Khóa luận Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường liên minh châu Âu

1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành cà phê là một ngành mới ở Việt Nam, cà phê du nhập vào nước ta trong giai đoạn thị trường cà phê thương mại thế giới phát triển mạnh mẽ và được biết đến ở Việt Nam vào những năm 1857. Qua hơn 150 năm tồn tại và phát triển, cà phê hiện nay đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng vị trí thứ 2 sau gạo - cây lương thực truyền thống. Với vị trí đó, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Braxin, riêng về cà phê Robusta thì xuất khẩu đứng đầu thế giới. Niên vụ 2010/2011, cả nước xuất khẩu được trên 1,2 triệu tấn cà phê tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 2,7 tỷ USD năm 2011, đóng góp vào khoảng 2% GDP của cả nước. Điều này đã góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, giảm thâm hụt thương mại và một phần giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt ở nông thôn. Trong đó, EU là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cũng là thị trường định hướng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Năm 2005, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU chiếm đến 49% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước, đạt kim ngạch khoảng 341 triệu EUR, nhưng đến năm 2011, con số kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp 2,7 lần, đạt 931 triệu EUR; mức thị phần trung bình chiếm khoảng 19,15% giai đoạn 2005-2011 trên thị trường EU. Đây là thị trường tiềm năng cho Việt Nam về mặt hàng cà phê nói riêng và hầu hết các mặt hàng khác nói chung. Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, mà rất nhiều quốc gia khác cũng đang chú trọng đầu tư phát triển cho cây cà phê, cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, ngành cà phê Việt Nam lại còn khá non trẻ nên đã phải đối mặt với không ít khó khăn, cả trong lĩnh vực trồng trọt lẫn chế biến kinh doanh và xuất khẩu. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng, nhưng đó chỉ là cái tiếng về mặt sản lượng. Trên thực tế, đến 99% lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang EU còn dưới dạng nguyên liệu nhân thô, chủng loại đơn điệu, rất ít các sản phẩm cà phê đặc biệt và giá trị cao; chất lượng thì còn quá thấp, số lượng cà phê bị thải loại chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới, đến 61,53% tổng khối lượng cà phê bị thải loại niên vụ 2007/2008; chưa xây dựng được uy tín thương hiệu trên thị trường EU, vì vậy giá cà phê Việt Nam xuất sang thị trường này thấp hơn rất nhiều so với mặt hàng cùng loại của các nước khác, đặc biệt là khi so sánh với các nước như Colombia, Peru, Braxin.Với mặt hàng cà phê Arabica rất được người tiêu dùng EU ưa chuộng thì Việt Nam lại xuất khẩu rất ít, do Việt Nam chủ yếu sản xuất và xuất khẩu loại cà phê Robusta, chiếm đến 95% tổng sản lượng của Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành cà phê nước ta còn phải đối mặt với những vấn đề như thiếu vốn, thiếu nguồn cung ứng vật tư và máy móc hiện đại, trình độ quản lý yếu kém Song, các đối thủ cạnh tranh của ta trên thị trường EU lại là những cường quốc về cà phê như Braxin, Colombia và các quốc gia Mỹ Latin khác. Thiết nghĩ, với những hạn chế trên thì việc nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh, từ đó vạch ra những giải pháp nhằm khắc phục và phát triển ngành cà phê một cách bền vững là điều rất cần thiết để khẳng định vị thế của nước ta trong nền kinh tế thế giới. Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Vận dụng những kiến thức đã học nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh; phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU; chỉ đã những điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU.  Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam ở phạm vi thị trường EU, chủ yếu trong giai đoạn 2005-2011; dự báo, định hướng và đưa ra một số giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020. Cà phê được nói đến trong đề tài là cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê hoà tan; không bao gồm các loại vỏ quả và vỏ lụa cà phê. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê và phân tích, phương pháp so sánh. Phương pháp tổng hợp để thu thập các số liệu, thông tin truyền thống; phương pháp thống kê, phân tích để làm rõ các vấn đề lý luận và thực trạng NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU; phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến để làm sáng tỏ hơn vị thế của Việt Nam, các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể. 5. Kết cấu của luận văn Nội dung khoá luận được kết cấu làm 3 chương:  Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.  Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.  Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.

doc120 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3924 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường liên minh châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ­­­­­­­­***­­­­­­­­  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561 Lớp: A12 Khóa: K47D Người hướng dẫn khoa học: Lưu Thị Bích Hạnh Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012 MỤC LỤC Mục lục Danh mục ký hiệu và từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Lời mở đầu 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU 4 1.1 Lý luận chung về năng lực cạnh tranh 4 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 4 1.1.2 Năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh 4 1.1.3 Năng lực cạnh tranh xuất khẩu 6 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu theo Mô hình kim cương của M.Porter 7 1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 11 1.2 Tổng quan về thị trường cà phê tại EU 14 1.2.1 Đặc điểm thị trường cà phê tại EU 14 1.2.2 Các qui định nhằm kiểm soát việc nhập khẩu cà phê vào thị trường EU 19 1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 21 1.3.1 Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam còn hạn chế 21 1.3.2 Cạnh tranh trên thị trường EU ngày càng gay gắt 22 1.3.3 Thị trường EU là thị trường làm cơ sở quan trọng cho việc mở rộng sang thị trường mới. 23 1.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê của một số quốc gia xuất khẩu vào thị trường EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 23 1.4.1 Braxin 23 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU 27 2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU 27 2.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu 27 2.1.2 Cơ cấu chủng loại xuất khẩu 28 2.1.3 Giá xuất khẩu 29 2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. 30 2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng 30 2.2.2 Các chỉ tiêu định tính 40 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU theo mô hình kim cương của M.Porter 46 2.3.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất 46 2.3.2 Điều kiện nhu cầu trong nước 49 2.3.3 Các ngành hỗ trợ và có liên quan đến mặt hàng cà phê xuất khẩu 49 2.3.4 Môi trường cạnh tranh và cơ cấu ngành 50 2.3.5 Vai trò của nhà nước 51 2.3.6 Vai trò của cơ hội 52 2.4 Nhận xét chung về năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 53 2.4.1 Điểm mạnh 53 2.4.2 Điểm yếu và nguyên nhân. 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU 60 3.1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu cà phê của EU; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU qua ma trận SWOT 60 3.1.1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu cà phê của EU 60 3.1.2 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU qua ma trận SWOT 61 3.2 Mục tiêu và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn đến năm 2020 62 3.2.1 Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn đến năm 2020 62 3.2.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn đến năm 2020 63 3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 64 3.3.1 Nâng cao chất lượng cà phê và vệ sinh an toàn thực phẩm 64 3.3.2 Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng cà phê có giá trị gia tăng cao 68 3.3.3 Tổ chức điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành hàng cà phê chặt chẽ hơn 70 3.3.4 Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối sang thị trường EU 73 3.3.5 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU 76 3.3.6 Tạo nguồn vốn cho đầu tư, thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê sang EU 77 Kết luận 79 Tài liệu tham khảo 81 Phụ lục 1: Sơ lược về một số loại hình cà phê có chứng nhận 85 Phụ lục 2: Khối lượng và kim ngạch cà phê của một số quốc gia xuất khẩu vào thị trường EU giai đoạn 2005-2011 89 Phụ lục 3: Kênh phân phối cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 92 Phụ lục 4: Mô hình kim cương của M.Porter và tác động qua lại giữa các yếu tố 93 Phụ lục 5: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2005 98 Phụ lục 5A: Trị số lỗi qui định cho từng loại khuyết tật 101 Phụ lục 5B: Cỡ sàng và kích thước lỗ sàng 103 Phụ lục 6: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-06:2009/BNNPTNT về cơ sở chế biến cà phê – điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 104 DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt STT  Từ viết tắt  Nội dung   1  &  Và   2  BVTV  Bảo vệ thực vật   3  HTX  Hợp tác xã   4  KHKT  Khoa học kỹ thuật   5  NLCT  Năng lực cạnh tranh   6  NN&PTNT  Nông nghiệp và phát triển nông thôn   7  TNHH  Trách nhiệm hữu hạn   8  TTTM  Trung tâm thương mại   Tiếng Anh STT  Từ viết tắt  Nội dung  Ý nghĩa   1  4C  Common Code for the Coffee Community  Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng cà phê   2  ABIC  Brazillian Coffee Industry Association  Hiệp hội cà phê Braxin   3  ASEAN  Association of Southeast Asian Nations  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á   4  CBI  Centre for the Promotion of Imports from developing countries  Cơ quan Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển   5  C/O  Certificate of origin  Giấy chứng nhận xuất xứ   6  CQP  Coffee Quality Improvement Program  Chương trình cải thiện chất lượng cà phê   7  CTT  Common Custom Tariff  Biểu thuế quan chung   8  DRC  Domestic Resource Cost  Chi phí nguồn lực nội địa   9  EC  European Commisson  Uỷ ban Châu Âu   10  ECF  European Coffee Federation  Liên đoàn cà phê Châu Âu   11  EU  European Union  Liên minh Châu Âu   12  EUR  Euro  Đơn vị tiền tệ của Liên minh Châu Âu   13  FAO  Food and Agricuture Organization  Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc   14  FNC  National Coffee Growers Federation of Colombia  Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia   15  GAP  Good Agriculture Practice  Thực hành nông nghiệp tốt   16  GDP  Gross Domestic Product  Tổng sản phẩm quốc nội   17  GMP  Good Manufacturing Practice  Thực hành chế biến tốt   18  GSP  Generalized System of Preferences  Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập   19  HACCP  Hazard Analysis and Critical Control Point  Hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu   20  HS  Harmonized System  Hệ thống hài hoà   21  ICM  Integrated Crop Management  Quản lý cây trồng tổng hợp   22  ICO  International Coffee Organization  Tổ chức cà phê thế giới   23  IFC  The International Finance Corporation  Tổ chức Tài chính quốc tế   24  IPM  Intergrated pest management  Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp   25  ISO  International Organization for Standard  Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng   26  LIFFE  London International Financial Futures and Option Exchange  Thị trường giao dịch kì hạn quốc tế Luân Đôn   27  MFN  Most favoured nation  Nguyên tắc Tối huệ quốc   28  n.d.  No date  Khuyết ngày tháng năm   29  ODA  Official Development Assistance  Hỗ trợ phát triển chính thức   30  OTA  Ochratoxin A  Ngưỡng Ochratoxin A   31  RASFF  Rapid Alert System for Food and Feed  Hệ thống cảnh báo nhanh đối với thực phẩm và thức ăn   32  RCA  Revealed Comparative Advantage  Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện   33  RFA  Rainforest Alliance  Cà phê Rừng nhiệt đới   34  SA  Sunphat amon  Phân sunphat đạm   35  SCAE  Speciality Coffee Association of Europe  Hiệp hội Cà phê đặc biệt của Châu Âu   36  SWOT  Strengths, weaknesses, opportunities, threats  Mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức   37  USD  United States of Dollar  Đồng đô la Mỹ   38  UTZ  UTZ Certified  Một hình thức cà phê đạt chứng nhận toàn cầu   39  VICOFA  Vietnam Coffee and Cocoa Association  Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam   40  WTO  World Trade Organization  Tổ chức thương mại thế giới   DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Tên  Trang   Biểu đồ 1.1: Thị phần các quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay và hoà tan vào thị trường EU năm 2011  19   Biểu đồ 2.1: Khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoan 2005-2011  28   Biểu đồ 2.2: Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang thị trường EU, giai đoạn 2005-2011  29   Biểu đồ 2.3: Thị phần trung bình các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011  32   Biểu đồ 2.4: Thị phần trung bình các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân hàng đầu vào EU giai đoạn 2005-2011  34   Biểu đồ 2.5: Chỉ số DRC của cà phê Việt Nam, giai đoạn 1995-2004  37   Biểu đồ 2.6: Giá cà phê nhân xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU  38   Biểu đồ 2.7: Mức giá các chủng loại cà phê, giai đoạn 2001-2011  39   Hình 3.1: Mô hình đề xuất Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam  71   Hình 3.2: Mô hình đề xuất kênh phối trực tiếp cà phê Việt Nam vào EU  75   DANH MỤC CÁC BẢNG Tên  Trang   Bảng 1.1: Mức tiêu thụ cà phê bình quân tại EU, giai đoạn 2005-2010  15   Bảng 1.2: Sản lượng cà phê sản xuất tại EU giai đoạn 2005-2009  15   Bảng 1.3: Cơ cấu các sản phẩm cà phê nhập khẩu vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011  16   Bảng 1.4: Khối lượng cà phê nhập khẩu của EU giai đoạn 2005-2011  17   Bảng 1.5: Kim ngạch nhập khẩu cà phê của EU giai đoạn 2005-2011  17   Bảng 1.6: Khối lượng cà phê 10 quốc gia hàng đầu xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường EU, giai đoạn 2008-2011  18   Bảng 2.1: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU giai đoạn 2005-2011  27   Bảng 2.2: Số liệu tính toán hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2011  31   Bảng 2.3: Hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2011  31   Bảng 2.4: Hệ số RCA của một số quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường EU năm 2010  32   Bảng 2.5: Mức thị phần các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường EU qua các năm, giai đoạn 2005-2011  34   Bảng 2.6: Thị phần trung bình của một số quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011  35   Bảng 2.7: Giá cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011  40   Bảng 2.8: Khối lượng cà phê xuất khẩu phân loại theo Nghị Quyết 420 của ICO, niên vụ 2009/2010  42   Bảng 2.9: Tỷ trọng cơ cấu cà phê xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011  43   Bảng 2.10: Các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng trên thế giới của một số quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào EU.  45   LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành cà phê là một ngành mới ở Việt Nam, cà phê du nhập vào nước ta trong giai đoạn thị trường cà phê thương mại thế giới phát triển mạnh mẽ và được biết đến ở Việt Nam vào những năm 1857. Qua hơn 150 năm tồn tại và phát triển, cà phê hiện nay đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng vị trí thứ 2 sau gạo - cây lương thực truyền thống. Với vị trí đó, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Braxin, riêng về cà phê Robusta thì xuất khẩu đứng đầu thế giới. Niên vụ 2010/2011, cả nước xuất khẩu được trên 1,2 triệu tấn cà phê tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 2,7 tỷ USD năm 2011, đóng góp vào khoảng 2% GDP của cả nước. Điều này đã góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, giảm thâm hụt thương mại và một phần giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt ở nông thôn. Trong đó, EU là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cũng là thị trường định hướng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Năm 2005, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU chiếm đến 49% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước, đạt kim ngạch khoảng 341 triệu EUR, nhưng đến năm 2011, con số kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp 2,7 lần, đạt 931 triệu EUR; mức thị phần trung bình chiếm khoảng 19,15% giai đoạn 2005-2011 trên thị trường EU. Đây là thị trường tiềm năng cho Việt Nam về mặt hàng cà phê nói riêng và hầu hết các mặt hàng khác nói chung. Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, mà rất nhiều quốc gia khác cũng đang chú trọng đầu tư phát triển cho cây cà phê, cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, ngành cà phê Việt Nam lại còn khá non trẻ nên đã phải đối mặt với không ít khó khăn, cả trong lĩnh vực trồng trọt lẫn chế biến kinh doanh và xuất khẩu. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng, nhưng đó chỉ là cái tiếng về mặt sản lượng. Trên thực tế, đến 99% lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang EU còn dưới dạng nguyên liệu nhân thô, chủng loại đơn điệu, rất ít các sản phẩm cà phê đặc biệt và giá trị cao; chất lượng thì còn quá thấp, số lượng cà phê bị thải loại chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới, đến 61,53% tổng khối lượng cà phê bị thải loại niên vụ 2007/2008; chưa xây dựng được uy tín thương hiệu trên thị trường EU, vì vậy giá cà phê Việt Nam xuất sang thị trường này thấp hơn rất nhiều so với mặt hàng cùng loại của các nước khác, đặc biệt là khi so sánh với các nước như Colombia, Peru, Braxin...Với mặt hàng cà phê Arabica rất được người tiêu dùng EU ưa chuộng thì Việt Nam lại xuất khẩu rất ít, do Việt Nam chủ yếu sản xuất và xuất khẩu loại cà phê Robusta, chiếm đến 95% tổng sản lượng của Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành cà phê nước ta còn phải đối mặt với những vấn đề như thiếu vốn, thiếu nguồn cung ứng vật tư và máy móc hiện đại, trình độ quản lý yếu kém… Song, các đối thủ cạnh tranh của ta trên thị trường EU lại là những cường quốc về cà phê như Braxin, Colombia và các quốc gia Mỹ Latin khác. Thiết nghĩ, với những hạn chế trên thì việc nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh, từ đó vạch ra những giải pháp nhằm khắc phục và phát triển ngành cà phê một cách bền vững là điều rất cần thiết để khẳng định vị thế của nước ta trong nền kinh tế thế giới. Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Vận dụng những kiến thức đã học nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh; phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU; chỉ đã những điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam ở phạm vi thị trường EU, chủ yếu trong giai đoạn 2005-2011; dự báo, định hướng và đưa ra một số giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020. Cà phê được nói đến trong đề tài là cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê hoà tan; không bao gồm các loại vỏ quả và vỏ lụa cà phê. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê và phân tích, phương pháp so sánh. Phương pháp tổng hợp để thu thập các số liệu, thông tin truyền thống; phương pháp thống kê, phân tích để làm rõ các vấn đề lý luận và thực trạng NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU; phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến để làm sáng tỏ hơn vị thế của Việt Nam, các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể. 5. Kết cấu của luận văn Nội dung khoá luận được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và nghiêm túc trong việc nghiên cứu. Tuy nhiên, do hạn chế của tác giả về mặt kiến thức, thời gian thực hiện và dung lượng của khoá luận, cũng như nguồn số liệu, thông tin…nên nội dung khoá luận khó có thể tránh được những thiếu sót. Do đó, tác giả hi vọng nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các bạn đọc. Nhân đây, tác giả xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học – cô Lưu Thị Bích Hạnh, cám ơn cô đã dành thời gian chỉ dẫn và giúp đỡ tác giả thực hiện bài khoá luận này. Tác giả cũng xin cám ơn sự hỗ trợ của toàn thể Quý thầy cô trường Đại học Ngoại Thương cơ sơ II tại thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn tất đề tài. TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2012 Sinh viên thực hiện Trần Thị Mỹ Hằng CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU Lý luận chung về năng lực cạnh tranh Khái niệm về cạnh tranh Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, chính trị, quân sự, luật, thể thao… và được sự quan tâm của nhiều chủ thể, xem xét ở các góc độ khác nhau tùy thuộc vào hướng tiếp cận của từng chủ thể. Vì thế có rất nhiều khái niệm xoay quanh thuật ngữ “cạnh tranh”. Với tư cách là hiện tượng xã hội, theo cuốn Từ điển kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992, cạnh tranh là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”(Lê Danh Vĩnh & Hoàng Xuân Bắc & Nguyễn Ngọc Sơn, 2010, tr.11). Trong kinh tế chính trị học, theo quan điểm của K.Marx thì “cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004, tr.48). Nhà kinh tế học M.Porter của Mĩ thì cho rằng cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (Văn Diệp, 2009). Tóm lại, cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường hàng hóa cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao. Sự cạnh tranh diễn ra là tất yếu, nó là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. 1.1.2 Năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh Thuật ngữ “năng lực canh tranh” được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhưng đến nay các nhà chuyên môn và học giả vẫn chưa có một khái niệm
Tài liệu liên quan