Một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ bản thân của học sinh trung học phổ thông

Tóm tắt. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ với bản thân hay trong quan hệ với chính mình của học sinh trung học phổ thông. Kết quả khảo sát trên 1080 học sinh, phụ huynh học sinh và giáo viên ở Hà Nội cho thấy, biểu hiện của học sinh THPT về các giá trị sống trong quan hệ bản thân đạt ở mức trung bình (học sinh chưa sẵn sàng, thường xuyên). Đa số học sinh và phụ huynh học sinh, giáo viên đều chỉ ra được các mặt biểu hiện của giá trị sống và những ảnh hưởng của các mặt biểu hiện này trong quan hệ bản thân.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ bản thân của học sinh trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0204 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 158-166 This paper is available online at MỘT SỐ BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ SỐNG TRONG QUAN HỆ BẢN THÂN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Vũ Thị Ngọc Tú Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ với bản thân hay trong quan hệ với chính mình của học sinh trung học phổ thông. Kết quả khảo sát trên 1080 học sinh, phụ huynh học sinh và giáo viên ở Hà Nội cho thấy, biểu hiện của học sinh THPT về các giá trị sống trong quan hệ bản thân đạt ở mức trung bình (học sinh chưa sẵn sàng, thường xuyên). Đa số học sinh và phụ huynh học sinh, giáo viên đều chỉ ra được các mặt biểu hiện của giá trị sống và những ảnh hưởng của các mặt biểu hiện này trong quan hệ bản thân. Từ khóa: Giá trị sống, học sinh Trung học phổ thông, phụ huynh học sinh, giáo viên, quan hệ bản thân. 1. Mở đầu Giáo dục hướng tới và góp phần vào sự phát triển của mỗi học sinh nhằm phát huy hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em là quan niệm giáo dục toàn diện mới và đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại. Để làm được điều này ngoài việc đánh giá học sinh qua kết quả học tập thì cần phải đánh giá được các mặt khác của nhân cách thông qua các hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống để gieo vào lòng học sinh sự tự tin, lòng trung thực, tinh thần trách nhiệm. . . [3, 5, 8]. Tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) là thời kì biến động to lớn với những thay đổi về cơ thể, sự phát triển nhận thức cũng như đời sống tâm lí xã hội phong phú với những thay đổi trong mối quan hệ với bạn bè, cha mẹ. . . [6, 7]. Đây cũng là thời kì mà các em khao khát khám phá về bản thân, về ý nghĩa sự tồn tại bản thân, do vậy giai đoạn này quan trọng cho sự hình thành và dần dần ổn định về thế giới quan, về những giá trị làm người, những giá trị về nhân cách, các giá trị sống [10;1-10]. Trong bài báo này chúng tôi tìm hiểu một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ bản thân của học sinh trung học phổ thông nhằm giúp các em củng cố và phát triển định hướng giá trị sống phù hợp với hệ giá trị chung của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015 Liên hệ: Vũ Thị Ngọc Tú, e-mail: ngoctu304@yahoo.com.vn 158 Một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ bản thân của học sinh trung học phổ thông 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên học sinh trung học phổ thông, phụ huynh học sinh, giáo viên của thành phố Hà Nội (nội thành, ngoại thành và ven đô). Phân bố mẫu nghiên cứu như sau: - 490 học sinh THPT, 490 phụ huynh học sinh, 100 giáo viên và cán bộ quản lí. - Công cụ nghiên cứu: Để tìm hiểu một số biểu hiện giá trị sống của học sinh trung học phổ thông qua hoạt động học tập, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp anket kết hợp với phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, bài tập tình huống. 2.2. Kết quả nghiên cứu Giá trị sống được hình thành được hình thành và phát triển thông qua trải nghiệm [4;64]. Vì vậy, để tìm hiểu các biểu hiện của giá trị sống trong quan hệ bản thân của học sinh trung học phổ thông, chúng tôi tiến hành tìm hiểu qua 2 khía cạnh: (1) nhận thức; (2) hành vi. 2.2.1. Giá trị trung thực của học sinh THPT thể hiện trong quan hệ bản thân Để tìm hiểu về nhận thức, hành vi của giá trị sống đối với học sinh trung học phổ thông thể hiện trong quan hệ bản thân chúng tôi xem xét trên bình diện: học sinh xác định cái Tôi của mình, mong muốn mình là người như thế nào? Tôi có những phẩm chất và năng lực gì? Cái Tôi của bản thân có phù hợp với các yêu cầu chung của xã hội hay không? lí tưởng của bản thân trong tương lai là gì? hay nói cách khác mô hình bản thân muốn hướng tới trong tương lai sẽ là như thế nào? [2, 5, 7]. Để làm rõ những nội dung trên, chúng tôi đã đưa ra 3 tiêu chí để học sinh đánh giá về cái Tôi bản thân: (1) các quy định của nhà trường nơi học sinh đang theo học; (2) các chuẩn mực đạo đức của xã hội; (3) các chuẩn mực theo quy định của luật pháp. Dựa vào các tiêu chí này, học sinh đã đưa ra những nội dung của từng giá trị sống, chúng tôi đã tổng hợp lại thành các nội dung chính như trong Bảng 1. * Giá trị trung thực thể hiện qua nhận thức bản thân của học sinh THPT Số liệu Bảng 1 cho thấy giá trị trung thực thể hiện trong quan hệ bản thân được học sinh nhận thức như sau: Trung thực với bản thân là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với con người nói chung và học sinh nói riêng cụ thể học sinh không đổ lỗi cho người khác có ĐTB = 1,98; có suy nghĩ, lời nói, hành động thống nhất với nhau ĐTB = 1,97; sẵn sàng dũng cảm nhận lỗi và trách nhiệm về mình khi mình sai ĐTB = 2,02; thẳng thắn phê bình khi người khác nhận thức chưa đúng ĐTB = 1,87; không bào chữa biện minh cho hành động của mình ĐTB = 1,75; đánh giá bản thân một cách chính xác và cụ thể ĐTB = 2,45. Điều này cho thấy học sinh nhận thức về giá trị trung thực dựa trên các tiêu chí đưa ra là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của nhà trường, xã hội và pháp luật, nhưng chỉ đạt ở mức độ trung bình, có nghĩa là học sinh đã thể hiện được sự thống nhất giữa hành động và lời nói ở mức không thường xuyên, còn chưa sẵn sàng khi nhận lỗi sai. Qua phỏng vấn sâu phụ huynh em Nguyễn Thu Tr. – trường THPT Hồng Thái cho rằng: "Học sinh đưa ra được những nội dung về giá trị trung thực như vậy là hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi này. Tuy nhiên, ở nội dung có suy nghĩ và lời nói, hành động thống nhất với nhau thì phụ huynh và giáo viên có quan điểm khác học sinh: học sinh vẫn còn những mâu thuẫn trong chính bản thân, sự mâu thuẫn này đôi khi khiến các em có những quyết định bột phát, thiếu suy nghĩ". 159 Vũ Thị Ngọc Tú Bảng 1. Mức độ biểu hiện giá trị trung thực của học sinh THPT trong quan hệ bản thân Các mặt Nội dung Ý kiến của Ý kiến của Ý kiến của ĐTB chung HS (N=490) PHHS (N=490) GV (N=100) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Không đổ lỗi cho người khác 1,98 0,50 1,80 0,40 1,75 0,20 1,84 0,37 2. Có suy nghĩ, lời nói, hành động thống nhất với nhau 1,97 0,30 1,84 0,10 1,70 0,30 1,84 0,23 3. Là người dũng cảm nhận lỗi và trách nhiệm về mình khi mình sai 2,02 0,50 1,75 0,20 1,51 0,10 1,76 0,27 Nhận thức 4. Thẳng thắn phê bình khi người khác nhận thức chưa đúng 1,87 0,30 1,52 0,10 1,75 0,20 1,71 0,20 5. Không bào chữa, biện minh cho hành động của mình 1,75 0,20 1,89 0,50 1,90 0,50 1,85 0,40 6. Đánh giá bản thân một cách chính xác và thực tế 2,45 0,50 2,02 0,40 1,87 0,10 2,11 0,33 7. Khi nhặt được của rơi đem trả lại người mất 2,48 0,60 2,15 0,30 2,01 0,40 2,21 0,43 8. Sống thật với chính mình, không dối trá 2,32 0,40 2,20 0,50 2,13 0,60 2,22 0,50 9. Tin tưởng và tự tin khi chia sẻ với mọi người 1,78 0,20 1,79 0,30 1,87 0,20 1,81 0,23 10. Có thái độ thẳng thắn, không giấu diếm quanh quẩn 1,87 0,30 1,77 0,20 1,68 0,10 1,77 0,20 Hành vi 11.Tạođược niềm tin, uy tín với người khác 2,12 0,30 1,99 0,30 1,87 0,40 1,99 0,33 12. Sự bình yên trong tâm hồn, duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp 1,54 0,10 1,75 0,20 1,85 0,10 1,71 0,13 13. Dám chịu trách nhiệm về những lỗi lầm của bản thân và hậu quả của nó 1,97 0,30 1,87 0,30 1,79 0,20 1,88 0,27 Chung 2,01 0,35 1,87 0,29 1,82 0,26 1,90 0,30 * Giá trị trung thực thể hiện qua hành vi của học sinh THPT Bảng số liệu cho thấy giá trị trung thực của học sinh trung học phổ thông trong quan hệ bản thân được thể hiện qua hành vi như sau: 160 Một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ bản thân của học sinh trung học phổ thông Dựa vào các tiêu chí đánh giá về giá trị sống trong quan hệ với bản thân, học sinh trung học phổ thông trên địa bàn khảo sát đã chỉ ra các biểu hiện của hành vi qua giá trị trung thực: học sinh làm đúng với khả năng của mình, sống thật với chính mình, không dối trá ĐTB = 2,32; tin tưởng và tự tin khi chia sẻ với mọi người ĐTB = 1,78; có thái độ thẳng thắn, không giấu diếm ĐTB = 1,87. Những biểu hiện của thái độ này cho thấy học sinh trung học phổ thông thể hiện sự trung thực ở mức độ trung bình. Bên cạnh đó, học sinh tạo được niềm tin, uy tín với người khác ĐTB = 2,12; Tìm được sự bình yên trong tâm hồn, duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp ĐTB = 1,54; Dám chịu trách nhiệm về những lỗi lầm của bản thân và hậu quả của nó ĐTB = 1,97. 2.2.2. Giá trị trách nhiệm của học sinh THPT thể hiện trong quan hệ bản thân Bảng 2. Mức độ biểu hiện giá trị trách nhiệm của học sinh THPT trong quan hệ bản thân Các mặt Nội dung Ý kiến của Ý kiến của Ý kiến của ĐTB chung HS (N=490) PHHS (N=490) GV (N=100) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Mỗi cá nhân luôn có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của bản thân 2,14 0,30 1,98 0,20 2,02 0,40 2,05 0,30 2. Thực hiện, đóng góp vào những công việc của gia đình, của bản thân 1,95 0,20 1,75 0,30 1,87 0,20 1,86 0,23 Nhận thức 3. Hiểu được vai trò của mình đối với công việc để nỗ lực hoàn thành đến cùng 1,86 0,30 1,75 0,30 1,90 0,20 1,84 0,27 4. Chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề của bản thân 1,85 0,10 1,86 0,10 1,69 0,30 1,80 0,17 5. Có hứng thú với công việc khi có tinh thần trách nhiệm 2,45 0,40 2,10 0,40 2,12 0,30 2,22 0,37 6.Chủ động tiếp nhận có sự phân tích của người lớn 2,18 0,50 2,12 0,30 1,98 0,40 2,09 0,40 7. Đánh giá bản thân một cách chính xác và thực tế 1,75 0,10 1,76 0,20 1,65 0,10 1,72 0,13 Hành vi 8. Cống hiến cho công việc chung 2,01 0,40 1,88 0,20 2,03 0,30 1,97 0,30 9. Dám đương đầu trước mọi người về các vấn đề của bản thân 1,97 0,30 1,86 0,30 2,00 0,30 1,94 0,30 10. Biết bảo vệ bản thân trước những hành vi xấu 1,75 0,20 1,85 0,30 1,78 0,20 1,79 0,23 Chung 2,01 0,28 1,89 0,26 1,91 0,26 1,93 0,27 161 Vũ Thị Ngọc Tú Giá trị trách nhiệm của học sinh THPT thể hiện trong quan hệ bản thân được phản ánh qua số liệu ở Bảng 2 cho thấy: * Giá trị trách nhiệm thể hiện qua nhận thức của học sinh THPT Qua bảng số liệu 2 cho thấy giá trị sống của học sinh trung học phổ thông thể hiện trong quan hệ bản thân được học sinh nhận thức ở mức độ trung bình: Trách nhiệm với bản thân là phải biết nhận thức, hành động đúng đắn để hoàn thiện nhân cách bản thân. Cụ thể, mỗi cá nhân luôn có ý thức, trách nhiệm với cuộc sống của bản thân ĐTB=2,14; Thực hiện đóng góp vào những công việc của gia đình, của bản thân ĐTB=1,95; Hiểu được vai trò của mình đối với công việc để nỗ lực hoàn thành đến cùng ĐTB=1,86. Để nhận thức đầy đủ về trách nhiệm bản thân thì đòi hỏi học sinh phải có những việc làm cụ thể đối với gia đình cũng như đối với bản thân. Theo giáo viên và phụ huynh học sinh cùng cho rằng: Trách nhiệm đối với bản thân là điều kiện để học sinh đạt được mong muốn của mình. Khi đó các em có được ý thức với mọi hành động của bản thân, không làm theo sở thích mà làm để có trách nhiệm với bản thân và với mọi người xung quanh. * Giá trị trách nhiệm thể hiện qua hành vi của học sinh THPT Số liệu Bảng 2 cho thấy giá trị trách nhiệm thể hiện qua hành vi ở mức trung bình: giá trị sống của học sinh THPT được đánh giá qua bản thân một cách chính xác và thực tế ĐTB = 1,75; cống hiến cho công việc chung ĐTB = 2,01; dám đương đầu trước các vấn đề của bản thân ĐTB = 1,97; chủ động tiếp nhận khi có sự phân tích của người lớn ĐTB = 2,18; cống hiến cho công việc chng ĐTB = 2,01; biết bảo vệ bản thân trước những hành vi xấu ĐTB = 1,75. Qua phỏng vấn, em Nguyễn Thị M – trường THPT Lê Quý Đôn cho rằng: Ở lứa tuổi của chúng em, chúng em thích được thử sức trong học tập với một tinh thần trách nhiệm cao. Cô giáo Lê Thúy N – trường THPT Đống Đa cho rằng: Các em luôn có trách nhiệm thể hiện trong các công việc chung của lớp, trường. Bên cạnh đó, học sinh cũng lắng nghe ý kiến của người lớn để giải quyết các công việc được tốt nhất. 2.2.3. Giá trị tôn trọng của học sinh THPT thể hiện trong quan hệ bản thân Giá trị tôn trọng của học sinh THPT thể hiện trong quan hệ bản thân được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 3. Mức độ biểu hiện giá trị tôn trọng trong quan hệ bản thân Các mặt Nội dung Ý kiến của Ý kiến của Ý kiến của ĐTB chung HS (N=490) PHHS (N=490) GV (N=100) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Tôn trọng giá trị danh dự, nhân phẩm của mình 2,14 0,30 2,10 0,40 2,05 0,30 2,10 0,33 Nhận thức 2. Biết hài lòng về bản thân 1,57 0,20 1,67 0,30 1,88 0,20 1,71 0,23 3. Biết giá trị của chính mình và tôn trọng giá trị của người khác 2,15 0,20 2,01 0,30 1,85 0,20 2,00 0,23 4. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác 2,02 0,30 1,99 0,30 1,84 0,20 1,95 0,27 162 Một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ bản thân của học sinh trung học phổ thông 5. Tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng từ người khác 1,97 0,30 1,95 0,30 1,83 0,20 1,92 0,27 6. Củng cố niềm tin, ý chí mạnh mẽ trong cuộc sống 1,65 0,20 1,85 0,40 1,67 0,20 1,72 0,27 7. Có thái độ ôn hòa, bình tĩnh trước những hành vi không đúng của bản thân 1,46 0,30 1,36 0,20 1,49 0,30 1,44 0,27 Hành vi 8. Không ích kỉ, sống hòa đồng 2,01 0,20 1,88 0,30 1,90 0,40 1,93 0,30 9. Có những hành vi tôn trọng đối với những phẩm chất tốt và chưa tốt của bản thân 1,36 0,20 1,50 0,30 1,66 0,20 1,51 0,23 10. Tự tin trước mọi người và mạnh dạn làm những việc được giao 1,97 0,20 1,82 0,30 1,79 0,30 1,86 0,27 Chung 1,83 0,24 1,81 0,31 1,80 0,25 1,81 0,27 * Giá trị tôn trọng thể hiện qua nhận thức của học sinh THPT Số liệu Bảng 3 cho thấy giá trị sống của học sinh trung học phổ thông thể hiện trong quan hệ bản thân được học sinh nhận thức ở mức thấp và trung bình: Tôn trọng với bản thân có nghĩa là phát huy được năng lượng tiềm ẩn của bản thân cụ thể là tôn trọng giá trị danh dự, nhân phẩm của mình ĐTB = 2,14; Biết hài lòng về bản thân ĐTB=1,57; Biết giá trị của chính mình và tôn trọng giá trị của người khác ĐTB = 2,15; Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác ĐTB = 2,02. Học sinh nhận thức được sự tôn trọng là động lực để học hỏi những điểm tốt của người khác, tạo ra sự tin tưởng, củng cố niềm tin nhằm hoàn thiện bản thân. Theo giáo viên và phụ huynh học sinh đều cho rằng: Các em chưa biết vận dụng nhiều những ý kiến đóng góp của mọi người vào giải quyết các vấn đề của bản thân, chưa thể hiện được hết các yêu cầu của bản thân đối với nhà trường, thầy cô và bạn bè. * Giá trị tôn trọng thể hiện qua hành vi của học sinh THPT Số liệu Bảng 3 cho thấy giá trị sống của học sinh trung học phổ thông trong quan hệ bản thân được thể hiện ở mức thấp và trung bình: tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng từ người khác ĐTB = 1,97; củng cố niềm tin, ý chí mạnh mẽ trong cuộc sống ĐTB = 1,65; có thái độ ôn hòa, bình tĩnh trước những hành vi không đúng của bản thân ĐTB = 1,46; không ích kỉ sống hòa đồng ĐTB = 2,01, biết bảo vệ bản thân trước những hành vi xấu ĐTB = 1,75; có những hành vi tôn trọng đối với những phẩm chất tốt và chưa tốt của bản thân ĐTB = 1,36; tự tin trước mọi người và mạnh dạn làm những việc được giao ĐTB = 1,97. Để hiểu rõ hơn về hành vi của bản thân học sinh chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu giáo viên và phụ huynh học sinh và đều có cùngý kiến nhận xét: Phần lớn học sinh có những biểu hiện hành động tôn trọng thầy cô giáo sống hòa đồng với mọi người, có ý chí phấn đấu trong cuộc sống, bên cạnh đó vẫn có một số học sinh thiếu sự tôn trọng đối với thầy cô, tạo ra sự thiếu tin tưởng giữa giáo viên, phụ huynh học sinh với chính bản thân các em. 163 Vũ Thị Ngọc Tú 2.2.4. Giá trị hợp tác của học sinh THPT thể hiện trong quan hệ bản thân Giá trị hợp tác của học sinh THPT thể hiện trong quan hệ bản thân được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 4. Mức độ biểu hiện của giá trị hợp tác trong quan hệ bản thân Các mặt Nội dung Ý kiến của Ý kiến của Ý kiến của ĐTB chung HS (N=490) PHHS (N=490) GV (N=100) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Có sự bàn bạc thảo luận, hợp sức vì một mục tiêu chung, không có thái độ tỏ ra hơn người khác 1,97 0,30 1,85 0,20 1,75 0,30 1,86 0,27 Nhận thức 2. Chủ động xây dựng quan hệ hợp tác với người khác để thúc đẩy và hỗ trợ công việc chung 1,52 0,20 1,62 0,10 1,74 0,20 1,63 0,17 3. Hiểu giá trị hợp tác để đạt hiệu quả tốt hơn 2,01 0,50 1,87 0,30 1,79 0,20 1,89 0,33 4. Có thái độ tin tưởng, quan hệ tốt với các thành viên khác 1,68 0,20 1,60 0,30 1,55 0,10 1,61 0,20 5. Lắng nghe, đóng góp, tôn trọng, biết chấp nhận ý kiến của các thành viên khi cùng tham gia làm việc 2,35 0,30 2,01 0,20 2,13 0,30 2,16 0,27 6. Công nhận những thành quả đóng góp của từng thành viên với một tinh thần chung 1,98 0,20 1,90 0,30 1,75 0,20 1,88 0,23 Hành vi 7. Biết giúp chính mình 1,69 0,20 1,59 0,30 1,65 0,20 1,64 0,23 8. Biết tập hợp sức mạnh của mỗi cá nhân để tạo thành sức mạnh chung 2,25 0,30 2,15 0,40 2,11 0,30 2,17 0,33 9. Tạo bầu không khí thân thiện, gần gũi khi làm việc cùng nhau 1,98 0,20 1,95 0,20 1,88 0,10 1,94 0,17 10. Gắn bó với tập thể, tự tin khẳng định bản thân 1,87 0,20 1,83 0,20 1,80 0,20 1,83 0,20 Chung 1,93 0,26 1,84 0,25 1,82 0,21 1,86 0,24 * Giá trị hợp tác thể hiện qua nhận thức của học sinh THPT 164 Một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ bản thân của học sinh trung học phổ thông Số liệu Bảng 4 cho thấy giá trị sống của học sinh trung học phổ thông thể hiện trong quan hệ bản thân như sau: Hợp tác của bản thân với người khác là sự cởi mở sẵn sàng tiếp nhận các ý tưởng mới, sẵn sàng điều chỉnh các giá trị của bản thân cho phù với các chuẩn mực của xã hội. Cho nên học sinh đã nhận thức về giá trị hợp tác của bản thân với người khác như sau: có sự bàn bạc thảo luận, hợp sức vì một mục tiêu chung, không có thái độ tỏ ra hơn người ĐTB = 1,97; Chủ động xây dựng quan hệ hợp tác với người khác để thúc đẩy và hỗ trợ công việc chung ĐTB = 1,52; Hiểu giá trị hợp tác để đạt hiệu quả tốt hơn ĐTB = 2,01. Học sinh hiểu được vai trò của hợp tác để giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả. * Giá trị hợp tác thể hiện qua hành vi của học sinh THPT Bảng số liệu 4 cho thấy giá trị sống của học sinh trung học phổ thông trong quan hệ bản thân được biểu hiện qua hành vi ở mức trung bình: Tin tưởng, quan hệ tốt với các thành viên khác ĐTB = 1,68; lắng nghe đóng góp, tôn trọng, biết chấp nhận ý kiến của các thành viên khi cùng tham gia làm việc ĐTB = 2,35; công nhận những thành quả đóng góp của từng thành viên với một tinh thần chung ĐTB = 1,98; Biết giúp chính mình ĐTB = 1,69; biết tập hợp sức mạnh của mỗi cá nhân để tạo thành sức mạnh chung ĐTB = 2,25; tạo bầu không khí thân thiện, gần gũi khi làm việc cùng nhau ĐTB = 1,98; gắn bó với tập thể, tự tin khẳng định bản thân ĐTB = 1,87. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu thực trạng về một số biểu hiện giá trị sống của học sinh THPT trong quan hệ bản thân cho thấy: Phần lớn học sinh nhận thức đúng đắn về trung thực, trách nhiệm, tôn trọng, hợp tác đối với bản thân. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện các giá trị sống trong quan hệ bản thân của học sinh trung học phổ thông ở mức độ trung bình nghĩa là học sinh chưa sẵn sàng, chưa thường xuyên thể hiện về các giá trị sống qua nhận thức và hành vi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Thị Bình, 1990. Giáo dục giá trị ở Philippine. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 21. [2] Diane Tillman, 2009. Những giá trị dành cho tuổi trẻ. Nxb Tổng hợp TPHCM. [3] Phạm Minh Hạc, 1994. Phương pháp tiếp cận hoạt động nhân cách trong tâm lí học hiện đại. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 5, tr12-15. [4] Phạm Minh Hạc, 2010. Giá trị học cơ sở lí luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam hiện nay. Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.64. [5] Đặng Xuân Hoài, 2001. Nhân cách và cơ chế tâm lí xã hội của sự hình thành nhân cách. Tạp chí Tâm lí học, số 6, tr.17-25. [6] Lê Hương, 2000. Một số nét tâm lí đặc trưng của lứa tuổi thanh niên. Tạp chí Tâm lí học, số 2, tr.13-21. [7] Lê Văn Hồng (chủ biên), 2001. Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí sư phạm. Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.60-65. [8] Mạc Văn Trang, 1995. Về giá trị và giáo dục giá trị cho học sinh, sinh viên. Tạp chí Phát triển Giáo dục, số