Luật học - Chương XIV: Quyết định hình phạt

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT 1. KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT (QĐHP) LÀ VIỆC TA LỰA CHỌN LOẠI HP VỚI MỨC HP CỤ THỂ ĐỂ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI CỤ THỂ QĐHP CÒN GỌI LÀ CÁ THỂ HOÁ HÌNH PHẠT QĐHP LÀ BƯỚC QUAN TRỌNG CỦA GIAI ĐOẠN XÉT XỬ: NÓ QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN CỦA BỊ CÁO TRƯỚC PHIÊN TOÀ NÓI LÊN TÍNH NGHIÊM MINH CỦA PHÁP LUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÒNG NGỪA CHUNG VÀ RIÊNG

ppt43 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Chương XIV: Quyết định hình phạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG XIVQUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠTQUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT1. KHÁI NIỆMQUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT (QĐHP) LÀ VIỆC TA LỰA CHỌN LOẠI HP VỚI MỨC HP CỤ THỂ ĐỂ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI CỤ THỂQĐHP CÒN GỌI LÀ CÁ THỂ HOÁ HÌNH PHẠTQĐHP LÀ BƯỚC QUAN TRỌNG CỦA GIAI ĐOẠN XÉT XỬ:NÓ QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN CỦA BỊ CÁO TRƯỚC PHIÊN TOÀNÓI LÊN TÍNH NGHIÊM MINH CỦA PHÁP LUẬTĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÒNG NGỪA CHUNG VÀ RIÊNG Nếu phần chế tài của điều luật phần các tội phạm nêu nhiều loại HP chính thì việc QĐHP là việc lựa chọn loại HP, mức HP cụ thể của loại đó áp dụng đối với người phạm tộiNếu phần chế tài của điều luật phần các tội phạm nêu 1 loại HP chính thì việc QĐHP là việc lựa chọn mức HP cụ thể để áp dụngQĐHP theo nghĩa hẹp được hiểu là QĐHP chính và QĐHP bổ sungTheo nghĩa rộng là QĐHP chính, QĐHP bổ sung, QĐ biện pháp chấp hành HP, QĐ biện pháp tư phápTheo nghĩa rộng hơn nữa thì QĐHP là QĐ biện pháp xử lý đối với người phạm tội tức là, bao gồm các nghĩa trên và QĐ miễn HPQĐHP có ý nghĩa hai mặt. Một mặt cùng với định tội, QĐHP là sự thẻ hiện cao nhất, tập trung nhất việc áp dụng PLHS vào đấu tranh chống tội phạm, mặt khác QĐHP tạo cơ sở quan trọng để dạt được mục đích của HP.2. Căn cứ quyết định hình phạtTheo quy định tại Điều 45 BLHS99 thì căn cứ QĐHP bao gồm:Các quy định của BLHS;Tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của HV phạm tội;Nhân thân người phạm tội;Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS2.1. Các quy định của BLHSKhi QĐHP phải căn cứ vào BLHS để lựa chọn loại hình phạt, mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người phạm tội. Các quy định liên quan đến nguyên tắc xử lý, đến HP và QĐHP gồm:Các quy định của phần chung của BLHS:Quy định về nguyên tắc xử lý (Điều 3);Các quy định liên quan đến HP (Điều 2640);Các quy định về các biện pháp tư pháp (4144)Các quy định về căn cứ QĐHP (Điều 45)Về các TTGN (Điều 4647)Về các TTTN (Điều 48)Về tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 49)Quy định về án treo (Điều 60) Các quy định phần các tội phạmKhi QĐHP phải căn cứ vào các quy định đó để:Xác định khung hình phạt;Dựa theo quy định của phần chung, TA có thể lựa chọn loại HP, mức HP cụ thể...;Căn cứ “các quy định của BLHS” được xem như để đảm bảo thực hịên nguyên tắc pháp chế XHCN trong QĐHP2.2. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của HVVề nguyên tắc, HP áp dụng đối với người phạm tội phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của HV, nên tính chất và mức độ nguy hiểm của HV là một căn cứ quyết định hình phạt. Suy cho cùng, căn cứ thứ nhất đã bao hàm vấn đề này.Các khung HP được xây dựng dựa theo tính chất nguy hiểm của HV phạm tội, nhưng khi quyết định HP, toà án vẫn phải cân nhắc yếu tố này. Cho dù HP cụ thể được quyết định trong phạm vi khung HP cho phép nhưng nó phải tương xứng với tính chất nguy hiểm của loại tội trong sự so sánh với những loại khác. Như vậy mới đảm bảo tính thống nhất trong QĐHP.Cân nhắc mức độ nguy hiểm cho XH của HV phạm tội khi QĐHP nhằm đảm bảo tính thống nhất và công bằng trong QĐHP đối với các trường hợp phạm tội khác nhau của một loại tội. Mức độ nguy hiểm cho XH của HV phụ thuộc vào các yếu tố sau:Tính cất của HV như thủ đoạn, công cụ, phương tiện...;Tính chất, mức độ của HQ đã gây ra hoặc đe doạ gây ra;Mức độ lỗi, tính chất của động cơ, quyết tâm phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội;Hoàn cảnh phạm tội;Những tình tiết về nhân thân ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của HV phạm tội.2.3. Nhân thân người phạm tộiCăn cứ vào nhân thân người phạm tội để QĐHP là thể hiện nguyên tắc cá thể hoá hình phạt trong LHS. Hình phạt do TA quyết định phải phù hợp với những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội để đảm bảo thực hiện mục đích trừng trị và cải tạo, giáo dục người phạm tội.Trong căn cứ thứ nhất và thứ 2 đã bao hàm một phần căn cứ nàyKhi QĐHP toà án cân nhắc trong tổng thể các đặc điểm về nhân thân người phạm tội liên quan đến mục đích của hình phạt. Đó là những đặc điểm: Những đặc điểm về nhân thân có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho XH của HV:Phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự;Tái phạm hay tái phạm nguy hiểm; PT có tính chất chuyên nghiệp hay không;Là người chưa thành niên hay đã thành niên...Những đặc điểm về nhân thân phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của họ:Tự thú;Hối cải;Lập công chuộc tội;Ngoan cố ...Những đặc điểm về nhân thân phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ:Bệnh tật hiểm nghèo;Già yếu;Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ;Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.2.4. Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHSThuộc căn cứ này là những tình tiết giảm nhẹ (TTGN) và tình tiết tăng nặng (TTTN) quy định tại Điều 46 và 48 BLHS99. Có thể phân chúng thành 3 nhóm:Các tình tiết làm giảm xuống hoặc tăng lên đáng kể mức độ nguy hiểm cho XH của HV phạm tội;Các tình tiết phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tộiCác tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tộiCần lưu ý về tính chất pháp lý của các TTGN, TTTN như sau:Những TTGN không chỉ là những tình tiết nêu ở Điều 46. Toà án có thể coi những tình tiết khác ngoài Điều 46 là TTGN, nhưng phải nêu trong bản ánChỉ có những tình tiết nêu tại Điều 48 mới là tình tiết tăng nặng.Những tình tiết đã là tình tiết định tội (trong CTTP CB), định khung HP (trong CTTP GN, CTTP TN) thì không được coi là TTGN, TTTN nữa, cho dù điều luật có quy định Các TTGN, TTTN hầu hết chưa được mô tả, do đó, nếu không có hướng dẫn thì TA phải tự xác định khi xét xử.Các tình tiết sau đây đã có mô tả hoặc có thể tìm hiểu nội dung của nó thông qua một số quy định của một số điều luật: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 49)Vượt quá giới hạn PVCĐ (Điều 15);Vượt quá yêu cầu của TTCT (Điều 16)Phạm tội có tổ chức (Điều 20)Trờn cơ sở những quy định của BLHS và thực tiễn xột xử cú thể xỏc định nội dung và ý nghĩa của một số TTGN và TTTN TNHS:Cỏc TTGN TNHS:Cỏc tỡnh tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của HV phạm tội:(i) Cỏc tỡnh tiết liờn quan đến mức độ hậu quả:(1) Người phạm tội đó ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tỏc hại của tội phạm: Người phạm tội, bằng hành động cụ thể tự nguyện và tớch cực ngăn chặn, làm giảm bớt tỏc hại do HVPT của mỡnh gõy ra. (2) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục HQ: Người bị hại khụng đũi hỏi nhưng người phạm tội đó tự nguyện sửa chữa những hư hỏng, tự nguyện bồi thường hoặc tỡm cỏch khắc phục HQ của tội phạm. Mức độ giảm nhẹ ở đõy tuỳ thuộc vào sự nỗ lực của người phạm tội và mức độ HQ được khắc phục trờn thực tế.(3) Phạm tội chưa gõy thiệt hại hoặc gõy thiệt hại khụng lớn: Trường hợp này giống như tỡnh tiết ngăn chặn HQ. Tuy nhiờn sự khỏc nhau là ở chỗ gõy thiệt hại hoặc thiệt hại khụng lớn cú nguyờn nhõn khỏch quan khụng phụ thuộc vào ý thức người phạm tội. (ii) Những tình tiết phản ánh đặc điểm nhân thân ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của HV và người phạm tội.(1) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng: là trường hợp người phạm tội chưa phạm tội gì trước đó và tội mà người đó phạm là tội ít nghiêm trọng hoặc trường hợp ít nghiêm trọng của tội nghiêm trọng(iii) Những tình tiết ảnh hưởng đến mức độ lỗi(1) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra: Đây là trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm trong trạng thái bị hạn chế khả năng kiểm soát và điều khiển HV của mình do bị kích động. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của HV kích động và mức độ phản ứng của người bị kích động.(2) Phạm tội vì hoàn cảnh khó khăn mà không phải do mình gây ra: Người phạm tội do bị hoàn cảnh khó khăn khách quan đưa lại. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào mức độ khó khăn, mức độ khắc phục khó khăn của người phạm tội.(3) Phạm tội do bị người khác đe doạ, cưỡng bức: Phạm tội do bị người khác chi phối bằng sự đe doạ, cưỡng bức. Mức độ giảm nhẹ tuỳ thuộc vào mức độ đe doạ, cưỡng bức(4) Phạm tội do lạc hậu: là trường hợp phạm tội do nhận thức thấp kém, lạc hậu. Mức giảm nhẹ phụ thuộc vào sự nhận thức của người phạm tội và hoàn cảnh kinh tế, văn hoá, XH ở địa phương(5) Người phạm tội là người có bện bị hạn chế khả năng nhận thức, khả năng điều khiển HV của mình: là trường hợp người thực hiện tội phạm nhưng bị hạn chế khả năng nhận thức cvà khả năng điều khiển HV do bị bệnh. Mức độ giảm nhẹ tuỳ thuộc vào mức độ hạn chế hai khả năng. Những tình tiết phản ánh khả năng cải tạo của người phạm tội(1) Người phạm tội tự thú: Trước khi bị phát hiện, người phạm tội đã đến cơ quan có thẩm quyền trình diện và khai báo về HV của mình(2) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải: Khai báo thành thật với tất cả những gì liên quan đến tội phạm. Ăn năn hối cải là trường hợp người phạm tội hối hận, mong được sửa chữa lỗi lầm(3) Người phạm tội tích cực giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phạt hiện, điều tra: Người phạm tội hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền một cách tích cực. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào hiệu quả của HV của người phạm tội.(4) Người phạm tội lập công chuộc tội: Người phạm tội có thành tích đặc biệt(5) Người phạm tội có thành tích xuất sắc trong SX, chiến đấu, học tập, công tác: Trước khi phạm tội, người phạm tội có thành tích và được công nhận. Những tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội(1) Người phạm tội là phụ nữ có thai: Người phụ nữ có thai sẽ có ảnh hưởng đến tâm, sinh lý và sức khoẻ.(2) Người phạm tội là người già: Người phạm tội là người từ 60 tuổi trở lên. Những TTTN TNHS: Những tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho XH của HV(i) Tình tiết phản ánh đối tượng bị xâm hại là đối tượng đặc biệt(1) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về vật chất, tinh thần, công tác và các mặt khác: Trường hợp phạm tội đối với những người không có hoặc bị hạn chế khả năng tự vệ.(2) Xâm phạm tài sản Nhà nước: Tài sản Nhà nước là bất khả xâm phạm nên xâm phạm tài sản Nhà nước là TTTN TNHS.(ii) Tình tiết phản ánh tính chất của HV phạm tội:(1) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội: Sử dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội (2) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để thực hiện tội phạm: Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, phức tạp để thực hiện tội phạm, làm tăng thêm khó khăn, phức tạp cho XH.(3) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: Lấy việc phạm tội làm nguồn thu nhập chính(4) Phạm tội có tính chất côn đồ: HV phạm tội thể hiện sự hung hãn, coi thường người khác, coi thường pháp luật(iii) tình tiết phản ánh mức độ HQ:(1) Phạm tội gây HQ nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng:Đây là trường hợp phạm tội làm phát sinh HQ trên thực tế ở 3 mức độ khác nhau(iv) Tình tiết phản ánh mức độ lỗi:(1) Phạm tội vì động cơ đê hèn: Hành vi phạm tội là biểu hiện của sự phản trắc, bội bạc, ích kỷ, hèn nhát(2) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng: Thể hiện quyết tâm thực hiện tội phạm(v) Tình tiết phản ánh đặc điểm về nhân thân người phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho XH của HV:(1) Phạm tội nhiều lần: là trường hợp phạm tội mà trước đó người phạm tội đã phạm tội ít nhất 1 lần mà chưa bị xét xử(2) Tái phạm nguy hiểm: Phạm tội khi đã bị kết án mà chưa được xoá án tích (Điều 49)(vi) Tình tiết phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội(1) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che dấu tội phạm: Sau khi phạm tội đã có HV gian dối quỷ quyệt để trốn tránh, che dấu tội phạm 3. QĐHP trong trường hợp đặc biệtQĐHP trong trường hợp đặc biệt bao gồm:QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS;QĐHP trong trường hợp phạm nhiều tội;Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án;QĐHP trong trường hợp CBPT, PTCĐ;QĐHP trong trường hợp đồng phạm3.1. QĐHP nhẹ hơn quy định của Bộ luậtĐiều kiện: Tội phạm phải có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại Khoản 1 Điều 46 BLHS99. Nếu tội phạm có nhiều TTGN nhưng chỉ có 1 tình tiết được quy định tại Khoản 1 Điều 46 thì cũng không có căn cứ áp dụng Điều 47 BLHS.Khi có căn cứ đó TA có thể QĐHP dưới mức tối thiểu của khung HP mà điều luật đó quy định nhưng chỉ được tới giới hạn sau:Phải trong khung HP liền kề nhẹ hơn của điều luật.Nếu điều luật chỉ có 1 khung HP hoặc khung HP đó là nhẹ nhất của điều luật thì TA có thể QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang loại HP khác nhẹ hơn 3.2. QĐHP trong trường hợp phạm nhiều tộiCác trường hợp phạm nhiều tội là các trường hợp dưới đây và bị đưa ra xét xử cùng một lần:Người phạm tội thực hiện nhiều HV và mỗi HV cấu thành một tội;Người phạm tội thực hiện một HV nhưng HV ấy cấu thành nhiều tội.Toà án QĐHP như sau:QĐHP đối với từng tội theo quy định chung theo căn cứ QĐHP, sau đó tổng hợp thành HP chung theo nguyên tắc:Đối với HP chính:(i) Nếu các HP đã tuyên cùng là CTKGG và tù có thời hạn thì các HP đó được cộng lại thành HP chung. HP chung không vượt quá 3 năm đối với hình phạt CTKGG và 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn.(ii) Nếu các HP đã tuyên gồm CTKGG và tù có thời hạn thì HP CTKGG được đổi thành HP tù theo tỷ lệ cứ 3 ngày CTKGG đổi thành 1 ngày tù để tổng hợp thành HP chung theo nguyên tắc đã nêu trên.(iii) Nếu HP nặng nhất trong số các HP đã tuyên là chung thân hoặc tử hình thì HP chung là chung thân hoặc tử hình(iv) Các khoản phạt tiền cộng lại thành HP chung(v) Trục xuất không tổng hợp với các HP khácĐối với HP bổ sung:(i) Nếu các HP đã tuyên là cùng loại thì HP chung được quyết định trong giới hạn do BLHS quy định đối với loại HP đó(ii) Nếu các HP đã tuyên là khác loại thì phải chấp hành tất cả các HP đã tuyên.3.3. Tổng hợp HP của nhiều bản ánTrường hợp có nhiều bản án là:Đang phải chấp hành bản án lại bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này;Đang phải chấp hành bản án lại bị đưa ra xét xử về tội đã phạm sau khi có bản án này.TA tổng hợp HP như sau:Trường hợp thứ nhất: QĐHP đối với tội đang xét xử (tội phạm xảy ra trước) sau đó tổng hợp với hình phạt của bản án trước (tội phạm xảy ra sau) thành HP chung theo nguyên tắc chung. Thời gian chấp hành HP của bản án trước được trừ vào thời gian chấp hành HP chung.Trường hợp thứ hai: TA QĐHP đối với tội đang xét xử, sau đó ttổng hợp với phần HP còn lại chưa chấp hành của bản án trước thành HP chung.3.4. QĐHP trong trường hợp CBPT, PTCĐCăn cứ QĐHP trong trường hợp CBPT, PTCĐ;HP được quyết định theo các điều của BLHS về các tội phạm tương ứng;Tính chất, mức độ nguy hiểm cho XH của HV;Mức độ thực hiện ý định phạm tội;Những tình tiết khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng HP được quyết đinh như sau:Đối với trường hợp CBPT:Nếu điều luật được áp dụng có quy định HP chung thân hoặc tử hình thì mức HP cao nhất được áp dụng là không quá 20 năm tù;Nếu là tù có thời hạn thì mức cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù cao nhất mà điều luật quy định Đối với trường hợp PTCĐ:Nếu điều luật được áp dụng có quy định HP chung thân hoặc tử hình thì có thể áp dụng HP này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng;Nếu là tù có thời hạn thì mức cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức cao nhất mà điều luật quy định3.5. QĐHP trong trường hợp đồng phạmVề những căn cứ chung được áp dụng để QĐHP trong đồng phạm:Khi QĐHP trong đồng phạm, TA phải tuân thủ các quy định chung về căn cứ QĐHP và phải chú ý đến những vấn đề sau. Cụ thể là:Tội phạm do những người đồng phạm thực hiện chung được quy định tại điều nào của BLHS thì áp dụng điều luật đó, phạm vi chế tài của điều luật đó khi QĐHP đối với tất cả những người đồng phạmĐối với tính chất mức độ nguy hiểm của HV phạm tội, cần lưu ý:(i) Tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm do những người đồng phạm thực hiện chung thống nhất với tính chất, mức độ nguy hiểm cho XH trong HV của mỗi người đồng phạm;(ii) Tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm do những người đồng phạm thực hiện chung được xác định dựa vào các tình tiết KQ và CQ của tội phạm được thực hiện chung;(iii) Tính chất, mức độ nguy hiểm của HV của từng người đồng phạm được xác định trên cơ sở HV mà họ đã thực hiện (sự đóng góp vào hoạt động chung)Đặc điểm về nhân thân của người đồng phạm nào được xem xét đối với người đó khi QĐHP.Những TTGN, TTTN liên quan đến việc thực hiện tội phạm do những người đồng phạm thực hiện chung thì tất cả những người đồng phạm phải chịu TNHS đối với tình tiết đó, nếu họ đều biết.Ngoài việc áp dụng các quy định chung, khi QĐHP toà án còn phải tuân theo căn cứ sau:Tính chất của đồng phạm và tính chất và mức độ tham gia của những người đồng phạm (i) Tính chất tham gia của những người đồng phạm được quyết định bởi:(1) Vai trò của những người đồng phạm;(2) Tác dụng của họ đối với hoạt động chung của đồng bọn(ii) Mức độ tham gia chỉ sự đóng góp thực tế của những người đồng phạm vào việc gây ra tội phạm, vào HQ của tội phạm. Các TTGN, TTTN hoặc loại trừ TNHS thuộc về người đồng phạm nào thì áp dụng đối với người đó. Những tình tiết đó là:(i) Những tình ttiết thuộc về nhân thân người phạm tội;(1) Tái phạm, tái phạm nguy hiểm;(2) Người đồng phạm là người chưa thành niên;(3) Người đồng phạm là phụ nữ có thai ...(ii) Những tình tiết liên quan đến cá nhân người phạm tội(1) Phạm tội với động cơ đê hèn;(2) Phạm tội do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tạo ra;(3) Phạm tội do bị cưỡng bức ...Cám ơn các emĐã chú ý lắng nghe