Kiến thức chứng khoán cơ bản

1. Tăng trưởng vốn Với thời hạn dài hơn, cổ phiếu có thể tạo ra khoản lợi nhuận đáng kể nhờ giá cổ phiếu tăng. Nhiều Công ty niêm yết trên TTCK còn dành cho các cổ đông của mình cơ hội mua thêm cổ phiếu với giá chiết khấu và không phải mua qua nhà môi giới, do vậy tiết kiệm được phí môi giới. Các công ty làm theo cách này cũng sẽ huy động thêm được vốn cho việc mở rộng hoạt động. 2. Cổ tức Các công ty chi nhiều nguồn lợi sau thuế của mình cho cổ đông của mình dưới hình thức cổ tức. Một số công ty tái đầu tư cổ tức bằng cách phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông của mình (thường có chiết khấu đôi chút và miễn phí trung gian), thay vì trả cổ tức bằng tiền mặt.

doc26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến thức chứng khoán cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&œ Kiến thức chứng khoán cơ bản Năm lý do đầu tư vào cổ phiếu  Nguồn Đầu tư chứng khoán , sưu tập bởi trunghh ngày 12/07/2004     Đánh giá của bạn 1 2 3 4 5    ( Chú thích: bạn cần đăng nhập (login)) 1. Tăng trưởng vốn Với thời hạn dài hơn, cổ phiếu có thể tạo ra khoản lợi nhuận đáng kể nhờ giá cổ phiếu tăng. Nhiều Công ty niêm yết trên TTCK còn dành cho các cổ đông của mình cơ hội mua thêm cổ phiếu với giá chiết khấu và không phải mua qua nhà môi giới, do vậy tiết kiệm được phí môi giới. Các công ty làm theo cách này cũng sẽ huy động thêm được vốn cho việc mở rộng hoạt động. 2. Cổ tức Các công ty chi nhiều nguồn lợi sau thuế của mình cho cổ đông của mình dưới hình thức cổ tức. Một số công ty tái đầu tư cổ tức bằng cách phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông của mình (thường có chiết khấu đôi chút và miễn phí trung gian), thay vì trả cổ tức bằng tiền mặt. 3. Việc mua bán rất linh hoạt So với các khoản đầu tư khác, như đầu tư vào bất động sản, đầu tư vào cổ phiếu là rất cơ động. Việc mua và bán cổ phiếu có thể được thực hiện một cách rất nhanh chóng và phí môi giới thấp hơn so với phí giao dịch bất động sản. Khác với bán bất động sản, bạn có thể bán một phần cổ phần của mình. 4. Đa dạng hóa các khoản đầu tư Để đa dạnh hóa danh mục vốn đầu tư của mình, bạn có thể cần dành một phần tiền để đầu tư vào thị trường cổ phiếu. Bạn có thể mua cổ phiếu trực tiếp hoặc thông qua các quỹ quản lý. 5. Chiết khấu hoặc dành quyền cho các cổ đông Một số công ty đăng ký trên TTCK, đặc biệt là các công ty bán lẻ hoặc cung cấp các dịch vụ tài chính, thường đưa ra những chiết khấu hấp dẫn đối với các cổ đông khi họ mua dịch vụ từ các công ty hoặc chi nhánh công ty của họ. 1.      Trong dài hạn, đầu tư vào cổ phiếu hiệu quả hơn so với đầu tư vào trái phiếu Theo tính toán của các chuyên gia, trong giai đoạn 1926 – 2002, mức lợi nhuận trung bình của cổ phiếu trên thị trường thế giới đạt 10,2%/năm, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu tương ứng của nhà đầu tư vào trái phiếu là 5,8%/năm. 2.      Các khoản đầu tư mạo hiểm có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với những khoản đầu tư an toàn hơn Các nhà đầu tư đòi hỏi tỷ lệ lợi nhuận cao hơn cho những hoạt động có mức rủi ro cao hơn. Đó là lý do vì sao cổ tức thường cao hơn so với lãi suất trái phiếu. Điều này cũng giải thích tại sao lãi suất đối với trái phiếu dài hạn cao hơn so với trái phiếu ngắn hạn. 3.      Yếu tố có tính quyết định đến giá cổ phiếu trong dài hạn là khả năng tăng trưởng Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu dao động dựa trên cơ sở của rất nhiều các yếu tố, từ lãi suất tới tác động của thời tiết. Nhưng trong dài hạn, yếu tố quyết định là khả năng tăng trưởng của công ty phát hành. 4.      Giá trái phiếu có khả năng phục hồi nhanh hơn nhiều so với giá cổ phiếu Năm 1994 được coi là năm đối với trái phiếu do mức giảm giá khá mạnh. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, giá trái phiếu đã phục hồi, thậm chí còn tăng cao hơn so với lúc trước khi mất giá. Ngược lại, giá cổ phiếu chậm thay đổi hơn: chỉ số chứng khoán Dow Jones (Mỹ) trung bình giảm 44% trong năm 1973 -1974 và hơn 10 năm sau, chỉ số này mới phục hồi được giá trị của mình. 5.      Lãi suất tiết kiệm tăng lên là điều tồi tệ đối với trái phiếu Khi lãi suất tiền gửi tăng lên, giá trái phiếu sẽ hạ, vì trái phiếu sẽ mất sức hấp dẫn do người mua có xu hướng chuyển sang đầu tư vào tài sản khác có mức lãi suất cao hơn. Ngược lại, khi lãi suất hạ thì giá trái phiếu lại có xu hướng tăng lên. Chịu tác động lớn nhất của việc thay đổi lãi suất là những trái phiếu dài hạn. 6.      Lạm phát có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với các khoản đầu tư dài hạn của bạn 7.      Đa dạng hoá danh mục đầu tư giúp bạn giảm thiểu rủi ro. 10 Câu hỏi dành cho nhà đầu tư chứng khoán  Nguồn Báo Nhịp cầu đầu tư , sưu tập bởi trunghh ngày 14/04/2004     Đánh giá của bạn 1 2 3 4 5    ( Chú thích: bạn cần đăng nhập (login)) Trước khi quyết định mua chứng khoán, chắc chắn các nhà đầu tư phải kiềm tra, cân nhắc trước nhiều vấn đề. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài chính thức nhập cuộc vào thị trường chứng khoán Việt Nam thì các nhà đầu tư trong nước vẫn còn băn khoăn. Điều khiến họ e ngại là có nên mua chứng khoán hay không, và nên chọn lựa mua cổ phiếu của công ty nào. Không dễ gì lựa chọn khi hầu hết các công ty niêm yết đều có đầy đủ các con số, chuan mực như nhau trong các bảng Cáo bạch. Tâm lý hiện nay của nhiều nhà đầu tư vẫn là mua chứng khoán theo số đông. Như thế, liệu bạn có phải là người mua cuối cùng không? Vậy khi nào bạn nên nhanh tay mua chứng khoán trước mọi người rút tiền ra. Nếu bạn đầu tư theo những căn bản nhất định với 10 câu hỏi gợi ý sau đây, bạn có thể tự quyết định giữ chứng khoán nào trước những biến động thị trường. Quan trọng hơn là bạn thoải mái tự tin rằng bạn đang đầu tư đúng nghĩa chứ không phải là đánh bạc. 1. Công ty đó kinh doanh và kiểm tiền như thế nào? Nếu bạn không biết đang mua cái gì, bạn rất khó khăn trong việc quyết định phải trả tiền cho nó như thế nào? Như vậy khi bạn mua chứng khoán, bạn cần phải tìm hiểu công ty ấy đang kiếm tiền như thế nào? Về căn bản câu trả lời không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nhưng bạn không thể không quan tâm đến phương thức sinh lãi, phương hướng đầu tư , thị trường tìm năng, bộ máy nhân sự cũng như các nguy cơ cạnh tranh rủi ro có thể xảy ra với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực. 2. Có phải doanh số bán hàng là thật? Nói đến tiền mặt, điều khá quan trọng mà bạn phải thực sự chú ý là các nguyên tắc kế toán tài chính. Đôi khi, trong một số trường hợp, các công ty này chẳng bao giờ thu được tiền mặt thật mà báo cáo tài chính vẫn thể hiện những con số đẹp nhất. Ơ thị trường chứng khoán Việt Nam, đã có trường hợp như vậy. Thỉnh thoảng, những dấu hiệu cảnh báo về doanh thu không thấy được, vì sự vận dụng tinh vi của doanh nghiệp. Trong trường hợp đó, phải tự cảnh báo đối với những doanh số bỗng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh truyền thống. Con số là quan trọng, nhưng đôi khi kết quả kinh doanh thực tế khác so với báo cáo tài chính. 3.Công ty đó đối với đối thủ cạnh tranh như thế nào? Trước khi mua chứng khoán, điều phải quan tâm là chú ý đến các đối thủ cạnh tranh. Điều gây ảnh hưởng đến quyết định là phân tích doanh số bán hàng. Nhưng không chỉ có thế. Dẫn chứng cụ thể nhất là bạn phải nhìn lại cách công ty cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh qua từng năm qua như thế nào? Nếu công ty cạnh tranh trong nghành có tỷ lệ phát triển nhanh, thì doanh số tăng trưởng của công ty phải đạt hay thậm chí cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác cùng nghành và đối với các nghành khác cũng vậy. Điều này thể hiện khả năng cạnh tranh lâu dài của công ty. 4. Khả năng thích ứng trong môi trường đầu tư Tìm hiểu xem nền kinh tế có ảnh hưởng đến nền kinh doanh và đầu tư của công ty không? Một vài cổ phiếu hay công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế quốc gia. Chẳng hạn, khi nền kinh tế đi xuống, các cổ phiếu thông thườngsẽ bị rẽ đi một cách vô lý. Nhà đầu tư cần để y đến tỉ giá lãi suất, vì tỉ giá này ảnh hưởng đến nhiều nghành nghề khác nhau. Có thể một yếu tố mà nhà đầu tư cần phải xem xét là mức độ giá cả của các đối thủ cạnh tranh đang tồn tại trong nghành 5. Khả năng bại trận trong vài năm tới ra sao? Quan tâm đến điều gì có thể “đánh” công ty mình mua, thậm chí giết chết công ty tron vài năm tới. Chẳng hạn, công ty bạn định mua chứng khoán gặp vấn đề lớn như mất đi một khách hàng quan trọng hay có thể cảm nhận được sự rủi ro này qua bảng Cáo bạch ban đầu của công ty đối với công chúng hoặc báo cáo tài chính thông qua Uy ban chứng khoán. Sự tập trung khách hàng hoặc tập sự độc quyền của nguồn cung cấp đôi khi chính là sự rủi ro cho chính công ty. 6. Hiệu quả của hệ thống quản lý chi phí. Tìm hiểu hệ thống quản lý của công ty có quản lý chi tiêu hiệu quả hay không? Xem lại quá trình phát triển của công ty, bạn có thể viết ra và hệ thống lại những chi phí thường xuyên mà công ty phải trả chưa hợp lý. Nếu có những khoản công ty phải trả “ một lần” không hợp lý hoặc thậm chí nhiều khoản không thể hiện trong báo cáo tài chính. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể biết được lợi nhuận thực sự của công ty là bao nhiêu? Nếu bạn nhìn thấy những khoản chi “lạ lẫm” lập lại đôi ba lần trong bảng báo cáo thu nhập của công ty, có thể bạn phải thận trọng hơn trong việc mua cổ phiếu công ty đó. Tìm và đọc chi tiết báo cáo tài chính của công ty và những khoản chi riêng thật sự của công ty cũng là một điều cần xem xét trước khi đầu tư. 7. Công ty có đi chệch hướng hay không? Ngay cả khi lợi nhuận công ty nhìn có vẽ lạc quan nhất , điều này không có nghĩa là nó sẽ kéo dài khi công ty đang có các khoản nợ dài hạn. Bạn nên kiểm tra những khoản nợ trong bảng cân đối, những khoản phải trả và những khoản được trả. Chẳng hạn, phải trả lãi suất lãi suất vay Ngân hàng , các Quỹ đầu tư… Bạn phải biết trước những điều này thay vì sau đó phải “ hy sinh” bất ngờ. Ngoài khoản nợ, phần công ty kiếm được và để tái đầu tư hoặc chia lợi tức cũng là phần bạn cần quan tâm. Lựa chọn việc sử dụng nguồn lợi nhuận thế nào cho lợi nhuận tăng hơn trước hoặc “âm” lợi nhuận cũng là một suy nghĩ để các nhà đầu tư cân nhắc trước khi đầu tư vào chứng khoán. 8. Hệ thống quản lý và bộ máy điều hành? Đánh giá chất lượng của lãnh đạo công ty và bộ máy điều hành cũng là một bước quang trọng, không phải cổ đông nào cũng được biết. Một số phương pháp cổ điển là xem xét thông điệp mà Chủ tịch Hội đồng Quản trị gửi đến cổ đông và kết quả đạt được của công ty trong vài năm gần nhất có thống nhất hay khác nhau. Kết quả kinh doanh là do sự tài giỏi của nhà điều hành hay những điều kiện bên ngoài tác động. Những that bại của công ty hay công ty đổ lỗi cho các lý do khách quan khác. Những điều kiện làm nên thành công trong quá khứ không phải lúc nào cũng là một đảm bảo chắc chắn cho sự thành công của công ty trong tương lai, đó cũng là lý do nhà đầu tư cần chú ý. 9. Giá trị thực sự của công ty là gì? Những công ty thành công nhất thế giới lại có thể là những công ty làm nghèo đi tài khoản danh mục đầu tư của bạn và ngược lại. Thế nhưng, ông trùm đầu tư chứng khoán thế giới Warren Buffett có nhắc đên nguyên tắc đầu tư làbạn có htể mua bất cứ cái gì có khuyến mãi ngoại trừ chứng khoán. Đừng bao giờ rơi vào bẫy “khuyến mãi” trong sân chơi chứng khoán. Các chỉ số tài chính của công ty cũng rất quan trọng. Bạn cần tỉnh táo nếu tìm hiểu giá trị thị trường nếu công ty dự báo khả năng tăng trưởng 50% cho năm 2005 thì đây mới chỉ là “phỏng đoán” chứ không phải là “đ1nh giá”. Các bước khác như kiểm tra dòng chảy tiền mặt, nhà đầu tư cũng nên đọc hiểu báo cáo tài chính công ty trước khi mua chứng khoán. 10. Tự hỏi xem mình có cần thiết sỡ hữu chứng khoán này không? Ở thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 23 lựa chọn đang niêm yết, bạn sẽ chọn? Hiện sàn giao dịch chứng khoán có hàng chục lựa chọn đang niêm yết, chưa kể thị trường không chính thức thì không có chứng khoán nào là chứng khoán “phải mua”. Thông thường, các nhà đầu tư hay tự thuyết phục mình là không được để lỡ dịp này và khi ấy, xem ra cổ phiếu nào cũng đáng để đầu tư . Vì thế, các nhà đầu tư phải tỉnh táo tạm ngưng mua khi chưa có các câu trả lời thông suốt thông qua 9 điều kể trên. Bạn đừng quên mua chứng khoán là đầu tư để đồng tiền sinh lãi chứ không phải là những “canh bạc may rủi”. Danh gia co phieu thuong  được viết bởi Dzung ngày 09/12/2003     Đánh giá của bạn 1 2 3 4 5    ( Chú thích: bạn cần đăng nhập (login)) Cổ phiếu thường là một phần vốn của một công ty cổ phần. Quyền sở hữu cổ phần này tiêu biểu cho một phần quyền sở hữu của công ty và cho phép người sở hữu nhận được phần lợi nhuận tương ứng, từ sự thịnh vượng của công ty. Chính vì lẽ đó, cổ phiếu có giá trị, biểu thị bằng mệnh giá, giá trị sổ sách, chính xác nhất là giá trị thị trường (thị giá). Tuy nhiên, thị giá của một cổ phiếu thì luôn thay đổi. Điều gì làm chúng thay đổi? Chính số cung và cầu sẽ điều hành các biến động về giá của các cổ phiếu. Khi mức cầu xuất hiện có vẻ vượt quá mức cung, giá cổ phiếu sẽ tăng lên và ngược lại. Nhưng điều gì nh hưởng đến mức cung và cầu của một cổ phiếu. Câu trả lời bao gồm tất cả bất kỳ điều gì phù hợp đối với những triển vọng của công ty đang được đề cập, nền công nghiệp hay các công nghệ trong đó công ty đang hoạt động và bối cảnh kinh tế-chính trị đang diễn ra. Những yếu tố này cũng luôn luôn dao động và chính phản ứng của nhà đầu tư đối với các ẩn dụ của các dao động có liên quan đến cổ phiếu sẽ làm giá cổ phiếu biến động. Các nhà đầu tư luôn mong đợi, tìm kiếm đầu tư những cổ phiếu của các công ty có khả năng sinh lợi cao hơn các cổ phiếu khác, các loại công cụ tài chánh khác. Tuy nhiên, giá cả và khả năng sinh lợi đầu tư của cổ phiếu là bao nhiêu để hấp dẫn các nhà đầu tư? Trên các thị trường vốn phát triển hiện đại, các nhà đầu tư sử dụng tham chiếu rất nhiều các chỉ số tài chính để đánh giá giá trị và khả năng sinh lãi của cổ phiếu cũng như các thông tin, xu hướng thị trường trước khi đưa ra các quyết định đầu tư hay chấp thuận giao dịch mua bán. Một số tiêu chuẩn đã được công nhận để dựa vào đó đánh giá các giá trị tương đối của cổ phiếu là cổ tức, tỷ lệ lãi từ cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu thường, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và tỷ số giá trên thu nhập. 1.Cổ tức (Dividend) Cổ tức là khoản thu nhập đầu tư hữu hình của các cổ đông được thanh toán định kỳ khi công ty có lợi nhuận. Đại bộ phận cổ đông trông đợi vào cổ tức, vì vậy tình hình tăng giảm cổ tức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu. Việc tăng cổ tức là một tín hiệu về việc tăng thu nhập trong tương lai. Do đó, khi cổ tức tăng lên thì đó là một tin tốt (giá cổ phiếu thường tăng lên), và cổ tức bị cắt giảm thì đó là một tin xấu (giá cổ phiếu thường giảm). Nếu một công ty không bao giờ chi trả cổ tức thì cổ phiếu của nó sẽ không hề có giá trị. Nhưng nếu săn lùng các công ty chia cổ tức cao nhất, cổ phiếu của các công ty ấy lại thường không đạt thành tích cao nhất bởi nó cho thấy công ty không có kế hoạch tái đầu tư - không có chiến lược lâu dài, những lợi thế sẵn có sẽ không được tận dụng, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không thể phát triển ổn định. Và cổ tức chỉ thể hiện những kết quả trong quá khứ, không có gì đảm bảo sự việc đó sẽ tiếp diễn trong tương lai. Nó là nhân tố khiến cho cổ phiếu tăng giá, nhưng không phải là nhân tố quan trọng. Lấy cổ tức chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) ta có hệ số chi trả cổ tức. Hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông thường dưới dạng cổ tức. Các công ty có hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính tốt thường có hệ số chi trả cổ tức thấp bởi công ty dành phần lớn lợi nhuận ròng cho tái đầu tư. Và ngược lại, những công ty làm ăn yếu kém với tỷ lệ sinh lời trên tài sản thấp lại có khuynh hướng có hệ số chi trả cổ tức cao nhằm tạo điều kiện cho cổ đông sử dụng cổ tức để đầu tư vào nơi khác có lợi hơn. Thông thường, mức chia lợi tức cổ phần thấp sẽ làm sụt giảm giá mua-bán cổ phần. Còn chia quá cao sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều khó khăn về chính sách tài trợ ngân quỹ để tái đầu tư mở rộng kinh doanh. Do đó, một công ty trả lợi tức khiêm tốn nhưng cứ đều đều tăng lên thường được ưa chuộng hơn là một công ty lâu lâu mới trả một món tiền lớn. Mức chấp nhận tỷ lệ chia cổ tức cổ phần thường chiếm khoảng 40-60% lợi nhuận ròng. 2.Tỷ lệ lãi từ cổ tức (Dividend on price) Đây là chỉ số quan hệ giữa thị giá và cổ tức cổ phiếu, phản ánh tỷ lệ hoàn vốn tổng quát cho một chu kỳ đầu tư vào cổ phiếu thường, được tính như sau: Tỷ lệ lãi từ cổ tức = Tiền mặt trả cổ tức mỗi cổ phiếu thường Thị giá Khi cổ tức và khả năng thanh toán cổ tức trong tương lai của một loại cổ phiếu càng cao thì thị giá cổ phiếu đó đương nhiên sẽ gia tăng. Nếu một công ty tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng cắt giảm phần chia cổ tức cho các cổ đông để gia tăng nguồn vốn hoạt động và tái đầu tư thì có khả năng công ty sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Kết quả là thư giá cổ phần được gia tăng do phần lợi nhuận để lại tái đầu tư đó. Đồng thời thị giá cổ phiếu cũng sẽ tăng lên do nhiều người muốn mua để chờ cơ hội tăng giá trong tương lai. Nhưng nếu hệ số này quá cao, hãy xem mức tăng trưởng của nó mất mấy năm để khiến cổ tức tăng lên đến mức lợi suất trái phiếu hiện thời. Lưu ý là công ty có thể duy trì cổ tức ở tỷ lệ cao trong một khoảng thời gian dài trước khi họ buộc phải cắt giảm nó, và hậu quả là thị giá cổ phiếu có khả năng giảm rất lớn ngay tức thời. 3.Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earning per share - EPS) Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư vào các cổ phiếu đó. Do đó chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thường, nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn. Công thức tính là: EPS = Lợi nhuận ròng - Tổng cổ tức ưu đãi Tổng cổ phiếu thường Lưu ý: Trường hợp công ty phát hành thêm hoặc mua lại cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu thường (mẫu số trong công thức) phải được tính toán theo công thức bình quân gia quyền. Công ty nào có EPS cao hơn so với các công ty khác sẽ thu hút được sự đầu tư hơn bởi EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại. Nếu EPS của một loại cổ phiếu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận cao và có xu hướng tăng trưởng ổn định thì đương nhiên thị giá cổ phiếu giao dịch sẽ có khuynh hướng gia tăng. Chỉ số này nên được xem xét trong một giai đoạn nhất định để đánh giá xu hướng ổn định và khả năng tăng trưởng của nó, qua đó sẽ thấy được hiệu quả quá trình hoạt động của công ty. Tuy nhiên, EPS không phải lúc nào cũng tỷ lệ với tổng lợi nhuận sau thuế. Nếu công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm 10% số lượng cổ phiếu mà lợi nhuận tăng thêm không đủ 10% thì EPS sẽ giảm, kéo theo giá cổ phiếu giảm theo. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng các cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng EPS cao thì hệ số P/E của chúng cũng tăng lên theo. Tức là cổ phiếu sẽ tăng giá nếu EPS gia tăng. Hầu hết những phi vụ thành công lớn đều thuộc về những công ty đang phát triển - những công ty có thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng trung bình 30% trong 3 năm liền. Nếu sắp xếp EPS của các công ty theo các mức từ 1 đến 99 với 99 là tốt nhất trong vòng 2 quý và ba tới năm năm gần nhất thì một cổ phiếu có EPS là 80 có nghĩa là chúng có mức phát triển doanh lợi tốt hơn 80% số công ty ngoài thị trường. Giá cả của chúng thường tăng lên rất cao. Trường hợp công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi thì EPS được tính lại, gọi là EPS giảm bớt, bởi số trái phiếu đó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường vào bất kỳ lúc nào. Kết quả là số lượng cổ phiếu tăng lên sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu. EPS giảm bớt = Lợi nhuận ròng (không phải trả lãi TP chuyển đổi) Tổng trái phiếu chuyển đổi/Giá chuyển đổi 4.Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu thường (Book value per common share) Giá trị sổ sách là một hằng số cố định trong một thời gian, giữa hai kỳ công bố bảng tổng kết tài sản, tuỳ theo kết quả kinh doanh đã được xác định. Nó chính là tài sản cổ phần thường của các cổ đông tính trên một cổ phiếu được xác định dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty (bảng tổng kết tài sản), được tính như sau: Giá trị sổ sách = Vốn chủ sở hữu Tổng cổ phiếu thường Giá trị sổ sách cho phép người đầu tư thấy được số giá trị tăng thêm của cổ phiếu thường sau một thời gian công ty hoạt động so với số vốn góp ban đầu. Giá trị sổ sách và tỷ số giá c trên giá trị sổ sách đã từng được sử dụng làm công cụ thẩm định xem liệu cổ phiếu đang được giao dịch ở mức giá rẻ hay đắt. Cổ phiếu có mức giá cao gấp 2 lần giá trị sổ sách có lẽ là quá cao đối với các nhà đầu tư giá trị. Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều loại cổ phiếu được giao dịch ở các mức cao hơn thế. Nhưng cũng không nên coi giá trị sổ sách là mức giá sàn của cổ phiếu, điều này có thể dẫn đến sự thua lỗ bởi không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có quyền lựa chọn để bán tài sản của mình theo giá trị sổ sách của chúng. 5.Lợi nhuận trên mỗi cổ phần
Tài liệu liên quan