Mô chính sách thương mại quốc tế - Bài tập chương 7

Bài 1 Cho hàm cung và cầu đối với mặt hàng X của một quốc gia như sau: Qd = 360-4P Qs = -120+6P Giả thiếtđây là một nước nhỏ và giá thế giới Pw = 30, chi phí nguyên liệu cần nhập khẩu là Cw = 18 a. Hãy phân tích tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu trong trường hợp thương mại tự do. b. Giả sử chính phủđánh thuế nhập khẩuvới mức thuế suất 40% đối với sản phẩm này. Hãy phân tích tácđộng củahànhđộng này lên thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội. c. Giả sử mức thuế quan đối với nguyên liệu nhập khẩu là 15 %. Tính tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa thuế quan và tỷ lệ bảo hộ hiệu quả.

docx5 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô chính sách thương mại quốc tế - Bài tập chương 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BÀI TẬP CHƯƠNG 7 Bài 1 Cho hàm cung và cầu đối với mặt hàng X của một quốc gia như sau: Qd = 360-4P Qs = -120+6P Giả thiếtđây là một nước nhỏ và giá thế giới Pw = 30, chi phí nguyên liệu cần nhập khẩu là Cw = 18 Hãy phân tích tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu trong trường hợp thương mại tự do. Giả sử chính phủđánh thuế nhập khẩuvới mức thuế suất 40% đối với sản phẩm này. Hãy phân tích tácđộng củahànhđộng này lên thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội. Giả sử mức thuế quan đối với nguyên liệu nhập khẩu là 15 %. Tính tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa thuế quan và tỷ lệ bảo hộ hiệu quả. Bài 2 Cho phương trình đường cung, cầu nội địa mặt hàng X như sau: Đường cầu (D): Q = 200-2P Đường cung (S): Q = P-10 Xác định phương trình đường cầu nhập khẩu Xác định lượng nhập khẩu trong điều kiện TMTD biết đường cung nhập khẩu là Q = -70+4P Nhà nước áp hạn ngạch cho mặt hàng X là 60 (đơn vị khối lượng/năm, đồng thời trong áp dụng mức thuế suất 15% theo giá nhập khẩu của hàng hóa X. Xác định sự thay đổi trong thặng dư sản xuất, thặng dư của người được cấp hạn ngạch, thặng dư tiêu dùng, thu ngân sách nhà nước, và phúc lợi xã hội. Vẽ đồ thị minh họa. Bài 3 Cho phương trình đường cung, cầu nội địa mặt hàng X như sau: Đường cầu (D): Q = 180 – 2P Đường cung (S): Q = - 65 + 5P Xác định phương trình đường cầu nhập khẩu Xác định lượng nhập khẩu trong điều kiện TMTD biết đường cung nhập khẩu là Q = - 15 + 6P Nhà nước áp hạn ngạch cho mặt hàng X là 63 (đơn vị khối lượng/năm). Xác định sự thay đổi trong thặng dư sản xuất, thặng dư của người được cấp hạn ngạch, thặng dư tiêu dùng, thu ngân sách nhà nước, và phúc lợi xã hội. Vẽ đồ thị minh họa. Bài 4 Cho phương trình đường cung, cầu nội địa mặt hàng X như sau: Đường cầu (D): Q = 100 – P Đường cung (S): Q = - 50 + 2P Xác định phương trình đường cầu nhập khẩu Xác định lượng nhập khẩu trong điều kiện TMTD biết đường cung nhập khẩu là Q = -10+P Nhà nước áp hạn ngạch cho mặt hàng X là 15 (đơn vị khối lượng/năm). Xác định sự thay đổi trong thặng dư sản xuất, thặng dư của người được cấp hạn ngạch, thặng dư tiêu dùng, thu ngân sách nhà nước, và phúc lợi xã hội. Vẽ đồ thị minh họa. Bài 5 Cho phương trình đường cung, cầu nội địa sản phẩm A như sau: Đường cầu (D): Q = 360 – 4P Đường cung (S): Q = -120+6P Giá quốc tế của sản phẩm A là 30 (nghìn đồng) Xác định điểm cân bằng cung cầu trong điều kiện tự cung tự cấp Xác định kim ngạch XNK, thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng trong điều kiện thương mại tự do. Xác định sự thay đổi trong thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, thu ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội trong điều kiện áp thuế nhập khẩu t = 25%. Bài 6 Cho phương trình đường cung, cầu nội địa sản phẩm A như sau: Đường cầu (D): P = 170 – Q Đường cung (S): P = Q – 10 Giá quốc tế của sản phẩm A là 40 (nghìn đồng) Xác định điểm cân bằng cung cầu trong điều kiện tự cung tự cấp Xác định kim ngạch XNK, sự gia tăng (suy giảm) của sản xuất và tiêu dùng trong điều kiện thương mại tự do. Xác định ∆CS, ∆PS, ∆G và ∆ phúc lợi xã hội trong điều kiện áp thuế nhập khẩu t = 20%. Vẽ đồ thị minh họa. Bài 7 Cho phương trình đường cung, cầu nội địa mặt hàng thép như sau: Đường cầu (D): Q = 300 – 8P Đường cung (S): Q = - 20 + 2P Xác định phương trình đường cầu nhập khẩu Xác định lượng nhập khẩu trong điều kiện TMTD biết đường cung nhập khẩu là Q = 18P – 100. Nhà nước áp hạn ngạch cho mặt hàng thép là 100 triệu tấn/năm. Xác định ∆CS, ∆PS, ∆G, thặng dư của người được cấp hạn ngạch, ∆ phúc lợi xã hội. Vẽ đồ thị minh họa. Bài 8 Cho phương trình đường cung, cầu nội địa mặt hàng X như sau: Đường cầu (D): Q = 1000 - 5P Đường cung (S): Q = -500+5P Xác định phương trình đường cầu nhập khẩu Xác định lượng nhập khẩu trong điều kiện TMTD biết đường cung nhập khẩu là Q = -110+4P Nhà nước áp hạn ngạch cho mặt hàng X là 250 (đơn vị khối lượng/năm, đồng thời trong áp dụng mức thuế suất 5% theo giá nhập khẩu của hàng hóa X. Xác định sự thay đổi trong thặng dư sản xuất, thặng dư của người được cấp hạn ngạch, thặng dư tiêu dùng, thu ngân sách nhà nước, và phúc lợi xã hội. Vẽ đồ thị minh họa. Bài 9: Ô tô Innova trên thế giới có giá 56000$. Giá thực tế ô tô này bán tại thị trường nội địa là 147000$, đã bao gồm thuế nhập khẩu 63%, thuế TTĐB 40% và thuế VAT 10%. Sau ngày 23/04/2010, bộ tài chính giảm thuế nhập khẩu ô tô xuống còn 50%. Giá bán tại thị trường lúc này là 138000 $. Tính tỷ suất bảo hộ danh nghĩa và bảo hộ danh nghĩa thực tại 2 thời điểm trên. Bài 10 Ô tô TOYOTA được nhập khẩu từ Nhật Bản với giá là 50000$, thuế nhập khẩu là 70%. Đối với ô tô nhập khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt 50%, thuế VAT 20%. Đối với ô tô sản xuất trong nước thuế TTĐB là 30%, VAT là 10%. Giá bán thực tế trên thị trường nội địa là 135.000$. Sau đó, thuế nhập khẩu giảm xuống còn 50%, ô tô sản xuất trong nước không bị đánh thuế TTĐB nữa. Giá bán thực tế trên thị trường nội địa lúc này là 120.000$. Tính tỷ suất bảo hộ danh nghĩa thuế quan và bảo hộ danh nghĩa thực trong hai thời điểm.
Tài liệu liên quan