Mẫu: Bản luận cứ vụ “đòi nợ”

Bản luận cứ vụ “đòi nợ” Tôi là luật sư , thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, được sự yêu cầu của nguyên đơn dân sự là Bà E, Việt kiều Mỹ, tôi được thực hiện việc bào chữa bảo vệ quyền lợi của thân chủ tôi trong vụ “ Đòi nợ ” đối với bị đơn dân sự là Ông S. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —oO õ Oo— TP.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2005 BẢN LUẬN CỨ Kính thưa Quí Toà , Tôi là luật sư ., thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, được sự yêu cầu của nguyên đơn dân sự là Bà E, Việt kiều Mỹ, tôi được thực hiện việc bào chữa bảo vệ quyền lợi của thân chủ tôi trong vụ “ Đòi nợ ” đối với bị đơn dân sự là Ông S. Tôi xin được trình bày nội dung vụ việc như sau: Nguyên vào đầu năm 1999, thân chủ tôi là Bà E, có về Việt Nam thăm gia đình cùng với ý định thăm dò tình hình kinh tế xã hội, sắp xếp nhà cửa với mục đích để xin hồi hương về hẳn Việt Nam để sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng do vào thời điểm nầy, Chính phủ Việt Nam chưa có chủ trương cho Việt Kiều mua nhà. Do đó, để chủ động cho tương lai về sau tại Việt Nam, thân chủ tôi đã có nhờ một người quen biết, tin cậy là Ông S đứng tên để hợp thức hoá việc mua căn nhà số — /– Hương Lộ –, Phường –, Quận T (nay là QuậnT) Thành phố Hồ Chí Minh của sở hữu chủ lúc bấy giờ là Ông H.

pdf8 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu: Bản luận cứ vụ “đòi nợ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản luận cứ vụ “đòi nợ” Tôi là luật sư , thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, được sự yêu cầu của nguyên đơn dân sự là Bà E, Việt kiều Mỹ, tôi được thực hiện việc bào chữa bảo vệ quyền lợi của thân chủ tôi trong vụ “ Đòi nợ ” đối với bị đơn dân sự là Ông S. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —oO õ Oo— TP.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2005 BẢN LUẬN CỨ Kính thưa Quí Toà , Tôi là luật sư .., thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, được sự yêu cầu của nguyên đơn dân sự là Bà E, Việt kiều Mỹ, tôi được thực hiện việc bào chữa bảo vệ quyền lợi của thân chủ tôi trong vụ “ Đòi nợ ” đối với bị đơn dân sự là Ông S. Tôi xin được trình bày nội dung vụ việc như sau: Nguyên vào đầu năm 1999, thân chủ tôi là Bà E, có về Việt Nam thăm gia đình cùng với ý định thăm dò tình hình kinh tế xã hội, sắp xếp nhà cửa với mục đích để xin hồi hương về hẳn Việt Nam để sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng do vào thời điểm nầy, Chính phủ Việt Nam chưa có chủ trương cho Việt Kiều mua nhà. Do đó, để chủ động cho tương lai về sau tại Việt Nam, thân chủ tôi đã có nhờ một người quen biết, tin cậy là Ông S đứng tên để hợp thức hoá việc mua căn nhà số — /– Hương Lộ –, Phường –, Quận T (nay là QuậnT) Thành phố Hồ Chí Minh của sở hữu chủ lúc bấy giờ là Ông H. Để đảm bảo tình nghĩa và sự tin cậy, sòng phẳng khỏi mắc lòng về sau giữa các bên, vào ngày 04 tháng 01 năm 1999, thân chủ tôi đề nghị Ông S viết giấy tay mượn của thân chủ tôi 40 lượng vàng SJC và vào ngày 18 tháng 01 năm 1999, thân chủ tôi tiến hành đặt cọc mua căn nhà —/– Hương Lộ — nói trên cho Ông H, đồng thời thoả thuận miệng với Ông H để cho Ông S đứng tên trên Hợp đồng mua bán nhà với Ông H, để đảm bảo tính pháp lý. Và sau đó, ngày 02 tháng 02 năm 1999, theo đề nghị của thân chủ tôi, hai Ông H và S đã tiến hành các thủ tục pháp lý hợp đồng về mua nhà tại Phòng Công chứng 2, Thành phố Hồ Chí Minh và trước bạ ngày 08 tháng 02 năm 1999, đăng bộ tại Sở Địa Chính – Nhà Đất TP.Hồ Chí Minh, được ghi nhận ở Quyển số 04 tờ số 1521 ngày 11 tháng 02 năm 1999. Do thấy Ông S còn ở hộ khẩu tập thể ở Đoàn Cải Lương S và do cũng kết hợp một công hai việc, nên thân chủ tôi đồng ý cho Ông S được mượn nhà để tá túc cho gia đình Ông, vừa giúp giữ, bảo quản nhà cho thân chủ tôi. Nhưng tất cả giấy tờ pháp lý về căn nhà và giấy mượn nợ của Ông S thì thân chủ tôi vẫn trực tiếp, để đề phòng các rủi ro về sau. Cho đến năm 2003, do có chủ trương mới của Nhà nước Việt Nam cho phép Việt Kiều được mua nhà tại Việt Nam, đồng thời với việc ban hành Luật Đất Đai mới 2003 có quy định các loại đối tượng Việt Kiều được mua nhà (mà trường hợp thân chủ của tôi cũng được cho phép theo quy định ở Điều 121, khoản 1, điểm d về “người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam”), nên thân chủ tôi có trực tiếp đặt vấn đề nhiều lần với Ông S để được lấy lại căn nhà đã cho mượn. Nhưng Ông S đã từ chối trả nhà và tìm mọi cách tránh né với ý đồ, theo thân chủ tôi đánh giá, là muốn chiếm đoạt căn nhà —/– Hương Lộ — nầy, mà chủ sở hữu thật sự là thân chủ tôi, Bà E. Kính thưa Quí Toà, Để chứng minh trước Toà về quyền sở hữu của thân chủ tôi, Bà E, đối với căn nhà —/– Hương Lộ –, Phường –, Quận T (nay là Quận T), tôi xin phép được nêu ra các chứng cứ có cơ sở pháp lý sau: 1) Giấy mua bán nhà (viết tay) và việc đặt cọc trước 5 lượng vàng SJC giữa Bà E và Ông H, nguyên chủ sở hữu của căn nhà nầy ngày 18/01/1999. 2) Biên nhận mượn 40 lượng vàng SJC do chính Ông S viết tay ngày 04/01/1999. 3) Nhân chứng H (nguyên chủ sở hữu căn nhà —/– Hương lộ –) đã xác nhận tại các bút lục trong hồ sơ tại Toà hai nội dung : · Một là: Bán căn hộ trực tiếp cho Bà E. Bà E trực tiếp ký giấy tay, đưa tiền, Ông H đã nhận đủ 40 lượng vàng SJC và giao giấy tờ cho Bà E. · Hai là: Về giấy tờ pháp lý, thì “Bà E có nói để Ông S đứng tên trong Hợp đồng mua bán lập ngày 02/02/1999”. Dựa trên các chứng cứ và nhân chứng có thật và hoàn toàn thuyết phục trên, tôi kính đề nghị Quí Toà xem xét “vụ kiện đòi nợ” của thân chủ tôi, Bà E, là hoàn toàn có cơ sở pháp lý vững chắc. Và việc đưa hai yêu cầu để bị đơn dân sự, Ông S chọn lựa để giải quyết :một là giao trả lại căn nhà hoặc hai là hoàn trả 40 lượng vàng SJC cộng với lãi ngân hàng kể từ ngày mượn nhà để ở, là hoàn toàn thoả đáng, hợp lý hợp tình, nếu không nói là có phần thiệt thòi cho thân chủ chúng tôi ; vì Ông S và gia đình đã cư trú miễn phí tại căn nhà nầy đã 6 năm nay và trị giá căn nhà trong thực tế giá cả thị trường đã lên hơn gấp đôi. Căn cứ các Điều 517, 519 và Điều 520 của Bộ Luật Dân sự Việt Nam về “mượn và cho mượn tài sản”. Kính mong được Quí Toà xem xét, đưa ra phán quyết công minh đối với yêu cầu chính đáng và đầy tính đạo lý, nghĩa tình của thân chủ chúng tôi, Bà E. Trân trọng kính cám ơn Quí Toà. Người bào chữa, Bản luận cứ bào chữa vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân” Kính thưa Hội Đồng Xét Xử, Viện Kiểm Sát nhân dân TP.HCM đã có cáo trạng 1704/KSĐT-TA truyu tố trước toà bị cáo D về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” theo khoản 3 điều 157 Bộ Luật Hình Sự nước CHXHCN Việt Nam. I. Nhân thân bị cáo: - D sinh năm 1959 tại S. Thường trú tại số -/– ấp T, D, tỉnh S (nay thuộc tỉnh B). Quốc tịch: Việt Nam. Trình độ văn hoá: 6/12. Bản thân và gia đình thuộc thành phần nhân dân lao động. Không có tiền án tiền sự. - Quá trình bản thân bị cáo: Từ 1975-1978: là CB-CNV thuộc quân đoàn -, từ 1988-1993: tổ chức chơi hụi, đến tháng 03/1993: không trả được nợ bỏ trốn về địa phương L và D. Bị bắt giam cứu từ ngày 03/12/1996. Tổng số nợ chiếm đoạt của 28 chủ nợ và hụi viên chưa trả được (chưa kể lãi) gồm 149.600.000 đồng, 2.550 USD và 24 chỉ vàng 24K. II. Căn cứ hành vi phạm tội của bị cáo D và số tài sản do D chiếm đoạt, VKS Nhân dân TP.HCM đã đề nghị áp dụng khoản 3 điều 157 Bộ Luật Hình Sự về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”. III. Phần biện hộ: Việc VKS Nhân dân Thành phố truy tố bị cáo D về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” theo điều 157 Bộ Luật Hình Sự là có cơ sở. Ở đây, chúng tôi muốn nêu ra vấn đề mức độ phạm tội, mà theo chúng tôi nếu áp dụng khoản 3 điều 157 thì quá nặng đối với hành vi phạm tội của bị cáo, bởi vì các lẽ sau đây: 1. Do trình độ văn hoá thấp, lại thiếu kinh nghiệm về hoạt động kinh tế (dù chỉ gói gọn trong hoạt động “chơi hụi”), bị cáo D đã chấp nhận lãi suất vay từ 5%-7%, 10%/ tháng thậm chí đến 15%,20%/tháng, điều tất yếu dẫn đến phá sản mà thôi. Vì ngay cả doanh nghiệp lớn chỉ vay Ngân hàng với lãi suất trước đây 2,1%/tháng rồi 1,8%/tháng và hiện nay có 1,2-1,4% tháng phục vụ SXKD mà đã phải lỗ hàng 100 tỷ đồng, trong khi bị cáo D vay vốn chỉ để thuần tuý chơi hụi và phục vụ tiêu dùng sinh hoạt, thì con đường phá sản là tất yếu, không tránh được. Hành vi rồ dại đó xuất phát từ sự thiếu trình độ, không có kinh nghiệm, tính toán sai lầm hơn là một sự cố ý lừa đảo hay chủ mưu lừa đảo. Từ sự tính toán non kém, sai lầm đã dẫn D trượt dài xuống hố nợ nần, cho đến khi mất khả năng chi trả bị các chủ nợ bao vây đành phải tính đến con đường chẳng đặng dường là “Tẩu vi thượng sách”. Trong thời gian trốn tránh, bị cáo đã biết hối hận bằng việc nỗ lực lao động bằng nghề chẽ tâm nhang để sống bằng chính sức lao động của mình. Điều này chứng minh bị cáo D là kẻ sa cơ lỡ bước vì hậu quả “Những lỡ dại” của một phụ nữ ít học hơn là một kẻ chủ mưu lừa đảo hay lừa đảo chuyên nghiệp. 2. Bản thân bị cáo trong giai đoạn đầu chơi hụi đã nỗ lực, giữ được chữ tín bằng cách trả vốn, lãi sòng phẳng cho các hụi viên và chủ nợ, nên mới được khá đông đảo bà con địa phương tin cậy và sẳn sàng đóng hụi hoặc cho vay. Thậm chí cả khi gặp khó khăn mất khả năng chi trả, bị cáo D cũng đã tự nguyện bán chính căn nhà đang ở của mình để hoàn trả các món nợ lớn, kể cả đưa cả xe gắn máy cho chủ nợ xiết nợ, trừ nợ. Hành động đó chứng tỏ thiện chí, thật tâm nỗ lực trả nợ chứ không phải cố tình lừa gạt, trốn nợ, chẳng qua ở đường cùng của sự tính toán non kém, rồ dại nên bế tắt, bí đường giải quyết, phải lánh mặt, trốn nợ mà thôi. 3. Mặt khác các chủ nợ của bị cáo D, một phần nào đó do hấp dẫn bởi lãi suất mà bị cáo D chấp nhận, đã vô tình hay cố ý cho bị cáo D vay với lãi suất rất nặng từ 5% đến 20%/tháng. Thậm chí có trường hợp bị cáo D đã vay với lãi suất đến 30%/tháng, đúng là khoản lãi cắt cổ. Tôi cũng xin lỗi các bà con chủ nợ những người bị hại có mặt tại phiên toà này dừng buồn, là hành vi cho vay với lãi suất quá cao đó có vô tình vi phạm điều 171 Bộ Luật Hình Sự về “Tội cho vay nặng lãi”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khách quan đẩy nhanh bị cáo D vào con đường cùng, phải vay trả nợ cuốn chiếu không có lối ra, đặt bị cáo D vào một chọn lựa duy nhất “chẳng đặng đừng” là trốn chạy nợ, đi vào con đường phạm pháp. Ngay việc càng về sau, bị cáo D còn phải chấp nhận vay nợ với lãi suất ngày càng cao chứng tỏ ý chí của bị cáo là muốn trả nợ chứ không phải cố tình gạt nợ, nhưng rõ ràng là “lực bất tòng tâm”,bị cáo đã “sai con toán bán con trâu” không còn cứu vãn nổi con đường phạm pháp. Tình trạng tâm lý của bị cáo trong quá trình phạm pháp là đã “lỡleo lưng cọp không trụt xuống được”, “lỡ phóng theo lao phải theo lao”. 4. Bị cáo D thuộc thành phần nhân dân lao động, chưa có tiền án tiền sự, trình độ văn hoá thấp, phạm pháp một phần do thiếu hiểu biết, mù quáng chạy theo cái lợi trước mắt, đáng được chiếu cố của luật pháp. Chính bản thân bị cáo cũng bị các con nợ lừa gạt chiếm đoạt trên 55.000.000 đồng (trong đó có 37.000.000 đồng nợ vay và 17.500.000 nợ hụi) chiếm tỉ lệ 25% tổng số nợ mà bị cáo chiếm đoạt, chứng tỏ bị cáo D vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của tệ nạn hụi hè bất hợp pháp, ngoài vòng kiểm soátcủa luật pháp Nhà nước. Vì các lẽ trên, chúng tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử chiếu cố theo điều 38 Bộ Luật Hình Sự về “Những tình tiết giảm nhẹ” ở khoản 1 điểm “d” và điểm “g” để có thể áp dụng mức độ hình phạt theo khoản 2 thay vì khoản 3 của điều 157 theo cáo trạng của VKSNDTP. Với trách nhiệm bảo vệ thân chủ của mình, với tư cách luật sư, tôi trân trọng kiến nghị Hội đồng Xét xử quan tâm chiếu cố cho bị cáo về mức độ hình phạt phù hợp, giảm nhẹ hợp lý để tạo điều kiện cho bị cáo cơ hội phấn đấu sửa chữa tốt khắc phục sai phạm của mình để trở thành một công dân tốt của đất nước. Trân trọng cảm ơn Hội đồng Xét xử. Lawyer. Ký tên