Kho báu vua Chàm

Theo sử liệu ghi lại thì từ những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà khoa học người Pháp đã đến các ngôi đền (Bơ- Mung (đền, nhà tạm) của người Churu ở vùng Tà In và Tà Năng thuộc huyện Tuyên Đức cũ (nay là huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) để khảo cứu.

pdf12 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kho báu vua Chàm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kho báu vua Chàm Theo sử liệu ghi lại thì từ những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà khoa học người Pháp đã đến các ngôi đền (Bơ- Mung (đền, nhà tạm) của người Churu ở vùng Tà In và Tà Năng thuộc huyện Tuyên Đức cũ (nay là huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) để khảo cứu. Bí ẩn trong các Bơ- Mung Những bậc cao niên trong các làng thuộc thung lũng vùng Tà In, Tà Năng ngày nay kể lại với con cháu rằng: Vào một ngày từ rất lâu rồi, khi đế chế Chàm bị thất thủ, vua Chàm và gia quyến cùng thần dân rất đông ùn ùn kéo nhau từ hướng Đông (có thể vùng Ninh Thuận- Bình Thuận) lên vùng đất thuộc tỉnh Lâm Đồng ngày nay và trú chân tạm ở đó. Họ mang theo rất nhiều đồ vật quý hiếm bằng vàng, bạc, trong đó có cả vũ khí chiến đấu. Sau khi dựng các nhà tạm để đồ vật, họ giao lại cho người Churu và tiếp tục kéo đến một nơi nào đó mà đến nay không rõ. Những cổ vật đó được người Churu trân trọng thờ giữ qua các đời. Người Churu gọi các ngôi nhà tạm ấy là Bơ- Mung, nơi linh thiêng thờ cúng các vị thần, những cổ vật trong đó gọi là "tài sản" của thần. Cũng từ đó, nhiều câu chuyện về kho báu của vua Chàm xuất hiện. Tuy nhiên, đến nay thì những "kho báu" giờ chỉ còn là dấu tích. Người ta cho rằng, người Churu đã giấu ở một nơi nào đó, cũng có giả thuyết cho rằng, chúng bị người "ngoại đạo" đến phá đền cướp đi. Thực hư những kho báu này như thế nào, chúng tôi đã cất công đi tìm. Lễ cúng vào đền Krayo (ảnh tư liệu Bảo tàng Lâm Đồng năm 1992) Theo như bà Đoàn Bích Ngọ (phó giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng) cho biết thì, vào năm 1992, bà là trưởng đoàn cán bộ của bảo tàng tỉnh đã về những địa điểm được cho là có "kho báu" trên để khảo cứu, làm cơ sở đưa ra biện pháp trùng tu, phục dựng lại những Bơ- Mung. Qua các nguồn sử liệu và nghiên cứu thực địa cho thấy truyền thuyết kho báu trong dân gian của người Chàm trên đất Churu là hoàn toàn có căn cứ. Theo sử liệu cũ, vào những năm đầu tiên của thế kỷ 20, các nhà bác học Pháp đã cất công thực hiện cuộc điền dã, ghi chép rất tỉ mỉ về các ngôi đền này. Cụ thể, năm 1905, trong tập kỷ yếu có tên "EC cole Francaise Détrêeme Orient", bài khảo cứu "Letresor des Rois Chams" (tập 5) của tác giả Hparcentier. I.M. E Durand đã viết khá kỹ về các ngôi đền chứa cổ vật nói trên. E. Durand cho rằng, có 3 địa điểm chứa bảo vật được cho là của vua Chàm, đó là các ngôi đền thuộc làng Lơbui, đền Krayo và Sópmadronhay. Tất cả đều nằm trong vùng địa lý cư ngụ của đồng bào Churu (thuộc quận Dran, tỉnh Tuyên Đức cũ, nay là vùng Tà In, Tà năng của huyện Đức Trọng). Tiếp nối các thập kỷ sau, vào năm 1929- 1930, nhà khảo cứu Mner người Pháp tới thăm các ngôi đền trên và viết về các bảo vật trong ở tập kỷ yếu "EF. EO" (tập 30) Đến giữa tháng 12/1957, người Việt Nam đầu tiên đến các ngôi đền với tư cách là nhà khoa học đi khảo cứu là ông Nghiêm Thẩm (1920-1982). Ông Nghiêm Thẩm là Chánh sự vụ của Viện Khảo cổ thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ, phụ trách Bảo tồn cổ di tích. Trong chuyến đi về tỉnh Tuyên Đức cũ, ông đã cùng cộng sự ghi chép rất tỷ mẩn về các tài sản, dựa trên nguồn sử liệu của các nhà khoa học thời Pháp để lại. Những "báu vật" có một không hai Kết quả nghiên cứu của ông Nghiêm Thẩm cho thấy, những ngôi đền có chứa bảo vật cổ được xác định cơ bản ở 3 địa điểm là làng Lơbui, đền Krayo và đền Sópmadronhay. Trong đó, làng Lơbui có tới 3 điểm cất giữ các báu vật của vua Chàm. Một nơi chứa các đồ vật quý, một nơi để đồ sứ và cụm để y phục. Tất cả những bảo vật đó được người Churu ở các làng trân trọng, xếp trong các giỏ đan bằng tre, mây (tựa như chiếc gùi mang truyền thống). Ở ngôi đền chứa đồ sứ, đoàn nghiên cứu ghi nhận, có 4 cái bát bằng bạc, hai cái có chân, hai cái không có chân và nhiều bát nhỏ bằng đồng và bằng ngà. Tất cả được đặt trong một cái hố đào sẵn, để trong góc của Bơ- Mung. Tại nơi cất giữ đồ quý có 2 cái vành mũ với hoa văn rất cầu kỳ, môt bằng bạc, một bằng vàng pha đồng. Còn địa điểm để quần áo, phần nhiều đã bị mục nát. Đoàn nghiên cứu của ông Nghiêm Thẩm cho rằng, đó là những vật dụng chỉ dành riêng cho bậc quyền cao chức trọng, thuộc hàng vua quan, chức sắc của người Chàm. Không phải ngẫu nhiên mà những cổ vật này được người Churu thờ cúng trong các Bơ- Mung, nơi được coi là linh thiêng, chốn ngự trị của thần linh trong quan niệm của người Churu. Súng hỏa mai sét nòng tại đền Krayo Khi nhà khoa học E. Durand thăm viếng các Bơ- Mung trên vào năm 1903, ông gọi kho tàng Krayo là Kjon và kho tàng Sópmadronhay là kho tàng Lavan. E. Durand là nhà khoa học đầu tiên đến kho tàng Kajon và có lược chép cơ bản về số cổ vật tại đền. Nửa thế kỷ sau, khi đoàn của ông Nghiêm Thẩm tới đây khảo sát và kiểm kê các báu vật đã so sánh đối chiếu với số liệu của E. Durand đã viết, thì thấy có một số không khớp. Trong khi E. Durand thấy có 7 chiếc hộp K'lon bằng vàng và khoảng 60 đồ bạc, thì trái lại đoàn khảo cổ ông Nghiêm Thẩm thấy tới 20 hộp K'lon bằng vàng. Theo E. Durand thì có 8 giỏ tre đựng đồ vàng, bạc nhưng ông Nghiêm Thẩm thấy chỉ còn 6 giỏ. Ngoài ra còn có 3 miếng vàng lá hình chữ nhật có chạm trổ hoa văn, trong đó có một miếng chạm trổ rất đẹp và tinh xảo. Bên cạnh đó có 56 vật dụng khác bằng kim khí quý giá (ông Nghiêm Thẩm không liệt kê đó là vật dụng gì) cùng 24 khẩu súng thần công dài và 1 khẩu thần công ngắn, kể cả súng hỏa mai (súng bắn cá nhân giống súng trường). Ngoài các đồ kim khí kể trên còn có nhiều đồ vải vóc gồm có triều phục Việt Nam và áo kiểu Chàm, màu lam hoặc màu hoa lý, đựng trong 3 chiếc rương gỗ. Những nhà khoa học cho rằng, có thể lúc này người Chàm đã chung sống với người đàng ngoài, khi bờ cõi nước Đại Việt không mở rộng (?!). Theo báo cáo của ông Nghiêm Thẩm, tại kho tàng Sópmadronhay, các bảo vật ở đây gồm 5 loại cơ bản: Binh khí, tự khí (trong loại này có những đồ bằng vàng bạc có chạm trổ) và y phục gồm đồ Chàm và triều phục của triều đình Việt Nam như đã mô tả trên. Sau khi so sánh thực tế với tài liệu "Le tresor des Rois Cham" của E. Durand thì đoàn của ông Nghiêm Thẩm đã khẳng định, kho tàng này chính là kho tàng Lavan mà hai nhà bác học E. Durand và Mner đã viếng thăm hồi đầu thế kỷ. Nhưng những con số đối chiếu có một số không khớp. Và giả thuyết đưa ra hoặc là các nhà khảo cổ người Pháp khi điền dã đã không khảo sát hết, chỉ nhìn những gì trực diện mà thôi. Vì thuở xưa, những người "mắt xanh, mũi lõ" được xem là người lạ, không được vào xem cổ vật trong các Bơ- Mung. Nguyên tắc của người Churu, muốn thăm đền và xem các vật báu trên, người ta phải sắm lễ vật rất hậu hĩnh. Có thể trâu, bò, lợn, gà... để xin thần và khi thần "ưng bụng" thì mới được vào đền. Tất nhiên cũng tùy người chứ không phải ai có lễ vật cũng được vào. Nếu không sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc những người trông đền giấu cổ vật đi để khỏi bị mất là hoàn toàn có cơ sở. Bên cạnh đó, vùng Tà In, Tà Năng giai đoạn đầu thế kỷ 20, là xứ sở khép kín, rừng thiêng nước độc, rất hiểm trở, không có người lạ vào, nên cổ vật được bảo quản gần như tuyệt đối. Trên cơ sở sử liệu trên có thể khẳng định, trên vùng đất này từng có những ngôi đền được xem là nơi gửi gắm báu vật là có thật. Nhưng đến nay, qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, những "kho báu" ấy đã hoàn toàn biến mất, trong những Bơ- Mung chỉ còn chứa một vài đồ vật như bát, đĩa bằng sứ, một vài khẩu súng hỏa mai gỉ, sét. Đó là hệ quả của gót giày xâm lược của ngoại bang, lòng tham con người, mà sau này "thủ phạm" không ai khác là những tay săn lùng cổ vật tìm đến. Dấu tích của người Chàm qua ấn tín Khi khảo cứu đền Sópmadronhay, đoàn cán bộ của ông Nghiêm Thẩm còn phát hiện có một số con dấu và triện khắc bằng chữ Hán. Chia làm làm 2 loại: Loại thứ nhất là những con dấu thuộc về hành chính, thường dùng cuối đời Lê đầu đời Nguyễn như: Vi chấp bằng, trình, phó, phái, tạm. Loại thứ hai là những con dấu có mang chức tước và tên của người được phép sử dụng con dấu đó. Điều này cho thấy, những đồ vật này có liên quan đến việc tổ chức chính quyền của người Chàm. Hay nói đúng hơn, đó là khi vương quốc Chàm thất thủ, họ đã mang tất cả những vật dụng, ấn tín biểu tượng của Nhà nước cùng đồ vật quý lên vùng cao nguyên chạy nạn, nhờ người Churu coi giữ.