Lý luận chung về nhà nước

I. Bản chất nhà nước: - Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác khẳng định: nhà nước, xét về bản chất, trước hết là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy duy trì sự thống trị giai cấp. - Tính giai cấp: Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện trên 3 mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng. Muốn đạt được hiệu quả thống trị, giai cấp thống trị sử dụng nhà nước như là một công cụ sắc bén nhất, thông qua nhà nước, quyền lực kinh tế đủ sức mạnh để duy trì quan hệ bóc lột. Có trong tay công cụ nhà nước, giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế bảo vệ quyền sở hữu của mình, đàn áp được sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột. Trở thành giai cấp thống trị về chính trị. Thông qua nhà nước giai cấp thống trị tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hợp pháp hóa ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước, buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai cấp thống trị xây dựng hệ thống tư tưởng giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị xã hội buộc các giai cấp khác lệ thuộc về tư tưởng. Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc vì nó củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Ví dụ:. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản: nhà nước có đặc điểm chung là bộ máy đặc biệt duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế, tư tưởng của thiểu số đối với đông đảo quần chúng lao động, thực hiện chuyên chính của giai cấp bóc lột. . Nhà nước XHCN là bộ máy củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số. - Tính xã hội: + Một nhà nước không tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng, ý chí của các giai cấp khác trong xã hội. Ngoài tư cách là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, nhà nước còn là tổ chức quyền lực công, là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội. + Nhà nước giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, đảm bảo các giá trị xã hội đã đạt được, bảo đảm xã hội trật tự, ổn định và phát triển, thực hiện chức năng này hoặc chức năng khác phù hợp yêu cầu của xã hội, cũng đảm bảo lợi ích nhất định của các giai cấp trong chừng mực lợi ích đó không đối lập găy gắt với lợi ích giai cấp thống trị. * Trong bản chất nhà nước, tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn thống nhất với nhau. -Trong các nhà nước khác nhau hoặc trong cùng một nhà nước, ở những giai đoạn phát triển khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố khách quan (tương quan lực lượng giai cấp, đảng phái.) và các yếu tố chủ quan (quan điểm, nhận thức, trình độ văn hóa.) bản chất nhà nước được thể hiện khác nhau. Ví dụ: Trong nhà nước Việt Nam, trong điệu kiện đổi mới đất nước, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân nâng cao, nhà nước quan tâm thực hiện các chính sách xã hội nhiều hơn so với thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao cấp, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ, xóa đói, giảm nghèo.

doc35 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận chung về nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập lý luận chung nhà nước và pháp luật Mục lục Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: Câu 11: Câu 12: Câu 13: Câu 14: Câu 15: Câu 16: Câu 17: Câu 18: Câu 19: Lý luận chung về nhà nước Bản chất, đặc trưng, vai trò nhà nước Chức năng, hình thức, bộ máy nhà nước Bản chất, đặc điểm của nhà nước CHXHCN Việt Nam Hình thức nhà nước CHXHCN Việt Nam Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp Hệ thống chính trị Việt Nam Các chức năng cơ bản của nước CHXHCN Việt Nam Lý luận chung về pháp luật Sự hình thành, bản chất, giá trị xã hội, các thuộc tính cơ bản của pháp luật Hình thức, chức năng, các mối liên hệ, nguồn của pháp luật Bản chất, đặc điểm cơ bản của pháp luật Việt Nam. Các mối liên hệ Lý luận và thực trạng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Xu hướng cơ bản phát triển pháp luật Quan hệ pháp luật Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật ý thức pháp luật Cơ chế điều chỉnh pháp luật 3 6 10 13 16 20 26 29 33 37 40 45 46 49 52 56 59 64 Phần I: Lý luận chung về nhà nước Câu 1: Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước. I. Bản chất nhà nước: - Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác khẳng định: nhà nước, xét về bản chất, trước hết là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy duy trì sự thống trị giai cấp. - Tính giai cấp: Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện trên 3 mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng. Muốn đạt được hiệu quả thống trị, giai cấp thống trị sử dụng nhà nước như là một công cụ sắc bén nhất, thông qua nhà nước, quyền lực kinh tế đủ sức mạnh để duy trì quan hệ bóc lột. Có trong tay công cụ nhà nước, giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế bảo vệ quyền sở hữu của mình, đàn áp được sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột. Trở thành giai cấp thống trị về chính trị. Thông qua nhà nước giai cấp thống trị tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hợp pháp hóa ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước, buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai cấp thống trị xây dựng hệ thống tư tưởng giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị xã hội buộc các giai cấp khác lệ thuộc về tư tưởng. Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc vì nó củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Ví dụ:. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản: nhà nước có đặc điểm chung là bộ máy đặc biệt duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế, tư tưởng của thiểu số đối với đông đảo quần chúng lao động, thực hiện chuyên chính của giai cấp bóc lột. . Nhà nước XHCN là bộ máy củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số. - Tính xã hội: + Một nhà nước không tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng, ý chí của các giai cấp khác trong xã hội. Ngoài tư cách là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, nhà nước còn là tổ chức quyền lực công, là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội. + Nhà nước giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, đảm bảo các giá trị xã hội đã đạt được, bảo đảm xã hội trật tự, ổn định và phát triển, thực hiện chức năng này hoặc chức năng khác phù hợp yêu cầu của xã hội, cũng đảm bảo lợi ích nhất định của các giai cấp trong chừng mực lợi ích đó không đối lập găy gắt với lợi ích giai cấp thống trị. * Trong bản chất nhà nước, tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn thống nhất với nhau. -Trong các nhà nước khác nhau hoặc trong cùng một nhà nước, ở những giai đoạn phát triển khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố khách quan (tương quan lực lượng giai cấp, đảng phái...) và các yếu tố chủ quan (quan điểm, nhận thức, trình độ văn hóa...) bản chất nhà nước được thể hiện khác nhau. Ví dụ: Trong nhà nước Việt Nam, trong điệu kiện đổi mới đất nước, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân nâng cao, nhà nước quan tâm thực hiện các chính sách xã hội nhiều hơn so với thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao cấp, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ, xóa đói, giảm nghèo... II. Đặc trưng nhà nước. - Đặc trưng nhà nước cho phép phân biệt nhà nước với tổ chức của xã hội thị tộc bộ lạc; phân biệt với tổ chức chính trị xã hội khác. - Đặc trưng nhà nước thể hiện vai trò, vị trí trung tâm của nhà nước trong hệ thống chính trị. 5 đặc trưng: 1. Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòa nhập với dân cư trong chế độ thị tộc nữa mà hầu như tách rời khỏi xã hội. Quyền lực công cộng này là quyền lực chung. Chủ thể là giai cấp thống trị chính trị, xã hội. Để thực hiện quyền lực quản lý xã hội, nhà nước phải có một tầng lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý, lớp người này được tổ chức thành các cơ quan nhà nước và hình thành một bộ máy đại diện cho quyền lực chính trị có sức mạnh cưỡng chế duy trì địa vị giai cấp thống trị, bắt giai cấp khác phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị. 2. Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào chính kiến, nghề nghiệp, huyết thống, giới tính... Việc phân chia này quyết định phạm vi tác động của nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất và dẫn đến hình thành cơ quan quản lý trong bộ máy nhà nước. Không một tổ chức xã hội nào trong xã hội có giai cấp lại không có lãnh thổ riêng của mình. Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước. Nhà nước thực thi quyền lực trên phạm vi toàn lãnh thổ. Mỗi nhà nước có một lãnh thổ riêng, trên lãnh thổ ấy lại phân thành các đơn vị hành chính như tỉnh, quận, huyện, xã,... Dấu hiệu lãnh thổ xuất hiện dấu hiệu quốc tịch. 3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý thể hiện ở quyền tự quyết của nhà nước về chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc yếu tố bên ngoài. Chủ quyền quốc gia có tính tối cao, không tách rời nhà nước. Thể hiện quyền lực nhà nước có hiệu lực trên toàn đất nước, đối với tất cả dân cư và tổ chức xã hội, không trừ một ai. 4. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân. Là lực lượng đại diện xã hội, có phương tiện cưỡng chế. Nhà nước thực hiện sự quản lý của mình đối với công dân của đất nước. Các quy định của nhà nước đối với công dân thể hiện trong pháp luật do nhà nước ban hành. Mối quan hệ nhà nước và pháp luật: Không thể có nhà nước mà thiếu pháp luật và ngược lại. Trong xã hội chỉ nhà nước có quyền ban hành pháp luật, các tổ chức khác không có quyền này và chính nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống. 5. Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc: quyết định và thực hiện thu thuế để bổ sung nguồn ngân sách nhà nước, làm kinh phí xây dựng và duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật, trả lương cho cán bộ công chức. Dưới góc độ thuế nhà nước gắn chặt với xã hội và dân chứ không tách rời. Cần phải xây dựng một chính sách thuế đúng đắn, công bằng và hợp lý, đơn giản,tiện lợi. - Định nghĩa nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa. III. Vai trò của nhà nước: 1. Nhà nước và kinh tế. - Nhà nước được quy định bởi kinh tế, do điều kiện kinh tế quyết định. Từ sự xuất hiện của nhà nước, bản chất, chức năng, hình thức, bộ máy nhà nước đều phụ thuộc vào đòi hỏi khách quan của cơ sở kinh tế. - Không phụ thuộc tuyệt đối, chỉ tương đối thể hiện ở 2 phương diện: + Nhà nước cùng các bộ phận khác của kinh tế tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển nhanh thông qua các chính sách kinh tế có căn cứ khoa học và phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại trong chừng mực nó phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị. Ví dụ: . Nhà nước XHCN, nhà nước Tư sản trong giai đoạn đầu phát triển xã hội tư bản: xác lập và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. . Chính sách kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN đã làm cho kinh tế nước ta từ 1986 đến nay phát triển mạnh. + Nhà nước có thể đóng vai trò tiêu cực, cản trở sự phát triển kinh tế. Thể hiện chính sách kinh tế lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển chung của thế giới,kìm hãm sự phát triển của quan hệ sản xuất tiến bộ. Ví dụ: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến vào giai đoạn cuối trong quá trình phát triển lịch sử. + Trong một thời kỳ lịch sử nhất định, nhà nước đồng thời có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với kinh tế phụ thuộc vào khả năng nhận thức và nắm bắt kịp thời hoặc không kịp thời các phương diện khác nhau của quy luật vận động của kinh tế cũng như phụ thuộc vào lợi ích của giai cấp thống trị. 2. Nhà nước và tổ chức chính trị- xã hội. Các tổ chức chính trị của xã hội là những hình thức và phương diện bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp. - Trong các tổ chức chính trị xã hội, nhà nước là trung tâm vì: + Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, là tổ chức mà quyền lực của nó bắt buộc đối với mọi người trong quốc gia thông qua pháp luật. + Nhà nước là công cụ sắc bén nhất của quyền lực chính trị, là tổ chức có sức mạnh cưỡng chế đủ sức thực hiện những nhiệm vụ mà không một tổ chức chính trị nào làm nổi vì nhà nước có bộ máy chuyên cưỡng chế như: Tòa án, quân đội, cảnh sát, nhà tù... nắm trong tay nguồn tài nguyên, có quyền đặt ra và thu thuế... + Nhà nước là tổ chức chính trị độc lập có chủ quyền, thực hiện quyển đối nội, đối ngoại độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào. Nhà nước thực sự là trung tâm của đời sống chính trị của hệ thống chính trị xã hội, là bộ phận không thể thay thế được của bộ máy chuyên chính giai cấp, là tổ chức thực hiện chức năng quản lý xã hội hiệu quả nhất. - Trong các tổ chức chính trị, Đảng chính trị có vai trò đặc biệt, là lực lượng có vai trò lãnh đạo, định hướng sự phát triển xã hội. Các đảng chính trị là tổ chức của các giai cấp, thể hiện lợi ích giai cấp và gồm những đại biểu tích cực nhất đấu tranh cho lợi ích giai cấp mình. Đảng chính trị cầm quyền vạch ra chính sách lớn định hướng cho hoạt động của nhà nước, kiểm tra hoạt động Đảng viên trong việc thực hiện chính sách Đảng, các đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước. - Nhà nước và tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội có vai trò quan trọng tùy thuộc vào quy mô, tính chất của tổ chức đó. Quan trọng nhất: công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, mặt trận tổ quốc Việt Nam thực hiện chức năng nhiệm vụ khác nhau dưới sự lãnh đạo của đảng. Chúng có vai trò khác nhau trong đời sống chính trị. Nhà nước và tổ chức xã hội có quan hệ chặt chẽ theo nguyên tắc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. 3. Nhà nước và chính trị. Chính trị với tư cách hiện tượng phổ biến xác định quan hệ giai cấp, tương quan lực lượng giai cấp, là sự biểu hiện tập trung của kinh tế trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội, nó là sợi dây liên kết giữa nhà nước với cơ sở hạ tầng kinh tế với các bộ phận khác trong kiến trúc thượng tầng. Các tổ chức chính trị đểu thông qua chính trị để tác động lẫn nhau, đồng thời tác động đến các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng cũng như tác động đến cơ sở kinh tế của xã hội. 4. Nhà nước và pháp luật: Pháp luật là công cụ để nhà nước duy trì sự thống trị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Quyền lực của nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật, được thực hiện thông qua pháp luật và bị hạn chế bởi pháp luật. Câu 2: Chức năng, hình thức, bộ máy nhà nước. I. Chức năng của nhà nước. 1. Khái niệm chức năng: - Bản chất và vai trò của nhà nước thể hiện trực tiếp trong nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ và chức năng ấy. +Nhiệm vụ của nhà nước là mục tiêu mà nhà nước cần đạt tới, là những vấn đề đặt ra mà nhà nước cần giải quyết. + Chức năng của nhà nước là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Chức năng của nhà nước là phương tiện, công cụ để thực hiện nhiệm vụ, được quy định trực tiếp bởi nhiệm vụ. Một nhiệm vụ cơ bản chiến lược thường được thực hiện bởi nhiều chức năng. Ví dụ: nhiệm vụ chung xây dựng CNXH, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội. Một chức năng có thể là phương tiện thực hiện nhiều nhiệm vụ cụ thể, cấp bách. Ví dụ: chức năng kinh tế thực hiện nhiều nhiệm vụ như: đảm bảo tự túc lương thực trong nước và xuất khẩu, chống lạm phát, ổn định đời sống nhân dân... - Xét ở phạm vi bao quát hơn, chức năng nhà nước được quy định một cách khách quan bởi cơ sở kinh tế- xã hội(kết cấu giai cấp). Ví dụ: Chức năng cơ bản của kiểu nhà nước bóc lột (bảo vệ, duy trì chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trấn áp phản kháng của giai cấp bị trị, tiến hành xâm lược hòng nô dịch các dân tộc khác...) bị quy định bởi quyền tư hữu tư liệu sản xuất và chế độ bóc lột nhân dân lao động. - Chức năng nhà nước XHCN khác chức năng nhà nước bóc lột: thể hiện ở nội dung và phương thức thực hiện. Cơ sở kinh tế của nhà nước XHCN là chế độ công hữu với tư liệu sản xuất và nhà nước là tổ chức chính trị thể hiện ý chí, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân lao động, là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các chức năng cơ bản của nhà nước luôn được bổ sung bằng những nội dung mới phù hợp với nhiệm vụ và tình hình của mỗi giai đoạn phát triển xã hội. Ví dụ: nhiệm vụ quan trọng hiện nay là xây dựng nền kinh tế phát triển- nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước. Chức năng quản lý kinh tế có nhiều nội dung mới và phương thức thực hiện năng động nhạy bén phù hợp với cơ chế quản lý mới. - Chức năng nhà nước và chức năng cơ quan nhà nước: + Chức năng nhà nước là phương diện chủ yếu của cả bộ máy nhà nước mà mỗi cơ quan nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau. Ví dụ: chức năng bảo vệ pháp luật và tăng cường pháp chế thuộc về các cơ quan: Quốc Hội, Tòa án, Viện kiểm sát... + Chức năng của một cơ quan nhà nước là những phương diện hoạt động của cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện chức năng chung của nhà nước. Ví dụ: Tòa án thực hiện chức năng xét xử vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp. Chức năng của Viện kiểm sát là công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. 2. Phân loại chức năng: - Căn cứ vào tính chất chức năng phân thành: + Chức năng cơ bản + Chức năng không cơ bản. - Căn cứ vào thời gian thực hiện chức năng: + Chức năng lâu dài + Chức năng tạm thời - Căn cứ vào đối tượng của chức năng: + Chức năng đối nội (là chức năng cơ bản) + Chức năng đối ngoại. 2 loại chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, các chức năng đối ngoại luôn xuất phát từ việc thực hiện chức năng đối nội và phục vụ chức năng đối nội. Thực hiện tốt chức năng đối nội sẽ thuận lợi cho thực hiện chức năng đối ngoại và ngược lại. Chức năng đối nội quan trọng và có vai trò quyết định đối với sự tồn tại của nhà nước. 3. Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng: - Hình thức thực hiện chức năng: + Hình thức mang tính pháp lý: . Hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật. . Tổ chức thực hiện pháp luật . Bảo vệ pháp luật + Hình thức mang tính tổ chức kỹ thuật- kinh tế- xã hội. - Phương pháp thực hiện chức năng: 2 phương pháp : thuyết phục và cưỡng chế. Sự khác nhau căn bản giữa nhà nước XHCN và nhà nước bóc lột: phương pháp chủ yếu của nhà nước XHCN là thuyết phục, giáo dục còn cưỡng chế chỉ được áp dụng khi thuyết phục, giáo dục không đạt kết quả và cũng chỉ với mục đích cải tạo người xấu thành người tốt có lợi ích cho xã hội, ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực chứ hoàn toàn không mang tính chất đàn áp. Nhà nước bóc lột: cưỡng chế là phương pháp cơ bản, được áp dụng rộng rãi mà chủ yếu là để áp bức , bóc lột nhân dân lao động. II. Hình thức nhà nước: - Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, là phương thức chuyển ý chí giai cấp thống trị thành ý chí nhà nước. - Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất nhà nước. Có hai loại: 1. Hình thức chính thể: - Hình thức chính thể là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này. - Hình thức chính thể gồm 2 dạng cơ bản: + Chính thể quân chủ: quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước ( vua, hoàng đế...) theo nguyên tắc thừa kế. Chính thể quân chủ được chia thành: . Chính thể quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu nhà nước ( vua, hoàng đế...) có quyền lực vô hạn. . Chính thể quân chủ hạn chế: quyền lực tối cao được trao cho người đứng đầu nhà nước và một cơ quan cấp cap khác. + Chính thể cộng hòa: quyền lực nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan đại diện do bầu ra trong một thời gian nhất định. Chính thể cộng hòa có 2 hình thức: . Chính thể cộng hòa dân chủ: pháp luật quy định quyền của công dân tham gia bầu cử thành lập cơ quan đại diện của nhà nước. Nhưng vấn đề này thực hiện được hoặc không thực hiện được còn phụ thuộc vào nhà nước thuộc giai cấp nào. . Chính thể cộng hòa quý tộc: quyền tham gia bầu cử để thành lập các cơ quan đại diện của nhà nước chỉ dành riêng cho giới quý tộc (dưới chế độ nô lệ và phong kiến). 2. Hình thức cấu trúc: - Là sự tổ chức nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ và tổ chức quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan nhà nước ở địa phương. - Có 2 hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu: + Nhà nước đơn nhất: là nhà nước có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất, các bộ phận hợp thành nhà nước là các đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền quốc gia và các đặc điểm của nhà nước. Có hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ví dụ: Việt Nam, Lào, Trung Quốc... + Nhà nước liên bang: không chỉ liên bang có dấu hiệu nhà nước mà các nhà nước thành viên ở mức độ này hay mức độ khác cũng có các dấu hiệu của nhà nước, chủ quyền quốc gia. Nhà nước liên bang có 2 hệ thống cơ quan nhà nước và 2 hệ thống pháp luật. Ví dụ: Mỹ, Liên Xô cũ, Braxin... - Có một loại hình nhà nước khác nữa là nhà nước liên minh: nhà nước liên minh chỉ ra là sự liên kết tạm thời của các quốc gia để thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục đích. Nhà nước liên minh tự giải tán. Cũng có trường hợp phát triển thành nhà nước liên bang. Ví dụ: Từ năm 1776 đến năm 1787, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nhà nước liên minh sau trở thành nhà nước liên bang. III. Bộ máy nhà nước. 1. Khái niệm Bộ máy nhà nước. - Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức thực hiện theo nguyên tắc tập trung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. - Bộ phận cấu thành nhà nước là cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước là tổ chức chính trị có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức, bao gồm những cán bộ, viên chức nhà nước. Cán bộ, viên chức nhà nước là những con người được giao quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ, chức năng trong phạm vi luật định. - Cơ quan nhà nước khác tổ chức xã hội: Chỉ cơ quan nhà nước mới được nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước. Phạm vi thực hiện quyền lực nhà nước được pháp luật quy định chặt chẽ, là tổng thể quyền và nghĩa vụ được nhà nước giao cho, thể hiện qua việc ra quyết định có tính bắt buộc thi hành đối với các đối tượng liên quan. - Phân loại cơ quan nhà nước. + Theo chức năng: cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. + Theo vị trí, tính chất, thẩm quyền: cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý, Tòa án, Viện kiểm sát. 2. Sự phát triển của bộ máy nhà nước qua các kiểu nhà nước trong lịch sử. a) Tính tất yếu khách quan của sự phát triển bộ máy nhà nước. - Bộ máy nhà nước là phạm trù năng động, luôn vận động, biến đ