Lý thuyết : dòng chảy trong sông

: Các dạng chuyển động nội tại của dòng chảy trong sông ngòi: chảy rối ,chảy vòng ,xoáy . Phân biệt chuyển động thông thường và chuyển động nội tại ? Trả lời: 1) Các dạng chuyển động nội tại của dòng chảy trong sông ngòi: a) Chảy rối: Hệ số Raynol , trong đó: là độ nhớt của chất lỏng, Re <0.5 là chảy tần, Re >1000 là chảy rối.(Vẽ hình) b) Chảy vòng (xoắn): gây hiện tượng bên lở bên bồi (đoạn dòng sông cong)(hình) c) Dòng chảy xoáy: đọan dòng sông bị hạ thấp và mở rộng đột ngột. (hình)

doc22 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 6221 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyết : dòng chảy trong sông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: DÒNG CHẢY TRONG SÔNG 1: Các dạng chuyển động nội tại của dòng chảy trong sông ngòi: chảy rối ,chảy vòng ,xoáy . Phân biệt chuyển động thông thường và chuyển động nội tại ? Trả lời: 1) Các dạng chuyển động nội tại của dòng chảy trong sông ngòi: a) Chảy rối: Hệ số Raynol , trong đó: là độ nhớt của chất lỏng, Re 1000 là chảy rối.(Vẽ hình) b) Chảy vòng (xoắn): gây hiện tượng bên lở bên bồi (đoạn dòng sông cong)(hình) c) Dòng chảy xoáy: đọan dòng sông bị hạ thấp và mở rộng đột ngột. (hình) 2: Chảy rối : - Khái niệm và đặc trưng cơ bản . giải thích nguyên nhân chảy rối ? - Phân bố ứng lực tiếp theo độ sâu trong dòng chảy ? Trả lời: 1) Khái niệm và đặc trưng cơ bản, giải thích nguyên nhân: a) Khái niệm: dòng chảy rối là dòng chuyển động hỗn loạn của các chất điểm nước trong dòng chảy của chất lỏng. Vectơ lưu tốc thay đổi theo không gian và thời gian. b) Giải thích: * Giải thích của Prant: chảy rối được hình thành do bất ổn định của mặt tiếp xúc giữa thể rắn và thể lỏng. - Khi lưu tốc còn nhỏ suy ra dòng chảy ở trạng thái chảy tầng. Lực ma sát ( ứng suất cắt) lớn do lực hút phân tử, do tính nhớt của chất lỏng, áp lực thủy động. Gradian lưu tốc u: , chênh lệch áp lực càng lớn dẫn đến các đường dòng uốn khúc tạo thành các xoáy nước. (hình) *Chảy rối là trạng thái bấn loạn của dòng chảy ở đó các xoáy nước được hình thành rồi từ dòng nọ sang dòng kia. - Chênh lệch lưu tốc u àlưu tốc uốn cong àchênh lệch áp lựcàxoáy nướcàxoáy nước di chuyểnàlan truyền. 3) Phân bố ứng suất tiếp () trong dòng chảy: , trong đó: là ứng suất tiếp do tính nhớt gây ra , là ứng suất do rối động dòng chảy gây ra , trong đó: là hệ số nhớt động lực, là Gradian theo phương n, u’ là mạch động lưu tốc theo phương x, v’ là mạch động lưu tốc theo phương y à Xét khối chất lỏng chuyển động về hạ lưu, diện tích đáy là một đơn vị. Trọng lực=trọng lượng của khối chất lỏng.J=à + Tại mặt nước có Z=h à + Tại đáy có Z=0à(hình) - Lớp chảy tầng kém bền vững nhất là điểm tạo thành các xoáy nước àchảy rối. 3: Chảy vòng : - Những hiện tượng dòng chảy ở đoạn sông cong ? - Nguyên nhân gây ra chảy vòng trong sông ? - Công thức tính độ dốc mặt nước hướng ngang và lưu tốc hướng ngang ở đoạn sông cong ? Trả lời: a) Những hiện tượng dòng chảy ở đoạn sông cong: - Chênh lệch mực nước giữa hai bờ: Zlõm>Zlồi, mực nước bờ lõm>mực nước bờ lồi. - Gây ra độ dốc mặt nước hướng ngang. - Đường mặt nước dọc sông khác nhau ở hai bờ. - Phân bố lưu tốc và lưu lượng theo mặt ngang là không đều.(hình) b) Nguyên nhân hình thành dòng chảy vòng ở đoạn sông cong: - Dòng chảy vòng ở đoạn sông cong sinh ra do lực ly tâm. Trên mặt dòng chảy vòng hướng từ bờ lồi sang bờ lõm, dưới đáy hướng từ bờ lõm sang bờ lồi. Kết quả làm cho bờ lõm bị xói lở, bờ lồi bị bồi. Dòng chảy vòng do lực ly tâm gây ra ở đoạn sông cong gây ra dưới tác dụng của lực này. Mặt nước tại đoạn sông cong hình thành độ dốc hướng ngang. - Xét một phần cột nước có thiết diện vuông, mỗi chiều có độ dài là một đơn vị, chiều cao là độ sâu cột nước. *Các giả thiết: + Dòng chảy ổn định và đều. + Phía thượng lưu, hạ lưu cột nước không có ma sát trong. + Áp lực nước vào hai mặt bên cột nước theo quy luật áp lực thủy tĩnh gọi Jy là độ dốc hướng ngang. + P1, P2 là áp lực thủy tĩnh hai bên cột nước. + F là lực li tâm, T là lực ma sát đáy. Phương trình động lực theo phương ngang được viết: P1-P2+F+T=0 (1), trong đó: , , (vì ) vậy Lực li tâm F phụ thuộc vào . Trong đó: là hệ số lưu tốc. là khối lượng riên của nước. R là bán kính cong. Ubq là lưu tốc bình quân hướng dọc. Vì T là ma sát đáy, xét cho cột nước nhỏ nên các giá trị không đáng kể có thể bỏ qua. - Thay các giá trị vào thì phương trình (1) thành: vì bé nên càng bé nên ta có thể bỏ qua và . Vậy công thức trên sẽ là: do đó: vì vậy ta có công thức tính độ dốc hướng ngang như sau: trong đó: với là độ sâu tương đối. Nếu tốc độ hướng dọc được tính theo công thức KacmanForan thì: do đó: vậy độ dốc hướng ngang Jy sẽ là: trong đó: là hệ số sêdi, g là gia tốc trọng trường, K là hằng số Kacman (K=0,4). c) Công thức tính độ dốc mặt nước hướng ngang và lưu tốc hướng ngang ở đoạn sông cong ? *Độ dốc hướng ngang của mặt nước: Xét khối trục nước có đáy là 1 đơn vị. (hình)(chênh lệch mặt nước giữa hai bờ) Theo phương y: trong đó: là lực ma sát giữa đáy sông và mặt nước (rất nhỏ), FL là lực li tâm.,, với , v là vận tốc khối trục nước theo hướng dọc, là độ dốc mặt nước hướng ngang. Thay vào (1) ta được: mặt khác trong đó: là hệ số phân bố lưu tốc trên mặt cắt ngang, , hệ số sedi, , K là hệ số Kacman à * Phân bố lưu tốc hướng ngang ở đoạn sông cong: - Theo phương pháp đồ giải: dùng biểu đồ lực để xem xét phân bố. (hình) - Theo phương pháp giải tích: (hình) + Phương trình chuyển động ở đoạn sông cong. + Áp lực thủy tĩnh mặt bên trái của ABCD, áp lực thủy tĩnh của mặt bên phải EFGH à chênh lệch áp lực thủy tĩnh giữa hai mặt bên là: + Ứng suất tiếp mặt dưới AHGB, ứng suất tiếp mặt trên DEFC àchênh lệch áp lực giữa hai mặt bên là: Tại trọng tâm của khối hình hộp có lực li tâm , cộng (5,6,7) ta có: đây là phương trình cơ bản chuyển động nước ở đoạn sông cong dưới tác dụng của lực li tâm (phương trình động lực của dòng chảy ở đoạn sông cong). Ta có: trong đó: Ey là hệ số hỗn hợp rối, là độ sâu tương đối.(hình) Trong đó: h là độ sâu trung bình của mặt cắt, u là lưu tốc trung bình của mặt cắt ngang theo hướng dọc, K là hệ số Kacman (K=0.4), RC là bán kính cong tại thủy trục tính toán, g là gia tốc trọng trường, C là hệ số Sêdi. Từ tra bảngà F() (trang 12)à F1(), F2(). CHƯƠNG II : BÙN CÁT SÔNG NGÒI 4: Các biểu thị bùn cát sông ngòi ? Các dạng chuyển động của bùn cát trong sông ? Trả lời: a) Các biểu thị bùn cát sông ngòi: - Khái niệm: Bùn cát là tất cả các khoáng vật mà dòng nước mang theo trong sông, kích thước biến đổi lớn, bao gồm tất cả các khoáng vật, hình dạng biến đổi phức tạp. - Nguồn gốc: mang từ lưu vực sông, phụ thuộc vào mức độ phong hóa của lớp phủ bề mặt, do dòng chảy xói lở lòng bờ bãi sông, dòng nước cuốn theo. b) Các dạng chuyển động bùn cát trong sông: - Bùn cát đáy là bùn cát chuyển động ở bề mặt hoặc đáy sông (bùn cát dưới đáy, chuyển động lăn, tịnh tiến, nhảy cóc). - Bùn cát lơ lửng trôi nổi khắp trong dòng chảy, động năng của dòng chảy, trọng lượng, kích thước, chất tạo lòng và khoảng tạo lòng. 5: Độ thô thủy lực của bùn cát là gì ? Công thức tính toán và ý nghĩa vật lý của đại lượng này ? Trả lời: a) Độ thô thuỷ lực thuỷ lực: là tốc độ lắng chìm đều của bùn cát trong nước tĩnh. b) Công thức tính tóan: - Trạng thái chảy tầng, với đường kính hạt : trong đó: v là hệ số động học (m2/s), là tốc độ chìm lắng đều của hạt. - Trạng thái chảy rối d>1,5mm: - Trạng thái quá độ: : trong đó: t là nhiệt độ nước tính theo độ C, d0 là đường kính hạt chọn bằng 1,5mm. c) Ý nghĩa: là một đặc tính vô cùng quan trọng của hạt cát phản ánh năng lực chống lại sự chuyển động dưới tác dụng của dòng nước. Hiện tại nghiên cứu về độ thô thuỷ lực của hạt mịn và hạt thô chưa đạt được kết quả mĩ mãn. 6: Phân tích ngoại lực tác dụng vào hạt cát nằm trên dòng sông ? Trả lời: 1) Lòng sông phẳng không có độ dốc ngang: (vẽ hình) a) Lực thúc đẩy chuyển động: - Lực cản trở (kìm hãm): - Lực nâng: b) Trọng lượng hạt cát: - Lực dính: N= f(dính, d, h, ha, 2) Dòng sông có độ dốc ngang: (vẽ hình) 7: Định nghĩa ,ý nghĩa của tốc độ khởi động của bùn cát . Xây dựng công thức tính tốc độ khởi động ? Trả lời: a) Định nghĩa: lưu tốc khởi động bùn cát là lưu tốc của dòng chảy sông làm cho các hạt các bắt đầu khởi động, kí hiệu u0 b) Ý nghĩa: u>u0 bùn cát mới di chuyển, bùn cát đứng yên (không chuyển động). c) Công thức tính tốc độ khởi động bùn cát: (vẽ hình) Px.(a1d)+PZ(a2d)=G(a3d)+N(a4d), nếu chuyển động. à Theo Samop : Theo Trương Thiện Cẩm: 8: Suất chuyển cát đáy là gì? Tính toán bùn cát đáy chuyển qua mặt cắt ngang sông như thế nào ? Trả lời: a) Khái niệm: suất chuyển cát đáy là lượng bùn cát chuyển qua một đơn vị lòng sông, trong một đơn vị thời gian, kí hiệu: (qs) đơn vị: kg/m.s hoặc tấn/m.s b) Tính toán: - Xuất phát từ mô hình thuỷ động lực học có công thức của Levi: - Công thức của Samop: trong đó: u0H là lưu tốc giới hạn dưới của bùn cát bằng (1/1,2)U0, H là chiều sâu dòng chảy (m), d là đường kính trung bình của hạt (m), U là lưu tốc dòng nước (m/s). Theo Samop nếu d<0,2mm thì công thức trên thiếu chính xác. 9: Phân bố bùn cát lơ lửng (s) theo độ sâu (theo lý thuyết khuyếch tán )? Trả lời: - Phân bố theo độ sâu. - Lý thuyết khuyếch tán, lý thuyết trọng lực. - Phương trình khuyếch tán theo công thức lý thuyết khuyếch tán sau: trong đó: ,là độ đục tại điểm tính toán Z, Za, là độ thô thuỷ lực của bùn cát, là hệ số Karmac, là tốc độ động lực. Tại mặt nước Z=h à, tại đáy sông Z=0 à (vẽ hình) 10: Sức tải cát của dòng nước : định nghĩa , đơn vị đo và ý nghĩa trong nghiên cứu diễn biến dòng sông ? Tính toán bùn cát lơ lửng chuyển qua mặt cắt ngang sông ? Trả lời: a) Định nghĩa: Sức tải cát của dòng nước là hàm lượng bão hoà của bùn cát lơ lửng trong một đơn vị thể tích của dòng nước, kí hiệu S (kg/m3) b) Ý nghĩa: đánh giá khả năng bồi lắng hoặc xói lở của dòng sông. Khi lượng ngậm cát thực tế của dòng nước từ thượng lưu đến lớn hơn sức tải của dòng nước trong đoạn sông nghiên cứu thì sẽ sinh ra bồi lắng ngược lại thì sinh ra xói lở. c) Công thức tính toán: trong đó: H là chiều sâu bình quân, u là lưu tốc trung bình mặt cắt ngang sông, K,m là hệ số kinh nghiệm.. gây xói, gây bồi, không xói. CHƯƠNG III : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ DIỄN BIẾN DÒNG SÔNG 11: Nguyên nhân cơ bản gây nên biến hình lòng sông ? Dựa trên nguyên lý này để giải thích hiện tượng bồi lắng hay sói lở ở một đoạn sông bất kỳ ? Trả lời: (hình) - Bồi lắngàdiện tích bị thu hẹpàv (thể tích) tăngàS (sức tải) tăngàxói - Xóiàdiện tích F tăngàv (thể tích) giảmàS giảmàbồi àdòng sông ổn định chỉ là tạm thời và luôn biến đổi. Ta có: (GA-GB) =, trong đó: GA,GB là lượng bùn cát vào và ra mặt cắt A,B * Nguyên nhân cơ bản gây ra biến hình lòng sông là do sự vận chuyển bùn cát không cân bằng. 12: Những đặc điểm ( quá trình hình thành ,hình thái, thủy văn- thủy lực )của sông miền núi , sông đồng bằng ? Những đặc điểm diễn biến ở đoạn sông cong? Trả lời: a) Những đặc điểm của sông miền núi và đồng bằng: * Sông miền núi: - Quá trình hình thành: quá trình xâm thực cơ học, đào xói. Quá trình xâm thực hóa học xảy ra phụ thuộc vào tính chất hóa học của nước - Hình thái: mặt cắt dọc (mặt bằng) cong veo, khúc khuỷu chạy dọc sườn núi. Mặt cắt ngang đáy và bờ không phân biệt rõ rệt, có 2 cặp U, V, tỉ lệ B/h nhỏ. - Thủy văn, thuỷ lực: thay đổi cột nước lớn, Qmax/Qmin lớn, tốc độ dòng chảy lớn, mùa lũ (7-8)m/s * Sông đồng bằng: - Quá trình hình thành: sau khi ra khỏi lòng sông miền núi mặt cắt sông được mở rộng nhiềuàvận tốc v giảmàsức tải S giảmàgây bồi lắng (quá trình trầm tích), ít bốc hơi. - Hình thái: khi nước ngập lớn mặt sông tương đối rộng và phẳng, khi cạn có chổ cong, chổ thẳng. Mặt cắt ngang sông lớn, B/h lớn. - Thủy văn, thủy lực: cường suất mặt nước không lớn. b) Những đặc điểm diễn biến ở đoạn sông cong: (vẽ hình, trình bày công thức) 13: Lưu lượng tạo lòng : đinh nghĩa ,cách xác định ? Trả lời: a) Định nghĩa: Lưu lựơng tạo lòng là lưu lượng có tác dụng làm thay đổi lòng sông lớn nhất, lưu lượng đó không phải là giá trị lớn nhất QMax vì QMax có giá trị lơn song thời gian tồn tại không đủ dài để làm thay đổi lòng sông, lưu lượng tạo lòng cũng không phải là lưu lượng mùa kiệt. Vì tuy thời gian duy trì lưu lượng này dài song cường độ không đủ lớn để làm lòng sông. Vậy lưu lượng tạo lòng là lưu lượng tương đối lớn duy trì trong thời gian tương đối dài. Tác dụng tạo lòng của nó trên cơ sở bằng quy trình tạo lòng của lưu lượng nhiều năm. b) Các phương pháp xác định lưu lượng tạo lòng: * Phương pháp kinh nghiệm và phương pháp bán kinh nghiêm: - Chọn lưu lượng ứng với tần suất P=(5-10)% làm lưu lượng tạo lòng. - Chọn mực nước tạo lòng tương đương cao trình bãi già (Vẽ hình) Bãi già là bài hình thành trong nhiều năm có thể là 10-20 năm và có nhiều cây cối mọc hoặc làm đất canh tác. * Phương pháp lí luận: Sự thay đổi của lòng sông phụ thuộc vào cường độ chuyển cát theo Makev thì cường độ chuyển cát phụ thuộc vào 3 yếu tố của dòng chảy. Độ dốc mặt nước J, độ lớn của lưu lượng nước Q và tần số xuất hiện của lưu lượng đó P. Tổ hợp của 3 yếu tố trên, khi lớn nhất sẽ dẫn tới sự thay đổi lòng sông lớn nhất và lưu lượng đó sẽ là lưu lượng tạo lòng. Trong đó lưu lượng Q được xem là yếu tố chủ yếu nên nó mang số mũ Qm, m>1, vậy (J.Qm.P)Max là lưu lượng tạo lòng Qtl Trong đó: J là độ dốc mặt nước, Q là lưu lượng, m là số mũ (m>1), đối với đồng bằng (cát mịn) m=2, đối với miền núi (sỏi) m=2.5, đối với cửa sông m khác 2. * Các bước xác định lưu lượng tạo lòng: - Chọn năm đỉên hình: lưu lượng bình quân của nhiều năm phải xấp xỉ bằng lưu lượng cả năm điển hình , các năm đại biểu đó phải đủ chế độ dòng chảy gồm thời kì nước lớn, nước nhỏ và nước trung bình. - Phân cấp lưu lượng chia khoảng trên 30 cấp, chia ra từ cao tới thấp sau đó chọn: - Xác định tần số suất hiện của các cấp lưu lượng: P=(m/n)%, trong đó: m là số lần súât hiện của Qi trong nhiều năm, n là tổng số lần suất hiện của trị số lưu lượng của tài liệu năm điển hình. - Xác định độ dốc trung bình của các cấp lưu lượng có thể căn cứ vào lưu lượng độ dốc (Q~J) đã có, xác định Qbq của cấp sẽ có . - Tính tích số Qm.P.J cho mỗi cấp lưu lượng và m là số mũ phụ thuộc vào điểm của lòng sông. - Vẽ quan hệ (Q~Qm.P.J) (Vẽ hình câu 9 pr) Q1 là quá nhỏ Qtl không hợp lí. Q4 là quá lớn Qtl không hợp lí. Q2,3 ta thấy tương đối hợp lí. Ta đi so sánh Q1 và Q3 với Q=(5-10)% và Qbãi già ta thấy giá trị nào tương ứng với Q=(5-10)% và Qbãi già sẽ được chọn là lưu lượng tạo lòng: Qtl bị ảnh hưởng khi chế độ dòng chảy và bùn cát thay đổi kéo theo Qtl thay đổi. 14: Các chỉ tiêu ổn định và quan hệ hình dạng sông: khái niệm và ý nghĩa? Trả lời: a) Các chỉ tiêu ổn định: * Chỉ tiêu ổn định lòng sông theo chiều dọc (): + trong đó: (d(mm)~F), J là độ dốc mặt nước biểu thị cho sức tải của dòng nước (áp lực thủy động của dòng chảy). h lớnàsức cản đối với dòng chảy lớn (d lớn)àdòng sông càng ổn định. h nhỏàsức cản đối với dòng chảy nhỏ (d nhỏ)àdòng sông kém ổn định. + trong đó: h là độ sâu dòng chảy. h’ lớnàdòng chảy ổn định. h’ nhỏàdòng chảy kém ổn định. * Chỉ tiêu ổn định lòng sông theo chiều ngang (B): + Theo Antunin: trong đó: Q là lưu lượng tạo lòng, j là độ dốc mặt nước ứng với lưu lượng tạo lòng, B là chiều rộng mặt nước. B lớn lòng sông càng kém ổn định theo chiều ngang. B nhỏ lòng sông càng ổn định theo chiều ngang. + Các nhà khoa học TQ: trong đó: B là chiều rộng lòng sông ứng với lưu lượng tạo lòng, b là chiều rộng lòng sông ứng với lưu lượng mùa kiệt.(hình) b) Quan hệ hình dạng lòng sông: * quan hệ giữa chiều rộng, chiều sâu: - Viện KHTV LiênXo cũ: trong đó: B là chiều rộng ứng với lưu lượng tạo lòng QTL, h là chiều sâu ứng với lưu lượng tạo lòng QTL. Trị số phản ánh trạng thái của lòng sông cụ thể: + Lòng sông là đá cuội sỏi: =1.4 + Lòng sông là cát thô: =2.75 + Lòng sông là cát mịn: =5.5 trong đó: m là trị số phụ thuộc vào điều kiện bùn cát lòng sông. * quan hệ B,h của đoạn sông thẳng, sông cong: - Chiều rộng trung bình đoạn sông cong (hc)> chiều sâu trung bình của đoạn sông thẳng (ht): hc>ht - Chiều rộng đoạn sông cong (Bc)<(Bt), do đoạn sông cong bị bồi. hc=C.ht,BC=C1.Bt (7), c>1, c1<1 và được xác định bằng tài liệu thực đo. * quan hệ giữa bán kính cong với chiều rộng sông: (hình) R1=(6-7)B R2=(4-5)B R3=(3,5)B 15: Hệ phương trình cơ bản và phương pháp sai phân tính toán diễn biến lòng sông? Trả lời: 1) Hệ phương trình cơ bản: gồm pt chuyển động của dòng nước và chuyển động bùn cát. a) Phương trình: trong đó: là sức cảm, là quán tính chuyển động ngang, là quán tính thời gian bằng 0. à (vẽ hình) b) GA=G (vẽ hình) => trong đó: B là chiều rộng lòng sông. 2) Cách giải: phương pháp sai phân hữu hạn Zo?, hệ phương trình vi phân àhệ phương trình sai phân à phương trình ổn định không đều. Từ à, Từ * Các bước giải hệ hai phương trình: (Vẽ hình) - Chia nội dung tính toán thành nhiều đoạn nhỏ. - Xác định được mặt nước. - Các yếu tố thuỷ lực à Z,Q - Xác định lưu lượng chuyển cát từ G - Tính toán ẩn số - Vẽ đường biến đổi đáy sông (Z0~X) CHƯƠNG IV: QUY HOẠCH CHỈNH TRỊ SÔNG 16: Yêu cầu của các ngành kinh tế đối với dòng sông? Trả lời: a) Yêu cầu của phòng chống lũ lụt: lòng sông thoát lũ thiết kế. b) Yêu cầu của giao thông vận tải thủy: - Xác định độ sâu vận tải. - Chiều rộng vận tải tùy theo thiết kế số luồng vận tải trên lòng sông. c) Yêu cầu của nông nghiệp: Lượng nước tưới: các cửa lấy nước đảm bảo Qthiết kế. - Hiện tượng xói lở, bồi lắng tại các cửa lấy nước. - Lượng bùn cát (phù sa) của nước sông đảm bảo để tưới. d) Yêu cầu các công trình qua sông: - Như đừơng điện, cầu qua sông phải đảm bảo chiều cao để thông thuyền. 17: Nguyên tắc, nội dung của quy hoạch chỉnh trị sông,? Trả lời: A) Nguyên tắc của quy hoạch chỉnh trị sông: Phải phụ hợp với lợi ích của quy hoạch lưu vực, phù hợp với quy hoạch diễn biến dòng sông, cân đối về mặt kinh tế và kỉ thuật. nguyên tắc chỉnh trị sông là phương hướng chỉ đạo cho việc lập quy hoạch và đưa ra các giải pháp thi công có hiệu quả thi công có hiệu quả tối ưu. *Nguyên tắc quy hoạch của chỉnh trị sông gồm 4 bước: a) Quy hoạch toàn diện lợi dụng tổng hợp: quy hoạch toàn diện có tính thống nhất toàn bộ sông từ nguồn cho tới của ra và hai bờ. - Lợi dụng tổng hợp có nhiều mục đích phòng chống lũ và phục vụ giao thông thủy, cho tưới, phát điện… các yêu cầu đó cần được kết hợp để nâng cao hiệu quả công trình. b) Lợi dụng thế sông, chỉnh trị có trọng đỉểm, củng cố điểm phương trình thành tuyến. - Lợi dụng thế sông là nguyên tắc cơ bản của chỉnh trị sông, dòng sông luôn luôn diễn biến, sự diễn biến đó có thời kì có lợi cho ngành kinh tế này, nhiều bất lợi cho ngành kinh tế khác và cũng có thời kì diễn biến bất lợi hoặc có lợi cho tất cả các ngành. Vậy trong quy hoạch và các biện pháp chỉnh trị cần nắm được xu thế phát triển của dòng sông để có biện pháp công trình hợp lí. - Trường hợp thế sông chưa có lợi và đang phát triển theo hướng có lợi thì có thể dùng các biện pháp công trình thúc đẩy nhanh quá trình phát triển đưa dòng sông về thế có lợi đồng thời phải khống chế thế sông có lợi đó bằng các biện pháp công trình. - Trường hợp thế sông ở tình trạng bất lợi và đang phát triển theo xu thế bất lợi hơn khi đó cần có biện pháp công trình để hạn chế sự phát triển bất lợi. - Nguyên tắc lợi dụng thế sông biểu lộ rõ ưu thế của nó, như thế thuận lợi chi phí công trình ít mà hiệu quả và ngược lại, thế sông là loại công trình tốn kém thậm chí không đưa lại kết quả mà còn đưa lại hiệu quả khác. - Sự diễn biến dòng sông gây bất lợi cho các ngành kinh tế đã diễn ra trên đoạn sông dài của con sông, thì không thể một lúc tiến hành chỉnh trị đựơc cả đoạn sông dài do đó biện pháp chỉnh trị có trọng đỉêm từ điểm đó có điều kiện sẽ phát triển thành tuyến, công trình chỉnh trị trọng điểm phải thõa mãn các chỉ tiêu. - Đoạn sông có quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế và đang gây tác hại lớn. - Đoạn sông có tính khống chế đối với các đoạn trên và dưới công trình trọng đỉêm khi đã làm xong phải được cũng cố nhằm phát huy tác dụng của nó từ đó mới có cơ hội để mở rộng thành tuyến và thực hiện quy hoạch tổng thể. c) Kết hợp với sản xuất phát động nhân dân cùng làm công trình chỉnh trị sông thương rất tốn kém có thể nhà nước không đủ kinh phí và sức lực điều đó cần phát động sức người và sức của do dân đóng góp vì lợi ích công trình chỉnh trị sông, ngoài ý nghĩa kinh tế còn ý nghĩa xã hội. d) Dùng vật liệu tại chỗ kết hợp giữa thô sơ và hiện đại. Công trình chỉnh trị sông thường có khối lượng lớn, vật liệu đa dạng trong nhiều trường hợp sử dụng vật liệu sẵn ở địa phương hoặc thay thế để giảm giá thành, rút ngắn thời gian thi công và tạo việc làm cho nhân dân. - B
Tài liệu liên quan