy phát 1. Lắp máy phát (1) Trượt bạc cho đến khi bề mặt khít với giá đỡ (phía lắp). GỢI Ý: Trượt bạc ở phần lắp của máy phát ra ngoài bằng búa hay thanh đồng để lắp máy phát. (2) Lắp tạm thời máy phát bằng cách luồn nó qua bulông xuyên (A). (3) Tạm thời lắp bulông (B). (4) Lắp đai dẫn động. (5) Di chuyển máy phát bằng cán búa v.v. để điều chỉnh độ căng của dây đai. (6) Xiết bulông bắt (A) và bulông (B) để bắt chặt máy phát. Đai dẫn động Bulông bắt Bulông bắt Lắp đai dẫn động (1) Lắp dây đau lên tất cả các lupy khi bulông mắt máy phát được nới lỏng. (2) Dùng một thanh cứng (cán búa hay chòng tháo đai ốc lốp v.v.) đẩy máy phát để điều chỉnh độ căng, và sau đó xiết chặt bulông. . CHÚ Ý: • Hãy đặt đầu của thanh cứng vào vị trí mà nó sẽ không bị biến dạng (nơi có đủ độ cứng), như nắp quylát hay thân máy. • Cũng như đừng quên đặt thanh cứng lên máy phát ở nơi mà sẽ không bị biến dạng, đó là những nơi gần với giá đỡ điều chỉnh hơn là phần giữa của máy phát. (3) Kiểm tra độ căng đai dẫn động và xiết bulông. . (1/1) Nối cáp và giắc máy phát 1. Nối cáp máy phát (1) Nối cáp máy phát thẳng sao cho nó không làm hỏng cực máy phát. (2) Lắp đai ốc bắt. (3) Lắp nắp chống ngắn mạch. GỢI Ý: Cáp máy phát được bắt trực tiếp vào ắc quy, và có một nắp chống ngắn mạch ở cực. Đai ốc bắt Nắp chống ngắn mạch Đại tu máy phát Lắp -21- 2. Nối giắc máy phát (1) Cầm vào thân giắc và nối giắc. (2) Chắc chắn rằng vấu được nối chặt. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Giắc nối (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 42-45 của file PDF) Giắc nối (1/1) Nối cáp âm của ắc quy 1. Nối cáp âm của ắc quy (1) Nối cáp âm của ắc quy thẳng sao cho không làm hư hỏng cáp cực ắc quy. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Ắc quy (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản” ở trang 40-41 của file PDF) (2) Phục hồi thông tin của xe. Sau khi hoàn tất quy trình kiểm tra, hãy phục hồi lại những thông tin của xe mà đã được ghi lại trước khi làm việc. • Tần số đài đã chọn • Đồng hồ • Vị trí vôlăng(với hệ thống nhớ) • Vị trí ghế (với hệ thống nhớ) V.v. Cáp âm ắc quy (1/1)
Tài liệu liên quan