Luật học - Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi

Trong BLHS quy định 2 tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi: - Phòng vệ chính đáng (Điều 15); Tình thế cấp thiết (Điều 16). Trong KHPLHS, có một số tình tiết khác cũng loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi như: - Bắt người phạm pháp; - Thi hành mệnh lệnh cấp trên; - Thực hiện chức năng nghề nghiệp; - Rủi ro trong sản xuất hoặc nghiên cứu khoa học

ppt19 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA HÀNH VI Ths. Vũ Thị ThúyI. KHÁI NIỆM CHUNGTội phạm là hành viNguy hiểm cho xã hộiCó lỗiTrái pháp luật hình sựPhải chịu HP1. Định nghĩa Tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tình tiết làm mất đi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại. Các tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi: Trong BLHS quy định 2 tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi:- Phòng vệ chính đáng (Điều 15);Tình thế cấp thiết (Điều 16).Trong KHPLHS, có một số tình tiết khác cũng loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi như:- Bắt người phạm pháp;- Thi hành mệnh lệnh cấp trên;- Thực hiện chức năng nghề nghiệp;- Rủi ro trong sản xuất hoặc nghiên cứu khoa học2. Phân biệt tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi với: Tình tiết làm giảm đi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi: Tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi: Miễn trách nhiệm hình sự:3. Ý nghĩa Đảm bảo điều kiện để công dân tự mình bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của xã hội; đồng thời phát huy quyền làm chủ của mỗi người dân trong quản lý xã hội, quản lý Nhà nước.Là căn cứ pháp lý quan trọng để nhân dân tham gia vào việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, bảo vệ pháp luật và trật tự xã hội.II. PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG1. Định nghĩaĐiều 15 BLHS quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”2. Các điều kiện của phòng vệ chính đánga. Nhóm các điều kiện về cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng: Phải có hành vi tấn công là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội Hành vi tấn công phải là hành vi trái pháp luật. Hành vi tấn công phải đang hiện hữu. Đã bắt đầu, đang diễn ra, chưa kết thúcĐe dọa xảy ra ngay tức khắcVừa mới kết thúc, ngay laapj tức thực hiện hành vi chống trả2. Các điều kiện của phòng vệ chính đángb. Nhóm các điều kiện về nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng- Hành vi chống trả phải nhằm vào chính người đã có hành vi tấn công. - Hành vi phòng vệ phải nằm trong giới hạn “cần thiết” để gạt bỏ sự tấn công. 3. Vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đángKhoản 2 Điều 15 BLHS quy định:“Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu TNHS”.3. Vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đángCác điều kiện: Phải có hành vi tấn công là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội Hành vi tấn công phải trái pháp luật; Hành vi tấn công phải đang hiện hữu; Hành vi chống trả phải nhằm vào chính người có hành vi tấn công; Hành vi chống trả “rõ ràng quá mức cần thiết” để gạt bỏ sự tấn công. 3. Vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đángÝ nghĩa:Là tình tiết định tội giảm nhẹ theo Điều 96, 106 BLHSLà tình tiết giảm nhẹ TNHS theo Khoản 1 Điều 46 BLHS3. Phòng vệ tưởng tượngĐịnh nghĩa:Phòng vệ tưởng tượng là trường hợp người do lầm tưởng có sự tấn công của người khác nên đã gây thiệt hại cho họ.3. Phòng vệ tưởng tượng Có hai khả năng có thể xảy ra trong trường hợp phòng vệ tưởng tượng: Nếu việc lầm tưởng có hành vi tấn công là thiếu cơ sở thực tế: Nếu sự lầm tưởng là có cơ sở thực tế do điều kiện và hoàn cảnh cụ thể tạo ra và bất kỳ người nào trong hoàn cảnh đó cũng lầm tưởng rằng sự tấn công là có thật, đang hiện hữu, nguy hiểm đáng kể cho xã hộiIII. TÌNH THẾ CẤP THIẾT1. Định nghĩaĐiều 16 BLHS quy định:“Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm”.2. Các điều kiện của tình thế cấp thiếta. Điều kiện về tính chất của sự nguy hiểmNguồn nguy hiểm phải đang tồn tại trên thực tếNguyên nhân của nguồn nguy hiểm: do thiên tai, do sự cố kỹ thuật, do súc vật tấn công hoặc do con người (vô ý hoặc cố ý) gây ra. Nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết phải đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của công dân2. Các điều kiện của tình thế cấp thiếtb. Điều kiện về tính chất của hành vi khắc phục sự nguy hiểmHành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải là biện pháp cuối cùng và duy nhất. Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại “nhỏ hơn” thiệt hại cần khắc phục. 3. Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiếtKhoản 2 Điều 16 BLHS quy định: “trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu TNHS”.IV. MỘT SỐ TÌNH TIẾT KHÁC LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHO XH CỦA HÀNH VIBắt người phạm phápThi hành mệnh lệnh cấp trênThực hiện chức năng nghề nghiệpRủi ro trong hoạt động sản xuất và nghiên cứu khoa học
Tài liệu liên quan