Luận văn Sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện năng lực tự học sách giáo khoa Sinh học 10 THPT cho học sinh qua dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật"

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Đảng ta đã xác định nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là con người - nguồn nhân lực được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Để đạt được điều đó trước hết cần được bắt đầu từ GD phổ thông.[4]

doc76 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện năng lực tự học sách giáo khoa Sinh học 10 THPT cho học sinh qua dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Đảng ta đã xác định nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là con người - nguồn nhân lực được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Để đạt được điều đó trước hết cần được bắt đầu từ GD phổ thông.[4] Hơn nữa, khoa học công nghệ đang phát triển nhanh, mạnh với tốc độ cao. Nội dung DH ở nhà trường phổ thông không thể trang bị được mọi tri thức cần thiết cho mỗi người ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau sau này, vì vậy phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới tri thức mà loài người đã tích luỹ được, tạo cơ sở đó tiếp tục học tập suốt đời.[27] Xuất phát từ những yêu cầu đó, việc đổi mới PPDH được coi là mục tiêu trọng tâm của đổi mới GD phổ thông. Chỉ có đổi mới căn bản PPDH mới có thể tạo được sự đổi mới thật sự trong GD nhằm đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. 1.2. Do vai trò của tự học và sử dụng SGK để tự học trong giai đoạn hiện nay. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ tri thức, nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập, khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng, các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp phải trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người.[4, 27] Tự học là vấn đề cốt lõi của quá trình học tập. Nếu rèn luyện được cho người học phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội [12]. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong nhà trường phổ thông. Theo nghiên cứu của nhiều nhà tâm sinh lí, lứa tuổi HS THPT hiện nay có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm. Ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kĩ năng. Nhưng các kĩ năng học tập, đặc biệt là kĩ năng tự học ở HS nếu muốn được hình thành và phát triển một cách có chủ động thì cần thiết phải có hướng dẫn, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, trong đó SGK có một vai trò hết sức quan trọng [27 ]. Thông tin trong SGK qua kênh hình và kênh chữ thường đa dạng, phong phú, đòi hỏi người học phải có tư duy linh hoạt, có đầu óc phê phán mới phát hiện và giải quyết được vấn đề, do đó cần có sự hướng dẫn. 1.3. Do thực trạng việc sử dụng CH, BT để rèn năng lực tự học SGK ở nhà trường THPT hiện nay. Hiện nay ở hầu hết các trường phổ thông, trong quá trình DH, nhiều GV không có phương pháp hướng dẫn HS sử dụng SGK đúng cách nên vừa không hình thành được các kĩ năng cần có cho HS khi làm việc độc lập với SGK, vừa tạo nên thói quen đọc sách tuỳ tiện, không có ý thức tìm tòi phương pháp đọc sách có hiệu quả. Một số GV lại coi SGK là cuốn “Bách khoa toàn thư”, coi đó là chuẩn mực nên khi DH chỉ sử dụng các CH, BT là các câu lệnh có sẵn trong SGK, thậm chí có GV còn đưa ra những CH, BT mà HS chỉ cần nhìn vào SGK để đọc lại y nguyên một nội dung nào đó là có thể trả lời được. Một số rất ít GV có sử dụng CH, BT để hướng dẫn HS tự học SGK nhưng CH, BT chưa đạt yêu cầu hoặc chưa được sử dụng đúng cách nên chưa hình thành được ở HS kĩ năng tự học SGK, tự giành lấy kiến thức mới, do vậy kết quả đạt được còn rất hạn chế. Để phát triển năng lực tự học SGK ở các trường THPT hiện nay cần phải có các CH, BT và cách thức sử dụng các CH, BT đó một cách hợp lí, có như vậy mới tổ chức được các giờ học tích cực có sự hỗ trợ của SGK. Từ các lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện năng lực tự học SGK Sinh học 10 THPT cho HS qua dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật””. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định NLTH SGK Sinh học 10 THPT cần có ở HS và biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK Sinh học 10 THPTcho HS qua dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật”, góp phần đổi mới PPDH sinh học hiện nay. 3. Giả thuyết khoa học Nếu có biện pháp sử dụng hợp lí CH, BT để hướng dẫn HS tự học SGK Sinh học 10 THPT qua dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật” sẽ chẳng những giúp HS tự chiếm lĩnh được kiến thức mà còn hình thành được phương pháp tự học. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 10- THPT 4.2 Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK Sinh học 10 THPT cho HS qua dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật”. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc rèn năng lực tự học của HS 5.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng CH, BT trong việc rèn năng lực tự học SGK cho HS. 5.3. Xác định thực trạng về năng lực tự học SGK Sinh học 10 ở HS THPT, về sử dụng CH, BT trong việc rèn năng lực tự học SGK của HS hiện nay. 5.4. Xác định năng lực tự học SGK Sinh học 10 cần có ở HS THPT và các tiêu chí xác định. 5.5. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh học vi sinh vật để xác định nội dung rèn năng lực tự học cho HS. 5.6. Xác định biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK Sinh học 10 THPT cho HS qua dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật”. 5.7. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của các biện pháp sử dụng CH, BT đã đề xuất 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới PPDH theo hướng phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS. - Nghiên cứu các tài liệu về PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động người học, đặc biệt là hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu. - Nghiên cứu các tài liệu lí luận về xây dựng và sử dụng CH, BT theo hướng phát huy khả năng tự học của HS. - Nghiên cứu cấu trúc và nội dung chương trình Sinh học 10- THPT, đặc biệt là phần “Sinh học vi sinh vật”, kết hợp nghiên cứu các tài liệu chuyên môn khác về VSV để xác định biện pháp sử dụng CH, BT có hiệu quả. 6.2. Phương pháp điều tra, quan sát sư phạm - Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu phương pháp hướng dẫn HS tự học và tình hình sử dụng CH, BT trong DH sinh học của GV THPT - Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu phương pháp học tập môn sinh học 10 của HS THPT - Trực tiếp dự giờ, thăm lớp, kiểm tra kết quả tự học SGK của HS. - Quan sát sư phạm để kiểm tra hứng thú, mức độ tích cực học tập của HS 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Mục đích thực nghiệm: Xác định tính khả thi và kiểm tra hiệu quả của các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK Sinh học 10 THPT cho HS qua dạy học phần “ Sinh học Vi sinh vật ”. - Phương pháp thực nghiệm: + Phối hợp với một số GV THPT có kinh nghiệm, thống nhất nội dung, phương pháp, hệ thống CH, BT đưa vào quá trình DH thực nghiệm ở một số trường THPT. + Các lớp TN và ĐC được chọn có trình độ tương đương dựa trên kết quả học tập trước đó. Các lớp TN và ĐC được bố trí như sau: Chọn 3 trường: THPT Trần Phú, THPT Bán công Nguyễn Thái Học và khoa văn hoá cơ sở trường Trung cấp kĩ thuật Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc. Mỗi trường chọn 2 lớp: 1 lớp ĐC, 1 lớp TN. + Các lớp ĐC được dạy theo phương pháp mà thực tế GV đang sử dụng. + Các lớp TN được dạy theo phương pháp sử dụng CH, BT để rèn năng lực tự học SGK cho HS. 6.4. Phương pháp xử lí số liệu: * Phân tích, đánh giá định lượng các bài kiểm tra Chúng tôi đã sử dụng thống kê toán học để xử lí kết quả chấm các bài kiểm tra nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả dạy học của các phương pháp, biện pháp mà luận văn đã đề xuất đảm bảo tính khách quan và chính xác. Trình tự được tiến hành như sau: - Lập bảng thống kê cho cả 2 nhóm lớp ĐC và TN theo mẫu: Lớp Số bài làm (n) Kết quả (số bài kiểm tra có điểm số là xi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Trong đó: n: Số HS (hay số bài kiểm tra) của các lớp ĐC hoặc TN xi: Điểm số theo thang điểm 10 ni: Số HS (hay số bài kiểm tra) có điểm số là xi - Tính các tham số đặc trưng: + Tham số trung bình cộng (): = ni Xi + Độ lệch chuẩn (S): S= + Phương sai (S2): S2= 2 + Sai số trung bình cộng (m): m = + Hệ số biến thiên (Cv%): Cv%=.100% Trong đó : - Cv% từ 0-10%: dao động nhỏ, độ tin cậy cao. - Cv% từ 10-30%: dao động trung bình, độ tin cậy trung bình - Cv% từ 30-100%: dao động lớn, độ tin cậy nhỏ. + Độ tin cậy (td): Td= Giá trị tới hạn của td là tα tra bảng phân phối Student với α = 0,05 bậc tự do f = n1 + n2 - 2. Nếu ׀td׀≥ tα thì sự sai khác của các giá trị trung bình TN < ĐC là có ý nghĩa. Trong đó: - S12, S22: Phương sai thực nghiệm của lớp ĐC và TN. -: Điểm trung bình của lớp ĐC và TN * Phân tích, đánh giá định tính Phân tích chất lượng bài kiểm tra của HS để thấy rõ: + Về NLTH SGK của HS. + Về khả năng lưu giữ thông tin (độ bền kiến thức) của HS. 7. Đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hoá thêm cơ sở lí luận về việc sử dụng CH, BT trong hướng dẫn HS tự học SGK. - Xác định thực trạng năng lực tự học SGK Sinh học 10 THPT của HS. - Xác định thực trạng GV hướng dẫn HS tự học và các biện pháp sử dụng CH, BT để hướng dẫn HS tự học SGK. - Xác định những năng lực tự học SGK Sinh học 10 THPT cần có của HS. - Xác định được các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn năng lực tự học SGK Sinh học 10 THPT cho HS qua dạy học phần “Sinh học vi sinh vật”. - Thiết kế được một số giáo án có sử dụng CH, BT theo hướng rèn luyện năng lực tự học SGK Sinh học 10 THPT cho HS. PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Trên thế giới Từ những năm trước công nguyên, các nhà tư tưởng Trung Quốc như Khổng Tử, Mạnh Tử đã có những tư tưởng trong DH phải quan tâm đến việc kích thích suy nghĩ của người học, người học phải tự suy nghĩ chứ không nên nhắm mắt làm theo sách.[8] Thế kỉ 17 – 18, ở các nước châu Âu, các nhà GD nổi tiếng như Comenski, J.J. Rousseau cũng đã có những quan điểm phải đưa ra những biện pháp DH hướng HS tìm tòi suy nghĩ, khám phá, sáng tạo, tích cực tự đánh giá kiến thức. Những quan điểm này chỉ rõ: không nên cho HS kiến thức có sẵn mà cần phải cho HS tự phát minh ra, tự bồi dưỡng tinh thần độc lập trong quan sát, đàm thoại và trong việc ứng dụng vào thực tiễn.[8] Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, việc tổ chức cho HS học tập theo hướng tích cực hoá đã hình thành và phát triển với những quan điểm, công trình nghiên cứu có qui mô lớn ở các nước châu Âu và Mỹ. Nhiều nhà GD ở các nước trên thế giới đã thấy rằng việc DH phải kích thích được hứng thú, sự độc lập tìm tòi, phát huy sáng tạo của HS, thầy giáo chỉ là người thiết kế, người cố vấn. Tác giả N.M. Veczilin (Liên Xô cũ) trong tác phẩm “Đại cương về phương pháp dạy học sinh học” cũng cho rằng: “cần tổ chức tự học cho HS không chú ý đến nội dung, phương pháp mà việc tổ chức sắp xếp logic của tài liệu cũng có ý nghĩa lớn ”[46] Tác giả V.P.Xtơrozicozin trong tác phẩm “Tổ chức quá trình dạy học trong trường phổ thông” cũng đã trình bày những nghiên cứu của mình về vai trò của HS trong việc tự học, vị trí của tự học trong học tập, phương pháp tổ chức tự học, những nguyên tắc, điều kiện đảm bảo cho tự học có hiệu quả.[30] + Các thông tư chỉ thị của bộ GD Pháp suốt những năm 1970—1980 đều khuyến khích tăng cường vai trò chủ động tích cực của HS, chỉ đạo áp dụng phương pháp tích cực từ bậc sơ học, tiểu học đến trung học.[36 ] + Ở Hoa Kì, ý tưởng DH cá nhân hoá ra đời trong những năm 1970 đã được thử nghịêm tại gần 200 trường. GV xác định mục tiêu, cung cấp các phiếu hướng dẫn để HS tiến hành công việc độc lập theo nhịp độ phù hợp với năng lực.[36] Vấn đề rèn luyện cho HS kĩ năng tự học SGK và tài liệu học tập cũng đã được rất nhiều nước quan tâm. Từ năm 1990, ở Mỹ việc rèn luyện “Kĩ năng đọc nghiên cứu ” đã trở thành một trong những nhiệm vụ đào tạo cực kì quan trọng trong nhà trường. Trong các kì nghỉ hè và công tác hỗ trợ học tập, người ta thường thành lập rất nhiều trung tâm “kĩ năng đọc nghiên cứu” đã giúp HS được học tập nhiều cách thức đọc khác nhau, là nền tảng để phát triển việc đọc có tính chất nghiên cứu thông qua việc đọc đúng, đọc làm nổi bật từng cấp độ ý nghĩa.[36] Có rất nhiều cách để rèn luyện kĩ năng tự học SGK, trong đó nổi bật là biện pháp sử dụng CH, BT trong DH. Theo John Dewey: “Biết đặt câu hỏi tốt là điều kiện rất cốt lõi để dạy tốt” [4] Một số nước phương Tây như Pháp, Mỹ đã xuất hiện nhiều tài liệu về LLDH theo hướng khuyến khích, tăng cường sử dụng CH, BT để rèn luyện tính tích cực chủ động và khả năng tự học cho HS. Một số nước Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô cũ đã có nhiều tác giả đề cập đến mục đích, nội dung, phương pháp thiết kế, sử dụng và vai trò, giá trị của CH, BT. [2 ] Trong nước Trong nghị quyết của bộ chính trị về CCGD (11/1/1979) đã viết “Cần coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học cho HS, hướng dẫn HS biết cách nghiên cứu SGK, thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, tập làm thực nghiệm khoa học ”[36 ] GS Nguyễn Cảnh Toàn trong tác phẩm “Học và dạy cách học” đã đề cập đến vai trò của người học, người dạy và mô hình tự học. Từ 1977- 1987, dưới sự chủ trì của ông, tập thể các nhà KH đã nghiên cứu và triển khai chương trình “Tự học có hướng dẫn kết hợp với thực tập dài hạn ở trường phổ thông” [36 ] Tác giả Trần Bá Hoành với “Kĩ thuật dạy học sinh học” đã đề cập phải chú ý đến rèn luyện phương pháp tự học[20] Luận án PTS của tác giả Đinh Quang Báo (1981): “Sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học sinh học” đã nghiên cứu, xây dựng một cách có hệ thống những cơ sở lí thuyết về việc sử dụng CH, BT trong DHSH.[2] Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Thanh Oai (2003): “Sử dụng câu hỏi, bài tập để tích cực hoá hoạt động của HS trong dạy học sinh thái học 11- THPT” là công trình nghiên cứu có hệ thống từ cơ sở lí luận đến việc thực hiện đề xuất các nguyên tắc về qui trình xây dựng và sử dụng CH, BT, từ đó định hướng cho GV về phương pháp, kĩ năng thiết kế CH, BT trong tất cả các khâu của quá trình lên lớp.[30] Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Phượng (2004): “Xây dựng và sử dụng CH, BT để tổ chức hoạt động học tập tự lực của HS trong dạy học Sinh thái học 11- THPT” đã đề xuất các nguyên tắc xây dựng CH, BT để tổ chức hoạt động học tập tự lực của HS và đã xây dựng được bộ CH, BT để tổ chức hoạt động tự lực của HS trong dạy học sinh thái học THPT, áp dụng trong các khâu nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, kiểm tra đánh giá.[32] + Tác giả Nguyễn Kì với “Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học” đã đề ra nguyên tắc và các bước tổ chức HS tự học.[26] Ngoài ra còn nhiều tài liệu, luận văn thạc sỹ của nhiều tác giả cũng nghiên cứu về xây dựng và sử dụng CH, BT để dạy các phần khác nhau của Sinh học phổ thông: + GS. TS Đinh Quang Báo: “Dạy dọc sinh học ở trường phổ thông theo hướng hoạt động hoá người học” (Kỉ yếu hội thảo KH đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hoá người học, Hà Nội, 1995), Tổng kết kinh nghiệm sử dụng SGK, Hà Nội, 1997. Dạy sinh viên đọc sách - phương pháp dạy tự học chủ yếu (Tài liệu dành cho học viên sau đại học) + PGS. TS Nguyễn Đức Thành: chuyên đề: “Tích cực hoá hoạt động người học” (Tài liệu dành cho học viên sau đại học). [39 ] + PGS. TS Lê Đình Trung: chuyên đề: “Câu hỏi, bài tập trong dạy học sinh học” (Tài liệu dành cho học viên sau đại học). [45] + Luận văn thạc sĩ của Vũ Phương Thảo (2004): “Sử dụng CH tự lực nhằm phát huy tính tích cực của HS khi DH phần sinh học tế bào lớp 10 – ban KHTN”. [40 ] + Luận văn thạc sĩ của Bùi Thuý Phượng (2001): “Sử dụng CH, BT để tổ chức HS tự lực nghiên cứu SGK trong giảng dạy Sinh thái học 11- THPT”.[34 ] + Luận văn thạc sĩ của Ngô Thị Mai Hương (2004): “Tổ chức HS hoạt động tự lực với SGK trong DH chương “Các qui luật di truyền”. [24 ] + Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Mạnh Thắng (2005): “Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi tự lực góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương “Các qui luật di truyền”- Sinh học 11- THPT”. [41] + Luận văn thạc sĩ của Phan Thị Thanh Mai (2006): “Xây dựng và sử dụng CH, BT chương 3, 4 Sinh học tế bào nhằm tích cực hoá hoạt động học của HS lớp10”. [28] + Luận văn thạc sĩ của Đặng Thị Thái Anh (2007): “Xây dựng và sử dụng CH, BT để phát huy khả năng tự học của HS trong DH chương: “Chuyển hoá vật chất và năng lượng”- Sinh học 11- THPT”.[2] + Luận văn thạc sĩ của Hà Khánh Quỳnh (2007): “Rèn luyện năng lực tự học SGK cho HS qua DH phần “Sinh học tế bào” - Sinh học 10- THPT”. [36] Trong tất cả các kết quả nghiên cứu của mình, các tác giả đều khẳng định: cần phải đưa ra được các biện pháp tích cực để tổ chức HS tự học, trong đó CH, BT là phương tiện quan trọng để người dạy tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK của HS. Đồng thời đưa ra các nguyên tắc, qui trình xây dựng và biện pháp sử dụng CH, BT trong DHSH nói chung, trong DH di truyền, sinh thái học và sinh học tế bào nói riêng. Các thành công này của các tác giả sẽ được chúng tôi nghiên cứu, kế thừa trong luận văn này. Tuy nhiên, trong các biện pháp hướng dẫn, phương pháp, phương tiện để rèn luyện NLTH SGK cho HS thì các biện pháp sử dụng CH, BT chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là trong DH sinh học thì còn rất hạn chế. Do đó, việc đi sâu nghiên cứu lí luận để đề ra các biện pháp sử dụng CH, BT nhằm rèn luyện cho HS tự học SGK ở từng môn học là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong DH sinh học phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 trong chương trình THPT mới hiện nay. Cơ sở lí luận. Khái niệm về năng lực tự học. 1.2.1.1. Khái niệm tự học Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tự học: + Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn thì: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp….), và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. [43] + Theo tác giả Lưu Xuân Mới: “Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và SGK đã được qui định ”. [29] + Theo tác giả Nguyễn Như An: “Tự học, tự đào tạo, tự lực trong công tác học tập là yếu tố quan trọng và là nguyên nhân bên trong trực tiếp tác động đến chất lượng đào tạo”. [2] Tự học có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong GD nhà trường và trong cả cuộc sống người học. Tự học còn tạo điều kiện hình thành và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạo tiền đề và cơ hội cho họ học tập suốt đời. Theo V.P. Xtơrozicozin (1981), [30] tổ chức cho HS tự học có các vai trò sau: - Nâng cao tính tự giác và tính vững chắc trong việc nắm kiến thức của HS. - Rèn cho HS kĩ năng, kĩ xảo được qui định trong chương trình của mỗi bộ môn, phù hợp với mục đích của nhà trường. - Dạy cho HS biết cách áp dụng các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đã thu nhận được vào cuộc sống và lao động công ích. - Phát triển khả năng nhận thức của HS (tính quan sát, tính ham hiểu biết, khả năng tư duy logic, tích cực sáng tạo). - Luyện cho HS khả năng lao động có kết quả, biết say mê vươn tới mục đích đặt ra. - Chuẩn bị cho HS có thể tiếp tục tự học một cách có hiệu quả. - Tự học là biện pháp tối ưu nhất làm tăng độ bền kiến thức ở mỗi HS. 1.2.1.2. Khái niệm về năng lực tự học SGK. * Năng lực tự học: NLTH được hiểu là khả năng HS tự khám phá được kiến thức, kĩ năng theo mục đích nhất định dưới sự hướng dẫn của GV. Theo Lê Công Triêm, NLTH khả năng tự mình tìm tòi, nhận
Tài liệu liên quan