Kiểm soát & quản trị rủi ro

1. Tổng quan về kiểm soát dự án 2. Quy trình kiểm soát dự án 3. Nội dung kiểm soát dự án 4. Rủi ro & quản trịrủi rodự án 5. Hợp đồng & quản trị hợp đồng dự án

pdf68 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm soát & quản trị rủi ro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1KIỂM SOÁT & QUẢN TRỊ RỦI RO 2NỘI DUNG 1. Tổng quan về kiểm soát dự án 2. Quy trình kiểm soát dự án 3. Nội dung kiểm soát dự án 4. Rủi ro & quản trị rủi ro dự án 5. Hợp đồng & quản trị hợp đồng dự án 31. Tổng quan về kiểm soát dự án a. Khái niệm  Là quá trình đo lường, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo cho mục tiêu, kế hoạch của dự án được hoàn thành có hiệu quả.  Việc kiểm soát không chỉ phát hiện những sai sót, ách tắc mà còn tìm kiếm những cơ hội để đẩy nhanh dự án. 4b. Hệ thống kiểm soát dự án 1. Tổng quan về kiểm soát dự án 5c. Quá trình kiểm soát dự án  Bao gồm 3 giai đoạn: – Theo dõi: Thu thập và ghi chép các dữ liệu thực tế để so sánh quá trình thực hiện thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch. – Phân tích: đánh giá tình trạng của các công việc và so sánh các kết quả đạt được với kế hoạch, xác định các nguyên nhân và hướng tác động. 1. Tổng quan về kiểm soát dự án 6c. Quá trình kiểm soát dự án – Điều chỉnh: lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động, công việc phù hợp với kế hoạch, nhằm tối thiểu hóa các sai lệch tiêu cực và tối đa hóa lợi ích từ các sai lệch tích cực. 1. Tổng quan về kiểm soát dự án 7c. Quá trình kiểm soát dự án 1. Tổng quan về kiểm soát dự án 8d. Nội dung kiểm soát dự án 1. Tổng quan về kiểm soát dự án 9d. Nội dung kiểm soát dự án  Kiểm soát những thay đổi trong dự án.  Kiểm soát các báo cáo tiến trình gồm các báo cáo về công việc đã thực hiện, dự báo kết quả hiện có. 1. Tổng quan về kiểm soát dự án 10 d. Nội dung kiểm soát dự án  Kiểm soát thay đổi nội dung, giám sát những thay đổi về qui mô, phạm vi dự án và nội dung các công việc dự án.  Kiểm soát tiến độ  Kiểm soát rủi ro 1. Tổng quan về kiểm soát dự án 11 d. Nội dung kiểm soát dự án  Kiểm soát chi phí, theo dõi những thay đổi ngân sách dự án.  Kiểm soát chất lượng bằng cách theo dõi các kết quả cụ thể của dự án để xác định xem có phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra hay không qua đó có các biện pháp khắc phục hoặc ngăn ngừa, giảm thiểu vấn đề không đạt chất lượng. 1. Tổng quan về kiểm soát dự án 12 2. Quy trình kiểm soát dự án a. Theo dõi các công việc dự án  Theo dõi là quá trình xem xét, thu thập thông tin, thống kê, phân tích và lập báo cáo về tiến trình thực hiện dự án trên thực tế so sánh với kế hoạch.  Đây là bước đầu tiên trong quá trình giám sát dự án. 13 a. Theo dõi các công việc dự án i. Phương pháp theo dõi đơn giản 0 – 100 vì nó chỉ theo dõi thời điểm hoàn thành các công việc. Phương pháp này chỉ có 2 mức là 0% và 100%. ii. Phương pháp theo dõi chi tiết: đánh giá chính xác hơn bằng các mức độ tỷ lệ % như 50% hoặc 70%. 2. Quy trình kiểm soát dự án 14 a. Theo dõi các công việc dự án iii. Phương pháp mốc thời gian được sử dụng trong công việc có thời gian thực hiện dài. Công việc được chia thành các khoảng thời gian nhất định, mỗi mốc thời gian hoàn thành công việc nhất định như 20%, 40%, 70%.... 2. Quy trình kiểm soát dự án 15 b. Đo lường và phân tích kết quả  Là việc xem xét và ghi nhận kết quả thực hiện các công việc dự án theo lịch trình đã định sẵn về các mặt thời gian, chất lượng, chi phí. 2. Quy trình kiểm soát dự án 16 2. Quy trình kiểm soát dự án b. Đo lường và phân tích kết quả  Cần phân biệt 2 loại công việc: – Các công việc có thể đo lường được là các công việc có thể xác định mức độ hoàn thành ở các mức khác nhau tương ứng với kết quả vật chất cụ thể, phù hợp với biểu đồ thực hiện công việc. – Các công việc không thể đo lường là các công việc không thể phân chia thành các mức hoàn thành hoặc mốc thời gian. 17 2. Quy trình kiểm soát dự án b. Đo lường và phân tích kết quả  Lập báo cáo tiến độ: là việc thu thập và trình bày bằng văn bản các dữ liệu thực tế về tình hình thực hiện dự án.  Báo cáo cần được cập nhật thường xuyên bởi những nhà quản trị cấp dưới để báo cáo nhà quản trị cấp cao hơn. 18 2. Quy trình kiểm soát dự án b. Đo lường và phân tích kết quả  Phân tích kết quả: Là so sánh kết quả đạt được so với kế hoạch nhằm phát hiện các sai lệch, phân tích xu hướng các sai lệch để có phản ứng kịp thời nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của chúng.  Nội dung: phân tích về tiến độ thời gian, chi phí, chất lượng và các thay đổi trong thiết kế… làm căn cứ đưa ra các điều chỉnh trong quá trình giám sát dự án. 19 2. Quy trình kiểm soát dự án c. Điều chỉnh trong quá trình thực hiện  Sau khi xác định các sai biệt, nhà quản trị dự án cần phải đưa ra các giải pháp điều chỉnh tương ứng, kịp thời. 20 2. Quy trình kiểm soát dự án c. Điều chỉnh trong quá trình thực hiện Các phương án hành động nhằm điều chỉnh dự án khi có sai biệt:  Tìm cơ hội giải quyết bằng cách xem xét khả năng liên quan đến việc nâng cao hiệu quả công việc nhờ công nghệ mới hoặc các quyết định mang tính tổ chức. 21 2. Quy trình kiểm soát dự án c. Điều chỉnh trong quá trình thực hiện  Xem xét lại chi phí: đây là phương pháp được thực hiện khi cần phải tăng khối lượng công việc và điều phối thêm nguồn lực để đảm bảo tiến độ về thời gian.  Xem xét lại thời hạn: là phương pháp đồng nghĩa với việc thời hạn hoàn thành công việc bị đẩy lùi trong trường hợp có những hạn chế về chi phí. 22 2. Quy trình kiểm soát dự án c. Điều chỉnh trong quá trình thực hiện  Xem xét lại quy mô/nội dung các công việc dự án: được thực hiện khi quy mô dự án có thể thay đổi theo hướng thu nhỏ và chỉ một phần trong các kết quả đã hoạch định sẽ được hoàn thành. Vấn đề này không liên quan tới chất lượng của dự án. 23 2. Quy trình kiểm soát dự án c. Điều chỉnh trong quá trình thực hiện  Dừng dự án: là quyết định khó khăn nhưng cũng phải đưa ra trong những hoàn cảnh chi phí vượt quá giới hạn hoặc không đạt được các tiêu chí về kỹ thuật và mục tiêu ban đầu. 24 3. Nội dung kiểm soát dự án a. Kiểm soát tiến độ thời gian  Để kiểm soát tiến độ thời gian, cần cập nhật các thông tin thực tế để lập những biểu đồ thể hiện tiến độ dự án qua đó có thể đánh giá được tình hình thực hiện công việc gồm thời điểm khởi công, thời điểm hoàn thành, thời gian thực hiện, thời gian còn lại… 25 3. Nội dung kiểm soát dự án a. Kiểm soát tiến độ thời gian  Đó là cơ sở để điều chỉnh, xáo trộn kế hoạch để dẫn đến sự thay đổi trong ngày tháng của công việc theo kế hoạch lúc bắt đầu với mục tiêu sao cho đạt kết quả tốt nhất trong điều kiện thực tế (kế hoạch lúc đầu đặt ra trong điều kiện giả định).  Người ta xây dựng biểu đồ để theo dõi kế hoạch và tiến độ thực hiện của công việc. 26 3. Nội dung kiểm soát dự án a. Kiểm soát tiến độ thời gian Nét nhỏ thể hiện kế hoạch ban đầu Nét đậm là thực tế thực hiện Nét đậm đứt là công việc đang thực hiện. Số liệu trong ngoặc () là cho biết thời gian bắt đầu/kết thúc sớm hay trễ so với dự kiến ban đầu. 27 3. Nội dung kiểm soát dự án b. Kiểm soát chi phí Là phương pháp để theo dõi những chi phí trong quá trình thực hiện dự án bao gồm: – Kiểm soát chi phí tích lũy – Kiểm soát chi phí theo thời kỳ 28 3. Nội dung kiểm soát dự án b. Kiểm soát chi phí  Kiểm soát chi phí tích lũy: là so sánh chi phí thực tế với ngân sách kế hoạch. Khi phát hiện chi phí đã vượt quá kế hoạch thì tìm biện pháp khắc phục. Khi lập dự án người ta thường cho một biên độ để theo dõi và ngăn ngừa các khoản vượt ngân sách hoặc chậm tiến độ. 29 3. Nội dung kiểm soát dự án b. Kiểm soát chi phí  Kiểm soát chi phí tích lũy 30 3. Nội dung kiểm soát dự án b. Kiểm soát chi phí  Kiểm soát chi phí theo thời kỳ: là ngân sách được vẽ cho hoạt động dự án ở thời điểm xác định. 31 3. Nội dung kiểm soát dự án b. Kiểm soát chi phí  Kiểm soát chi phí theo thời kỳ 32 3. Nội dung kiểm soát dự án c. Kiểm soát chất lượng và các thay đổi thiết kế Có nhiệm vụ phát hiện những sai sót so với các chỉ tiêu kỹ thuật và các tiêu chuẩn đặt ra trong vòng đời dự án từ đó đưa ra cách giải quyết thích hợp. Vấn đề cần quan tâm là chất lượng và những thay đổi thiết kế. 33 3. Nội dung kiểm soát dự án c. Kiểm soát chất lượng và các thay đổi thiết kế  Kiểm soát chất lượng đồng bộ là chìa khóa quyết định thành công của dự án, được thực hiện trong mối liên hệ chặt chẽ với kiểm soát thiết kế. 34 3. Nội dung kiểm soát dự án c. Kiểm soát chất lượng và các thay đổi thiết kế  Kiểm soát thiết kế: – Hỗ trợ cho nhà quản trị dự án trong việc đánh giá và kiểm soát những thay đổi về công nghệ, kỹ thuật được đề xuất. – Đảm bảo sự toàn vẹn của bản thiết kế và các công tác lập tài liệu kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất, hoạt động và bảo dưỡng cho hệ thống/sản phẩm của dự án. 35 3. Nội dung kiểm soát dự án d. Tích hợp việc kiểm soát (thời gian, chi phí, chất lượng, thay đổi)  Hệ thống kiểm soát có hiệu quả phải đảm bảo việc kiểm soát về thời gian, chi phí, chất lượng và các thay đổi trong suốt vòng đời của dự án. 36 3. Nội dung kiểm soát dự án d. Tích hợp việc kiểm soát (thời gian, chi phí, chất lượng, thay đổi)  Kết hợp kiểm soát thời gian và chi phí là khối lượng hoàn thành, chi phí kế hoạch sẽ được so sánh với chi phí thực tế để từ đó xác định chi phí chênh lệch. 37 3. Nội dung kiểm soát dự án d. Tích hợp việc kiểm soát (thời gian, chi phí, chất lượng, thay đổi)  Kết hợp giữa kiểm soát thời gian/chi phí và chất lượng đảm bảo rằng chỉ có các công việc đã đảm bảo chất lượng mới được công nhận là khối lượng hoàn thành và làm căn cứ để thanh toán. 38 3. Nội dung kiểm soát dự án d. Tích hợp việc kiểm soát (thời gian, chi phí, chất lượng, thay đổi)  Kết hợp giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát thay đổi đảm bảo hoạt động kiểm soát chất lượng được dựa trên thiết kế mới nhất bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế thay đổi đã được phê duyệt. 39 3. Nội dung kiểm soát dự án d. Tích hợp việc kiểm soát (thời gian, chi phí, chất lượng, thay đổi)  Kết hợp tất cả các khía cạnh trên cho nhà quản trị dự án một bức tranh toàn cảnh về hệ thống/sản phẩm dự án có chỉ rõ các yêu cầu thay đổi kỹ thuật được đánh giá dựa trên những ảnh hưởng của chúng đến chi phí, tiến độ thời gian và kết quả thực hiện cuối cùng. 40 3. Nội dung kiểm soát dự án d. Tích hợp việc kiểm soát (thời gian, chi phí, chất lượng, thay đổi)  Các hệ thống kiểm soát này hoạt động suốt trong vòng đời của dự án nhằm phát hiện những sai sót để kịp thời điều chỉnh. 41 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án a. Khái niệm rủi ro  Là những sự kiện bất ngờ, điều không chắc chắn xảy ra ngoài dự kiến và có thể mang lại những cơ hội hoặc những thiệt hại. Rủi ro = Xác suất xuất hiện x Mức độ tác động  Trong phần này chúng ta xem xét những rủi ro có thể mang lại những ảnh hưởng xấu tới mục tiêu của dự án. 42 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án b. Phân loại rủi ro  Theo môi trường tác động Môi trường bên trong: – Môi trường hoạt động dự án – Nhận thức của con người 43 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án b. Phân loại rủi ro  Theo môi trường tác động Môi trường bên ngoài: – Môi trường thiên nhiên – Môi trường văn hóa, xã hội – Môi trường chính trị, luật pháp – Môi trường kinh tế – Môi trường công nghệ thông tin 44 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án b. Phân loại rủi ro  Phân loại theo đối tượng rủi ro – Rủi ro về tài sản: tài sản hư hao, hao mòn vô hình, hữu hình. – Rủi ro về nhân lực – Rủi ro về trách nhiệm pháp lý 45 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án b. Phân loại rủi ro  Phân loại rủi ro theo lĩnh vực hoạt động như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Rủi ro bao gồm rủi ro trong công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh thương mại, rủi ro trong hoạt động ngoại thương, kinh doanh ngân hàng, du lịch, rủi ro trong giao thông vận tải… 46 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án b. Phân loại rủi ro  Phân loại theo bản chất rủi ro – Rủi ro thuần túy: như hỏa hoạn, mất cắp, tai nạn lao động… – Rủi ro suy tính: là rủi ro đầu cơ và khi nó xảy ra có thể dẫn tới kết quả được mất, do ảnh hưởng của những nguyên nhân rất khó dự đoán. 47 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án b. Phân loại rủi ro  Phân loại theo khả năng lượng hóa – Rủi ro có thể tính toán được: là rủi ro có thể tính được xác suất xảy ra và mức độ tác động nhất định. – Rủi ro không thể tính toán được: là rủi ro mà xác suất và mức độ tác động quá bất thường và rất khó dự đoán. 48 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án b. Phân loại rủi ro  Phân loại theo khả năng bảo hiểm – Rủi ro có thể bảo hiểm: là loại rủi ro mà người ta có thể giảm nhẹ bằng cách mua bảo hiểm trước – Rủi ro không thể bảo hiểm: là những rủi ro về đầu cơ như những phương án đầu tư vào thị trường chứng khoán hoặc bất động sản. 49 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án b. Phân loại rủi ro  Rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống – Rủi ro hệ thống: như khủng hoảng thị trường, suy thoái kinh tế trong khu vực xuất hiện gây ảnh hưởng đến mọi dự án trong xã hội. – Rủi ro không hệ thống: các rủi ro chỉ xảy ra đối với mỗi dự án cụ thể, mang tính cạnh tranh hoặc quản lý không hiệu quả. 50 b. Phân loại rủi ro  Ngoài ra chúng ta có thể phân theo: – Các bên liên quan của dự án: chủ đầu tư, người thực hiện dự án,… – Các giai đoạn dự án: giai đoạn chuẩn bị, thực hiện, kết thúc dự án – Đối tượng tác động: thời gian, chi phí, chất lượng dự án…. 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án 51 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án c. Quản trị rủi ro dự án  Là việc xác định, phân tích, đề ra các biện pháp kiểm soát và khống chế các sự kiện, tình huống ảnh hưởng đến các mục tiêu đặt ra.  Mục tiêu xuyên suốt trong các giai đoạn dự án chính là hiệu quả dự án, gồm hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội. 52 d. Quá trình quản trị rủi ro dự án 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án Lập kế hoạch quản trị rủi ro Kiểm soát, điều chỉnh rủi ro Lập kế hoạch đối phó rủi ro Phân tích định lượng rủi ro Xác định rủi ro Phân tích định tính rủi ro 53 d. Quá trình quản trị rủi ro dự án  Bước 1: Lập kế hoạch quản trị rủi ro dự án – Là một bước đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của những bước còn lại trong quá trình quản trị rủi ro – Kế hoạch quản trị rủi ro đưa ra nguyên tắc đánh giá rủi ro trong suốt dự án – Đề ra các ngưỡng chấp nhận rủi ro của các bên liên quan, kinh phí và thời gian cho việc quản trị rủi ro, định hướng các hành động quản trị rủi ro 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án 54 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án d. Quá trình quản trị rủi ro dự án  Bước 2: Xác định rủi ro dự án – Nhận định rủi ro, tìm hiểu các nguy cơ tiềm ẩn có khả năng tác động đến dự án. – Liệt kê một danh mục các loại rủi ro có khả năng xảy ra đối với dự án, qua đó có thể quản trị, đối phó. 55 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án d. Quá trình quản trị rủi ro dự án  Bước 3: Phân tích định tính rủi ro – Từ danh mục các rủi ro (bước 2) có thể xảy ra, chúng ta cần tiến hành phân tích định tính để đánh giá khả năng xuất hiện rủi ro cũng như mức độ tác động đến mục tiêu của dự án. – Việc đánh giá này mang tính mô tả, căn cứ vào kinh nghiệm, khả năng của các chuyên gia và các nhà quản trị. 56 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án d. Quá trình quản trị rủi ro dự án  Bước 4: Phân tích định lượng rủi ro – Nhằm tính toán xác suất xuất hiện rủi ro và mức độ tác động của nó tới mục tiêu dự án bằng các con số cụ thể. – Có thể sử dụng một số mô hình như phương pháp phân tích độ nhạy, xác suất, cây quyết định, mô hình Monte Carlo. 57 d. Quá trình quản trị rủi ro dự án  Bước 5: Lập kế hoạch đối phó – Đây là quá trình lựa chọn và đề xuất các hoạt động nhằm tận dụng cơ hội và giảm bớt hiểm họa của rủi ro đối với dự án. – Căn cứ vào danh mục rủi ro (bước 2) và mức độ nghiêm trọng của rủi ro (bước 3 & 4), kế hoạch đối phó với rủi ro sẽ đề xuất chiến lược né tránh, giảm thiểu và chia sẻ một số loại rủi ro nhất định. 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án 58 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án d. Quá trình quản trị rủi ro dự án  Bước 6: Kiểm soát và điều chỉnh rủi ro – Đây là quá trình duy trì việc kiểm soát rủi ro đã được xác định, phân tích lại các rủi ro đã xảy ra, điều tiết các hành động trong kế hoạch dự phòng. – Trong trường hợp rủi ro xảy ra mà thực tế không nằm trong danh mục rủi ro đã được xác định từ trước hoặc khác biệt so với phân tích ban đầu thì cần đánh giá lại các rủi ro đó để đưa ra các biện pháp đối phó với rủi ro. 59 d. Quá trình quản trị rủi ro dự án  Tất cả các bước trong quá trình quản trị rủi ro đều được thực hiện trong suốt vòng đời dự án.  Đây là quá trình lặp và khép kín. Chúng ta phải cập nhật danh mục rủi ro, phải liên tục phân tích, đề ra kế hoạch đối phó và kiểm soát rủi ro. 4. Rủi ro và quản trị rủi ro dự án 60 5. Hợp đồng & quản trị hợp đồng a. Khái niệm  Là bản thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia dự án.  Hợp đồng là hành vi pháp luật, hai bên tham gia có vị trí bình đẳng trong hợp đồng.  Hợp đồng là căn cứ để người ủy thác và người được ủy thác thực hiện dự án, căn cứ để trao đổi và thỏa thuận hợp tác. 61 b. Ký kết và thực hiện hợp đồng dự án  Ký kết hợp đồng dự án: đòi hỏi phải thực hiện theo trình tự gồm các việc gửi thư mời, đề nghị ký kết, trả lời thư mời, nhận lời ký kết…  Đàm phán hợp đồng: bao gồm các giai đoạn đàm phán ban đầu, đàm phán thực tế và đàm phán ký kết. 5. Hợp đồng & quản trị hợp đồng 62 b. Ký kết và thực hiện hợp đồng dự án  Bảo đảm hợp đồng dự án: bao gồm người cam đoan, khoản phạt vi phạm hợp đồng, tiền đặt cọc, quyền giữ đồ và quyền thế chấp.  Phê duyệt hợp đồng dự án: thông qua các bên tham gia và ban ngành chủ quản theo hệ thống pháp luật nhà nước. 5. Hợp đồng & quản trị hợp đồng 63 b. Ký kết và thực hiện hợp đồng dự án  Thực hiện hợp đồng dự án Được tiến hành theo 2 hình thức: (i) thực hiện thực tế (ii) theo thỏa thuận hợp đồng Trong quá trình thực hiện, nếu vi phạm hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. 5. Hợp đồng & quản trị hợp đồng 64 5. Hợp đồng & quản trị hợp đồng c. Thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng i. Thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng dự án – Là hình thức khi tiến hành hợp đồng có những phát sinh cần phải thay đổi hoặc sửa chữa. Khi đó đòi hỏi phải có sự thống nhất hai bên. – Hủy bỏ hợp đồng là chấm dứt hiệu lực của hợp đồng hiện tại. Để hủy bỏ hợp đồng cũng phải đòi hỏi sự nhất trí của các bên tham gia. 65 c. Thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng i. Thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng dự án Điều kiện để thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng – Phải có sự bàn bạc nhất trí của các bên tham gia. – Do điều kiện khách quan, do tình huống bất khả kháng. – Do một bên tham gia vi phạm hợp đồng gây ảnh hưởng đến dự án. 5. Hợp đồng & quản trị hợp đồng 66 5. Hợp đồng & quản trị hợp đồng c. Thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng ii. Chấm dứt hợp đồng dự án Sau khi các bên tham gia đã thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì có thể chấm dứt hợp đồng. 67 5. Hợp đồng & quản trị hợp đồng c. Thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng ii. Chấm dứt hợp đồng dự án Nguyên nhân:  Do hoàn thành dự án theo thỏa thuận  Do có sự thay đổi hoặc hủy bỏ các quy định hành chính  Do nguyên nhân bất khả kháng  Do hai bên thỏa thuận.  Do các cơ quan trọng tài ra phán quyết 68 d. Tranh chấp trong hợp đồng dự án Khi có tranh chấp xảy ra, có thể giải quyết bằng các hình thức: – Giải quyết nhờ thỏa thuận, bàn bạc (hai bên tự giải quyết) – Giải quyết bằng hòa giải (có sự tham gia của đối tác thứ ba) – Giải quyết bằng trọng tài – Giải quyết bằng khiếu nại 5. Hợp đồng & quản trị hợp đồng
Tài liệu liên quan