Kiến thức về giao dịch khớp lệnh liên tục

a. Đối với cổphiếu, chứng chỉquỹ đầu tư: - Từ8h30 đến 9h00 : Khớp lệnh định kỳxác định giá mởcửa - Từ9h00 đến 10h00 : Khớp lệnh liên tục - Từ10h00 đến 10h30 : Khớp lệnh định kỳxác định giá đóng cửa - Từ10h30 đến 11h00 : Giao dịch thỏa thuận - 11h00 : Đóng cửa b. Đối với trái phiếu - Từ8h30-11h00 : Giao dịch thỏa thuận

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức về giao dịch khớp lệnh liên tục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiến thức về giao dịch khớp lệnh liên tục Friday, 16. October 2009, 16:49:53 Chứng khoán Để chuẩn bị triển khai hoạt động giao dịch liên tục tại TTGDCK TP.HCM vào đầu tháng 5-2007, TTGDCK TP.HCM giới thiệu đến nhà đầu tư một số kiến thức liên quan đến giao dịch liên lục như sau: 1. Thời gian giao dịch a. Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư: - Từ 8h30 đến 9h00 : Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa - Từ 9h00 đến 10h00 : Khớp lệnh liên tục - Từ 10h00 đến 10h30 : Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa - Từ 10h30 đến 11h00 : Giao dịch thỏa thuận - 11h00 : Đóng cửa b. Đối với trái phiếu - Từ 8h30-11h00 : Giao dịch thỏa thuận 2. Phương thức giao dịch a. Phương thức khớp lệnh: - Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Phương thức khớp lệnh định kỳ được sử dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa của chứng khoán trong phiên giao dịch. - Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch. b. Phương thức thoả thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận. - Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận. - Trái phiếu được giao dịch theo phương thức thoả thuận. 3. Nguyên tắc khớp lệnh a. Ưu tiên về giá: - Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước; - Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước; b. Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước; 4. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá a. Đơn vị giao dịch - Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư - Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trở lên. - Không quy định đơn vị giao dịch đối với phương phức giao dịch thỏa thuận. b. Đơn vị yết giá: - Đối với phương thức khớp lệnh: • ------Mức giá-------Đơn vị yết giá -----£ 49.900------------100 đồng 50.000 – 99.500----------500 đồng ----³ 100.000------------1.000 đồng - Không quy định đơn vị yết giá đối với phương thức giao dịch thỏa thuận. 5. Biên độ dao động giá: a. Biên độ dao động giá quy định trong ngày giao dịch đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư là 5% b. Biên độ dao động giá đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được xác định như sau: Giá tối đa (Giá trần) = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá) Giá tối thiểu (Giá sàn) = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá) c. Không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái phiếu. d. Biên độ dao động giá không áp dụng đối với chứng khoán trong một số trường hợp sau: - Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mới niêm yết; - Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 30 ngày; - Các trường hợp khác theo quyết định của TTGDCK TP.HCM. 6. Giá tham chiếu a. Giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư đang giao dịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó; b. Giá đóng cửa của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trong ngày giao dịch là giá thực hiện trong lần khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa của ngày giao dịch. Nếu trong lần khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa không có giá khớp lệnh thì giá giao dịch cuối cùng trong ngày của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư sẽ được coi là giá đóng cửa của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư đó. c. Trường hợp chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch trên 30 ngày khi được giao dịch trở lại thì giá tham chiếu được xác định tương tự quy định tại Khoản b. d. Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo. e. Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu. f. Trong một số trường hợp cần thiết, TTGDCK TP.HCM có thể áp dụng phương thức xác định giá tham chiếu khác sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN. Khớp lệnh liên tục sẽ có nhiều quy định mới Ngày 9/4, Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM đã giới thiệu những quy định mới sẽ áp dụng khi chuyển sang khớp lệnh liên tục. Đây là một sự kiện đổi mới đang được các nhà đầu tư chờ đợi. Theo đó, thời gian giao dịch trong tuần vẫn như cũ, trong ngày có một số thay đổi: Từ 8h30-9h là thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, 9h-10h khớp lệnh liên tục, 10h-10h30 khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa, 10h30-11h giao dịch thoả thuận. Sẽ có 4 loại lệnh được áp dụng: Lệnh giới hạn, lệnh thị trường, lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa, lệnh giao dịch áp dụng tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa. Trong đó lệnh thị trường (lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc bán ở mức giá mua cao nhất có trên thị trường) chỉ áp dụng trong khớp lệnh liên tục. Nhà đầu tư không được huỷ lệnh định kỳ được đặt trong cùng một đợt khớp lệnh, nhưng được huỷ lệnh chưa được thực hiện hết trong lần khớp lệnh trước đó. Trong khớp lệnh liên tục, nhà đầu tư được huỷ bỏ các lệnh chưa thực hiện. Giá tham chiếu là giá đóng cửa ngày giao dịch gần nhất trước đó và biên độ dao động giá áp dụng là 5%. Ngoài ra, giao dịch của nhà ĐTNN có một số thay đổi. Lệnh mua của nhà ĐTNN nhập vào hệ thống, nếu không được khớp hoặc chỉ khớp một phần vào thời điểm khớp lệnh thì phần còn lại sẽ bị huỷ bỏ (trong khi lệnh mua của nhà đầu tư trong nước được lưu giữ để khớp tiếp). Bên cạnh đó, đơn vị giao dịch sẽ có thay đổi: Lô chẵn sẽ tăng lên 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ thay vì chỉ có 10 như hiện nay, lô lớn tăng lên 20.000 thay vì 10.000. Việc áp dụng quy định mới về lô lớn sẽ thực hiện từ 7/5, còn lô chẵn từ 7/6, sau khi chuyển sang khớp lệnh liên tục 1 tháng để nhà đầu tư có thời gian làm tròn lô giao dịch theo quy định mới. Sau 7/6, những nhà đầu tư chưa kịp làm tròn lô có thể bán lại cho các Công ty chứng khoán. Khớp lệnh liên tục sẽ được thực hiện như thế nào Phương thức khớp lệnh liên tục hiểu một cách đơn giản là lệnh sau khi được nhập vào hệ thống sẽ được so khớp và việc mua bán hình thành ngay tức thì, tức giá cả được xác định liên tục chứ không phải đưa lệnh vào rồi chờ đến một thời điểm nhất định nào đó hệ thống giao dịch mới khớp lệnh như hiện nay. Nói một cách khác, sàn chứng khoán TP.HCM sẽ áp dụng một công cụ mới gọi là lệnh thị trường, theo đó người ra lệnh đặt giá trong phạm vi biên độ +/-5% và chấp nhận mua bán theo giá đã đặt ra (giá hiện hành trên thị trường). Chỉ số VN sẽ nhảy liên tục, và người chơi không thể chờ có ai đó đặt giá thế nào để mình “xuôi” theo. Ngoài ra, khớp lệnh liên tục cũng là một biện pháp nhằm giảm thiểu những tiêu cực trong việc ưu tiên lệnh ở một số công ty chứng khoán hiện nay. Như vậy, NĐT đang bước vào một giai đoạn thử thách hơn, chuyên nghiệp hơn và phải quyết đoán tức thì. Ví dụ thị trường đang định giá cao cổ phiếu này, nhưng do không biết nên NĐT bán với giá sàn, ngay lập tức sẽ có người mua. Ngược lại, thị trường đang không mặn mà cổ phiếu kia nhưng NĐT đặt mua giá trần, lập tức sẽ có người nhảy ra bán. Rủi ro khi đầu tư theo phương thức khớp lệnh liên tục khá cao, vì thế NĐT phải nghiên cứu thật kỹ rồi hãy tham gia, nếu không sẽ thường xuyên gặp cảnh “mua đắt bán rẻ”. TTGDCK TP.HCM cũng đã có văn bản yêu cầu các công ty chứng khoán phải hướng dẫn cho NĐT cặn kẽ để họ có thể nắm rõ luật chơi mới. Nguyên tắc hoạt động của “Lệnh thị trường” Điểm đặc biệt là trong đợt khớp lệnh liên tục sẽ có loại "lệnh thị trường" lần đầu tiên được áp dụng. Lệnh thị trường là lệnh mua hoặc bán mà không cần đặt giá cụ thể. Lệnh mua sẽ được khớp dần lên từ giá bán thấp nhất; lệnh bán được khớp dần từ giá mua cao nhất. NĐT muốn áp dụng lệnh thị trường cần phải hiểu được hết các tính năng của nó và trong trường hợp chưa hiểu hết thì không nên sử dụng vì dễ bị mất tiền. Lệnh mua sẽ khớp số lượng bán với bất kỳ giá nào cho đến khi đủ số lượng. Do vậy, NĐT sử dụng lệnh này có thể sẽ phải mua CK ở mức giá cao với số lượng nhiều. Cũng theo TTGDCK TP.HCM, phương thức khớp lệnh định kỳ hiện chỉ khớp được khoảng 60% số lệnh được nhập vào hệ thống. Trong đó có một phần lệnh có mức giá không phù hợp. Với phương thức giao dịch mới, thị trường có giá mua bán tốt nhất sẽ giúp cho NĐT đặt lệnh chính xác hơn và số lượng được khớp sẽ tăng lên.
Tài liệu liên quan