Khái quát về luật quốc tế

Dân cư trong luật quốc gia thì chủ yếu qui định về công dân Dân cư trong luật quốc tế là tổng hợp tất cả những người sinh sống trong 1 nước sở tại, bao gồm Công dân nước sở tại  có quốc tịch của quốc gia sở tại Người nước ngòai Người không quốc tịch

doc15 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát về luật quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản: Pháp lệnh về lãnh sự Pháp lệnh về quyền ưu đãi và miễn trừ ký ngày 22/8/1993 Công ước quốc tế về luật biển 1982 Luật quốc tịch 2008 Các văn bản của ASEAN Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á 1976 Nghị định thư Manila 1996 à cơ chế giải quyết tranh chấp Ngòai ra có hiệp ước giữa ASEAN với Trung quốc, giữa ASEAN với Hàn quốc BÀI 1 DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ Dân cư trong luật quốc gia thì chủ yếu qui định về công dân Dân cư trong luật quốc tế là tổng hợp tất cả những người sinh sống trong 1 nước sở tại, bao gồm Công dân nước sở tại à có quốc tịch của quốc gia sở tại Người nước ngòai Người không quốc tịch I Khái niệm về dân cư Là 1 bộ phận cơ bản để tạo thành quốc gia trong luật pháp quốc tế. Yếu tố dân cư thay đổi thường xuyên liên tục, về số lượng Được điều chỉnh bởi 2 hệ thống pháp luật Pháp luật quốc gia à Hiến pháp xác định đối tượng công dân, các quyền và nghĩa vụ cơ bản. Được cụ thể bởi luật quốc tịch : qui định các điều kiện pháp lý, trình tự pháp lý để xác lập tư cách công dân cho những người sinh ra, lớn lên sinh sống trong quốc gia đó Ví dụ Tước quốc tịch, trở lại quốc tịch Pháp luật quốc tế điều chỉnh việc bảo vệ quyền con người à Bộ công ước về các quyền cơ bản của con người 1966 : điều chỉnh quan hệ giữa quốc gia và quốc gia Ví dụ Không áp dụng án tử hình với trẻ em, người lao động phải đủ 18 tuổi là việc phản ánh các qui định của luật quốc tế vào luật quốc gia 2 Phân lọai Căn cứ vào địa vị pháp lý của các bộ phận dân cư được luật quốc gia và luật quốc tế xác lập, có thể phân ra Công dân nước sở tại à có quốc tịch của quốc gia sở tại : là lọai dân cư cơ bản và quan trọng nhất Người nước ngòai à người có quốc tịch nước ngòai ( có 1 quốc tịch hay có nhiều quốc tịch ) : về cơ bản sẽ được huởng các quyền kinh tế, dân sự, lao động, văn hóa xã hội như công dân sở tại Người không quốc tịch à người vào thời điểm xem xét không có tư cách công dân của bất kỳ quốc gia nào : có địa vị pháp lý thấp kém nhất ( không được nhà nước nào đứng ra bảo hộ ) à có các quyền tương đương như người nước ngòai bình thường Chú ý Qui định chế độ pháp lý của dân cư, điều chỉnh các vấn đề về dân cư là thuộc thẩm quyền luật quốc gia, trên cơ sở phù hợp với luật quốc tế : phù hợp với các điều ước quốc tế mà quốc gia đã tham gia, cam kết tuân thủ Các quốc gia có chế độ chính trị kinh tế văn hóa xã hội khác nhau có qui định về quyền và nghĩa vụ của dân cư ( địa vị pháp lý của dân cư ) khác nhau Chế độ pháp lý của dân cư do chế độ chính trị kinh tế xã hội của quốc gia quyết định Câu hỏi : Quốc gia thực hiện chủ quyền quốc gia như thế nào đối với vấn đề dân cư à là chủ thể tối cao có quyền qui định, điều chỉnh các vấn đề pháp lý về dân cư ( xác lập quốc tịch cho công dân, cấp quốc tịch cho người nước ngòai, tước quốc tịch, cho quyền lựa chọn quốc tịch, bố trí dân cư trên các vùng miền lãnh thổ ) II Các vấn đề cơ bản về pháp lý của quốc tịch 1 Khái niệm về quốc tịch Xuất hiện vào thời kỳ đầu của cách mạng tư sản ( Anh ) ở châu Âu : thay thế chế độ thần dân bằng chế độ công dân Là 1 trong những chế định cơ bản của hiến pháp của tất cả các quốc gia Quốc tịch thể hiện sự thuộc về một nhà nước nhất định của 1 cá nhân Quốc tịch là tiền đề pháp lý để 1 cá nhân có thể được hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của 1 nhà nước A Định nghĩa Quốc tịch là mối liên hệ chính trị pháp lý giữa 1 cá nhân với 1 nhà nước nhất định. Mối liên hệ này đựơc biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước họ mang quốc tịch và tổng thể các quyền và nghĩa vụ của nhà nước đối với công dân Chú ý Luật quốc tịch Việt nam chứ không phải là luật quốc tịch của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam à do nước CH XHCN Việt nam chỉ mới hình thành B Đặc điểm của quốc tịch Quốc tịch có tính ổn định và bền vững à sự thay đổi các yếu tố về thời gian lẫn không gian không phải là điều kiện để làm thay đổi chấm dứt mối liên hệ pháp lý giữa nhà nước và công dân, vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quyền và nghĩa vụ Chú ý Công dân Việt nam đang định cư ở nước ngòai à thực tế rất khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, quyền bầu cử… Quốc tịch có tính cá nhân : Là 1 yếu tố nhân thân không thể thiếu trong lý lịch tư pháp của bất kỳ con người nào Việc thay đổi quốc tịch của nguời này không đương nhiên làm thay dổi quốc tịch của người khác ( trừ trường hợp con ) Quốc tịch là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước, quyền và nghĩa vụ của nhà nước đối với công dân C Ý nghĩa pháp lý quốc tế của quốc tịch Là cơ sở để nhà nước thực hiện quyền bảo hộ ngọai giao đối với công dân nước mình khi ở nước ngòai ( khi các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mình ở nước ngòai bị xâm phạm hay khi công dân ở điều kiện hòan cảnh đặc biệt cần sự giúp đỡ của nhà nước ) Là cơ sở để các nước hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế ( luật tương trợ tư pháp 2007 qui định về dẫn độ, xác định thẩm quyền xét xử… ) Ghi chú Dẫn độ : 1 nước yêu cầu 1 nước khác dẫn độ cá nhân phạm tội hay đã bị xét xử nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự hay chấp hành hình phạt, được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại hay các điều ước quốc tế đã ký kết giữa các quốc gia à ngọai lệ là trường hợp có quyền từ chối khi phạm nhân có thể bị kết án tử hình. Việt nam tuyệt đối không dẫn độ công dân Việt nam trong khi tòan bộ EU đều cho phép dẫn độ trong những trường hợp đặc biệt Hợp tác bảo vệ quyền con người à ( tạo điều kiện cho những người chưa có quốc tịch có thể nhập tịch ) 2 Các cách thức xác định quốc tịch A Hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ à xác định quốc tịch cho đứa trẻ sau khi sinh, thường áp dụng 2 nguyên tắc Theo nguyên tắc quyền huyết thống ( jus sanguinis ) Quốc tịch của đứa trẻ được xác định theo quốc tịch của cha mẹ mà không phụ thuộc lãnh thổ nơi trẻ em sinh ra. Các nước áp dụng phổ biến : châu Âu, đông nam Á. à có khả năng gia tăng tình trạng người không quốc tịch tuy hạn chế được tình trạng đa quốc tịch Theo nguyên tắc quyền nơi sinh ( jus soli ) Quốc tịch của đứa trẻ được xác định theo lãnh thổ nơi trẻ em sinh ra, không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ. Các nước áp dụng phổ biến là Nam Mỹ ( Brazil, Achentina, Peru .. ) à đảm bảo quyền có quốc tịch của mọi trẻ em được sinh ra nhưng không hạn chế được tình trạng đa quốc tịch è Nguyên tắc xác định quốc tịch hỗn hợp Kết hợp 2 nguyên tắc quyền huyết thống và nguyên tắc quyền nơi sinh à đảm bảo quyền có quốc tịch của mọi đứa trẻ được sinh ra ( khỏan 16, 17 luật quốc tịch ) Ghi chú Đại đa số quốc gia áp dụng nguyên tắc hỗn hợp để xác định quốc tịch Việt nam vẫn áp dụng nguyên tắc một quốc tịch B Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập quốc tịch Nhập quốc tịch o xin nhập quốc tịch Xin nhập quốc tịch phụ thuộc vào Ý chí của cá nhân à áp dụng cho người nước ngòai hay người không quốc tịch nhưng sinh sống thường xuyên tại nước sở tại Ý chí của nhà nước mà họ muốn trở thành công dân à thể hiện qua qui định luật hiện hành của nhà nước đó về trình tự thủ tục áp dụng Chú ý Điều 4 cho phép có thể có nhiều hơn 1 quốc tịch trong những trường hợp đặc biệt. Bình thường thì phải từ bỏ quốc tịch hiện tại ( điều 19 luật quốc tịch ) Ý chí của nhà nước mà họ đang là công dân à nếu nhà nước mà họ muốn trở thành công dân qui định họ phải từ bỏ quốc tịch hiện tại à liên quan đến trách nhiệm nghĩa vụ an sinh xã hội của quốc gia đối với công dân của nước đó Ghi chú Điều kiện chung xin nhập quốc tịch ( Việt nam có qui định tại điều 19 luật quốc tịch ) Độ tuổi nhất định thường từ 18 tuổi trở lên Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Phải biết ngôn ngữ của quốc gia xin gia nhập Điều kiện sinh sống ( như công việc làm tài chính ) Thời gian cư trú tai nuớc đó Thái độ chính trị Câu hỏi Phân tích ý chí của các chủ thể trong việc xin nhập quốc tịch của 1 người Nhập quốc tịch do kết hôn với người nước ngòai ( không đương nhiên ) Ví dụ Sau 2 năm sau khi kết hôn với người Pháp mà vẫn sinh họat gia đình bình thường thì mới được nhập Nhập quốc tịch do đươc người nước ngòai nhận làm con nuôi à dễ ảnh hưởng đến vấn đề thừa kế : phải đảm bảo tình trạng minh bạch của quan hệ này C Hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn quốc tịch Ví dụ Hồng kông khi chuyển về cho Trung quốc thì người Hồng kông từ 1/7/1997 đến 1/7/2002 phải đăng ký quyết định giữ quốc tịch Anh hay từ bỏ quốc tịch Anh chọn quốc tịch Trung quốc à đảm bảo sự gắn bó mật thiết giữa công dân và nhà nước, nơi quyền và nghĩa vụ của công dân được thực hiện nhiều nhất Là quyền của công dân với sự đảm bảo của nhà nước Lựa chọn quốc tịch của cá nhân xảy ra trong các trường hợp sau Có sự chuyển dịch lãnh thổ quốc gia Chính phủ hai nước thỏa thuận di dân Hồi hương ( repartration ) cũng đặt ra vấn đề lựa chọn quốc tịch cho 1 nhóm người nhất định Đây là 1 dạng đặc biệt của hình thức di dân. Hình thức này đã từng áp dụng ở Ba lan Tiệp khắc Hungary trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai theo qui định của Hiệp ước Posdam 1945 D Hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch Khái niệm Là việc 1 công dân muốn có trở lại quốc tịch cũ của họ đã bị mất Các trường hợp đựơc phục hồi Sinh sống ở nước ngoài nay muốn trở về tổ quốc Đã mất quốc tịch hợp pháp hay Đã thôi quốc tịch Chú ý Việc xin đổi quốc tịch được khởi động bởi ý chí của cá nhân, nhưng các qui định luật lệ hiện hành của quốc gia sẽ có tính quyết định Nếu nhà nước đã tước quốc tịch trước đây thì không được. Chỉ áp dụng cho việc công dân chủ động từ bỏ quốc tịch trước đây ? E Thưởng quốc tịch Khái niệm Nhà nước trao tư cách công dân cho 1 người nước ngòai hay người không quốc tịch vì họ có sự đóng góp to lớn cho quốc gia đó trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, … à chủ yếu áp dụng cho châu Âu Ví dụ Năm 1789 Pháp chính thức ra quyết định thưởng quốc tịch cho 18 người nước ngòai, bao gồm đương kim tổng thống Mỹ thời đó Thưởng quốc tịch phụ thuộc vào ý chí của người đựơc thưởng Trở thành công dân danh dự Hay công dân chính thức của nhà nước đó 3 Mất quốc tịch A Thôi quốc tịch Khái niệm Là sự chủ động của công dân bày tỏ nguyện vọng chấm dứt mối quan hệ pháp lý với nhà nước mà họ là công dân Mục đích của việc thôi quốc tịch có thể là muốn nhập quốc tịch mới Ví dụ Trung quốc cho phép công dân Hồng kông được lựa chọn quốc tịch Ghi chú Quốc tịch hữu hiệu : thời gian cư trú chủ yếu, nơi công dân thực hiện nghĩa vụ chủ yếu, nơi có tài sản chủ yếu của công dân Điều kiện thôi quốc tịch : Được ghi nhận trong luật pháp của tất cả các nước, thông thường bao gồm các điều kiện chưa và không được thôi quốc tịch Phải thực hiện xong các nghĩa vụ thuế và tài chính đối với quốc gia Không phải thi hành các phán quyết dân sự Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong thời gian xin thôi quốc tịch Các trường hợp khác ( điều 27 luật quốc tịch Việt nam ) : khi phương hại đến lợi ích quốc gia à luôn xuất phát từ sự chủ động của công dân, nhà nước không can thiệp B Tước quốc tịch Khái niệm Là biện pháp trừng phạt của nhà nước áp dụng với công dân khi công dân không còn xứng đáng với danh hiệu công dân nữa. Thông thường căn cứ để tước quốc tịch được luật quốc tịch của các nước qui định là công dân thực hiện các hành vi tôi phạm đặc biệt nguy hiểm xâm phạm đến an ninh chủ quyền uy tín danh dự lợi ích của quốc gia trên trường quốc tế ( khỏan 1, 2 điều 31 luật quốc tịch ) Ghi chú Chỉ tước quốc tịch công dân Việt nam đang ở nước ngòai à do quyền có tổ quốc là quyền cơ bản của tất cả mọi người nên các nhà nước thường hạn chế thậm chí không bao giờ tước quốc tịch Người nước ngòai xin nhập quốc tịch thì phải có những cam kết nhất định à nếu trái cam kết thì có thể bị tước quốc tịch Là biện pháp mang tính tiêu cực à là phản ứng cuối cùng của nhà nước khi không thể áp dụng các biện pháp khác Không phải là 1 chế tài hình sự do hình phạt này không được qui định trong luật hình sự, không do tòa án áp dụng à là chế tài hành chính đặc biệt do chủ thể ban hành quyết định tước quốc tịch là chủ tịch nước : người thực hiện chủ yếu các họat động hành pháp. Người bị án phạt tù 3 tháng treo thì vẫn nặng hơn người bị tước quốc tịch do chế tài hình sự là lọai chế tài nghiêm khắc nhất à nặng hơn biện pháp hành chính tước quốc tịch ( ngọai lệ là việc phạt tiền trong luật hình sự ) C Đương nhiên mất quốc tịch Khái niệm Là tình trạng pháp lý của 1 người ở vào điều kiện hòan cảnh được luật dự liệu ( luật quốc gia và luật quốc tế ) theo đó tư cách công dân của họ sẽ bị chấm dứt Mục đích qui định Nhằm hạn chế tình trạng của người nhiều quốc tịch Bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế Các điều kiện và trường hợp đương nhiên mất quốc tịch cơ bản Người tham gia lực lượng vũ trang của 1 nước khác Đã nhập quốc tịch mới thì tự động mất quốc tịch cũ Khi tham gia vào bộ máy nhà nước của nước khác ( Mỹ qui định cụ thể là khi tham gia thực hiện họach định các chính sách chính trị ) 4 Người nhiều quốc tịch và người không quốc tịch A Người nhiều quốc tịch Khái niệm Là người cùng 1 thời điểm có tư cách công dân của nhiều nước khác nhau Ghi chú Ngừơi đã từng có nhiều quốc tịch không phải là người có nhiều quốc tịch Nguyên nhân Do có sự xung đột pháp luật : là hiện tượng nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề nhưng kết quả điều chỉnh lại khác nhau Ví dụ Luật Pháp qui định tuổi kết hôn của nam nữ là tròn 16 tuổi ( khi có sự đồng ý của cha mẹ hay ngừơi giám hộ ) trong khi luật Việt nam qui định là 18 tuổi Luật Pháp xem tàu biển, máy bay là bất động sản trong khi Việt nam qui định là động sản Luật Brazil qui định trẻ sinh ở đâu thì mang quốc tịch nước đó, Khi 1 người đã nhập quốc tịch mới nhưng chưa thôi quốc tịch cũ Do kết hôn hay nhận làm con nuôi Ví dụ Con nuôi ở Nhật phải chọn quốc tịch khi đủ 20 tuổi Tình trạng pháp lý của người có nhiều quốc tịch Thuận lợi Sẽ được hưởng quyền lợi kinh tế chính trị phúc lợi của các quốc gia mà họ là công dân Thuận lợi rất lớn trong việc xuất nhập cảnh cư trú đi lại trên lãnh thổ các quốc gia mà họ là công dân Cùng 1 lúc được nhiều quốc gia bảo hộ khi họ ở nước ngòai Ví dụ Tuy không có khái niệm quốc tịch châu Âu nhưng người có tư cách công dân châu Âu sẽ được tòan bộ các nước EU bảo hộ khi ở nước ngòai Bất lợi Phải thực hiện nghĩa vụ ở các quốc gia mà người đó mang quốc tịch Về bảo hộ ngọai giao à gây xung đột thẩm quyền bảo hộ à vấn đề quốc tịch hữu hiệu được đặt ra thông qua việc nghiên cứu trình trạng pháp lý của công dân đó Gỉai pháp để giải quyết tình trạng người nhiều quốc tịch Gỉai pháp quốc tế à ký các điều ước quốc tế song phương đa phương Gỉai pháp quốc gia à Cần cụ thể hóa trong luật ( luật quốc tịch ) các giải pháp để giải quyết tình trạng người nhiều quốc tịch B Người không quốc tịch Khái niệm Là người ở trong 1 thời điểm nhất định không có tư cách công dân của bất kỳ 1 quốc gia nào Nguyên nhân Do đã mất quốc tịch cũ nhưng chưa nhập quốc tịch mới Có xung đột pháp luật về vấn đề quốc tịch ( sinh con ở nước áp dụng nguyên tắc huyết thống để xác định quốc tịch ) Do kết hôn với người nước ngòai, do được người nước ngòai nhận làm con nuôi Gỉai quyết tình trạng người không quốc tịch Qui định trong luật quốc gia các biện pháp cụ thể để giải quyết III Chế độ pháp lý của người nước ngòai 1 Khái niệm người nứơc ngòai Theo nghĩa hẹp là người có quốc tịch nước ngòai trên lãnh thổ của nước sở tại à lọai trừ những người không quốc tịch Theo nghĩa rộng, người có quốc tịch nước ngòai và người không quốc tịch thường trú tại Việt nam à mang tính nhân bản, bảo vệ người không quốc tịch nhiều hơn 2 Chế độ pháp lý của người nước ngòai A Chế độ đãi ngộ như công dân ( chế độ đãi ngộ quốc gia – National treatment ) Người nước ngòai đựơc hưởng những quyền dân sự kinh tế lao động văn hóa cơ bản như công dân sở tại ( chỉ trừ quyền chính trị cơ bản : bầu cử ứng cử, tham gia lực lượng vũ trang … ) à thể hiện tương quan pháp lý giữa công dân sở tại với người nước ngòai : công dân sở tại có địa vị pháp lý cao hơn người nước ngòai khi ở trên lãnh thổ nước sở tại B Chế dộ tối huệ quốc Là 1 chế độ pháp lý theo đó nước sở tại sẽ giành cho công dân và pháp nhân các nước ký kết được hưởng không kém phần thuận lợi hơn so với những gì mà nước sở tại đang và sẽ cho công dân và pháp nhân của nước thứ ba được hưởng trong tương lai à Về bản chất nứơc sở tại thực hiện đối xử bình đẳng với công dân và pháp nhân của các nước được hưởng chế độ tối huệ quốc khi đến nước mình Chú ý Chế độ có qua có lại : Việt nam cho Mỹ những quyền gì thì Mỹ cho Việt nam những quyền đó à khác với chế độ tối huệ quốc Thường áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải Chế độ tối huệ quốc thường được qui định trong các điều ước quốc tế giữa các quốc gia à không có ý nghĩa là chế độ phổ cập đương nhiên C Chế độ đãi ngộ đặc biệt Chế độ pháp lý mà nước sở tại sẽ giành cho người ngước ngòai các quyền và lợi ích ( ưu đãi miễn trừ ) mà chính công dân nước sở tại cũng không thể có được à là trường hợp ngọai lệ mà người nước ngòai có địa vị pháp lý cao hơn công dân sở tại Đối tượng Thủ tướng quốc gia, bộ trưởng bộ ngọai giao, nguyên thủ quốc gia, đại sứ đặc mệnh tòan quyền, đại diện đặc mệnh tòan quyền, tùy viên : viên chức ngọai giao Ghi chú : Các thành viên trong gia đình của họ cũng có thể được hưởng Ví dụ Miễn trừ khám xét, IV Cư trú chính trị và bảo hộ công dân 1 Cư trú chính trị ( tị nạn ) Định nghĩa Là việc 1 quốc gia cho phép người nước ngỏa đang bị truy nã tại quốc gia mà họ là công dân hay đang cư trú do những bất đồng quan điểm về chính trị tôn gíao khoa học được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ nước mình Ghi chú Qui định trong điều 82 Hiến pháp của Việt nam : dành cho những người đấu tranh cho công bằng, khoa học chân lý … Về nguyên tắc không thể dành quyền cư trú chính trị cho Các lọai tội ác quốc tế ( tội ác quốc tê, diệt chủng, phân biệt chủng tộc, chống lại lòai người Phạm các tội phạm hình sự quốc tế, không tặc, hải tặc, ma túy, buôn bán ngừơi Tôi phạm hình sự mà việc dẫn độ được qui định trong các điều ước quốc tế song phương hay đa phương Những cá nhân có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của hiến chương liên hiệp quốc Nếu dành cho những cá nhân trên quyền cư trú chính trị thì quốc gia mà người này mang quốc tịch có quyền yêu cầu dẫn độ và quốc gia cho phép cư trú phải có nghĩa vụ dẫn độ Một số vấn đề pháp lý liên quan đến cư trú chính trị Cho hay không cho cư trú chính trị là hành vi thể hiện chủ quyền của quốc gia trong quan hệ quốc tế à không phải là nghĩa vụ pháp lý Người xin cư trú chính trị không bị buộc phải nhập quốc tịch nước sở tại à nước sở tại không được quyền ép buộc nhập tịch Người được cư trú chính trị sẽ được hưởng các quyền ngang bắng với người nước ngòai đang cư trú trên lãnh thồ nước sở tại Không bị trục xuất dẫn độ cho quốc gia mà họ là công dân cư trú, đựơc bảo đảm an ninh Quốc gia cho phép cư trú chính trị sẽ có quyền bảo hộ ngọai giao đối với người đó trong thời gian họ ỡ nước thứ ba 2 Bảo hộ công dân A Khái niệm Theo nghĩa hẹp là hành động bảo vệ công dân ở nước ngòai khi các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm hại Theo nghĩa rộng, là các hành động bảo vệ và hỗ trợ công dân ở nước ngòai khi các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm hại, khi họ ở trong điều kiện mà bản thân họ không thể khắc phục được cần được nhà nước giúp đỡ B Thẩm quyền bảo hộ công dân Do luật quốc gia qui định, bao gồm Cơ quan nhà nước ở trong nước : quốc hội chính phủ chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, bộ ngọai giao Cơ quan nhà nước ở nước ngòai : cơ quan đại diện ngọai giao ở nước ngòai : đại sứ quán, khâm sứ quán, đại diện quán, cơ quan lãnh sự, phái đòan thường trực quốc gia tại các tổ chức quốc tế Biện pháp bảo hộ Đơn giản : kiến nghị, gởi công hàm, yêu cầu bằng miệng của những người có quyền Phức tạp : đưa vụ việc ra giải quyết trứơc các tổ chức quốc tế, trứơc các cơ quan tài phán quốc tế ( tòa án công lý quốc tế, trọng tài quốc tế ) BIÊN GIỚI QUỐC GIA CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TRÊN BIỂN I Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng nằm bên ngòai