Khái quát về hệ thống phanh bánh xe

Phanh Chân Phanh chân được sử dụng để điều khiển tốc độ xe và dừng xe. Thông thường, phanh đĩa được sử dụng trên các bánh xe phía trước, còn phanh đĩa và phanh trống được dùng trên các bánh xe phía sau. Bàn đạp phanh Trợ lực phanh Xi lanh phanh chính Van điều hoà lực phanh (van P) Phanh đĩa Phanh trống

pdf15 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát về hệ thống phanh bánh xe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-20- Phanh Chân Phanh chân được sử dụng để điều khiển tốc độ xe và dừng xe. Thông thường, phanh đĩa được sử dụng trên các bánh xe phía trước, còn phanh đĩa và phanh trống được dùng trên các bánh xe phía sau.. Bàn đạp phanh Trợ lực phanh Xi lanh phanh chính Van điều hoà lực phanh (van P) Phanh đĩa Phanh trống (1/7) Khi đạp phanh, nó tạo ra áp suất thuỷ lực, hoạt động của nó như sau. • Phanh đĩa: Hãm chuyển động quay của bánh xe do ma sát sinh ra khi má phanh đĩa ép vào rôto phanh đĩa. • Phanh trống: Các guốc phanh bung ra. Nó hãm chuyển động quay của bánh xe do ma sát sinh ra khi má phanh đĩa ép vào trống phanh. Bàn đạp phanh Trợ lực phanh Xylanh phanh chính Càng phanh đĩa Má phanh đĩa Rôto phah đĩa Phanh trống Má phanh guốc Guốc phanh (2/7) Bàn đạp phanh Là bộ phận được điều khiển bằng lực đạp chân của lái xe. Lực này sẽ được chuyển hoá thành áp suất thuỷ lực, nó tác dụng lên hệ thống phanh. Độ lớn của lực phanh được xác định bằng độ lớn của lực mà lái xe tác dụng lên bàn đạp. Cần phải kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp, độ cao và khoảng cách dự trữ khi bảo dưỡng định kỳ. Trợ lực phanh Thiết bị để tăng lực tác dụng lên xylanh phanh chính theo độ lớn của lực đạp phanh do lái xe tạo ra. Chân không từ hệ thống nạp của động cơ được sử dụng làm nguồn năng lượng trợ lực. Xi lanh phanh chính Bộ phận biến đổi lực đạp của lái xe thành áp suất thuỷ lực. Nó bao gồm bình chứa, nó lưu trữ dầu phanh, và xylanh phanh chính, nó tạo ra áp suất thuỷ lực. Xylanh phanh chính chuyển lực đạp của lái xe thành áp suất thuỷ lực. Áp suất thuỷ lực này sau đó được cấp đến các càng phanh đĩa của các bánh trước và sau, và đến xylanh bánh xe của phanh trống. Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm cả việc thay dầu phanh. Bình chứa Xi lanh Đến các phanh trước Đến các phanh sau . (3/7) -21- Ép má phanh đũa vào rôto phanh đĩa gắn trên các bánh xe và tạo ra ma sát. Điều khiển chuyển động của bánh xe bằng lực ma sát. Càng phanh đĩa Pítông ấn má phanh đĩa vào rôto phanh đĩa bằng áp suất thuỷ lực từ xylanh phanh chính.. Trước khi hoạt động Trong khi hoạt động Càng phanh đĩa Má phanh đĩa Rôto phanh đĩa Píttông Dầu (1/7) THAM KHẢO: Các loại càng phanh đĩa Loại càng phanh cố định Loại càng phanh cố định có một cặp píttông để ép vào cả hai bên của rôto phanh đĩa. Loại càng phanh di động Loại càng phanh di động chỉ được gắn píttông ở một phía của càng phanh. Píttông hoạt động nhờ áp suất thuỷ lực. Nếu má phanh đĩa bị ép vào, càng phanh sẽ trượt theo hướng đối diện với bánh xe. Có một số loại càng phanh đĩa di động tuỳ theo phương pháp gắn càng phanh và tấm truyền mômen. Loại FS (loại 2 chốt) Loại AD (loại một chốt, một bulông) PD (Loại 2 bulông) Chốt Bulông Càng phanh Tấm truyền mômen (1/1) Má phanh đĩa Đây là vật liệu ma sát dùng để ép vào rôto phanh đĩa đang quay. Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm việc kiểm tra chiều dày má phanh đĩa. Tấm chống ồn Tránh cho tiếng kêu khác thường khi má phanh bị rung tại thời điểm phanh. Má phanh đĩa Tấm chống ồn (5/7) -22- Rôto phanh đĩa Đó là một đĩa kim loại, nó quay cùng với bánh xe. Có loại đĩa đặc được làm từ một đĩa rôto và loại có các lỗ thông gió bên trong. Cũng có loại rôto phanh đĩa có trống phanh đỗ. Loại đĩa đặc Loại có lỗ thông gió Loại có trống phanh đỗ (6/7) Một trống phanh quay cùng với bánh xe. Guốc phanh sẽ ép vào trống phanh từ bên trong. Ma sát này sẽ điều khiển chuyển động quay của bánh xe.. Cần phải kiểm tra trống phanh và má phanh. LƯU Ý: Guốc phanh ép vào trống phanh đang quay từ bên trong để tạo ra lực phanh. Khi ép theo cùng chiều với chiều quay của trống phanh, guốc phanh sẽ bị cuốn theo chiều quay do ma sát với trống phanh. Kết quả là lực ma sát được tăng lên, tạo ra hiện tượng tự cường hoá (1/1) Xylanh phanh bánh xe Có một píttông, có gắn một vành cao su (cupen), được lắp trong xylanh. Píttông truyền áp suất thuỷ lực đến guốc phanh từ xylanh phanh chính và ép má phanh vào Guốc phanh Má phanh là một loại vật liệu ma sát dùng để ép vào trống phanh đang quay, nó được gắn lên trên bề mặt của guốc phanh. Guốc đẩy tạo ra tác dụng tự cường hoá được gắn theo hướng chuyển động của xe. Guốc kéo được lắp ở phía đối diện với guốc đẩy Má phanh Má phanh là một loại vật liệu ma sát dùng để ép vào trống phanh đang quay, nó được gắn lên trên bề mặt của guốc phanh. Guốc đẩy tạo ra tác dụng tự cường hoá được gắn theo hướng chuyển động của xe. Guốc kéo được lắp ở phía đối diện với guốc đẩy Trống phanh Trống phanh quay cùng với bánh xe. Píttông Bộ phận mà nhận áp suất thuỷ lực từ xylanh phanh chính và ép guốc phanh vào trống phanh Cupen Cupen là chi tiết bằng cao su dùng để làm kín giữa xylanh bánh xe và píttông 7/7 -23- THAM KHẢO: Các loại phanh trống Phanh trống có nhiều loại khác nhau, tuỳ theo sự kết hợp của các guốc đẩy và kéo. Tuỳ theo mục đích sử dụng và các đặc điểm tạo ra bởi guốc đẩy và kéo. Loại guốc đẩy và kéo Loại 2 guốc đẩy Loại tự cường hoá đơn Loại tự cường hoá kép Loại xylanh phanh bánh xe cố định Loại tâm quay cố định Xi lanh điều chỉnh Mũi tên đỏ: Chiều quay của bánh xe. Mũi tên hồng: Chiều chuyển động của píttông. Hình vẽ bên trái chỉ ra màu của guốc phanh. Guốc đẩy: Màu da cam Guốc kéo: Màu xanh (1/1) Van Điều Hoà Lực Phanh Van này được đặt giữa xylanh phanh chính và phanh sau. Nó phân phối áp suất thuỷ lực một cách thích hợp đến các bánh trước và sau nhằm tạo ra lực phanh ổn định. Áp suất thuỷ lực tăng tác dụng lên các phanh sau (mà có xu hướng bó cứng trong khi giảm tốc) được đặt thấp hơn so với các phanh trước. Trợ lực phanh Xi lanh phanh chính Van điều hoà lực phanh Phanh trước trái Phanh sau trái (1/1) -24- THAM KHẢO: P & BV, LSPV và LSPV & BV Van P & BV (Van điều hoà lực phanh và van đi tắt) Van P & BV bao gồm một van đi tắt để ngăn không cho dầu phanh chảy qua van P trong trường hợp phanh trước bị hỏng Van LSPV (Van điều hoà lực phanh theo tải) Van này cảm nhận tải trọng và tăng áp suất thuỷ lực đến các phanh sau nếu tải nặng hơn Van LSPV & BV (Van điều hoà lực phanh theo tải & van đi tắt) Van LSPV & BV là sự kết hợp của van LSPV và BV. Van P Van B Từ phía trước xylanh phanh chính Đến xylanh phanh bánh trước Từ phía sau xylanh phanh chính Đến xylanh phanh bánh sau Lò xo cảm biến tải trọng (1/1) Phanh Đỗ Phanh tay được sử dụng chủ yếu khi xe đỗ. Chúng khoá một cách cơ khí các bánh sau. Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm việc điều chỉnh cần phanh đỗ. Cần phanh tay Cần vận hành của phanh tay Cáp phanh tay Cáp truyền lực của cần phanh tay đến phanh tay Phanh sau Ép guốc phanh (má phanh đĩa) vào trống phanh (đĩa rôto) để giữ xe đứng yên tại chỗ (1/1) THAM KHẢO: Các loại cần phanh đỗ Loại cần Chủ yếu dùng trong các xe du lịch và xe thương mại. Loại thanh kéo Dùng trong các xe thương mại. Loại bàn đạp Dùng trong một số loại xe du lịch và xe cao cấp. Ngày nay việc nhả phanh được thực hiện bằng bàn đạp. Cần nhả phanh tay Bàn đạp (1/1) -25- Loại thân phanh tay Có một vài loại, tuỳ theo loại phanh sau. Loại dùng chung với phanh chân Loại phanh trống Kéo cần guốc phanh có gắn cáp và ép guốc phanh vào trống phanh để cố định nó Loại phanh đĩa Kéo cần phanh có gắn cáp và ép má phanh vào đĩa phanh bằng píttông để cố định nó Loại phanh tay tách rời Kéo cần guốc phanh có gắn dây cáp và ép guốc phanh vào trống phanh để cố định đĩa phanh Loại phanh trung tâm Ép cần guốc phanh có dây cáp và ép guốc phanh vào trống phanh để cố định trục các đăng Guốc phanh Cần guốc phanh Píttông Má phanh đĩa Rôto phanh đĩa Cáp phanh tay (1/1) ABS (Hệ thống phanh chống bó cứng) Nếu các bánh xe bị bó cứng khi đạp phanh, ABS sử dụng máy tính để điều khiển áp suất thuỷ lực tác dụng lên xylanh phanh bánh xe và píttông của phanh đĩa. Bằng cách ngăn không cho các bánh xe bị bó cứng, hệ thống này tránh cho khỏi bị trượt hay không ổn định. ECU (Bộ điều khiển điện tử) Bộ chấp hành ABS Các cảm biến (1/2) Có ABS Không có ABS (1/2) -26- THAM KHẢO: ABS có EBD (Phân phối lực phanh điện tử) Ngoài chức năng của ABS, ABS có EBD phân phối lực phanh hợp lý giữa các bánh trước và bánh sau, và giữa các bánh xe bên phải và bên trái tuỳ theo điều kiện lái xe. Hệ thống này điều khiển lực phanh của các bánh xe trước và sau tuỳ theo hàng hoá trên xe, hay sự thay đổi tải trọng phân bố khi xe giảm tốc. Hơn nữa, hệ thống này điều khiển lực phanh của các bánh xe bên trái và bên phải khi xe quay vòng. Trạng thái bình thường Trạng thái có tải Khi quay vòng (1/1) BA (Trợ giúp khi phanh) Hệ thống này trợ giúp cho lực đạp phanh của lái xe trong trường hợp khẩn cấp bằng cách tăng lực phanh. Mặc dù hệ thống ABS phát huy tối đa tính hiệu quả của hệ thống phanh khi nhấn hết bàn đạp phanh, nó có thể không hoạt động nếu lực đạp phanh nhỏ. Hệ thống trợ giúp khi phanh kích hoạt khi lái xe cần lực phanh lớn, như trong trường hợp phanh khẩn cấp, lái xe xuống dốc hay khi kéo theo khoang chở hành khách hay hàng hoá. Khi xác định ở tình trạng phanh khẩn cấp, nó điều khiển áp suất thuỷ lực để trợ giúp thêm cho lực phanh. Máy tính sẽ xác định xem có cần lực phanh lớn hay không bằng cách đo tốc độ của đạp phanh hay tốc độ gia tăng của áp suất xylanh phanh chính. F :Lực phanh H :Thời gian phanh Có BA Không có BA 1↑: Lực trợ giúp ECU Bộ chấp hành Cảm biến Bàn đạp phanh (1/1) TRC (Điều khiển lực kéo) Khi lực dẫn động tác dụng lên các bánh xe như khi xe bắt đầu khởi hành, hệ thống TRC đảm bảo tính ổn định chuyển động bằng cách ngăn các bánh xe không bị trượt. Khi bánh xe chủ động bị trượt, máy tính sẽ giảm công suất phát ra của động cơ và kích hoạt phanh để hạn chế sự trượt. LƯU Ý: Cũng còn có một loại hệ thống điều khiển lực kéo khác gọi là "TRC chủ động" cho những xe địa hình 4WD. Trên đường xấu, nó tránh cho các lốp xe không bị nhấc lên so với mặt đường và trượt. Cho phép xe khởi hành và tăng tốc êm trên mặt đường trơn trượt Đảm bảo tính năng thông qua và ổn định tốt thậm chí khi tăng tốc Cho phép xe quay vòng ổn định hơn, thậm chí nếu tăng tốc khi quay vòng Cho phép xe khởi hành và tăng tốc ổn định thậm chí khi các bánh xe bên trái và bên phải bám trên mặt đường theo những cách khác nhau (1/1) -27- VSC (Hệ thống điều khiển ổn định xe) Hệ thống VSC cho phép xe quay vòng êm. Khi xe trở nên không ổn định khi quay vòng, máy tính sẽ kích hoạt phanh và giảm công suất của động cơ để ổn định xe. LƯU Ý: • Tên của hệ thống VSC Bắc mỹ: Điều khiển trượt Các khu vực khác: Điều khiển ổn điịnhxe Khi đánh lái chưa đủ: Phanh bánh sau sẽ tạo ra lực đưa xe vào trong. Khi đánh lái quá nhiều: Phanh bánh trước bên ngoài sẽ tạo ra lực kéo xe ra ngoài. ECU Bộ chấp hành VSC Bộ chấp hành bướm ga Cảm biến G Cảm biến tốc độ xe Cảm biến gia tốc ngang của xe Cảm biến góc đánh lái (1/1) Hoạt động của ABS 1. Hệ thống này theo dõi tốc độ quay của 4 bánh xe. Khi một bánh xe sắp bị bó cứng, hệ thống này ngay lập tức nhả bớt phanh của bánh xe đó để cho phép bánh xe quay trở lại. 2. Sau bánh xe sắp bị bó cứng đó quay trở lại,quá trình phanh bánh xe đó được phục hồi trở lại. 3. Nếu bánh xe đó lại sắp bị bó cứng tiếp, hệ thống sẽ nhả bớt phanh cho bánh xe đó. 4. Hệ thống này lắp lại quá trình trên nhiều lần trong một giây để phát huy tối đa tiềm năng của hệ thống phanh và đảm bảo tính ổn định và tính năng thông qua của xe. ECU (Bộ điều khiển điện tử) Bộ chấp hành Cảm biến (2/2) -28- Lốp bố tròn So với lốp bố chéo, sự biến dạng trên bề mặt ngoài của nó nhỏ hơn. Do đó, nó có tính năng bám và quay vòng tốt hơn. Do nó có độ cững vững cao, nó dễ truyền chấn động từ mặt đường hơn và kết quả là tính êm dịu chuyển động bị kém đi một chút Lốp bố chéo So với lốp bố tròn, loại này êm hơn, nhưng tính năng quay vòng của nó bị ảnh hưởng một chút Trong số rất nhiều chi tiết được sử dụng trên xe ôtô, lốp là chi tiết duy nhất tiếp xúc với mặt đường và giúp đem lại 3 tính năng cơ bản: chuyển động, quay vòng và dừng. Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm việc kiểm tra lốp (hư hỏng bên ngoài, chiều sâu hoa lốp và tình trạng mòn của lốp), điều chỉnh áp suất và chuyển động quay của lốp. Hoa lốp Lớp bên ngoài của lốp dùng để bảo vệ lớp sợi bố và chống mòn cũng như rách Dây tăng cường (Lớp ngăn cứng) Những dây tăng cường được bố trí dọc theo chu vi giữa lớp hoa lốp và lớp sợi bố Lớp sợi bố (bố chéo) Tạo nên kết cấu lớp cho lốp tạo thành lốp Lớp lót trong Một lớp cao su tương tự như sam, nó được gắn vào vách trong của lốp Dây mép lốp Giữ chặt lốp vào vành (1/1) THAM KHẢO: Các loại lốp và đặc điểm Lốp có săm Lốp có chứa săm được bơm căng bằng không khí. Lốp không săm Có một lớp cao su đặc biệt được gọi là lớp lót trong thay cho săm Lốp Profile thấp Profile là hình dáng nhìn từ phía bên cạnh của lốp, lốp có profile thấp có mặt cắt ngang thấp với hệ số chiều sao tối đa là 60%*. Mặt bên của lốp thấp, và sự biến dạng bề mặt của lốp khi quay vòng nhỏ, nên lực quay vòng được cải thiện đáng kể. *: Hệ số chiều cao = H/W x 100% Lốp có thể chạy khi bị xì hơi Mặt bên của lốp loại này có cao su tăng cường, nên thậm chí nếu xe có lắp lốp loại này bị thủng khi lái xe và không còn áp suất không khí bên trong, nó vẫn có thể chạy được khoảng 100 km với tốc độ tối đa 60 km/h Lốp dự phòng loại gọn (Lốp loại T) Một lốp dự phòng được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, như khi lốp bình thường không thể sử dụng do bị thủng.. Nó có áp suất cao và hẹp hơn Săm Van Lớp lót trong Vách tăng cường (1/1) -29- Hệ Thống Mã Hoá Thông Số Kích thước, tính năng và kết cấu của lốp được ghi trên mặt bên của lốp. Hình vẽ bên trái cho thấy tên kích thước của những vùng khác nhau trên lốp. Chiều cao lốp Chiều rộng lốp Đường kính vành Đường kính ngoài của lốp (1/2) THAM KHẢO: Cách đọc kích thước của lốp 1. Lốp bố tròn 2. Hệ thống mã hoá ISO (tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) 3. Lốp bố chéo 4. Lốp loại gọn (lốp loại T) (1/1) 1. Lốp bố tròn (1/1) -30- 2. Hệ thống mã hoá ISO (tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) (1/1) 3. Lốp bố chéo (1/1) 4. Lốp loại gọn (lốp loại T) (1/1) -31- Hệ số chiều cao Tỷ số giữa chiều cao của mặt cắt ngang của lốp và chiều rộng được chuyển thành phần trăm (%). Hệ số chiều cao = / x 100(%) Chiều rộng lốp Chiều cao lốp • Lốp có hệ số chiều cao lớn Tính năng quay vòng kém hơn một chút. Nó đem lại tính êm dịu chuyển động tốt hơn và phù hợp với các loại xe gia đình. • Lốp có hệ số chiều cao nhỏ Tính năng êm dịu chuyển động kém hơn một chút. Nó phù hợp với các loại xe thể thao do tính năng quay vòng tốt hơn. (2/2) Vành bánh xe Vành bánh xe Vành bánh xe là một bộ phận có hình tròn, lốp được lắp lên trên nó. Cùng với lốp, nó hỗ trợ cho 3 chức năng cơ bản sau: lái xe, quay vòng và dừng xe. Vành bánh xe bằng thép dập Vành này được chế tạo từ thép dập. Nó nặng nhưng khoẻ. Vành bánh xe bằng nhôm đúc nhẹ Bánh xe này được chế tạo bằng nhôm. Nó nhẹ và có khả năng thiết kế rất đẹp. So với loại vành thép, nó có khả năng cản va đập thấp hơn. (1/2) Mã hoá thông số của vành bánh xe Kích thước của vành được in trên mép ngoài của nó. Vành bánh xe loại thép dập Vành bánh xe loại nhôm đúc Chiều rộng vành Hình dáng mặt bích lắp Độ lệnh tâm Đường kính vành Tâm vành P.C.D (kích thước vòng tròn lỗ lắp bulông) Bề mặt lắp với moayơ (2/2) -32- THAM KHẢO: Cách đọc kích cỡ vành *1 : Mã 'J" và "JJ" thường xuyên được sử dụng, tuỳ theo hình dạng của mặt bích vành bánh xe. JJ cao hơn J một chút, nó làm cho lốp ít có khả năng bị tuột ra. (1/1) -33- Câu hỏi-1 Hãy đánh dầu các câu sau đây là đúng hay sai: STT. Câu hỏi Đúng hoặc Sai Các câu trả lời đúng 1 Van điều hoà lực phanh phân phối áp suất thuỷ lực tác dụng lên các bánh xe trước và sau nhằm đạt được sự ổn định về lực phanh. Đúng Sai 2 Phanh trống dừng chuyển động quay của bánh xe bằng cách sử dụng lực ma sát sinh ra khi má phanh được ép vào trống phanh. Đúng Sai 3 Xylanh phanh chính chuyển lực tác dụng lên bàn đạp phanh thành áp suất thuỷ lực. Đúng Sai 4 Lốp là chi tiết duy nhất của ôtô tiếp xúc với mặt đường. Đúng Sai 5 Nhíp sử dụng tính đàn hồi của sự xoắn và được sử dụng chủ yếu trên xe tải. Đúng Sai Câu hỏi-2 Câu nào trong các câu sau đây về hệ thống treo phụ thuộc là đúng? 1. Hệ thống treo phụ thuộc, sử dụng các đòn treo riêng biệt đễ đỡ các bánh xe bên trái và bên phải, được lắp vào thân xe qua lò xo.. 2. Hệ thống treo phụ thuộc, sử dụng một cầu xe để nối các bánh xe bên phải và bên trái, được lắp vào thân xe qua lò xo. 3. Một trong những loại hệ thống treo phụ thuộc là hệ thống treo loại thanh giằng Mcpherson. 4. Một trong những loại hệ thống treo phụ thuộc là hệ thống treo loại đòn treo bán dọc. -34- Câu hỏi-3 Từ hình vẽ dưới đây, hãy chọn một hình chỉ góc Caster. A B C D A B C D Câu trả lời đúng Câu hỏi-4 Từ những nhóm từ dưới đây, hãy chọn những từ tương ứng với mô tả trong những câu sau đây: STT Câu hỏi 1. Hệ thống này, sử dụng máy tính để điều khiển áp suất thuỷ lực tác dụng lên các xylanh phanh bánh xe, tránh cho các bánh xe bị bó cứng khi phanh đột ngột. 2. Hệ thống này điều khiển áp suất thuỷ lực cần thiết để trợ giúp cho lực phanh nếu máy tính xác định tình trạng đạp phanh khẩn cấp. 3. Hệ thống này đảm bảo việc lái xe ổn định bằng cách ngăn các bánh xe chủ động không bị trượt khi lực dẫn động được cấp đến các bánh xe, như khi khởi hành. 4 Hệ thống này đảm bảo tính ổn định khi quay vòng của xe. a) TEMS b) VSC c) TRC d) ABS e) BA Answer: 1. 2. 3. 4.
Tài liệu liên quan