Làm việc với gia đình

Gia đình có thành viên là người khuyết tật thường gặp khó khăn cả về vật chất và tinh thần; + Khó khăn về vật chất: Theo số liệu thống kê 2009 thì phần lớn gia đình có NKT là những gia đình có mức sống không cao. Hơn nữa thì trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi cần có chế độ ăn riêng. Bên cạnh đó, gia đình còn phải dùng số tiền ít ỏi để chữa trị cho thành viên là người khuyết tật. Vì vậy kinh tế gia đình ngày càng khó khăn thêm. Không những thế gia đình còn phải bỏ thời gian, công sức để chăm sóc người khuyết tật đặc biệt là những gia đình có người khuyết tật nặng: không nhìn được, không nghe được, cơ thể không đầy đủ các bộ phận, các cơ quan

pptx32 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Làm việc với gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13. các mô hình thực hành: làm việc với gia đình/nhómLÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNHLÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNHGia đình có thành viên là người khuyết tật thường gặp khó khăn cả về vật chất và tinh thần;+ Khó khăn về vật chất:Theo số liệu thống kê 2009 thì phần lớn gia đình có NKT là những gia đình có mức sống không cao. Hơn nữa thì trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi cần có chế độ ăn riêng. Bên cạnh đó, gia đình còn phải dùng số tiền ít ỏi để chữa trị cho thành viên là người khuyết tật. Vì vậy kinh tế gia đình ngày càng khó khăn thêm.Không những thế gia đình còn phải bỏ thời gian, công sức để chăm sóc người khuyết tật đặc biệt là những gia đình có người khuyết tật nặng: không nhìn được, không nghe được, cơ thể không đầy đủ các bộ phận, các cơ quan LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH+ Khó khăn về tinh thần: Gia đình có người khuyết tật có thể xuất hiện những xung đột giữa các thành viên trong gia đình; bản thân NKT luôn có cảm giác mặc cảm tự ti, ngại giao tiếp, ngại nói lên những mong muốn, nguyện vọng của mình, không dám chia sẻ ngay cả với người thân trong gia đình. Không những thế cách nhìn nhận của các thành viên trong gia đình cho rằng NKT không làm được gì. Điều này càng gây khó khăn trong mối quan hệ giao tiếp giữa các thành viên và càng khiến NKT không dám thể hiện mình và gặp rất nhiều khó khăn. Thái độ và biểu hiện cử chỉ của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng bởi quan niệm/nhận thức về NKT: NKT chỉ là người ăn bám, làm phiền nhiễu đến cuộc sống của người khác và ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình. LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNHKhi làm việc với gia đình có thành viên là người khuyết tật, Nhân viên xã hội cần làm việc với bản thân người khuyết tật, và các thành viên trong gia đình người khuyết tật. Điều quan trọng là nhân viên xã hội cùng làm việc với các thành viên trong gia đình để hiểu được các dạng tật, NKT trong gia đình họ thuộc dạng tật gì và có cách thức hỗ trợ họ một cách tốt nhất. Họ cần được hiểu được về đặc điểm tâm lý, nếp sống, thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cũng như nhu cầu, nguyện vọng giao tiếp trong mối quan hệ xã hội.Nhân viên xã hội giúp bản thân họ và gia đình tiếp cận được các dịch vụ xã hội một cách tốt nhất:NHIỆM VỤ CỦA NVXHGiúp NKT và các thành viên trong gia đình tiếp cận các chương trình, chính sách:Cũng như những người khác trong XH, NKT có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân. Nhưng thực tế, NKT do những khiếm khuyết không mong muốn về cơ thể nên họ gặp phải nhiều rào cản xã hội, trở ngại và khó khăn trong cuộc sống cũng như trong việc hòa nhập cộng đồng, đồng thời họ gặp khó khăn trong việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ công dân của mình. NHIỆM VỤ CỦA NVXHNhân viên xã hội giúp các thành viên trong gia đình có sự hỗ trợ nhất định với NKT để họ có thể sống độc lập.Từ phía bản thân mình, người khuyết tật phải có đủ kỹ năng sống để tự lựa chọn, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan tới cuộc sống của chính mình, đồng thời thể hiện khả năng của mình để phục vụ cuộc sống của chính mình và phục vụ cộng đồng như các công dân khác trong xã hộiTừ phía Nhà nước và cộng đồng, sự hỗ trợ chính là việc tạo ra một môi trường không rào cản trong mọi lĩnh vực và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cá nhân để người khuyết tật có thể bình đẳng trong mọi cơ hội và mọi mặt của cuộc sống.NHIỆM VỤ CỦA NVXHNhân viên xã hội giúp các thành viên trong gia đình có sự hỗ trợ nhất định với NKT để họ có thể sống độc lập.vai trò của nhân viên xã hội là - Hỗ trợ từng cá nhân khuyết tật để họ phát huy được tiềm năng của mình ở mức cao nhất ngay tại gia đình và cộng đồng. Muốn như vậy, nhân viên xã hội luôn cần bàn bạc và thảo luận với các thành viên trong gia đình để họ hiểu và cùng hợp tác trong quá trình hỗ trợ. Đồng thời, nhân viên xã hội thực hiện vai trò vận động xã hội ủng hộ NKT và biện hộ là một tiếng nói mạnh mẽ để đảm bảo quyền của người khuyết tật được tiếp cận nhà ở, việc làm, giao thông, giao tiếp, các phương tiện giải trí và các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội một cách bình đẳng như những người không khuyết tật.NHIỆM VỤ CỦA NVXHNhân viên xã hội hỗ trợ NKT thông qua “tham vấn đồng đẳng” Tham vấn đồng cảnh là một trong những hoạt động do chính những người khuyết tật thực hiện. Hoạt động này thể hiện cụ thể là những NKT tham vấn cho nhau, họ lại cùng hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, những rào cản trong cuộc sống cũng như trong xã hội. Chúng ta gọi việc một người khuyết tật trở thành nhà tham vấn và đồng thời cũng được một người khuyết tật khác tham vấn là “tham vấn đồng cảnh”.NHIỆM VỤ CỦA NVXHCác hoạt động tham vấn đồng cảnh bao gồm chia sẻ kinh nghiệm về sống độc lập, thông tin về nhà ở, kỹ năng sử dụng dịch vụ hỗ trợ cá nhân và làm việc với người hỗ trợ cá nhân, hiểu biết về phương pháp sử dụng các nguồn lực xã hội, tham khảo các việc làm phù hợp và hàng loạt phương pháp tự vận động tuyên truyền cho bản thân.Tham vấn đồng cảnh do chính những người khuyết tật thực hiện với những NKT có cùng cảnh ngộ.NHIỆM VỤ CỦA NVXHMục đích của tham vấn đồng cảnh là phục hồi sự tự tin của người khuyết tật; xây dựng lại mối quan hệ con người và làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.Tham vấn đồng cảnh hỗ trợ tích cực cho việc nhận biết về sống độc lập trong cộng đồng thông qua việc lắng nghe lẫn nhau ở vị trí ngang hàng.NHIỆM VỤ CỦA NVXHTổ chức các chương trình, tập huấn nâng cao năng lực cho NKT và các thành viên trong gia đình có NKT.Đây là chương trình mang đến cho người khuyết tật những kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống độc lập, mà khi sống cùng gia đình hoặc tại các cơ sở chăm sóc họ không được trải qua, từ những việc thiết thực nhất như quản lý tiền bạc, nấu ăn,,,, cho đên những kỹ năng sống và làm việc cao hơn như xây dựng các mối quan hệ với những người sống xung quanh, tổ chức sự kiện hay vận động xã hội và chính quyền ủng hộ quyền của người khuyết tật.NHIỆM VỤ CỦA NVXHTổ chức các chương trình, tập huấn nâng cao năng lực cho NKT và các thành viên trong gia đình có NKT.Tham gia vào các chương trình, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kĩ năng là cơ hội để người khuyết tật khôi phục và làm mới bản thân, nâng cao năng lực thông qua trải nghiệm. Kinh nghiệm thu được trong quá trình tham gia sẽ hỗ trợ người khuyết tật giải quyết các vấn đề đang lo lắng, khuyến khích họ tự tin sống độc lập, làm phong phú thêm cuộc sống của họ và tạo điều kiện cho họ có cuộc sống hòa nhập,thể hiện được khả năng của mình, có thể có việc làm và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Điều quan trọng có liên quan tới các thành viên trong gia đình là cách thức hỗ trợ NKT có khả năng sống độc lập.NHIỆM VỤ CỦA NVXHTiếp cận lấy gia đình làm trung tâm khi hỗ trợ Trẻ khuyết tậtLý thuyết can thiệp sớm tập trung vào gia đình đã thu hút những sức mạnh tiềm năng dựa trên sự khuyến khích những người cùng hoàn cảnh, lựa chọn của các gia đình, và cung cấp sự hỗ trợ và thông tin cần thiết cho cha mẹ để trợ giúp biện hộ bảo vệ cho gia đình và đứa trẻ (Bruder, 2000). Thực hành tập trung vào gia đình có sự linh hoạt, rõ ràng, cộng tác và những kiến thức hiểu biết kinh nghiệm cuộc sống của gia đình liên quan đến đứa trẻ (Mahoney, Boyce, Fewell, Spiker & Wheeden, 1999) với mục tiêu cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ các gia đình để họ trợ giúp sự phát triển của đứa trẻ và duy trì chức năng gia đình (Dunst, 2002). NHIỆM VỤ CỦA NVXHTiếp cận lấy gia đình làm trung tâm khi hỗ trợ Trẻ khuyết tật Một mô hình tập trung vào gia đình không chỉ là các giá trị tham gia của gia đình vào sự phát triển của kế hoạch gia đình (IFSP) mà còn hỗ trợ chung các gia đình trong chương trình và chính sách phát triển trong hệ thống can thiệp sớm cũng như các thiết lập về giáo dục khác nữa (Dunst, 2002).Trong suốt thập kỉ những năm 90, thông qua sử dụng “xu hướng chủ đạo” và mô hình tổng thể cũng như môi trường sống của cộng đồng và các chương trình sống độc lập và hỗ trợ, những nỗ lực kế tiếp đã đảm bảo cho trẻ khuyết tật hòa nhập hiệu quả hơn vào hệ thống giáo dục (Heu TÓM LƯỢCCTXH với gia đình người khuyết tật không chỉ đơn thuần can thiệp vào cá nhân NKT mà còn đưa ra những hỗ trợ tổng quát với các thành viên của gia đình NKT. Các nhiệm vụ cụ thể là: Giúp NKT và các thành viên trong gia đình tiếp cận các chương trình, chính sách; giúp các thành viên trong gia đình có sự hỗ trợ nhất định với NKT để họ có thể sống độc lập; hỗ trợ NKT thông qua “tham vấn đồng cảnh”; tổ chức các chương trình, tập huấn nâng cao năng lực cho NKT và các thành viên trong gia đình có NKT. Đối với cách tiếp cận tập trung vào gia đình thì 1 điểm nổi bật nhất trong cách tiếp cận này là hỗ trợ gia đình với tư cách là khách hàng. Điều đó có nghĩa là mọi dịch vụ, hoạt động và nhu cầu đều cần xuất phát từ gia đình và dựa trên lợi ích đích thực của gia đình NKTLÀM VIỆC VỚI NHÓMMô hình trị liệu giáo dục tâm lý nhómMô hình trị liệu Giáo dục tâm lý là một hệ thống, một hợp phần can thiệp trị liệu về bệnh tật. Mô hình này còn can thiệp ở các khía cạnh tình cảm, cảm xúc nhằm hỗ trợ bệnh nhân cũng như gia đình họ đối phó với các vấn đề bệnh tật mà họ đang gặp phải. (Bäuml and Pitschel-Walz, 2008). Các trị liệu can thiệp trong mô hình này có thể được cụ thể hóa thành những bài học từ những bước khởi đầu nhằm giúp Người khuyết tật nhận thức được bản thân, hiểu được những năng lực và giá trị bản thân, tăng cường năng lực thông qua các bài học về kỹ năng để đối phó với các vấn đề bệnh tật và tâm lý mà họ gặp phải, cuối cùng sẽ là kết thúc quá trình trị liệu nếu mục tiêu đạt được. Mô hình trị liệu giáo dục tâm lý nhómBài số 1 – Giới thiệu và tự nhận thức bản thânỞ giai đoạn đầu tiên khi mới thành lập nhóm, giữa các thành viên thường có cảm giác chưa chắc chắn và lúng túng (Corey &Corey,2002). Người điều phối nhóm có thể làm giảm bớt sự lo lắng thông qua việc cung cấp thông tin cụ thể và cách tổ chức nhóm cho các thành viên được biết. Thông tin có thểđược chia sẻ thông qua cáchoạtđộngđược thiết kế để thiết lập các quy tắc nhóm, giới thiệu các thành viên trong nhóm, và xem xét các mục đích, mục tiêu của nhóm. Mô hình trị liệu giáo dục tâm lý nhómBài số 2 – Tự nhận thức về sự khuyết tậtMục đích của bài học nàylà thúc đẩy tầm quan trọng của sự tự nhận thức về tình trạng khuyết tật và tăng cường tự nhận thức giữa các thành viên trong nhóm (Merchant&Gajarnăm 1997).Như đã trình bày trước đây, nâng cao hiểu biết về tình trạng khuyết tật của cá nhân là bước đầu tiên để tự biện hộ (Goldhammer &Brinckerhoff, 1992) Các thành viên hoàn thành mẫu đánh giá cá nhânMô hình trị liệu giáo dục tâm lý nhómBài số 3 – Nhận thức về những thay đổi sẽ diễn ra trong tương lai gầnMục đích của bài học này là truyền đạtthông tin liên quan đến sự khác biệt giữa môi trường sống hiện tại và môi trường sống trong tương lai gần của người khuyết tật. Người điều phốinhóm có thể yêu cầu người tham gia liệt kê những gì họ tin là sẽ khác giữa hai môi trường ấy. Mô hình trị liệu giáo dục tâm lý nhómBài số 4 – Luật pháp về người khuyết tật và các dịch vụ hỗ trợTăng tường hiểu biết về quyền và trách nhiệm cá nhân theo các điều luật quốc tế và quốc gia hiện có là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật. Một số văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến quyền của người khuyết tật cần được biết đếnMô hình trị liệu giáo dục tâm lý nhómBài số 5 – Xác định các dịch vụ hỗ trợHiểu biết về các loại hình dịch vụ hỗ trợ khác nhau là quan trọng trong học tập và thực hành làm thế nào để tiếp cận và sử dụng các dịch vụ đó mới là điều tối cần thiết. Một phương tiện hữu ích có thể giúp người khuyết tật biết đến và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ là thông qua internet. Các thông tin về dịch vụ hỗ trợ hay bất cứ chính sách, mô hình trợ giúp người khuyết tật hiện có nào cũng cần được đăng tải trên internet hoặc các hình thức truyền thông khác để người khuyết tật có thể biết về chúng. Mô hình trị liệu giáo dục tâm lý nhómBài số 6 – Tự biện hộBrinckerhoff (1994)đã thảo luận về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng quyết đoán để phục vụ cho sự tự biện hộ của người khuyết tật. Tác giả đã đưa ra một kế hoạch 10 bước mà có thể dùng để dạy cho các thành viên trong nhóm.Yalom(1995)đã chỉ ra những lợi ích về mặt trị liệu của mô hình, do đó người điều phối nhóm có thể sử dụng phương pháp sắm vai để mô phỏng kế hoạch từng bước này. Sự thảo luận và góp ý về sắm vai sẽ hữu ích cho việc học về sự quyết đoán này.Mô hình trị liệu giáo dục tâm lý nhómBài số 6 – Tự biện hộTrong thực tế, với kỹ năng biện hộ thì sự quyết đoán cũng là rất quan trọng vì nó thể hiện sự tự tin và tâm thế của người đi biện hộ. Biện hộ để có được quyền chính đáng của người khuyết tật chứ không phải đi cầu xin lòng thương hại. Tính quyết đoán sẽ giúp thể hiện rõ quan điểm và tính chủ động trong công việc biện hộMô hình trị liệu giáo dục tâm lý nhómBài số 7 - Sắm vaiĐiều phối nhóm có thể đóng vai người cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật. Học viên thay phiên nhau tiếp cận anh/cô ta để yêu cầu về nơi ở. Các thành viên còn lại của nhóm có thể ghi chép những gì họ thích để phản hồi lại sau khi màn sắm vai kết thúc. Mô hình trị liệu giáo dục tâm lý nhómBài số 7 - Sắm vaiViệc sử dụng có chủ đích mô hình đồng đẳng và phản hồi cùng với nhận xét của trưởng nhóm có thể mang tính trị liệu cho các thành viên trong nhóm.Quá trình tham gia thảo luận nhóm sẽ tạo cơ hội cho người tham gia được hỏi về việc họ nên nói gì với người cung cấp dịch vụ để nhận được những dịch vụ cần thiết như mong muốn. Mô hình trị liệu giáo dục tâm lý nhómBài số 8 - Kết thúcMục đích của bài học này là giúp cácthành viên trong nhóm củng cố việc học và phản ánh về trải nghiệm của họ. Ở đây, điều phối nhóm có thể yêu cầucácthành viên trong nhómchia sẻ những gì họ học được từ nhóm và nhữnggìhọ cho rằng mình cần phải làm ngay để chuẩn bị cho tương lai. Mô hình trị liệu giáo dục tâm lý nhómBài số 8 - Kết thúcKhi đến bài này thì chúng ta cần chuẩn bị cho các các câu hỏi như: “Tôi nên làm gì trong năm tiếptheo để có sự chuẩn bị sẵn sàng?”, “Tôi cần đăng ký dịch vụ hỗ trợ sớm vào thời điểm nào?”, “Tôi cần liên hệ với ai để chắc chắn rằng sự đánh giá toàn diện mà tôi thực hiện là mới nhất?”. TÓM LƯỢCMô hình trị liệu này khá bao quát khi tác động vào nhiều khía cạnh khác nhau của người khuyết tật. Có nhiều quan điểm về cách thức triển khai mô hình này. Tuy nhiên thông thường thì mô hình trị liệu này được chuyển hóa thành những bài học cụ thể. Trong bài 1 đề cập đến việc giới thiệu và tự nhận thức về bản thân. ĐIều này là rất quan trọng trong giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhóm vì nếu nhóm vẫn còn chưa hiểu nhau và e dè thì hiệu quả tương tác nhóm sẽ không mang lại hiệu quả. TÓM LƯỢCBài 2 trình bày về việc tự nhận thức về mức độ khuyết tật của bản thân và của các thành viên trong nhóm. Khi hiểu rõ về những khó khăn của bản thân và của các thành viên thì sẽ có được sự đồng cảm giữa các thành viên từ đó có những hoạt động phù hợp. Bài 3 được trình bày với mục đích truyền đạt thông tin liên quan đến sự khác biệt giữa môi trường sống hiện tại và môi trường sống trong tương lai gần của người khuyết tật. Điều này giúp người khuyết tật được chuẩn bị để có những đối phó hợp lý. TÓM LƯỢCBài 4 sẽ cung cấp về những dịch vụ và chương trình dành cho người khuyết tật. Bài 5 sẽ đưa ra những gợi ý và hỗ trợ làm thế nào để người khuyết tật có thể tìm được những dịch vụ này qua mạng Internet. Đôi khi mặc dù biết được các dịch vụ nhưng vì những lý do nhất định nên người khuyết tật vẫn không tiếp cận được với dịch vụ đó. Bài 6 giới thiệu về kỹ năng Biện hộ tập trung vào sự Quyết đoán để giúp người khuyết tật có được những dịch vụ và chính sách chính đáng cho họ. TÓM LƯỢCBài 7 là những thực hành giúp người khuyết tật có cơ hội vận dụng những gì đã học qua các hoạt động trên lớp. Bài 8 giúp các thành viên trong nhómcủng cố việc học và phản ánh những trải nghiệm của họ trong quá trình học tập cũng như thảo luận các định hướng trong tương lai.