Luật học - Các biện pháp miễn, giảm TNHS; xóa án tích

Nguyên tắc nhân đạo: Việc đối xử với người phạm tội cũng cần nhân từ, độ lượng, khoan dung; giúp người phạm tội nhận ra sai lầm của mình và tạo điều kiện cho họ tự sửa chữa, khắc phục. Nhà nước không cần buộc người phạm tội phải chịu TNHS mà vẫn đạt được mục đích của hình phạt. Chính sách tiết giảm hình phạt trong luật hình sự.

ppt59 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Các biện pháp miễn, giảm TNHS; xóa án tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC BIỆN PHÁP MIỄN, GIẢM TNHS; XÓA ÁN TÍCHThs. Vũ Thị Thúy* Cơ sở của việc quy định chế định miễn, giảm TNHS Nguyên tắc nhân đạo: Việc đối xử với người phạm tội cũng cần nhân từ, độ lượng, khoan dung; giúp người phạm tội nhận ra sai lầm của mình và tạo điều kiện cho họ tự sửa chữa, khắc phục.Nhà nước không cần buộc người phạm tội phải chịu TNHS mà vẫn đạt được mục đích của hình phạt.Chính sách tiết giảm hình phạt trong luật hình sự.I. MIỄN TNHS1. Khái niệm* Định nghĩa: Miễn TNHS là việc cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà họ đã thực hiện khi có căn cứ luật định.* Thẩm quyền miễn TNHS :Trong giai đoạn khởi tố, điều tra: Cơ quan Điều traTrong giai đoạn truy tố: Viện kiểm sátTrong giai đoạn xét xử: Tòa án.Quốc hội: quyết định đại xá (Điều 84 HP1992)* Ý nghĩa của việc miễn TNHS: Người được miễn TNHS không phải chịu bất kì hình thức TNHS nào kể từ khi có quyết định miễn TNHS của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật (hình phạt, biện pháp tư pháp, án tích, án phí)Người được miễn TNHS không được đương nhiên loại trừ trách nhiệm pháp lý khác (Dân sự, Hành chính, Kỷ luật).2. Các trường hợp miễn TNHS ở Phần chung:a. Miễn TNHS trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19). Lý do: Về mặt khách quan, hành vi đã thực hiện chưa thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm được thực hiện.Về mặt chủ quan: người phạm tội hoàn toàn từ bỏ hẳn ý định phạm tội của mình=> Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội giảm đáng kể, người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.b. Miễn TNHS do hết thời hiệu truy cứu TNHS (Điều 23 LHS). Định nghĩa (khoản 1): Thời hiệu truy cứu TNHS là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS.Thời hạn tính thời hiệu truy cứu TNHS (K.2): 5 năm đối với TP ít nghiêm trọng10 năm đối với TP nghiêm trọng15 năm đối với TP rất nghiêm trọng20 năm đối với TP đặc biệt nghiêm trọng* Thời điểm tính thời hiệu truy cứu TNHS: Kể từ ngày tội phạm được thực hiện.Nếu trong thời hạn đó người phạm tội lại phạm tội mới thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó phạm tội mới.Nếu trong thời hạn đó, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời hiệu được tính kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.* Điều kiện để được miễn TNHS do hết thời hiệu truy cứu TNHSNếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội:Không phạm tội mới mà BLHS qui định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, vàKhông cố tình trốn tránh và không có lệnh truy nã.Nhận định: 7. Người được miễn trách nhiệm hình sự là người không phạm tội.Bài tập 23. A (17 tuổi) phạm hai tội: Tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 BLHS vào ngày 01/01/2005 và tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 245 BLHS vào ngày 01/06/2006.Anh/chị hãy xác định: Thời điểm hết thời hiệu truy cứu TNHS đối với các tội mà A thực hiện nếu sau ngày 01/06/2006 A không phạm tội mới và không có lệnh truy nã.c. Miễn TNHS theo quy định tại Điều 25 BLHS:Miễn TNHS do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không nguy hiểm cho xã hội nữa Miễn TNHS do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa Miễn TNHS trong trường hợp người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra TP, hạn chế hậu quả của tội phạm Miễn TNHS khi có quyết định đại xá d. Miễn TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội (K2 Đ 69 BLHS)Điều kiện: Người PT chưa đủ 18 tuổi tại thời điểm thực hiện TP;Tội đã phạm là tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng;Gây hại không lớn;Có nhiều tình tiết giảm nhẹ (2 tình tiết giảm nhẹ trở lên).Được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.3. Miễn TNHS theo quy định của Phần Các tội phạm BLHSĐiều 80Điều 289II. MIỄN HÌNH PHẠT* Định nghĩa: Miễn hình phạt là việc TA không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt về tội mà họ đã phạm.* Ý nghĩa:Mục đích của hình phạt vẫn đạt được ngay cả khi không áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, khuyến khích và tạo điều kiện cho họ thích nghi nhanh chóng với trật tự pháp luật, với các quy tắc xử sự của cuộc sống, giúp họ có điều kiện tự giáo dục, cải tạo để phục thiện.Nhà nước tiết kiệm được các biện pháp trừng trị bằng các biện pháp pháp lý hình sự; tiết kiệm chi phí xã hội bỏ ra để cải tạo người phạm tội mà vẫn đạt được mục đích của hình phạt.* Thẩm quyền: Tòa án2. Điều kiện miễn hình phạt (Điều 54 BLHS)Có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Đ.46 BLHS.Người PT thụôc đối tượng đáng được khoan hồng đặc biệt.Chưa đến mức được miễn TNHS.3. Hậu quả pháp lýNgười đựơc miễn HP thì đương nhiên được xóa án tích.Nếu người bi kết án còn phải chấp hành các quyết định khác của bản án như án phí, bồi thường thiệt hại thì họ chỉ được xóa án tích khi chấp hành xong các nghĩa vụ đã được ghi trong bản án.III. ÁN TREO1. Khái niệm: * Định nghĩa: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện được áp dụng đối với người bị xử phạt tù không quá 3 năm, xét nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ mà thấy không cần thiết buộc chấp hành hình phạt tù.* Tính chất pháp lý: - Là biện pháp cưỡng chế hình sự, nhưng không phải là hình phạt;- Là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù 2. Điều kiện để xem xét cho hưởng án treoBị xử phạt tù không quá 3 nămCăn cứ vào nhân thân người phạm tộiCó nhiều tình tiết giảm nhẹXét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù3. Thời gian thử thách của án treo Thời gian thử thách của án treo là thời hạn mà Tòa án quyết định buộc người bị kết án được hưởng án treo phải tuân thủ các điều kiện của án treo.Thời gian thử thách của án treo tối thiểu phải gấp 2 lần thời gian chấp hành HP tù trong bản án, không dưới 1 năm và không quá 5 năm. * Cách tính thời gian thử thách của án treo:Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo. Nếu người bị kết án có nhiều bản án cho hưởng án treo thì tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo. 4. Điều kiện của án treo và hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện của án treo Điều kiện của án treo:Trong thời gian thử thách không được phạm tội mới (bất kể tội gì). 4. Điều kiện của án treo và hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện của án treo Hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện của án treo (khoản 5 Điều 60):Người phạm tội phải chấp hành toàn bộ hình phạt tù đã được tuyên trong bản án cho hưởng án treo.Hình phạt của hai bản án được tổng hợp theo qui định tại khoản 2 Điều 51.Thời hạn tạm giam tạm giữ trước đó (nếu có) được trừ vào thời hạn của hình phạt chung.5. Thể thức chấp hành án treo (Nghị định 61/2000/NĐ-CP)Trong thời gian thử thách:TA giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục.Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với có quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.Người được hưởng án treo không bị cách ly khỏi xã hội, được làm ăn, sinh sống bình thường tại nơi cư trú; có nghĩa vụ phải trình diện với cơ quan tổ chức hoặc chính quyền địa phương trong thời gian chấp hành án treo.Nhận định: 9. Án treo là một loại hình phạt.10. Án treo chỉ áp dụng cho tội ít nghiêm trọng.Bài tập 25. A phạm tội (tội X) và bị Tòa án tuyên phạt 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 3 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách thì A bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác (tội Y).Hãy tổng hợp hình phạt đối với A trong trường hợp nếu tội phạm Y Tòa án tuyên:Phạt tù 3 năm;Phạt tù 6 tháng nhưng cho hưởng án treo (biết rằng tội Y được thực hiện trước tội X);Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm;Phạt tiền 5 triệu đồng.6. Hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treoKhoản 3 Điều 60 BLHS qui định người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là:Phạt tiền (Điều 30);Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điều 36 BLHS).7. Giảm thời gian thử thách cho người được hưởng án treo* Khoản 4 Điều 60 BLHS quy định: Người được hưởng án treo có thể được xét giảm thời gian thử thách khi có các điều kiện sau:Đã chấp hành được ½ thời gian thử thách;Có nhiều tiến bộ;Có đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục.* Thẩm quyền giảm thời gian thử thách: Tòa án.IV. MIỄN CHẤP HÀNH BẢN ÁN HÌNH SỰ DO HẾT THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁNĐịnh nghĩa (Khoản 1 Điều 55 BLHS): Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.IV. MIỄN CHẤP HÀNH BẢN ÁN HÌNH SỰ DO HẾT THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁNThời hạn để tính hiệu thi hành bản án hình sự (Khoản 2 Điều 55): 5 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù đến 3 năm;10 năm đối với trường hợp xử phạt tù trên 3 năm đến 15 năm;15 năm đối với trường hợp xử phạt tù trên 15 năm.IV. MIỄN CHẤP HÀNH BẢN ÁN HÌNH SỰ DO HẾT THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁN* Thời điểm tính thời hiệu thi hành bản án hình sự:Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.Nếu trong thời hạn trên, người phạm tội phạm tội mới thì thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới;Nếu trong thời hạn nói trên người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời hiệu tính lại kể từ ngày ra trình diện hoặc bị bắt giữ.IV. MIỄN CHẤP HÀNH BẢN ÁN HÌNH SỰ DO HẾT THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁN Điều kiện để miễn chấp hành bản ánNgười phạm tội:Không phạm tội mới trong thời hạn luật định; vàNgười bị kết án không cố tình trốn tránh việc thi hành bản án và không có lệnh truy nã.IV. MIỄN CHẤP HÀNH BẢN ÁN HÌNH SỰ DO HẾT THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁN* Áp dụng thời hiệu thi hành bản án trong trường hợp đặc biệt (khoản 4 Điều 55)Nếu người phạm tội bị xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, khi đã qua thời hạn 15 năm do Chánh án TANDTC quyết định theo đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC.Nếu không áp dụng thời hiệu thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân, tù chung thân được chuyển xuống thành tù 30 năm.* Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án (Điều 56): đối với các tội được quy định tại Chương XI và Chương XXIV.Bài tập 24. A (17 tuổi) bị phạt 2 năm tù về tội cướp giật TS, phải bồi thường cho người bị hại 3 triệu đồng và đóng án phí.Hãy xác định:1. Thời hiệu thi hành bản án về tội cướp giật TS nêu trên là mấy năm? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?3. Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 5 Đ.136 BLHS đối với A không? Tại sao?V. HOÃN, TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ1. Hoãn chấp hành hình phạt tù (Điều 61 BLHS)* Định nghĩa: Hoãn chấp hành hình phạt tù là chuyển việc thi hành hình phạt tù sang thời điểm khác muộn hơn. * Đối tượng áp dụng: người bị xử phạt tù nhưng chưa chấp hành hình phạt tù.* Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp sau đây:Bị bệnh nặng: được hoãn cho đến khi sức khỏe được phục hồi;Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi: được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt: được hoãn đến 1 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm ANQG hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ: được hoãn đến 1 năm.2. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (Điều 62 BLHS)Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là việc tạm ngừng việc đang chấp hành hình phạt tù trong khoảng thời gian nhất định.Đối tượng áp dụng: Người đang chấp hành hình phạt tù (Người bị xử phạt tù, đã chấp hành một phần hình phạt tù). Các trường hợp tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù: Giống khoản 1 Điều 61VI. MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT1. Khái niệmĐịnh nghĩa: Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt mà toà án đã tuyên trong bản án.Nội dung: Người bị kết án có thể được miễn chấp hành hình phạt chính và hình phạt bổ sung, có thể là toàn bộ hình phạt (nếu bản án chưa được chấp hành); hoặc phần còn lại của hình phạt (nếu bản án đó đã chấp hành 1 phần hình phạt).Thẩm quyền: Quốc hội: trong trường hợp miễn chấp hành hình phạt do đại xá.Chủ tịch nước: trong trường hợp miễn chấp hành hình phạt do đặc xá.Tòa án: Những trường hợp còn lại.2. Các trường hợp miễn chấp hành hình phạt và điều kiện áp dụng:Miễn chấp hành hình phạt do lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo (Khoản 1 Đ57)Miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá (K2 Điều 57)Miễn chấp hành hình phạt do trong thời gian hoãn chấp hành hình phạt tù đã lập công (K3 Điều 57)Miễn chấp hành hình phạt do người phạm tội trong thời gian tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đã lập công (K4 Điều 57)Miễn chấp hành phần hình phạt cấm cư trú hoặc quản chế còn lại (Khoản 5 Điều 57)Miễn chấp hành phần hình phạt tiền còn lại (K2 Điều 58)Miễn chấp hành phần hình phạt còn lại đối với người chưa thành niên phạm tội (khoản 2, 3 Điều 76)VII. GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT*Giảm thời hạn chấp hành hình phạt là trường hợp Toà án quyết định giảm việc chấp hành một phần hình phạt cho người bị kết án đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có sự cải tạo tốt.* Đối tượng được xét giảm là những người bị kết án:Tù chung thân;Tù có thời hạn (đến 30 năm);Cải tạo không giam giữ.VII. GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT* Điều kiện để được xét giảm:Đã chấp hành được 1/3 thời hạn đối với CTKGG, tù đến 30 năm; hoặc 12 năm đối với tù chung thân. Có nhiều tiến bộ như: tích cực lao động, học tập, cải tạo; hối lỗi, chấp hành tốt nội quy, quy chế của trại giam, pháp luật của Nhà nước...Có đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục.VII. GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠTMức giảm:Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải đảm bảo chấp hành được ½ mức hình phạt đã tuyên.Người bị xử phạt tù chung thân: lần đầu giảm xuống thành 30 năm tù, có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải đảm bảo thời gian thực tế chấp hành là 20 năm tù.VII. GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT* Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt (Điều 59 BLHS):“Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức qui định tại Điều 58 BLHS”.VII. GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT* Giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 76 BLHS)Thời hạn: Đã chấp hành được ¼ thời hạn của hình phạt tù, CTKGG;Mức giảm: mỗi lần có thể giảm đến 4 năm tù; nhưng phải đảm bảo chấp hành tối thiểu 2/5 mức hình phạt đã tuyên.VIII. XÓA ÁN TÍCH1. Định nghĩa: Xóa án tích là hoạt động xóa đi án tích cho người bị kết án và người được xóa án coi như chưa bị kết án. 2. Các trường hợp xóa án tích:a. Đương nhiên được xóa án tích (Điều 64 BLHS)b. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Đ.65)a. Đương nhiên được xóa án tích (Đ.64 BLHS)Đương nhiên được xóa án tích là trường hợp được công nhận là chưa bị kết án khi thỏa mãn điều kiện luật định mà không cần có sự xem xét và quyết định của Tòa án.Những trường hợp đương nhiên được xóa án tíchNgười được miễn hình phạt.Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của BLHS, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau:01 năm đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, CTKGG hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;03 năm trong trường hợp hình phạt là tù đến 3 năm;05 năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên 3 năm đến 15 năm;07 năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên 15 năm.b. Xóa án do tòa án quyết định của Tòa án (Điều 65 BLHS)* Đối tượng áp dụng: Người đã bị kết án về các tội được quy định tại Chương XI và Chương XXIV BLHS.* Kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà không phạm tội mới trong thời hạn sau:03 năm đối với người bị xử phạt tù đến 03 năm;07 năm đối với người bị xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;10 năm đối với người bị xử phạt tù trên 15 năm.b. Xóa án do tòa án quyết định của Tòa ánLưu ý:Người bị bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ 1 năm sau mới được xin xóa án tích;Người bị bác đơn xin xóa án tích lần thứ 2 trở đi phải chờ 2 năm sau mới được nộp đơn xin xóa án tích.=> Buộc người bị kết án phải thực sự cải tạo, tu dưỡng và khi nào tự tin rằng mình đã cải tạo tốt mới cân nhấc việc nộp đơn xin xóa án tích.* Căn cứ để xét xóa án tích:Khi người bị kết án thỏa mãn điều kiện về thời hạn để được xét xóa án tích, có đơn xin xóa án tích, Tòa án dựa vào các căn cứ sau để xét xóa án tích:Tính chất của tội phạm đã được thực hiện;Nhân thân người phạm tội;Thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án.c. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt ( Điều 65 BLHS1999)* Điều kiện: Người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công; Được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị; Đảm bảo được 1/3 thời hạn quy định* Thẩm quyền: Tòa án.d. Xoá án tích đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 77 BLHS)Thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội: bằng ½ so với người đã thành niên phạm tội (bằng ½ thời hạn quy định tại Điều 64).Người chưa thành niên PT, nếu được áp dụng các biện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 (Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; và đưa vào trường giáo dưỡng), thì không bị coi là có án tích.Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm (khoản 6 Điều 69)3. Cách tính thời hạn để xóa án tích (Điều 67)Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 64 và 64 là căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.Nếu chưa được xóa án tích mà phạm tội mới thì thời hạn để xóa án tích của bản án cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án (án phí, BTTH...).Người được miễn chấp hành phần HP còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong HP.Nhận định: 8. Miễn hình phạt là biện pháp không gây án tích cho người được áp dụng.11. Người đã được xóa án tích được coi là người chưa bị kết án.Bài tập 8.A bị Tòa án kết án về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 202 BLHS nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ đáng được khoan hồng đặc biệt nên Tòa án quyết định miễn hình phạt cho A. Về trách nhiệm dân sự A phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn 10 triệu đồng. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật được 5 tháng, (trong khi việc bồi thường thiệt hại của A vẫn chưa chấp hành xong) thì A phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS. Hãy xác định: A có bị coi là phạm tội trong thời gian đang có án tích không? Tại sao?Nếu có án tích, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao?(Biết rằng: Tội phạm được quy định tại Đ.202 BLHS có lỗi vô ý.)Bài tập 9.Ngày 20.7.2005, Nguyễn Văn A điều khiển mô tô loại 100 phân khối trên đường (A có bằng lái). Do phóng nhanh, không kiểm soát được tốc độ nên đã gây tai nạn giao thông làm chết 1 người và bị đưa ra xét xử theo K1 Đ202 BLHS. Xem xét về nhân thân của A thấy rằng: Ngày 30/7/2001, A đã bị kết án về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS và bị xử phạt 2 năm tù, bồi thường tiền viện phí 235.000 đồng. Sau khi mãn hạn tù, ngày 20.5.2003 A đã bồi thường cho người bị hại và đóng án phí. Hãy xác định:Vào thời điểm phạm tội mới, A có bị coi là người đang có án tích không? Tại sao?Nếu có án tích, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao?Bài tập 10.A sinh năm 1976 đã có hành vi phạm tội như sau: Khoảng 19h ngày 24/10/2006 A đã đến khu chung cư Thanh Đa trộm cắp 1 chiếc xe Honda. Việc trộm cắp bị bắt quả tang và A bị đưa ra xét xử theo Khoản 1 Điều 138 BLHS. Xét về nhân thân, A trước đây đã bị xét xử về các tội phạm sau:Ngày 25.4.2001, A đã bị xét xử về tội trộm cắp tài sản và bị xử phạt 12 tháng tù, cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 18 tháng.Ngày 20.11.2003, A tiếp tục phạm tội trộm cắp tài sản và bị xử phạt 2 năm tù.Ngày 9.3.2007, A bị đưa ra xét xử về hành vi trộm cắp xe Honda đã thực hiện
Tài liệu liên quan