Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng, hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1

Lúc sinh thời Bác Hồ dạy: Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Thật vậy,con người muốn phát triển toàn vẹn thì tài và đức luôn tương tác với nhau,sinh thành ra nhau và tạo ra một nhân cách toàn diện. Con người khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đều phải trải qua các giai đoạn phát triển về trí tuệ,sự hiểu biết của mỗi con người là do việc học,do kinh nghiệm cuộc sống đem lại.Còn giáo dục đạo đức cho mỗi con người thì cần được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy mục tiêu giáo dục Tiểu học là nhằm: giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,trí tuệ,thể chất,thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì điều này trẻ đến trường là một bước ngoặt trong cuộc sống và sự phát triển tâm lí của các em.Lần đầu tiên đến trường trẻ còn bỡ ngỡ,rụt rè chưa dám tự mình quyết định cách ứng xử.Chỉ sợ việc mình làm sẽ là sai, sẽ không được thầy yêu,bạn mến.Để giúp các em có tính mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm thì môn đạo đức là môn học đáp ứng các yêu cầu đó.

doc8 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4850 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng, hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG, HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lúc sinh thời Bác Hồ dạy: Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Thật vậy,con người muốn phát triển toàn vẹn thì tài và đức luôn tương tác với nhau,sinh thành ra nhau và tạo ra một nhân cách toàn diện. Con người khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đều phải trải qua các giai đoạn phát triển về trí tuệ,sự hiểu biết của mỗi con người là do việc học,do kinh nghiệm cuộc sống đem lại.Còn giáo dục đạo đức cho mỗi con người thì cần được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy mục tiêu giáo dục Tiểu học là nhằm: giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,trí tuệ,thể chất,thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì điều này trẻ đến trường là một bước ngoặt trong cuộc sống và sự phát triển tâm lí của các em.Lần đầu tiên đến trường trẻ còn bỡ ngỡ,rụt rè chưa dám tự mình quyết định cách ứng xử.Chỉ sợ việc mình làm sẽ là sai, sẽ không được thầy yêu,bạn mến.Để giúp các em có tính mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm thì môn đạo đức là môn học đáp ứng các yêu cầu đó. Ở lứa tuổi tiểu học, phần lớn các em ở độ tuổi 6- 11 tuổi, các em bắt đầu có ý thức tự hình thành các hành vi đạo đức cũng như là hình thành nhân cách cho mình. Đặc biệt là ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt “cái tôi“ của mình. Vì vậy, việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học có một ý nghĩa chiến lược quan trọng,nhất là học sinh mới bước vào lớp 1.Bởi lẽ: giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có trách nhiệm phải chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh như lời Bác Hồ đã dặn. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy các em ngày càng xuống cấp về đạo đức. Làm cách nào để các em ngoan hơn đó là điều mà tôi luôn suy nghĩ. Chính vì vậy, tôi quyết định thử nghiệm rèn kỹ năng, hành vi đạo đức cho học sinh trong năm học 2010- 2011 và bước đầu có kết quả đáng mừng. Năm học 2010- 2011 tôi đem áp dụng ngay từ đầu năm học, học sinh lớp tôi ngoan và có ý thức học tập tốt. Tôi rất phấn khởi và mạnh dạn trình bày đề tài “MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG, HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1” để cùng chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Mục tiêu môn đạo đức lớp 1 - Có hiểu biết ban đầu về một số hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn mực đó. - Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. - Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai và cái xấu. 1.2 Vai trò của việc giáo dục kỹ năng hành vi đạo đức cho học sinh. Học sinh có kỹ năng nhận xét, đánh giá các hành vi đạo đức, giải quyết các tình huống, lựa chọn và thực hiện các hành động phù hợp với các chuẩn mực hành vi quy định và trên cơ sở đó, các em rèn luyện thói quen đạo đức tích cực. Kỹ năng, hành vi được coi là kết quả quan trọng nhất của viêc dạy học môn đạo đức.Có thể nói, để đạt được đến kết quả này giáo viên và học sinh phải trải qua nhiều khó khăn, trải qua quá trình rèn luyện thường xuyên, liên tục vì đạo đức của con người nói chung và của học sinh Tiểu học nói riêng được đánh giá qua hành động, việc làm mà không phải là lời nói. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN : 2.1. Thực trạng khi chưa thực hiện đề tài: Năm học 2010-2011,tôi được giao nhiệm vụ phụ trách và giảng dạy lớp 1C với sĩ số là 22 học sinh.Qua thực tế, tôi thấy còn một số tồn tại sau: - Đa số học sinh do còn nhỏ,mới bước vào lớp 1 nên chưa phân biệt hành vi đúng, sai trong quan hệ với gia đình, thầy cô và bạn bè: Các em chưa có cử chỉ, lời nói lễ phép với thầy cô giáo và người lớn; còn nói tục,chửi bậy và gây mất đoàn kết trong lớp,cách xưng hô với bạn chưa hợp lí. - Nhiều học sinh còn quen với việc chơi là chủ yếu do vậy nề nếp học tập cũng như việc đi học đúng giờ còn thực hiện chưa tốt. Kết quả cụ thể như sau: Sĩ số Xếp loại 22 Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ Số lượng (hs) Tỷ lệ % Số lượng (hs) Tỷ lệ % 11 50 11 50 2.2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa thực hiện đúng hành vi đạo đức a. Về phía giáo viên Mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học nhưng đa số giáo viên chưa chú trọng đến các tư liệu dạy học như sưu tầm tranh ảnh, các bài thơ, bài hát, câu ca dao, tục ngữ…… có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức mà các em sẽ học trong chương trình. Các tư liệu ấy sẽ giúp học sinh sau khi học kiến thức mới sẽ dễ nhớ, dễ ghi nhận, có như vậy các em mới có ý thức cao trong việc được rèn luyện chuyển hóa thành tự rèn luyện các phẩm chất đạo đức của bản thân. Việc rèn luyện luyện đạo đức cho các em được giáo viên chú trọng nhưng chưa thường xuyên, liên tục. Một số giáo viên còn chưa tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của học sinh,chưa hiểu học sinh. Sự vội vàng không lắng nghe , không muốn tìm hiểu những gì diễn ra trong thế giới nội tâm của trẻ,mà chỉ tin vào kinh nghiệm của mình đây chính là nguyên nhân tạo nên hàng rào tâm lí giữa người giáo viên với học sinh. b. Về phía học sinh Như chúng ta đã biết trẻ em mới sinh ra không phải đã có ngay những hành vi đạo đức, cùng với sự trưởng thành và phát triển của các em do nhiều yếu tố chi phối. Đặc biệt gia đình là “cái nôi văn hoá” góp phần lớn vào việc hoàn thiện hành vi đạo đức của các em.Tuy nhiên, trong thực tế ở nhiều gia đình hiện nay chưa thực sự là tấm gương để các em noi theo mà họ còn có những hành vi đạo đức không hay, những lời nói không tốt ngay trước mặt các em. Mà ở lứa tuổi các em lại nhạy cảm những điều không tốt từ người lớn nên các em nhanh chóng học theo, các em không biết những điều các em bắt chước là không hay vì các em chưa có khả năng phân biệt được điều đúng, sai trong các chuẩn mực mà các em sẽ phải sử dụng để cư xử hằng ngày. Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, ghi nhớ máy móc rất tốt, đó là sự ghi nhớ dựa chủ yếu vào học thuộc tài liệu cần ghi nhớ mà không cần có sự cải biến làm thay đổi tài liệu đó.Với kiểu ghi nhớ này nếu không được giáo viên nhắc lại thường xuyên thì các em sẽ chóng quên và sẽ không nhớ gì nữa trong thời gian vài tuần sau. Sự chú ý của các em kém bền vững dẫn đến việc tiếp thu kiến thức mới sẽ không được liên tục. 3/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG, HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1 3.1 Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản, chính xác về các chuẩn mực đạo đức. Muốn giáo dục học sinh thực hiện những hành vi đạo đức đúng,chuẩn mực, người giáo viên phải nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục các chuẩn mực đạo đức ở lớp 1 nói riêng và ở trường tiểu học nói chung. Để biết cách khai thác, triển khai một cách hợp lí đồ dùng, phương tiện dạy học trong các tiết học nhằm giúp học sinh tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới trong từng bài học cụ thể.Từ đó các em sẽ có niềm tin đạo đức đúng đắn. Sự chuẩn bị chu đáo và triển khai có hiệu quả, đúng lúc, kịp thời các phương tiện dạy học như sưu tầm tranh ảnh, các bài thơ, bài hát, câu ca dao, tục ngữ …… cũng đã góp phần rất lớn trong sự thành công của tiết học. Ví dụ: Khi dạy bài “Gọn gàng, sạch sẽ” trước khi vào tiết học giáo viên có thể hát cho học sinh nghe bài hát: “Rửa mặt như mèo” hoặc bài “Mèo con ra vại nước”.Sau khi giáo viên cho các em nhận biết “thế nào là gọn gàng sạch sẽ” qua các hình ảnh trong bài tập 1.Giáo viên sẽ phải liên hệ thực tế bằng câu hỏi “Em cảm thấy như thế nào khi được mặc bộ quần áo sạch sẽ, gọn gàng, vì sao? ” Trả lời được câu hỏi này học sinh sẽ thấy thật là hạnh phúc khi được mọi người ngắm nhìn mình và khen ngợi (các em đã hiểu được ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ). Từ đó các em sẽ có ý thức ăn mặc sạch sẽ gọn gàng để làm đẹp cho bản thân và cho xã hội. Cuối cùng giáo viên có thể khuyến khích học sinh ghi nhớ bằng bài đồng dao “Xỉa cá mè” ( xỉa cá mè, đè cá chép, chân ai đẹp, đi bán men, chân ai đen, thì đi rửa” với bài đồng dao này các em sẽ hiểu được khi chưa sạch sẽ ta có thể tắm, rửa, quần áo chưa sạch ta có thể giặt cho sạch. Bài đồng dao có thể ghi nhớ để sử dụng thành trò chơi hằng ngày. 3. 2 Thường xuyên chú ý rèn luyện các chuẩn mực đạo đức. Người giáo viên chủ nhiệm lớp bao giờ cũng là “thần tượng” của học sinh. Các em dễ nghe,dễ tin theo lời thầy nên tôi rất thận trọng trong giao tiếp với các em.Trong lớp tôi chú ý đến những cử chỉ và lời nói với học sinh. Tôi luôn tâm niệm mình phải là tấm gương cho học sinh noi theo. Ở trên lớp, trong các tiết học đạo đức, tôi thường xuyên cho học sinh thực hành các hành vi đạo đức theo chuẩn để hình thành thói quen cho các em. Trong các tiết chủ nhiệm, tôi luôn tạo ra các tình huống có vấn đề (Các vấn đề đó cần phải sử dụng những hành vi đạo đức đúng mà các em đã học được) để các em cùng nhau giải quyết, và chọn ra cách ứng xử phù hợp nhằm củng cố những kiến thức về chuẩn hành vi đạo đức mà các em đã lĩnh hội được thông qua các bài học và các mối quan hệ xã hội. Để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh giáo viên cần tích hợp giáo dục đạo đức thông qua các môn học khác. Ví dụ 1: Khi dạy bài đạo đức: Em và các bạn giáo viên có thể tổ chức cho học sinh vẽ một bức tranh về hành động,việc làm mà các em mong muốn,sẵn sàng thực hiện để giúp bạn ,dành cho bạn.(môn Mĩ thuật),hay cho các em hát những bài hát về tình cảm bạn bè (môn Hát nhạc). Ví dụ 2: Khi dạy bài đạo đức:Giữ gìn trường lớp sạch,đẹp.Giáo viên tổ chức những hoạt động như lao động trực nhật lớp,lao động vệ sinh sân trường,chăm sóc cây xanh ... hàng ngày, hàng tuần. Tôi luôn chú trọng việc giáo dục kỹ năng đạo đức cho học sinh trong tất cả các môn học mà các em được học trong các tiết học trên lớp và ngoại khoá. Ví dụ : Trong môn Tự nhiên xã hội có bài “Hoạt động và nghỉ ngơi”- giáo dục học sinh biết cách đi, đứng, ngồi đúng tư thế, …; chủ đề gia đình tôi giáo dục các em biết quan tâm, giúp đỡ, lễ phép với ông bà cha mẹ, anh chị em... Ngoài ra trong các môn Toán, Tiếng việt, Thủ công…tôi giáo dục các em phải có tính cẩn thận, kiên trì, yêu thích học tập, giữ gìn vệ sinh trường lớp…… Ngoài ra,tôi còn phối hợp với đội tổ chức sinh hoạt sao cho học sinh. Trong buổi sinh hoạt này tôi đã chủ động cho học sinh: đóng vai, múa hát, đọc thơ, ca dao, tục ngữ ca ngợi về gia đình, trường lớp, thầy cô, bạn bè…… thông qua đó giúp các em khắc sâu hơn những chuẩn mực đạo đức để tự mình rèn luyện trở thành người học sinh tốt, chăm ngoan, học giỏi. 3.3/Kết hợp giữa nhà trường - gia đình- xã hội. Nhà trường có vai trò, tác dụng rất quan trọng đối với công việc hướng dẫn các bậc phụ huynh hiểu rõ mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1 nói riêng để các bậc phụ huynh thấy được sự cần thiết phải giáo dục các hành vi đạo đức cho các em, từ đó có sự kết hợp với nhà trường mà cụ thể là giáo viên chủ nhiệm. Khi nhà trường tổ chức các cuộc họp phụ huynh hoặc những lúc gặp mặt các bậc phụ huynh.Tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh về cách giáo dục học sinh, phân tích để phụ huynh thấy được niềm vui khi con của họ ngoan ngoãn, học giỏi.Cuối cùng tôi đề nghị các bậc phụ huynh hãy phối kết hợp với nhà trường để giáo dục con em họ tốt hơn. Ví dụ : Cha mẹ theo dõi, quan tâm sát sao đến các nhu cầu vật chất và tinh thần của con cái, không nên nuông chiều, đáp ứng những nhu cầu không chính đáng của con em mình, cần giải thích cho con em mình hiểu những đồi hỏi đó là không tốt. Giúp đỡ, động viên con cái học tập, xây dựng nền nếp, thói quen tốt như giờ nào việc ấy, học hành, vui chơi, giải trí có điều độ, không a dua các tật xấu. KẾT LUẬN 1/Hiệu quả của việc áp dụng đề tài. -Qua việc áp dụng đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG, HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1” vào lớp 1C do tôi chủ nhiệm, tôi thấy hết sức có hiệu quả, đa số học sinh trong lớp đã thực hiện tốt các hành vi đạo đức. Trong lớp không còn có tình trạng học sinh cá biệt về mặt đạo đức. -Kết quả đánh giá về mặt thực hiện đạo đức của học sinh trong lớp ở học kì I : 100% học sinh trong lớp thực hiện đầy đủ, tăng 50% so với tỉ lệ đầu năm. Các em luôn quan tâm giúp đỡ bạn bè, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, đi học đúng giờ,tích cực tham gia các công việc chung…. 2.Phạm vi áp dụng đề tài. Đề tài này có thể áp dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở khối I của trường Tiểu học Thanh Mai Trên đây là ý kiến nhỏ của bản thân tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và áp dụng có hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh. Xác nhận của BGH Thanh Mai, ngày 3 tháng 5 năm 2011 Người viết Nguyễn Thị Hằng