Luận văn Giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng trong phân phối và bán hàng tại công ty cp May 10

Đất nước ta hiện nay đã hoàn toàn khác so với 20 năm trước đây, nền kinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, trẻ em được đến trường, mọi nhà đều có cơm ăn, áo mặc… Tất cả là nhờ có đường lối đổi mới của Đảng năm 1986. Đặc biệt kinh tế có những chuyển biến mạnh mẽ và những khởi sắc đáng mừng. Năm 2001 đánh dấu một sự phát triển lớn trong hoạt động thương mại của Việt Nam khi Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ ký kết hiệp định thương mại song phương. Hiệp định thương mại này đã mở ra một cơ hội phát triển mới, một thị trường mới đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và may mặc. Tuy nhiên cũng có không ít các thách thức đặt ra, nhiều hàng rào tiêu chuẩn mới và khắt khe buộc các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua để vào thị trường Mỹ. Và không chỉ thị trường Mỹ mà hiện nay, để có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, các sản phẩm phải có tính cạnh tranh cao, thương hiệu tốt. Và tất cả phải bắt nguồn từ chất lượng. Cần phải khẳng định, chất lượng phải được coi là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hoá. Chất lượng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, chất lượng đem lại thương hiệu, và giúp thương hiệu Việt Nam thâm nhập vào được thị trường thế giới, giúp cho sản phẩm của Việt Nam có thể khẳng định mình trên thị trường, lọt vào sự lựa chọn của khách hàng. Và điều quan trọng hơn cả chất lượng không tự dưng mà có, cần phải tạo ra nó, quản lý nó thì mới đem lại kết quả tốt nhất. Chất lượng hiện nay không đơn giản chỉ là một sản phẩm hoàn thiện, đầy đủ chức năng, đẹp, đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật, mà là độ thoả mãn của khách hàng, cần hướng tới khách hàng. Vì thế, chất lượng được coi trọng ở tất cả các khâu từ thiết kế, sản xuất, phân phối. Mà trong đó phân phối lại là một khâu hết sức quan trọng, là nơi tiếp xúc gần nhất với khách hàng, có thể tìm hiểu được nhu cầu tiềm ẩn, mức độ thoả mãn, yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm. Do đó, chất lượng khâu phân phối và quản lý chất lượng trong phân phối cũng rất quan trọng, đánh giá khả năng thu hút và nắm bắt thị trường của doanh nghiệp. Là một con chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam, với hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, công ty May 10 đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường thế giới, các sản phẩm của May 10 đã, đang có mặt ở nhiều nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Đức…. Tháng 1 năm 2000, công ty May 10 đã được tổ chức quốc tế AFAQ - ASCERT của Pháp chứng nhận và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9002:1994 cho hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty. Và đến tháng 12 năm 2003, công ty May 10 đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001:2000. Công ty CP May 10 cam kết đáp ứng mọi yêu cầu đã thoả thuận với khách hàng, coi chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định để khách hàng đến với công ty. Sau thời gian thực tập, em nhận thấy việc quản lý chất lượng trong khâu phân phối có ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín, thương hiệu của công ty CP May 10. Vì vậy, em đã hoàn thành đề tài: "giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng trong phân phối và bán hàng tại công ty cp May 10" Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính: Phần 1: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần May 10 Phần 2: Thực trạng quản lý chất lượng trong phân phối và bán hàng tại công ty cổ phần May 10 Phần 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý trong phân phối và bán hàng tại công ty cổ phần May 10

pdf73 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng trong phân phối và bán hàng tại công ty cp May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng trong phân phối và bán hàng tại công ty cp May 10 Lời mở đầu Đất nước ta hiện nay đã hoàn toàn khác so với 20 năm trước đây, nền kinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, trẻ em được đến trường, mọi nhà đều có cơm ăn, áo mặc… Tất cả là nhờ có đường lối đổi mới của Đảng năm 1986. Đặc biệt kinh tế có những chuyển biến mạnh mẽ và những khởi sắc đáng mừng. Năm 2001 đánh dấu một sự phát triển lớn trong hoạt động thương mại của Việt Nam khi Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ ký kết hiệp định thương mại song phương. Hiệp định thương mại này đã mở ra một cơ hội phát triển mới, một thị trường mới đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và may mặc. Tuy nhiên cũng có không ít các thách thức đặt ra, nhiều hàng rào tiêu chuẩn mới và khắt khe buộc các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua để vào thị trường Mỹ. Và không chỉ thị trường Mỹ mà hiện nay, để có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, các sản phẩm phải có tính cạnh tranh cao, thương hiệu tốt. Và tất cả phải bắt nguồn từ chất lượng. Cần phải khẳng định, chất lượng phải được coi là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hoá. Chất lượng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, chất lượng đem lại thương hiệu, và giúp thương hiệu Việt Nam thâm nhập vào được thị trường thế giới, giúp cho sản phẩm của Việt Nam có thể khẳng định mình trên thị trường, lọt vào sự lựa chọn của khách hàng. Và điều quan trọng hơn cả chất lượng không tự dưng mà có, cần phải tạo ra nó, quản lý nó thì mới đem lại kết quả tốt nhất. Chất lượng hiện nay không đơn giản chỉ là một sản phẩm hoàn thiện, đầy đủ chức năng, đẹp, đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật, mà là độ thoả mãn của khách hàng, cần hướng tới khách hàng. Vì thế, chất lượng được coi trọng ở tất cả các khâu từ thiết kế, sản xuất, phân phối. Mà trong đó phân phối lại là một khâu hết sức quan trọng, là nơi tiếp xúc gần nhất với khách hàng, có thể tìm hiểu được nhu cầu tiềm ẩn, mức độ thoả mãn, yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm. Do đó, chất lượng khâu phân phối và quản lý chất lượng trong phân phối cũng rất quan trọng, đánh giá khả năng thu hút và nắm bắt thị trường của doanh nghiệp. Là một con chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam, với hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, công ty May 10 đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường thế giới, các sản phẩm của May 10 đã, đang có mặt ở nhiều nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Đức…. Tháng 1 năm 2000, công ty May 10 đã được tổ chức quốc tế AFAQ - ASCERT của Pháp chứng nhận và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9002:1994 cho hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty. Và đến tháng 12 năm 2003, công ty May 10 đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001:2000. Công ty CP May 10 cam kết đáp ứng mọi yêu cầu đã thoả thuận với khách hàng, coi chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định để khách hàng đến với công ty. Sau thời gian thực tập, em nhận thấy việc quản lý chất lượng trong khâu phân phối có ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín, thương hiệu của công ty CP May 10. Vì vậy, em đã hoàn thành đề tài: "giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng trong phân phối và bán hàng tại công ty cp May 10" Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính: Phần 1: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần May 10 Phần 2: Thực trạng quản lý chất lượng trong phân phối và bán hàng tại công ty cổ phần May 10 Phần 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý trong phân phối và bán hàng tại công ty cổ phần May 10 Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May 10 và hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty - Tìm hiểu và nghiên cứu chất lượng và tình hình quản lý chất lượng tại công ty cổ phần May 10, đặc biệt là tại khâu phân phối và bán hàng. - Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng trong khâu phân phối và bán hàng, nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý chất lượng của công ty cổ phần May 10 Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng và hoạt động của hệ thống, đặc biệt đi sâu nghiên cứu khâu phân phối và bán hàng của công ty cổ phần May 10. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập dữ liệu trực tiếp từ các phòng có liên quan, đặc biệt là phòng QA của công ty cổ phần May 10 - Quan sát quy trình làm việc của bộ phận phân phối và bán hàng gồm: phòng kinh doanh, kho thành phẩm, kho nguyên vật liệu, các cửa hàng, đại lý…. - Phân tích dữ liệu Phần 1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần May 10 I- Quá trình hình thành và phát triển 1. Lớn lên trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, cả nước ta đã đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trong đó việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng về các mặt được đặt ra một cách bức thiết. Nhiệm vụ phục vụ bộ đội về quân trang do đó cũng trở thành một công tác quan trọng. Lúc này, các mặt trận, các liên khu đều tiến hành đặt thầu và tổ chức các cơ sở may để may quần áo và các đồ dùng khác cung cấp cho bộ đội. Đồng thời, thực hiện phương châm "Trường kỳ kháng chiến", một số công xưởng, nhà máy của ta ở Hà Nội đã dời lên núi rừng Việt Bắc, trong đó có cả các xưởng may quân trang. Để giữ bí mật, các cơ sở may quân trang của ta đều được đặt theo bí số của quân đội, như X1, X30, AM1, AK1, BK1, CK1…, đây chính là những đơn vị tiền thân của Xưởng may 10 hợp nhất sau này. Sản phẩm chính là để phục vụ cho cách mạng: áo sơmi ngắn tay, quần soóc, áo lót, bao gạo, màn, mũ, áo trấn thủ, túi đựng đạn, túi đựng gạo…. Chủ yếu các sản phẩm này có màu ghi và xám để ngụy trang, giặc khó phát hiện. Sản phẩm lúc này tuy còn ít về số lượng, nghèo nàn về chủng loại và hình thức đơn giản, song mỗi sản phẩm đều thấm đẫm nghĩa tình của người thợ - chiến sỹ. Trong các năm 1951, 1952, Nha Quân nhu đã tiến hành giải thể các bán công xưởng may ở Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình. X30 - nguyên là xưởng may của Liên khu III đóng ở Cầu Vàng (Thanh Hoá) - và một số cơ sở may khác sáp nhập vào xưởng may chủ lực Yên Sinh để lập thành xưởng may chủ lực X40. Tại chiến khu Việt Bắc, ba xưởng may nhỏ là AK1, BK1, CK1 được sáp nhập lại thành xưởng may Hoàng Văn Thụ, sau đó ít lâu đổi tên thành xưởng may 1 với bí số X1. Đến năm 1952, xưởng may X1 được đổi tên thành xưởng may 10 với bí số X10. Và để bảo vệ bí mật, xưởng may chuyển về Tây Cốc (Phú Thọ) và với quy mô lớn hơn năm 1953 di chuyển về khu rừng Bộc Nhiêu - Định Hoá (Thái Nguyên). Bộc Nhiêu trở thành một trong những địa danh gắn liền với sự hình thành và phát triển của May 10, trở thành cái nôi mãi mãi không phai lạt trong tâm khảm của thế hệ May 10. Chính tại nơi đây, xưởng May 10 đã đi vào hoạt động ổn định, ngày đêm miệt mài trong gian khó để sản xuất một khối lượng lớn trên 30 triệu sản phẩm quân trang, quân dụng, các loại phục vụ kháng chiến trong sự yêu thương đùm bọc của đồng bào địa phương. 2. Kháng chiến thắng lợi trở về thủ đô Hà Nội Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi vẻ vang. Cũng như nhiều đơn vị khác ở chiến khu Việt Bắc, xưởng May 10 được lệnh trở về Hà Nội để có điều kiện sản xuất tập trung hơn. Cùng thời gian đó, xưởng may 40 ở Thanh Hoá đang sử dụng hơn 400 máy khâu cũng được lệnh chuyển ra Hà Nội sáp nhập với xưởng May 10. May 10 như một dòng sông lớn hội tụ nhiều con suối nhỏ, một cuộc hội tụ mang ý nghĩa lịch sử. Ngày 26/07/1956 tiến hành hợp nhất xưởng May 10 với xưởng may 40 đặt địa điểm tại Hội Xá (Bắc Ninh), nay là Sài Đồng (Hà Nội). Cuối quý IV năm 1956, các bộ phận sản xuất quân hàm, quân dụng cũng trở về Hội Xá. Tháng 02/1957, bộ phận này trở thành khung để thành lập X30 chuyên sản xuất giày vải và mũ cứng. Cũng thời gian này, một bộ phận khác được tách ra chuyên may hàng quân dụng và trở thành xưởng May 20. Lúc này, xưởng May 10 được Tổng cục giao nhiệm vụ may sẵn quần áo cấp phát từ cấp uý trở xuống. Sau khi hợp nhất thành xưởng May 10, yêu cầu mới đặt ra là làm sao đưa được năng suất lên cao để phục vụ tốt hơn quân đội đang từng bước chính quy, hiện đại. Xưởng May 10 đã đề nghị Tổng cục trang bị cho một số máy móc mới của Liên Xô, ngoài ra còn cử một số cán bộ đi học quản lý xí nghiệp và kỹ thuật sản xuất ở nước bạn Trung Quốc. Bằng nỗ lực và sự ham học hỏi, trình độ quản lý kinh tế và kỹ thuật sản xuất của cán bộ, công nhân May 10 có những tiến bộ vượt bậc. Xí nghiệp May 10 ngày càng có tiếng vang tốt, lan truyền khắp nơi. 3. Trưởng thành trong công cuộc xây dựng miền bắc XHCN Năm 1956, xưởng May 10 trở thành đơn vị sản xuất quân trang lớn của Tổng cục hậu cần, Bộ Quốc phòng và chính thức đi vào hoạt động trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Lúc này, xưởng May 10 có 3 nhà may, 1 nhà cắt, 2 nhà kho, 1 nhà bếp kiêm hội trường và có cả nhà trẻ, nhà ở cho công nhân, cán bộ. Xưởng May 10 vẫn tích cực thi đua, tăng năng suất để phục vụ bộ đội. Và một sự kiện làm nức lòng cán bộ, công nhân May 10, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của cả dân tộc về thăm vào ngày 08/01/1959. Năm 1960, Bác Hồ đã tặng cho xưởng May 10 một danh hiệu cao quý "Đơn vị thi đua khá nhất". Và cho đến nay, những lời căn dặn, những cử chỉ ân cần và tình cảm của Người ngày đó vẫn còn lắng đọng sâu sắc trong trái tim của các thế hệ May 10, tiếp thêm sức mạnh cho May 10 đoàn kết vươn lên, vượt qua gian khổ, khó khăn để tự khẳng định mình và phấn đấu giành thắng lợi trong giai đoạn cách mạng mới. Vì yêu cầu xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hoà bình, xưởng May 10 được chuyển sang cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành xí nghiệp May 10. Từ đấy, nhiệm vụ của nhà máy là làm theo kế hoạch của Bộ công nghiệp nhẹ giao hàng năm, tính theo giá trị tổng sản lượng. Tuy chuyển đổi việc quản lý nhưng mặt hàng chủ yếu mà xí nghiệp May 10 đảm nhiệm vẫn là sản xuất quân trang, quân phục cung cấp cho quân đội là chủ yếu (chiếm 90-95%). Còn thừa khả năng sản xuất, xí nghiệp mới sản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng, phần này chỉ chiếm 5-10%, có năm còn ít hơn. Trước những khó khăn gặp phải khi chuyển đổi, để thúc đẩy sản xuất phát triển và quản lý được tốt hơn, xí nghiệp chấn chỉnh và tăng cường bộ máy chỉ đạo quản lý. Đồng thời, xí nghiệp cũng rất coi trọng công tác giáo dục tư tưởng. Kết quả là xí nghiệp luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao cho, năm sau cao hơn năm trước, các mặt hàng cũng đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn. Năm 1965, Mỹ thua đau ở miền Nam, liều lĩnh đem không quân ồ ạt đánh phá miền Bắc. Tại thời điểm này, để bảo toàn lực lượng, X10 đã phải sơ tán sang Lệ Chi và Kiêu Kỵ (Gia Lâm). Sau 3 năm các phân xưởng lại lần lượt trở về và lúc này xí nghiệp lại mở rộng thêm các xưởng may. Năm 1972, giặc Mỹ lại tiếp tục leo thang đánh phá miền Bắc, nhất là hai thành phố lớn là Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội. Các phân xưởng của May 10 phân tán mỏng khắp 2 xã Dương Quang và Lệ Chi (Gia Lâm). Trong lần đánh phá này của giặc Mỹ, hai kho của X10 bị ném bom và các kho khác bị ảnh hưởng ít nhiều. Hiệp định Pari được ký kết (1973), quân đội Mỹ rút về nước. Nhận rõ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà của quân và dân ta sắp đến ngày kết thúc, cán bộ, công nhân xí nghiệp May 10 được cấp trên giao nhiệm vụ may thật nhiều quân trang phục vụ quân giải phóng và bộ đội miền Bắc mở các chiến dịch lớn. Không khí thi đua sản xuất diễn ra vô cùng hào hứng trong khắp các phân xưởng của May 10 chờ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/04/1975). 4. Chuyển hướng sản xuất - may gia công xuất khẩu (1975-1985) Sau năm 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh: chuyên sản xuất gia công làm hàng xuất khẩu. Thị trường chủ yếu lúc này là Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu. Một yêu cầu đặt ra đối với May 10 đó là làm hàng xuất khẩu thì phải có chất lượng tốt, tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm rất phức tạp và tinh vi. Và nhiều khó khăn mới xuất hiện: tay nghề của người lao động chưa cao, thiết bị của xí nghiệp so với nhiều nước có kỹ thuật tiên tiến trên thế giới thì còn rất lạc hậu. Công tác quản lý - kinh doanh còn non yếu dẫn đến cho năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa thoả mãn được thị hiếu của khách hàng. Mặt khác trong những năm này, nền kinh tế nước ta mới thoát khỏi chiến tranh tàn phá nặng nề, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, đời sống nhân dân lao động chưa được cải thiện, nhiều hiện tượng tiêu cực xuất hiện. Tất cả những điều này đều làm ảnh hưởng đến lòng tin và nhiệt tình lao động của công nhân, viên chức. Nhằm gỡ tình trạng khó khăn đó, xí nghiệp May 10 chủ động đề ra một số biện pháp đổi mới như: tiếp cận thị trường may mặc thế giới để tìm bạn hàng mới, vay vốn của ngân hàng, tận dụng vốn tự có, tranh thủ sự giúp đỡ của khách hàng để thay đổi thiết bị mới, mở nhiều lớp học, đào tạo công nhân mới, bồi dưỡng tay nghề cho công nhân cũ nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, cử cán bộ đi học tập tập trung hoặc tại chức tại các trường để nâng cao trình độ quản lý. Kết quả là sản lượng, chất lượng sản phẩm cứ tăng dần hàng năm. Đặc biệt trong năm 1984, hai mặt hàng xuất khẩu sang Cộng hoà dân chủ Đức và Bungari được đặt gia công gấp đôi so với năm 1983. Tổng công ty xuất nhập khẩu hàng Dệt Việt Nam gửi công văn khen ngợi chất lượng sản phẩm được đảm bảo tiêu chuẩn, quy cách hợp đồng, thực hiện đúng kế hoạch thời gian, đảm bảo các yêu cầu quy định về tiêu chuẩn, quy cách chất lượng mà hai bên đã thoả thuận. Từ đầu năm 1984, sau một thời gian làm việc tỷ mỉ, khoa học, Hội đồng xét duyệt cấp Nhà nước đã chứng nhận xí nghiệp May 10 có hai mặt hàng được cấp dấu chất lượng cấp I. Trong lĩnh vực làm hàng xuất khẩu, May 10 dần tích luỹ được kinh nghiệm. Trong giai đoạn 1975-1990, X10 mỗi năm xuất ra thị trường các nước XHCN từ 4-5 triệu áo sơmi, được khách hàng tín nhiệm, đặc biệt là không có khiếu nại về chất lượng. Đây chính là những kết quả có được từ sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ cán bộ, công nhân xí nghiệp May 10, quyết tâm đạp bằng gian khó vươn lên khẳng định mình. 5. Vươn lên trong điều kiện kinh tế mới - Vững bước tiến vào thế kỷ XXI Đại hội lần thứ 6 của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới xây dựng đất nước. Và năm 1986 được xem như một cột mốc lịch sử phát triển nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, đại hội khẳng định phải đổi mới cơ bản về chính sách và cơ chế quản lý kinh tế, từng bước tạo lập trật tự và cơ chế kinh tế mới. Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới, các ngành kinh tế, kỹ thuật nói chung và ngành may nói riêng phải vươn lên rất nhiều, phải biết tranh thủ những thuận lợi do đường lối đổi mới tạo ra, phát huy và khai thác mọi tiềm năng đồng thời phải vượt qua mọi khó khăn và thách thức lớn. Là một doanh nghiệp nhà nước mà mỗi một năm tháng hoạt động đều gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển của đất nước, xí nghiệp May 10 sớm nắm được tinh thần của đường lối đổi mới của Đảng và bước đầu có những sự đổi mới trong tư duy kinh tế và đường hướng hoạt động sản xuất - kinh doanh. Chính vì vậy mà trong suốt giai đoạn 1986-1990, May 10 vẫn hoàn thành tốt các hợp đồng đã ký kết với bạn hàng nước ngoài. Tuy nhiên, May 10 vẫn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức to lớn: - Sản lượng hàng hoá sản xuất hàng năm hoàn toàn phụ thuộc vào kế hoạch của cấp trên. - Chưa có đủ điều kiện để phát huy tính năng động sáng tạo trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, chưa quen cọ sát với sự khắc nghiệt của cơ chế thị trường. - Cơ sở vật chất nghèo nàn, vốn ít, nhà xưởng không được đầu tư cải tạo, nâng cấp hàng năm, trình độ thiết bị công nghệ lạc hậu, không thể đáp ứng đồi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm may mặc cao cấp của thị trường các nước tư bản chủ nghĩa (khu vực II). - Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất cũng như tay nghề của đội ngũ cán bộ, công nhân trong xí nghiệp chưa phù hợp với yêu cầu phát triển mới. Chính bởi những khó khăn và hạn chế to lớn này mà khi mất đi thị trường tiêu thụ vào những năm 1990-1991 do Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không thể đứng vững được trước sóng gió của sự cạnh tranh trên thị trường thế giới ngoài phạm vi của thị trường truyền thống. Vào thời điểm đó, 2500 người lao động của May 10 đứng trước nguy cơ mất việc làm, mất nguồn thu nhập chủ yếu của hàng nghìn gia đình, cuộc sống của hàng chục nghìn người. Nhà xưởng cũ nát, máy móc lạc hậu, tay nghề công nhân thấp, vốn thiếu, bộ máy cồng kềnh, người nhiều, năng suất thấp thực sự là những trở lực lớn cho bước tiến của doanh nghiệp. Trước tình hình ấy, lãnh đạo xí nghiệp May 10 đã dũng cảm "vượt sóng", chuyển mạnh sang thị trường "khu vực II" mặc dù biết rằng đây là thị trường có những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và mẫu mã mặt hàng. Để đáp ứng yêu cầu đó, xí nghiệp May 10 đổi mới trang thiết bị, thay thế 2/3 thiết bị đã cũ, lạc hậu bằng thiết bị mới hiện đại. Hàn Quốc trở thành bạn hàng mới. Có nơi đặt hàng và sản phẩm mặt hàng may mặc của xí nghiệp May 10 với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhanh chóng làm vừa lòng khách hàng - khó khăn được tháo gỡ dần. Do không ngừng cải tiến, đa dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại nên sản phẩm của xí nghiệp được khách hàng ưa chuộng và ngày càng mở rộng địa bàn hoạt động ở thị trường "khu vực II" như cộng hoà liên bang Đức, Nhật Bản, Bỉ, Đài Loan, Hồng Kông, Canada…. Hàng năm, xí nghiệp xuất ra nước ngoài hàng triệu áo sơ mi, hàng trăm nghìn áo jacket và nhiều sản phẩm may mặc khác. Như vậy, với tinh thần đoàn kết vượt khó, May 10 lại một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh của mình. Hoà chung với những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới và căn cứ vào những bước tiến đáng khích lệ của xí nghiệp, từ tháng 11 năm 1992, bộ công nghiệp nhẹ đã quyết định chuyển xí nghiệp May 10 thành công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là "GARCO 10". Đây là một vinh dự, vừa là trách nhiệm nặng nề đối với doanh nghiệp. Bởi vì, việc chuyển đổi tổ chức theo mô hình từ xí nghiệp thành công ty không phải chỉ là việc thay đổi hình thức tên gọi, mà còn đòi hỏi thay đổi cả tư duy lẫn nội dung hoạt động để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh trong thời kỳ mới. Lúc này, nhiệm vụ kinh doanh ngang tầm với sản xuất. Do đó, hoạt động kinh tế của công ty May 10 toàn diện hơn. Sản xuất và kinh doanh, hai nhiệm vụ phải đồng bộ, phải đem đến kết quả cuối cùng là thu được lợi nhuận cao nhất để đóng góp cho ngân sách. Một lần nữa công ty May 10 không chịu dừng lại trước những khó khăn mới xuất hiện như vốn, trình độ máy móc thiết bị, trình độ tay nghề công nhân… mà tìm mọi cách để đi lên bằng đôi chân và khối óc của mình. Công ty đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp đồng bộ: mạnh dạn đầu tư chiều sâu, trang bị thêm kỹ thuật và công nghệ mới, đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý, cải tạo xây dựng mới nhà xưởng sản xuất, chăm lo đời sống và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân viên chức, mở rộng thị trường quốc tế và coi trọng thị trường trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ của anh em, bè bạn…. Thành công của May 10 là kết quả của việc đa dạng hoá sản phẩm trong sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt là lựa chọn được sản phẩm mũi nhọn - áo sơmi. Từ đó, công ty tập trung mọi điều kiện sản xuất để có được sản phẩm có chất lượng cao nhất, tạo uy tín to lớn của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Trong khi nhiều nhà sản xuất chỉ chú ý đến thị trường xuất khẩu, công ty May 10 từ sớm đã xác định được tầm quan trọng của thị trường trong nước. Công ty lấy tiêu chuẩn xuất khẩu để sản xuất hàng tiêu thụ trên thị trường nội địa. Do đó, từng bước sản phẩm của công ty đã chiếm lĩnh được cả thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Đồng thời qua đó trình độ k
Tài liệu liên quan