Kinh nghiệm sưu tầm, tuyển chọn các bài đồng dao cho trẻ mầm non theo chủ điểm

Đồng dao là những bài thơ, ca dao, tục ngữđược truyền miệng trong dân gian qua nhiều thếhệ. Ngay từth ủa ấu thơ, các em đã được nghe đồng dao qua lời ru c ủa bà, của mẹ. Khi trẻhai, ba tuổi, các trò chơi có gắn với lời, nội dung của bài đồng dao đã cuốn hút các em một cách thích thú. Đồng dao ngấm vào cảm xúc tuổi thơ của mỗi người như một lẽtựnhiên. Bởi vậy, khi lớn lên, mỗi khi chứng kiến trẻnhỏdiễn xướng đồng dao, chúng ta đều cảm thấy mình như trẻlại, những ký ức thời thơ ấu lại tái hiện mang lại cho ta cảm giác yêu đời và gợi l ại những kỷniệm đẹp khó quên vềmột thời thơ ấu hồn nhiên, thánh thiện, vô tư chẳng bao giờtrởl ại nữa. Ấn tượng vềnhững bài đồng dao thật sâu sắc đối với mỗi ngư ời. Ấn tượng ấy có được là bởi nội dung của các bài đồng dao đơn giản, dễhiểu, dễthuộc, phù hợp với nhận thức và hoạt động vui chơi của trẻthơ. Ngôn từcủa đồng dao gần gũi với cách nói vần vè, giàu nhị p điệu của ngôn ngữnhi đồng. Nhiều bài đồng dao có lối kết cấu vòng tròn, trẻcó thểđọc đi đọc lại không chán, không kết thúc. Đồng dao có chức năng thoảmãn nhu cầu vui chơi của các em nhỏdo lời đồng dao gắn với trò chơi.

pdf17 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 6410 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm sưu tầm, tuyển chọn các bài đồng dao cho trẻ mầm non theo chủ điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm sưu tầm, tuyển chọn các bài đồng dao cho trẻ mầm non theo chủ điểm. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Đồng dao là những bài thơ, ca dao, tục ngữ được truyền miệng trong dân gian qua nhiều thế hệ. Ngay từ thủa ấu thơ, các em đã được nghe đồng dao qua lời ru của bà, của mẹ. Khi trẻ hai, ba tuổi, các trò chơi có gắn với lời, nội dung của bài đồng dao đã cuốn hút các em một cách thích thú. Đồng dao ngấm vào cảm xúc tuổi thơ của mỗi người như một lẽ tự nhiên. Bởi vậy, khi lớn lên, mỗi khi chứng kiến trẻ nhỏ diễn xướng đồng dao, chúng ta đều cảm thấy mình như trẻ lại, những ký ức thời thơ ấu lại tái hiện mang lại cho ta cảm giác yêu đời và gợi lại những kỷ niệm đẹp khó quên về một thời thơ ấu hồn nhiên, thánh thiện, vô tư chẳng bao giờ trở lại nữa. Ấn tượng về những bài đồng dao thật sâu sắc đối với mỗi người. Ấn tượng ấy có được là bởi nội dung của các bài đồng dao đơn giản, dễ hiểu, dễ thuộc, phù hợp với nhận thức và hoạt động vui chơi của trẻ thơ. Ngôn từ của đồng dao gần gũi với cách nói vần vè, giàu nhịp điệu của ngôn ngữ nhi đồng. Nhiều bài đồng dao có lối kết cấu vòng tròn, trẻ có thể đọc đi đọc lại không chán, không kết thúc. Đồng dao có chức năng thoả mãn nhu cầu vui chơi của các em nhỏ do lời đồng dao gắn với trò chơi. Với những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật như vậy, đồng dao thực sự là một món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ em. Song hiện nay, số lượng của các bài đồng dao tuyển chọn trong chương trình giảng dạy cho trẻ mầm non còn quá hạn chế. Đặc biệt, nội dung chưa đủ phục vụ cho các chủ điểm giáo dục trẻ mầm non. Do vậy, khi dạy theo hướng đổi mới, giáo viên gặp nhiều khó khăn về tài liệu, lúng túng về phương pháp. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm sưu tầm, tuyển chọn các bài đồng dao cho trẻ mầm non theo chủ điểm” nhằm làm phong phú thêm mảng văn học dành cho lứa tuổi mầm non, giúp cho giáo viên có thêm phương tiện để giáo dục trẻ nhỏ phát triển toàn diện. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Đặc điểm tình hình: a.Thuận lợi: Giáo viên nắm được định hướng đổi mới giáo dục mầm non. Hiện nay, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục mầm non chưa tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực. Là một giáo viên nhiệt tình trong công việc, hết lòng thương yêu trẻ, có giọng đọc hay, truyền cảm, tôi đã giúp trẻ cảm thụ đồng dao như một tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là giúp trẻ phát triển vốn từ, ngôn ngữ cho trẻ “24 – 36 tháng” một cách nhanh nhất. Đồng dao đóng vai trò quan trọng trong đời sống trẻ thơ. Đó là những câu tục ngữ, ca dao có nội dung gần gũi với trẻ, trẻ thường đọc khi vui chơi. Trẻ nhỏ có tâm hồn trong sáng, bay bổng, giàu tưởng tượng, giàu cảm xúc, ham hoạt động, thích vui chơi, thích có bầu bạn. Do đó, các em dễ hoà nhập vào tâm trạng của các nhân vật một cách hồn nhiên vô tư. Tác phẩm đồng dao đã thoả mãn nhu cầu này của các em. Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu và đồng nghiệp trong Trường; với trường lớp rộng, thoáng mát, đầy đủ đồ dùng dạy học hiện đại, rất thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng bộ môn làm quen văn học nói chung và đồng dao nói riêng. Đồ dùng, phương tiện, tài liệu phục vụ cho chủ điểm làm quen văn học khá phong phú. Khi trẻ đọc các bài đồng dao đó, tôi thấy phụ huynh rất vui vì đa số các bài đồng dao đều mang tính giáo dục cao, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ một cách tự nhiên, đáng yêu. b.Khó khăn: Số lượng bài đồng dao tuyển chọn cho trẻ mầm non còn ít. Vì vậy, khi tuyển chọn bài đồng dao, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, chưa có điều kiện thực hiện theo ý muốn, nhất là mặt giá trị nghệ thuật của một số bài, có bài nội dung kiến thức chưa phù hợp với từng độ tuổi, từng chủ điểm. Điều đó làm hạn chế việc cảm nhận của trẻ với các bài đồng dao. Điểm qua những tuyển tập trò chơi, thơ truyện, bài hát cho trẻ mầm non, tôi thấy số lượng các tác phẩm đồng dao còn quá nghèo nàn. Gần đây, Nhà xuất bản giáo dục có xuất bản một số tuyển tập “ Bé với khúc đồng dao”, “Đồng dao Việt Nam”,...thật sự là vốn quý cho bộ môn làm quen văn học. Nhưng số lượng các tác phẩm còn rất ít với nội dung còn sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới khi thực hiện theo chủ điểm của chương trình giáo dục mầm non. Quá trình đổi mới giáo dục mầm non, bên cạnh những mặt tích cực, còn có một số hạn chế, bất cập về đội ngũ giáo viên, đồ dùng học tập,... để tiến hành dạy theo chủ điểm. Việc dạy trẻ các bài đồng dao còn khó khăn do giáo viên chưa biết lựa chọn đưa đồng dao vào dạy theo chủ điểm. Việc lựa chọn bài có nội dung phù hợp với đối tượng trẻ là hết sức cần thiết. Đây cũng là cơ sở và biện pháp để tuyển chọn tác phẩm đồng dao phục vụ nhu cầu thực tiễn trong quá trình dạy trẻ. 2. Các biện pháp: Xuất phát từ một số thuận lợi, khó khăn nêu trên, tôi đã thường xuyên suy nghĩ tìm tòi các biện pháp để làm sao đưa nội dung giáo dục đồng dao vào trong các hoạt động của trẻ một cách có hệ thống, khoa học và hiệu quả. * Biện pháp 1: Lựa chọn các tác phẩm phù hợp với chủ điểm động vật. Giáo dục trẻ mầm non theo chương trình đổi mới hiện nay được phân theo từng chủ điểm rất rõ ràng, điều đó đã gợi mở cho tôi lựa chọn ý tưởng sưu tầm và tuyển chọn thêm các tác phẩm đồng dao phù hợp theo từng chủ điểm. Tìm hiểu nội dung của các bài đồng dao, điều ta dễ nhận ra là số bài đồng dao về động vật phong phú hơn cả. Thế giới loài vật trong đồng dao hiện lên đầy ngộ nghĩnh, hấp dẫn và thật sinh động, náo nhiệt. Những con vật nhỏ bé dễ thương gần gũi trong đời sống hàng ngày đã được thể hiện ở một số bài đồng dao dưới nhiều dạng khác nhau. - Dạng ca dao: “Cá bống còn ở trong hang Cái rau tập tàng còn ở nương dâu Ta về ta sắm cần câu Câu lấy cá bống nấu rau tập tàng.” Hay“Con cua mà có hai càng Đầu tai không có bò ngang cả đời Con cá mà có cái đuôi Hai vây vung vẩy nó bơi rất tài Con rùa mà có cái mai Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra Con voi mà có hai ngà Cái vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây Con chim mà có cánh bay Bay cùng nam, bắc, đông, tây tỏ đường”. Qua đồng dao, các em như lạc vào vườn bách thú với đủ các loài chim muông, chúng có mối quan hệ thân thiết, ruột thịt giống như con người qua bài đồng dao sau: “Tu hú là chú bồ cácSáo sậu là cậu sáo đen Bồ các là bác chim ri Sáo đen là em tu hú Chim ri là dì sáo sậuTu hú là chú bồ các.” Ngoài ra còn có những bài đồng dao về các con vật nuôi trong gia đình, mỗi con có đặc điểm và lợi ích khác nhau: “Gọi người dậy sớm là gà trống choai Hay kêu cục tác đẻ quả trứng tròn Ấp nở thành con là cô gà mái Bơi dưới ao sâu vịt bầu mò tép Hay sủa gâu gâu là con chó vện Ăn no ủn ỉn là chú heo con Leo trèo cây cau là chị mèo mướp Kéo cày chăm chỉ mấy bác trâu già Chiều nghe tiếng mõ tất cả cùng về Quây quần xum họp loài vật chúng ta Có ích mọi nhà ai ai cũng quý.” Rồi không chỉ là những con vật quen thuộc trong gia đình, những con vật ở nơi rừng núi xa xôi cũng được nhắc đến với những vần điệu dễ nhớ: “ Con vỏi con voiCòn cái đuôi Cái vòi đi trướcĐi sau rốt Hai chân trước đi trướcTôi xin kể nốt Hai chân sau đi sauCái chuyện con voi.” Các con vật hiện ra trong đồng dao với nhiều sắc màu rực rỡ, với những động tác uyển chuyển nhịp nhàng: “Con công hay múaNó chụm chân vào Nó múa làm saoNó xoè cánh ra.” Bên cạnh sự phong phú về chủng loại, đồng dao còn giúp các em hiểu đặc tính riêng biệt của các loài động vật khác nhau: “Con chim se sẻNó ăn hạt ngô Nó ăn gạo tẻNó kêu lép nhép.” Nó hót líu lo Hoặc bài về con cò: “Con cò cao cẳngCò cao cẳng bước Bước thẳng xuống đồngCúi đầu xuống nước Thấy cá chạy rôngCò mổ cá ăn.” Đọc các bài đồng dao, các em nhỏ đã bị thu hút bởi âm thanh vui tai của tiếng hót các loài vật, chúng tha hồ bắt chước những hành động: leo trèo, nhảy múa, ... của những con vật nghịch ngợm ấy. Từng câu, từng đoạn có vần điệu nghe rất thú vị... Có lẽ vì vậy mà thế giới động vật hấp dẫn các em vô cùng. * Biện pháp 2: Lựa chọn các bài đồng dao theo chủ điểm thực vật. Nếu thế giới động vật thu hút các em bởi sự nhộn nhịp, hấp dẫn và đầy đáng yêu của loài của vật, thì thế giới thực vật trong đồng dao quyết rũ các em bởi màu sắc, hương vị, hình dáng của các loài cây, loài quả. Đi vào thế giới thực vật, các em bị lội cuốn ngay bởi mầu sắc và tên gọi kỳ lạ của họ nhà hoa: “Vác bóng mà soiLàm bạn với cá Là hoa bông giếngLà hoa san hô Hay bay hay liệng Cạo đầu đi tu Là hoa chim chimLà hoa bông bụt Xuống nước mà dìmKhói bay nghi ngút Là hoa bông đãLà hoa hắc hương”. Sự đa dạng, giàu mầu sắc của loài hoa ấy đã tạo thành những loại quả thơm ngon, quả nào cũng hấp dẫn: “Mít vàng, cam đỏQuýt bé con con Hồng chín, quýt xanhCam tròn ung ủng Bốn anh hiền lànhMít bằng cái thúng Thích ăn quả gì?Hồng đỏ, hồng ngâm”. Bên cạnh việc biết được hương vị thơm ngon của các loại quả, các em còn biết về mùaquả chín: “Tháng bảy ông thị đỏ da Ông mít chơm chớm, ông đa rụng rời Ông mít đóng cọc mà phơi Ông đa rụng rời đỏ cả chân tay.” Ngoài ra, đồng dao còn đưa các em đến một thế giới hấp dẫn và thật phong phú: “Nghe vẻ nghe veLà rau ngành ngạch Nghe vè cái rauTrong lòng bát chánh Thứ ở hỗn hàoLà rau muống biển Quan đòi không kiệnLà rau diếp cá Bình bát nấu canhKhông ba, có má Ăn hơi tanh tanhRau má mọc bờ.” Và ở đó các em còn bắt gặp một mối quan hệ chẳng khác gì con người : “Lúa ngô là cô đậu nành Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là chị ruột dưa gang Dưa gang là chị chàng dưa hấu Dưa hấu là cậu lúa ngô Lúa ngô là cô đậu nành.” Và rồi: “Cây ngô đồng không trồng mà mọc Rễ ngô đồng rễ dọc rễ ngang Quả dưa gang trong vàng ngoài trắng Quả mướp đắng trong trắng ngoài xanh.” Thế giới phong phú và hấp dẫn ấy đã thu hút và quyến rũ được các em. * Biện pháp 3: Chủ điểm gia đình trong đồng dao: Từ lâu nhân dân ta đã nhận thấy giáo dục trẻ thơ tình cảm gia đình là việc làm rất quan trọng. Đồng dao là một trong các thể loại văn học thiếu nhi có tác dụng không nhỏ giúp các em hiểu biết về cuộc sống và con người xung quanh, hình thành cho các em tình cảm tốt đẹp. Qua đồng dao, trẻ hiểu được công ơn cha mẹ nuôi dưỡng to lớn nhường nào. Cha mẹ luôn là người dành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất. “Cái gì như thể khí trời Ngày đêm quanh quẩn ở nơi cạnh mình Không hương không sắc không hình Không hình không sắc mà mình không quên.” Thấu hiểu được công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ, những bài đồng dao còn giáo dục các em làm những công việc nhỏ tuỳ theo sức của mình để giúp đỡ ông bà, cha mẹ. “Cái bống là cái bống bang Khéo sảy khéo sàng giúp mẹ nấu cơm Mẹ bống di chợ đường trơn Bống ra giúp mẹ chạy cơn mưa dầm”. Không chỉ có thế, trong đồng dao còn có những bài học dạy cho các em sự lễ phép, biết kính trên, nhường dưới đã được phổ nhạc qua bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng”: “Gánh gánh gồng gồngMột phần cho cha Gánh sông gánh núiMột phần cho bà Gánh củi gánh cànhMột phần cho chị Ta chạy cho nhanhMột phần cho anh Về xây nhà bếpTa chạy cho nhanh Nấu nồi cơm nếpVề xây nhà bếp Chia ra năm phầnNấu nồi cơm nếp...” Một phần cho mẹ Ngoài ra, qua đồng dao các em còn hiểu thêm về mối quan hệ thân thiết ruột thịt của những người trong gia đình, các em phải biết sóng hoà thuận, yêu thương lẫn nhau: “Sớm mai tôi lên núiĐem về cho chú Bắt được con côngChú cho trái cam Đem về cho ôngChú thím rầy lộn với nhau Ông cho trái thịThôi tôi trả trái cam cho chú Đem về cho chịTôi trả bánh ú cho cô Chị cho cá rôTrả cá rô cho chị Đem về cho côTrả trái thị cho ông Cô cho bánh úTôi xách con công về rừng.” Rõ ràng, những bài đồng dao có tác dụng không nhỏ trong việc giáo dục trẻ em Việt Nam tình cảm, kính yêu cha mẹ, đoàn kết, đùm bọc, thương nhau, giàu lòng nhân ái, vị tha… * Biện pháp 4: Chủ điểm lao động và ngành nghề trong đồng dao: Cũng như các chủ điểm khác, lao động ngành nghề trong đồng dao vô cùng phong phú, đa dạng: “Tay đẹpTay đắp núi Một tay đẹpTay đào sông Hai tay đẹpTay cạo lông Ba tay đẹp Tay mổ lợn Tay dệt vải Tay bắt vượn Tay vãi rau Tay bắt voi Tay buông câuTay bẻ roi Tay chặt củiTay đánh hổ.” Các ngành nghề đi vào đồng dao thật bình dị, tự nhiên mà trong quá trình lao động con người sáng tác ra: nghề dệt vải, đắp núi, chặt củi...đó là công việc của nhà nông. Qua những bài đồng dao, trẻ được mở rộng hiểu biết về các ngành nghề trong xã hội. Những bài đồng dao về lao động, nghề nghiệp có vần, có nhịp và thường được gắn với các trò chơi của trẻ thơ để trò chơi thêm vui nhộn. Vì thế các em rất dễ thuộc, cũng vì thế những hiểu biết về các ngành nghề trong bài đồng dao được các em tiếp nhận thật tự nhiên và nhẹ nhàng: “Kéo cưa lừa xẻKéo cưa kừa kít Ông thợ nào khoẻLàm ít ăn nhiều Thì ăn cơm vuaNằm đâu ngủ đấy Ông thợ nào thuaNó lấy mất cưa Về bú tí mẹ Lấy gì mà kéo.” Không chỉ có nghề nghiệp mà ngay cả dụng cụ của từng nghề cũng được đưa vào bài đồng dao như một khúc hát: “Vuốt hột nổ Cái ná bắn chim Đổ bánh bèoCái kim may áo Xao xác vạc kêuCái giáo đi săn Nồi đồng vung méCái khăn bịt trốc Cái kéo thợ mayCái nốc đi buôn Cái cày làm ruộngCái khuôn đúc bánh Cái thuổng đắp bờCái chén múc chè Cái lờ thả cáCái ve múc rượu.” Trong xã hội có biết bao ngành nghề, mỗi ngành nghề lại có một công cụ làm việc riêng. Để giúp các em biết nghề nào cần công cụ gì không phải là dễ. Đồng dao bằng những lời ca vần vẻ đã làm được cái điều kỳ diệu ấy. Đặc biệt, nó nói đến một số nghề và một số dụng cụ lao động mà nhiều trẻ ít quan tâm. * Biện pháp 5: Chủ điểm thiên nhiên trong đồng dao: Thiên nhiên trong đồng dao thật trong trẻo, tươi sáng, đáng yêu. Đồng dao đã tạo ra một không gian, ấm áp tình người, một vầng trăng, một vì sao đối với trẻ thơ không có gì cao xa. Ông trăng, ông sao ... như là một người bạn thân thiết gần gũi đối với các em, các em có thể rủ xuống chơi: “Ông dẳng ông dăngCó nồi cơm nếp Xuống chơi với tôi Có nệp bánh chưng Có bầu, có bạnCó lưng hũ rượu...” Có ván cơm xôi Thậm chí các em còn vui vẻ chia cả quà của mình cho ông sao: “Ông sảo ông sao Ông ngồi lên chiếu Ông vào cửa sổTôi biếu củ khoai...” Ông ở với tôi Thế giới tự nhiên còn chứa biết bao nhiêu điều thú vị giúp cho các em luôn thấy hấp dẫn và mong muốn được khám phá. Hạt mưa từ trên trời rơi xuống tưởng rằng vô ích nào ngờ mưa đem lại rất nhiều lợi ích: “Tôi ở trên trời Chẳng hoá tôi không Tôi rơi xuống đấtTôi chảy ra sông Tưởng rằng tôi mất Nuôi loài tôm cá...” Không chỉ có hạt mưa mà còn có nắng, các em còn biết gọi cả nắng: “Nắng lên đi hỡi nắng vàng Nắng cho dân bản phơi thóc nỏ Nắng cho dân bản uống rượu la đà Nắng cho dân cày ăn cơm cà, cá nướng.” Những bài học về môi trường, tự nhiên thật đa dạng và phong phú. Nhờ viết theo lối câu ca dao mà các em luôn có thể đọc ở mọi nơi, mọi lúc, cả khi học và khi chơi một cách rất tự nhiên. “Dung dăng dung dẻ Thở làn không khí Dắt trẻ đi chơiVừa sạch vừa trong Đến chỗ mát trờiLòng đã hả lòng Chớ nên bỏ phí Thân càng mạnh mẽ.” Hay bài đồng dao thể hiện sự vui vẻ trong lao động: “Lộn cầu vồngCó chị mười ba Nước trong nước chảyHai chị em ta Có cô mười bảyRa lộn cầu vồng.” Tóm lại: Thế giới thiên nhiên trong đồng dao thật phong phú, trong trẻo và hồn nhiên, có tác dụng giáo dục mọi mặt, là tài sản tinh thần của dân tộc ta cần được khai thác, bảo tồn và phát triển. 3. Kết quả: Qua một thời gian nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn, sắp xếp các bài đồng dao theo chủ điểm, tôi tự nhận thấy việc áp dụng nội dung các bài đồng dao trên vào bộ môn làm quen văn học và các hoạt động vui chơi nói chung, các tiết dạy, các hoạt động nói riêng của trẻ đã thu được kết quả sau: - Lựa chọn nội dung phù hợp để đưa vào chương trình dạy trẻ; - Khi thuộc đồng dao, trong bất cứ tình huống nào, tôi cũng có thể đưa ra bài có nội dung phù hợp với tình huống đó; - Trẻ hào hứng vui chơi theo các bài đồng dao, vốn từ, khả năng văn học của trẻ phát triển tiến bộ rõ nét; - Cha mẹ trẻ rất thích thú và ngạc nhiên, trao đổi với giáo viên trong lớp “không ngờ con còn biết và thuộc nhiều bài đồng dao hơn cả bố mẹ cô ạ”. - Số lượng bài đồng dao đã sưu tầm được: + Chủ điểm động vật: 9 bài; + Chủ điểm thực vật: 7 bài; + Chủ điểm gia đình: 4 bài; + Chủ điểm lao động và ngành nghề: 3 bài; + Chủ điểm thiên nhiên: 6 bài. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Sưu tầm, tuyển chọn các bài đồng dao cho trẻ mầm non theo chủ điểm là một vấn đề mang ý nghĩa hết sức thiết thực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi gặp phải nhiều khó khăn, nhất là khâu tuyển chọn, sưu tầm số lượng các bài đồng dao cho chương trình giáo dục mầm non còn tản mạn, ít được các nhà giáo dục quan tâm phát hành. Điều trăn trở đó theo tôi trong suốt thời gian dài. Dù đi chơi, tham quan du lịch hoặc hiếm hoi có dịp về những miền quê xa xôi, tôi luôn để tâm lắng nghe, tích góp sưu tầm đồng dao của từng vùng, miền… Tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm để có thêm tài liệu quý phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ rất thiết thực và bổ ích. Tôi cảm thấy vui và tự hào khi góp công sức nhỏ bé của mình vào thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Đồng thời, đây cũng là dịp chúng tôi được đi sâu tìm hiểu việc tiếp xúc của trẻ với loại hình văn hoá dân gian dân tộc Việt Nam. Quá trình thực hiện đề tài cũng là quá trình tôi được học hỏi, được rèn luyện làm việc một cách nghiêm túc và mở rộng thêm hiểu biết của bản thân. Tôi luôn luôn tâm niệm: là một giáo viên mầm non tâm huyết với nghề, với trẻ thơ phải không ngừng tiếp tục sưu tầm và tuyển chọn thêm nhiều bài đồng dao hơn nữa để làm phong phú thêm hình thức, nội dung chương trình dạy trẻ mầm non một cách sáng tạo, linh hoạt, giúp trẻ không những ngoan, khoẻ, mà còn phát triển toàn diện về mọi mặt. Quá trình lựa chọn các bài đồng dao cần lưu ý: - Lựa chọn những bài đồng dao có vần điệu, ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, nhịp điệu, dễ nhớ, dễ thuộc; - Có chủ đề tư tưởng rõ ràng, thái độ ca ngợi, phê phán cụ thể; - Nhân vật sinh động và có cá tính; - Kết cấu ngắn gọn. Trên đây là kinh nghiệm sưu tầm, tuyển chọn các bài đồng dao cho trẻ mầm non theo chủ điểm của tôi. Rất mong sự đóng góp ý kiến của người đọc về đề tài nghiên cứu này.