MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO RÈN VỞ SẠCH CHỮ ĐẸP TẬP THỂ KHỐI 4,5 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ NHƠN

Ngày nay chúng ta đang ở trong thời đại mới, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi vào chiếc máy vi tính để soan thảo văn bản thay vì cầm bút viết ngay trên giấy. Chính vì quan niệm này mà nhiều năm liền việc rèn chữ của người học không được chú trọng. Ở các trường Tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, tình trạng học sinh viết chữ xấu là một thực trạng đáng báo động. Thậm chí nhiều giáo viên không chú trọng lắm vào công tác rèn chữ giữ vở cho học sinh; thậm chí chữ viết của nhiều giáo viên còn chưa đúng quy cách. Nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói : “ Nét chữ là nết người”. Thật vậy trong quá trình công tác chúng ta nhận thấy chữ viết sẽ góp phần rèn luyện đạo đức và tính cách con người. Ta dạy cho các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, thận trọng trong công việc, lòng tự tin của bản thân. Đồng thời chữ viết chính là cơ sở, là nền tảng để học tốt các môn học. Mục tiêu của chúng ta là giúp cho trẻ “ Đọc thông - Viết thạo”. Trẻ đọc thông viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn , học tốt hơn.

doc7 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3948 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO RÈN VỞ SẠCH CHỮ ĐẸP TẬP THỂ KHỐI 4,5 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ NHƠN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  BÁO CÁO THAM LUẬN MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO RÈN VỞ SẠCH CHỮ      ĐẸP TẬP THỂ KHỐI 4,5 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ NHƠN               a & b I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:  Ngày nay chúng ta đang ở trong thời đại mới, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi vào chiếc máy vi tính để soan thảo văn bản thay vì cầm bút viết ngay trên giấy. Chính vì quan niệm này mà nhiều năm liền việc rèn chữ của người học không được chú trọng.                Ở các trường Tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, tình trạng học sinh viết chữ xấu là một thực trạng đáng báo động. Thậm chí nhiều giáo viên không chú trọng lắm vào công tác rèn chữ giữ vở cho học sinh; thậm chí chữ viết của nhiều giáo viên còn chưa đúng quy cách.            Nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói : “ Nét chữ là nết người”. Thật vậy trong quá trình công tác chúng ta nhận thấy chữ viết sẽ góp phần rèn luyện đạo đức và tính cách con người. Ta dạy cho các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, thận trọng trong công việc, lòng tự tin của bản thân. Đồng thời chữ viết  chính là cơ sở, là nền tảng để học tốt các môn học. Mục tiêu của chúng ta là giúp cho trẻ “ Đọc thông  - Viết thạo”. Trẻ đọc thông viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn , học tốt hơn.              * Đó là vấn đề khiến cho Trường Tiểu học Lý Nhơn hết sức quan tâm và chỉ đạo cho giáo viên trong nhà trường tích cực thực hiện công tác rèn chữ giữ vở cho học sinh. II. THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG:  Những năm trước đây phong trào rèn chữ giữ vở của nhà trường thật sự thua kém rất nhiều so với nhiều trường trong huyện. Đối với việc rèn VSCĐ tập thể càng khó khăn hơn. Thực tế cho thấy 100% giáo viên của nhà trường chưa biết gì về phong trào rèn chữ giữ vở.             Bước ngoặt làm thay đổi nhận thức vấn đề rèn chữ giữ vở của tập thể giáo viên nhà trường là từ năm 2002 – 2003. Thật sự mà nói nguồn nội lực của nhà trường trong thời gian ấy thật dồi dào, 100% giáo viên trong nhà trường là giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác và có tinh thần cầu tiến. Chính vì thế, không thể chấp nhận sự thua kém các trường trên địa bàn huyện; trong năm 2002 – 2003 Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo tập thể giáo viên tích cực học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm rèn chữ trong sinh hoạt tổ chuyên môn để hoàn thành kế hoạch  đề ra của nhà trường ( có học sinh đạt giải VSCĐ). Từ con số không với tinh thần ham học hỏi của giáo viên; cuối năm nhà trường đạt được thành quả ngoài sự mong đợi : 9 HS đạt VSCĐ cá nhân; 01 lớp được công nhận VSCĐ tập thể cấp huyện. Thật may mắn cho tôi vì số lượng học sinh đạt VSCĐ cá nhân, lớp đạt VSCĐTT đều nằm trong khối 4,5. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi giúp tập thể giáo viên trong khối phát huy vai trò của mình trong những năm sau. Với vai trò là Tổ trưởng chuyên môn , tôi luôn phát huy thành quả đạt được và đề ra nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ giúp đỡ giáo viên trong khối nhằm hướng đến mục tiêu 100% giáo viên trong khối có đủ kĩ năng rèn VSCĐ tập thể; 100% số lớp của khối đều đạt VSCĐ TT. Ước mơ đó thật xa vời đối với chúng tôi trong thời gian đó; thậm chí có người cho rằng ước mơ thật viễn vong nhưng với sự nỗ lực không mệt mỏi của tập thể giáo viên trong khối, sự hỗ trợ giúp đỡ tận tình của BGH và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong năm học vừa qua chúng tôi đã hoàn thành được kế hoạch mà mình đã đề ra : 5/5 lớp được công nhận VSCĐTT cấp huyện; thật sự chúng tôi đã hoàn thành kế hoạch mà mình đã đề ra. Để đạt được kế hoạch cao cả đó, chúng tôi đã vận động 100% nội lực vốn có của mình; chúng tôi đã tổng hợp nhiều SKKN về rèn chữ giữ vở của giáo viên trong và ngoài nhà trường. Nhưng theo tôi, vấn đề cốt lõi để giúp cho tổ khối hoàn thành chỉ tiêu đề ra là công tác chỉ đạo của BGH nhà trường; công tác quản lí & tổ chức thực hiện của người TTCM.             Hôm nay cho tôi xin phép được đại diện cho nhà trường xin trình bày  “Một số kinh nghiệm bước đầu trong việc quản lí & tổ chức thực hiện phong trào rèn chữ giữ vở cho tập thể giáo viên khối 4,5 trường Tiểu Học Lý Nhơn”. Kính thưa quý vị lãnh đạo, có thể những biện pháp mà chúng tôi đưa ra không có gì mới, nhưng với những  biện pháp này đã giúp cho tập thể khối 4,5 trường Tiểu học Lý Nhơn có những bước tiến nhất định. Với vai trò là nhà quản lí, quý vị đã có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí; Chúng tôi kính mong quí vị lắng nghe và đóng góp thêm để giúp cho tập thể khối 4,5 của nhà trường có thêm kinh nghiệm nâng cao chất lượng trong công tác rèn chữ giữ vở cho HS.  III. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ & TỔ CHỨC THỰC HIỆN         A. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN CHỮ GIỮ VỞ        1. Xây dựng kế hoạch năm :Ngay từ đầu năm học với vai trò là TTCM, tôi đã tổ chức cho các thành viên trong khối thảo luận xây dựng kế hoạch rèn chữ giữ vở cho cả năm học: kế hoạch từng tháng, từng tuần. Điều quan trọng là vấn đề rèn chữ giữ vở cho học sinh được đặc biệt quan tâm và nó là một mảng chính trong kế hoạch hoạt động của khối.          * Cụ thể “ Kế hoạch thực hiện phong trào rèn chữ giữ vở” Tháng Nội dung công việc Mục tiêu đề ra 09 - Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch rèn chữ giữ vở cho lớp.-Họp PHHS đầu năm kết hợp tuyên truyền vận động PHHS quan tâm đến công tác rèn VSCĐ của lớp, trường.-Tổ chức họp khối thảo luận và đúc kết những kinh nghiệm trong công tác rèn chữ giữ vở.- Tiến hành rèn theo tiến độ  - Kiểm tra tiến độ (qua cuộc thi hàng tháng. .) - GV Xây dựng kế hoạch cụ thể cho lớp.-PHHS hỗ trợ tích cực:trang bị sách vở, DDHT, nhắc nhở HS. . . - GV nắm được quy trình, đúc kết thêm một số kinh nghiệm. - Đạt được đúng tiến độ đề ra.- Nắm tình hình, tư vấn thúc đẩy, . . . . … ………………………………………………. ………………………….            Sau khi kế hoạch đã được lãnh đạo nhà trường phê duyệt, tôi về khối tổ chức hướng dẫn GV trong khối xây dựng kế hoạch cá nhân; đặc biệt tập trung vào kế hoạch năm, kế hoạch tháng của phong trào rèn chữ giữ vở, xem đây là mảng cốt yếu thứ hai cần đạt trong năm học.( Tùy tình hình từng lớp, GVCN tự đề ra kế hoạch của lớp mình nhưng phải hướng đến mục tiêu mà khối đã đề ra.)          2. Thực hiện kế hoạch rèn chữ giữ vở:   Để hoàn thành kế hoạch đề ra, trong quá trình quản lý tổ khối tôi cùng tập thể giáo viên trong khối tham mưu với nhà trường và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực tham gia hỗ trợ phong trào rèn chữ giữ vở cho học sinh. Cụ thể như sau:a.     Trong sinh hoạt tổ chuyên môn:Như thường lệ, cứ đầu năm học khi giáo viên vừa nhận lớp xong, tôi yêu cầu giáo viên tiến hành khảo sát chữ viết của học sinh lớp mình phụ trách . Bài khảo sát được giáo viên chấm và ghi nhận xét thật cẩn thận. Sau đó giáo viên tiến hành thống kê các lỗi sai phổ biến của lớp và tự đề ra cách khắc phục cho lớp mình. ( Việc này phải tổ chức cho giáo viên thực hiện ngay khi vừa nhận lớp vì thực tế cho thấy đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để giáo viên chủ nhiệm nắm thực tại chữ viết của lớp và đề ra biện pháp khắc phục. Đồng thời trong khoảng thời gian đầu năm giáo viên chủ nhiệm chỉ ôn tập cho nên thời gian này rất thích hợp cho việc kết hợp rèn chữ viết).- Là Tổ trưởng chuyên môn, để nắm vững tình hình thực tại chữ viết của học sinh các lớp trong khối, tôi yêu cầu giáo viên thực hiện một số việc như sau:* Trong quá trình thống kê các lỗi sai của học sinh cần chú ý các lỗi phổ biến như sau:+ Cách cầm bút chưa đúng+ Khoảng cách giữa mắt nhìn bảng, nhìn giấy viết.+ Tư thế ngồi viết* Sau khi giáo viên chủ nhiệm thống kê xong thì nộp cho khối trưởng để tổng hợp các lỗi phổ biến của học sinh trong khối cần khắc phục và lỗi sai chung của từng lớp. Đây là việc làm cần thiết của Tổ trưởng chuyên môn vì thực tế trong khối sẽ có giáo viên không quan tâm đến vấn đề rèn chữ viết hoặc ngại phát biểu khi họp; nếu như vậy thì giáo viên đó sẽ không cùng khối trao đổi biện pháp khắc phục khó khăn thậm chí lúng túng khi rèn chữ viết cho lớp mình. Những lúc như vậy thì tôi thường đặt câu hỏi trực tiếp đối với giáo viên đó hoặc đưa ra vấn đề đó nhờ những giáo viên có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ cách khắc phục lỗi trên. Từ cách làm này của tôi sẽ giúp những giáo viên đó định hướng được cách khắc phục cho lớp mình.* Song song đó tôi phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm về rèn chữ giữ vở chịu trách nhiệm về phong trào chung cho toàn khối. Người chịu trách nhiệm về phong trào có nhiệm vụ hỗ trợ khối trưởng trong việc kiểm tra việc rèn chữ giữ vở và định hướng, tư vấn giáo viên hướng khắc phục .* Bên cạnh đó tôi còn phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn giáo viên chưa có kinh nghiệm, ít kinh nghiệm.* Ngoài việc tổ chức hội thảo trong sinh hoạt tổ chuyên môn; tôi còn tiến hành tổ chức cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện việc rèn chữ cho lớp mình (hoặc đến rèn lớp đồng nghiệp nếu giáo viên có yêu cầu) để giáo viên trong khối cùng tham dự.   * Thông qua các buổi họp chuyên môn tôi cũng định hướng cho giáo viên tiến hành khâu rèn chữ cho học sinh qua nhiều hình thức và rèn mọi lúc mọi nơi. b.Trong công tác giảng dạy – Rèn chữ:Thực tế chúng ta không có tiết học dành cho việc rèn chữ. Vì vậy công tác rèn chữ giữ vở được thực hiện ngay trong quá trình giảng dạy.Trong quá trình rèn chữ, tôi vận động giáo viên vận dụng một cách linh hoạt các SKKN về rèn chữ giữ vở đã triển khai kết hợp với kinh nghiệm của bản thân mà mình tích lũy được. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên thực hiện việc rèn chữ viết cho HS mọi lúc mọi nơi:VD cụ thể:+ Thời gian học sinh viết bài là lúc mà giáo viên phải theo sát các em, theo dõi và uốn nắn các em từng nét chữ, từng con số. Công việc này nếu được giáo viên tiến hành thường xuyên thì ta sẽ tạo cho học sinh thói quen và ý thức rèn chữ.+ Lúc học sinh làm bảng con hay trình bày bảng lớp cũng là lúc giáo viên động viên khuyến khích học sinh, sửa chữa và uốn nắng từng nét chữ, từng con số cho học sinh.Trong quá trình giảng dạy, việc giáo viên chấm bài và ghi lời nhận xét cho HS; viết bảng lớp thì nhất thiết giáo viên phải viết đúng vì chữ viết của giáo viên là chữ mẫu giúp HS quan sát và tự điều chỉnh chữ viết của bản thân (nhất là mẫu chữ sáng tạo).          Bên cạnh đó tôi tư vấn với nhà trường thành lập đội tuyển học sinh viết chữ đẹp. Thành phần đội tuyển là học sinh đạt giải trong các kì thi cấp khối. Đội tuyển HS viết chữ đẹp sẽ do giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong khối đảm nhiệm việc rèn. Bên cạnh đó việc thành lập đội tuyển sẽ có nhiều lợi ích cho phong trào rèn chữ giữ vở của khối . Cụ thể như sau:          + Các em trong đội tuyển hàng tuần được giáo viên có nhiều kinh nghiệm rèn tập trung và thi đua lẫn nhau. Các em được tuyên dương trước cờ, bài viết được treo trên bản tin. Đó là niềm vinh dự và là động lực cho các em trong đội tuyển tích cực hơn trong việc rèn chữ. Đồng thời qua đó sẽ lôi kéo và kích thích nhiều học sinh khác cùng tích cực tham gia rèn chữ viết.          + Các em trong đội tuyển còn là lực lượng tích cực hỗ trợ cho giáo viên của mình trong công tác rèn chữ, bởi vì đây là lực lượng được giáo viên có nhiều kinh nghiệm rèn và khi về lớp GVCN sẽ tìm hiểu cách rèn để bổ sung kinh nghiệm và áp dụng rèn cho cả lớp.          3. Kiểm tra – đánh giá việc thực hiện kế hoạch:          * Do đây là phong trào nên trong quá trình kiểm tra đánh giá chúng ta không nên gây áp lực cho giáo viên. Do đó là người trực tiếp tổ chức các hoạt động của phong trào, tôi thường lưu ý đưa ra các hình thức kiểm tra và đánh giá mà nó không ảnh hưởng đến giáo viên nhưng nó có tác dụng kích thích giáo viên trong quá trình rèn chữ giữ vở. Cụ thể như sau:          3.a. Hình thức kiểm tra: - Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch hàng tháng đã đề ra.- Tổ chức kiểm tra dưới hình thức cho các lớp viết bài thơ hay bài văn trong chương trình ( cho HS về nhà viết ); kiểm tra tập vở học sinh; Kiểm tra qua các phong trào thi đua của trường của lớp.`          * Kiểm tra qua sản phẩm:- Mỗi tháng tôi thường tổ chức kiểm tra tập vở  ghép vào buổi họp khối ( mỗi lần kiểm tra 01 loại vở khác nhau) hoặc thông qua bài thi viết chữ đẹp của học sinh.- Là tổ trưởng chuyên môn, tôi thường tổ chức quá trình kiểm tra như sau:          + Chọn lớp viết đẹp nhất cho giáo viên có lớp viết chưa tốt kiểm tra để cho giáo viên đó có điều kiện rút kinh nghiệm.          + Chọn giáo viên có cách trình bày chưa tốt kiểm tra vở của lớp có cách trình bày tốt.* Kiểm tra bằng cách quan sát trực tiếp trên lớp:- Kiểm tra qua các tiết dự giờ : xem cách học sinh viết bảng con, bảng nhóm, viết bảng lớp và cách thức sửa chữa lỗi chữ viết của giáo viên mỗi lúc học sinh viết chưa tốt.          3.b. Đánh giá:- Trong quá trình kiểm tra, người kiểm tra cần lưu ý ghi nhận những khuyết điểm của Hs và đưa ra hướng khắc phục. Đó là thông tin giúp giáo viên khắc phục khuyết điểm.* Lưu ý khi kiểm tra đánh giá : + Khi nhận xét, Tôi hướng Gv nhận xét là nhận xét sản phẩm của HS chứ không phải nhận xét GV.+ Đánh giá là để tìm chỗ chưa đạt của HS để động viên và tư vấn cho GV tìm hướng khắc phụ khó khăn đó.4. Công tác khen thưởng:          * Khen thưởng cho GV:- Đề xuất các hình thức khen thưởng cho giáo viên trong hội nghị CBCC.- Đề xuất với BĐD. CMHS thưởng vào cuối năm.          * Khen thưởng Học sinh:- Tổ chức khen thưởng vào các buổi chào cờ đầu tuần.- Khen thưởng các em đạt giải qua các hội thi cấp khối, cấp trường. - Trưng bày bài viết lên bản tin đội.+Phần thưởng mà khối đưa ra là rất ít ( chỉ 4-5 quyển tập/1 khối/ tháng) nhưng đây là niềm động viên khuyến khích và là động lực rất lớn giúp cho Hs tích cực rèn chữ viết và phong trào rèn chữ của khối được nhân rộng hơn.B. TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP:1. Phối hợp với TPT Đội.- Phối hợp với TPTđội tổ chức các phong trào nhằm kích thích việc rèn chữ viết như: Phong trào văn hay chữ đẹp ( tổng kết hàng tháng có phát thưởng ); phong trào nét chữ đẹp tặng thầy cô ( tổ chức viết lời cảm ơn thầy cô nhân ngày 20/11); Phong trào viết thư gửi các chú bộ đội; phonh trào làm thư vẽ thiệp; viết thư tuyên truyền phòng chống HIV. * Khi tiến hành triển khai kế hoạch tham gia phong trào, tôi yêu cầu giáo viên trong khối vận động 100% HS trong khối tham gia để các em có cơ hội được thi đua viết chữ đẹp và đặc biệt là các em trình bày sản phẩm của mình ở nhà. Sau đó, khối chọn ra các bạn có bức thư hay và chữ đẹp phát thưởng và trưng bày sản phẩm ở bản tin hoặc đưa đi dự thi cấp huyện.2. Phối hợp với Công Đoàn-Phối hợp với công đoàn nhà trường tổ chức các phong trào thi VSCĐ cấp trường.-Phối hợp đề xuất các hình thức khen thưởng cho GV và HS.3. Phối hợp với BĐD CMHS- Cha mẹ học sinh:- Đề xuất với BĐD. CMHS kinh phí phát thưởng cho Gv và HS có thành tích tốt trong phong trào rèn chữ giữ vở.- Phối hợp với PHHS hưởng ứng và đôn đốc HS tích cực rèn chữ ở nhà – Vì đây là thời gian quan trọng nhất và là động lực thúc đẩy quan trọng nhất giúp các em cố gắng trong việc rèn chữ.:* Lưu ý: Để PHHS tích cực hỗ trợ ta trong vấn đề rèn chữ, để PHHS đôn đốc con em mình tích cực rèn chữ viết và trang bị DCHT thích hợp tôi thường yêu cầu GV trong khối những việc làm như sau:          + Tranh thủ thời gian họp khối tuyên truyền với PHHS ý nghĩa và ích lợi của việc rèn chữ giữ vở ( Nét chữ nết người).          + Lời tuyên truyền nhiều khi không có hiệu quả bằng những việc làm cụ thể. Đối với lớp có PHHS không tâm đắc lắm vấn đề rèn chữ, tôi yêu cầu GV tập trung rèn con em những phụ huynh đó nhiều hơn để lấy sản phẩm này thuyết phục họ trong kì họp PHHS.          +Thật vậy, qua các kì họp PHHS tôi yêu cầu GV trưng bày tập vở đẹp nhất của lớp để PHHS quan sát. Bên cạnh đó GV sẽ cho PHHS quan sát tập vở và các sản phẩm của con mình. Thật hiệu quả với cách thức này, vì khi nhìn thấy những dòng chữ đều đặn, sạch sẽ thì bậc làm cha làm mẹ nào mà không vui.          C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:          * Đánh giá chung: Với những gì đạt được qua phong trào rèn chữ giữ vở của tập thể khối, chúng tôi có thể nói mình đã gặt hái được nhiều thành công. Thành công mà chúng tôi thấy rõ nhất là 100% giáo viên trong khối đã có đủ kiến thức và kĩ năng trong công tác rèn chữ giữ vở cho lớp mình. Bên cạnh đó chúng tôi đã nhận được sự tín nhiệm, quan tâm và hỗ trợ rất lớn từ phía BGH nhà trường, từ phía PHHS. Đó là động lực giúp cho thầy trò khối 4,5 bước đầu đã gặt hái được những kết quả nhất định.          * Kết quả đạt được trong những năm qua:   STT  NĂM HỌC  SỐ  LỚP KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VSCĐ. CN(Cấp huyện) VSCĐ. TT(cấp huyện) VSCĐ. TT  (Cấp TP) 1 2004-2005 6 Lôùp 3 lôùp 2 2005-2006 5 Lôùp 4 lôùp 3 2006-2007 6 Lôùp 4 lôùp 4 2007-2008 5 Lôùp 4 lôùp 1 Lớp 5 2008- 2009 5 Lôùp 5 lôùp  D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:Trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào tôi đã rút ra được nhiều bài học cho bản thân:-Phải nhận được sự quan tâm ủng hộ từ phía Ban giám hiệu nhà trường, đoàn thể nhà trường và BĐD. CMHS, PHHS.-Là Tổ trưởng chuyên môn chúng ta phải biết định hướng cho GV trong công tác rèn chữ; phải biết phối hợp với các lực lượng đoàn thể trong nhà trường nhằm nhân rộng và đề cao phong trào.- Trong công tác kiểm tra đánh giá, chúng ta hãy xem kiểm tra đánh giá việc rèn chữ giữ vở là nhằm tìm ra khiếm khuyết và tìm hướng tư vấn cho giáo viên chứ không đánh giá giáo viên. Phải biết kịp thời động viên khuyến khích học sinh và giáo viên. - Phải kịp thời tư vấn BGH nhà trường khen thưởng tập thể và cá nhân có ý thức tốt trong công tác rèn chữ giữ vở.- Phải xem thành công của từng thành công trong khối là thành công của bản thân mình.E. KIẾN GHỊ VỚI CẤP TRÊN:- Tích cực tuyên truyền và đưa phong trào rèn chữ giữ vở là phong trào chính của trường, ngành.- Tạo kinh phí khen thưởng những em học sinh đạt giải trong các kì thi cấp huyện để kịp thời động viên khuyến khích học sinh.- Hướng dẫn các bộ phận trong nhà trường đưa phong trào rèn chữ giữ vở vào kế hoạch hoạt động của bộ phận mình