Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 1

1. Trong dạy học môn tập đọc ở tiểu học, việc rèn đọc hiểu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Việc đọc hiểu được sử dụng để tìm hiểu nội dung bài mới. Rèn đọc hiểu giúp việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh, từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân. 2. Ta nhận thấy rằng, việc đọc hiểu ở tiểu học có nhiều phương pháp (cách dạy) khác nhau, phương pháp nào cũng mang tính đặc trưng riêng của phương pháp đó, sao cho có tính khoa học, tính logic. Nhưng qua thực tế giảng dạy, việc rèn kĩ năng đọc hiểu thì một số giáo viên còn chưa hiểu được một cách sâu sắc yêu cầu đặc trưng của môn học. Trong sự phát triển chung của giáo dục, có sự thay đổi cải tiến của môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng về cả nội dung cũng như phương pháp dạy học. Mục tiêu của môn học theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với tâm sinh lý đang phát triển của học sinh tiểu học. Tuy vậy vẫn còn không ít nhưng hạn chế vướng mắc trong quá trình dạy và học. Một trong những vẫn đề tôi quan tâm trong giảng dạy đó là: “Đọc hiểu của học sinh tiểu học”.

pdf22 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 5068 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Đề Tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 1 Sáng kiến MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 1 PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Trong dạy học môn tập đọc ở tiểu học, việc rèn đọc hiểu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Việc đọc hiểu được sử dụng để tìm hiểu nội dung bài mới. Rèn đọc hiểu giúp việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh, từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân. 2. Ta nhận thấy rằng, việc đọc hiểu ở tiểu học có nhiều phương pháp (cách dạy) khác nhau, phương pháp nào cũng mang tính đặc trưng riêng của phương pháp đó, sao cho có tính khoa học, tính logic... Nhưng qua thực tế giảng dạy, việc rèn kĩ năng đọc hiểu thì một số giáo viên còn chưa hiểu được một cách sâu sắc yêu cầu đặc trưng của môn học. Trong sự phát triển chung của giáo dục, có sự thay đổi cải tiến của môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng về cả nội dung cũng như phương pháp dạy học. Mục tiêu của môn học theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với tâm sinh lý đang phát triển của học sinh tiểu học. Tuy vậy vẫn còn không ít nhưng hạn chế vướng mắc trong quá trình dạy và học. Một trong những vẫn đề tôi quan tâm trong giảng dạy đó là: “Đọc hiểu của học sinh tiểu học”. 2 Xuất phát từ thực tiến dạy học môn Tập đọc lớp 1 tôi tiến hành nghiên cứu việc “Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 trong giờ Tập đọc”. PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Từ những đổi mới của chương trình tiểu học, đoài hỏi phải đổi mới chương trình môn Tiếng Việt. Chương trình tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về: - Mục tiêu giáo dục. - Nội dung và phương pháp dạy học. - Cách thức đánh giá học tập của học sinh. Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và phát triển kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết, góp phần vào quá trình hình thành các giá trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân. Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho kĩ năng “đọc” nói chung và “đọc hiểu” nói riêng. Một kĩ năng quan trọng hàng đầu của bậc tiểu học. Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người. 3 Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Tập đọc đặc biệt là đọc hiểu giúp các em học được cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác bởi đọc đúng, hiểu được chính xác nội dung một vấn đề nào đó. Từ đó, các em sẽ làm Toán đúng, viết đúng và nói đúng... Với tư cách, nhiệm vụ là một phân môn thực hành Tiếng Việt, Tập đọc hiểu góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 1 mới là những bài văn, bài thơ hay trong kho tàng văn học trong nước và nước ngoài. Chính vì thế mà các em có vốn văn học dân tộc, hay trên thế giới khá lớn. Bên cạnh đó, có các bài tập đọc còn cung cấp cho các em vốcn từ ngữ phong phú, thuộc nhiều chủ đề để sử dụng vào việc tập viết, tập chép đoạn văn, bài thơ... Và đặc biệt là việc viết các bài Tập làm văn của các lớp 2, 3, 4, 5. Sử dụng vào việc giao tiếp, ứng xử hàng ngày, Mặt khác các bài tập đọc còn là bức tranh muôn hình, muôn vẻ về đề tài thiên nhiên, xã hội phong phú, về phong tục tập quán, lối sống và kinh nghiệm sống. Cho nên việc đọc hiểu giúp các em càng thêm hiểu biết về con người, về đất nước trong quá khứ cũng như trong hiện tại và tương lai. Khi học phân môn Tập đọc, đặc biệt là phần đọc hiểu giúp trí tuệ của các em ngày càng được nâng cao, bồi dưỡng cho các em tình yêu, niềm tin trong cuộc sống. Dạy Tập đọc nói chung và dạy Tập đọc ở lớp 1 nói riêng thì việc đọc hiểu sẽ giúp các em phát triển tư duy logic, rèn luyện khả năng thông hiểu ngôn ngữ, khả năng suy nghĩ lo gic và tổng hợp. Cũng như các môn học khác ở các cấp học, môn Tập đọc đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm., học sinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình học tập. Tự tìm tòi để hiểu nội dung, phát hiện kiến thức 4 dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy. Với những yêu cầu quan trọng như vậy thì người thầy phải là người tổ chức linh hoạt chuẩn bị được nhiều tình huống phong phú cho học sinh. Tránh nhồi nhét vào đầu các em những kiến thức mà chính các em không hiểu gì cả. Trong chương trình tiểu học, các bài tập đọc của lớp 1 đã được chọn lọc kĩ càng. Được sắp xếp theo từng chủ đề, nội dung các bài tập đọc cung cấp, bồi dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao đông, yêu người thân... ở xung quanh các em. Vì thế, việc đọc hiểu từng bài tập đọc nhằm trau dồi lòng hướng thiện đạo lí, truyền thống dân tộc... II. Nội dung của sỏng kiến: 1. Nội dung chương trình sách giáo khoa Sách Tiếng Việt 1 tập 2 - phần luyện tập tổng hợp gồm: 13 tuần tiếp tục phát triển các kĩ năng nghe - đọc - nói - viết cho học sinh thông qua các bài tập đọc. Về nội dung: hầu hết các chủ điểm tập đọc lớp 1 đều được lặp lại theo logic sau: - Chủ điểm: Nhà trương - Chủ điểm: Gia đình - Chủ điểm: Thiên nhiên đất nước. 2. Những yêu cầu về kĩ năng đọc Đọc đúng và đọc rõ ràng bài văn, bài thơ đơn giản 5 Hiểu được nghĩa các từ thông thường và ý của câu. Bên cạnh đó còn kết hợp ôn luyện vần và luyện nói. 3.Tình hình chung của việc dạy Tập đọc ở lớp 1 * Nhận thức đặc trưng phương pháp bộ môn Nhìn chung, có ý kiến của giáo viên đều cho rằng dạy tập đọc ở lớp 1 là dạy cho học sinh đọc to, đọc đúng, đọc rõ ràng là đạt yêu cầu. Còn vấn đề đọc hiểu và bước đầu đọc diễn cảm chưa chú trọng. Phần đọc hiểu còn được xem nhẹ. Vẫn đề quan trọng nhất là sách giáo khoa lớp 1 mới các bài tập đọc mới, quy trình phương pháp dạy cũng hoàn toàn mới đối với giáo viên. * Thiết kế bài dạy của giáo viên Tất cả các giáo viên đều chuẩn bị những thiết kế bài dạy một cách chung chung như sách hướng dẫn. Đặc biệt là phần đọc hiểu còn chưa sâu, mới chỉ đưa ra hình thức giáo viên hỏi để học sinh trả lời câu hỏi. Do đó, đa số giáo viên sử dụng phương pháp giảng giải là chủ yếu. Giáo viên tập trung vào giảng từ, giảng nội dung câu, của đoạn chính. Đôi khi việc giảng từ còn chưa sát, còn lan man sa đà vào giảng văn. Chưa chú trọng đến việc rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 1. Điều đó khiến cho học sinh dễ bị thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức của bài. Chất lượng đọc hiểu chưa cao, chỉ mới dừng lại ở mực độ đọc đúng. Kĩ năng đọc hiểu còn chưa cao dẫn đến kết quả đọc chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng cơ bản quan trọng. Trong tiết dạy, giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh tự tìm tòi khám phá cái hay, cái đẹp của các bài văn, bài thơ. Về phương pháp chưa có nhiều đồi mới. Những vấn đề mang tính khoa học cũng chưa được giáo viên nghiên cứu đầy đủ. Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy và các hình thức học tập cho học sinh. 6 Đọc hiểu ở tiết Tập đọc theo tôi là khâu mà học sinh chưa đạt được hiệu quả cao. Học sinh lớp 1, các em còn nhỏ các em chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc đọc hiểu, mà các em chỉ chú trong đến việc đọc đúng, đọc to rõ ràng. Học sinh không dám trình bày ý kiến của mình cho người khác nghe. Hiểu vấn đề mà không diễn đạt được để người khác nghe hiểu. Các em trả lời câu hỏi hoặc giải nghĩa từ còn lúng túng. 4. Giải phỏp: Từ những cơ sở lý luận trên tôi xin đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 1 như sau Trong quá trình giảng dạy, tôi đã không phủ nhận các phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, không áp đặt, không cứng nhắc. Những phương pháp đặc biệt chú trọng là những phương pháp sau: - Đọc sách, đọc tài liệu. - Mô tả. - Giảng giải. - Hỏi đáp. - Trực quan. - Rèn luyện theo mẫu. - Thực hành giao tiếp và tổ chức trò chơi. - Tổng kết rút kinh nghiệm. Kĩ năng đọc hiểu là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình lâu dài. Trong những năm đầu bậc tiểu học, đặc biệt là ở lớp 1, quá trình đọc, ngày 7 càng nâng cao. Học sinh cần phải chiếm lĩnh văn bản cả về nội dung và nghệ thuật. Vì thế, cần hình thành cho học sinh các bước tìm hiểu văn bản. - Hiểu các từ, các cụm từ. - Hiểu các câu. - Hiểu các đoạn, những tập hợp câu dùng đẻ phát biểu một ý kiến trọn vẹn. - Hiểu được cả bài thơ hay bài văn. Trong hai tiết Tập đọc, để giúp các em hiểu sâu vấn đề tạo nên hững thú trong giờ học, giáo viên nên cho học sinh tự phát hiện kiến thức hoặc tự kiểm tra bạn, hoặc kiểm tra chính mình. Như phần kiểm ta bài cũ ở tiết 1, giáo viên nên cho học ính đọc một đoạng văn hoặc khổ tho mà các em yêu thích và nêu lí do tại sao em lại thích đoạng văn hay khổ thơ đó. Tổ chức cho các em kiểm tra lẫn nhau theo nhóm nhỏ (nhóm 2) quay vào nhau để bàn bạc, thảo luận về việc đọc bài và trả lời câu hỏi có trong bài. Như thế sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ đầu tiết học. Phần kiểm tra bài cũ cũng có thể tổ chức cho học sinh đọc thầm một đoạng văn, một khổ thơ, biết tìm và đặt câu hỏi trong bài để cho bạn mình trả lời. Ví dụ: Khi dạy bài: Mưu chú sẻ- Tiếng Việt 1 - tập 2 . Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn: “Nghe vậy, Mèo... đã muộn mất rồi”. Rồi tự nêu câu hỏi để tìm hiểu sự thông minh nhanh trí của Sẻ. Học sinh sẽ tự học đọc, tự tìm hiểu và nêu một câu hỏi để tìm hiểu đoạng văn. Sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau, chẳng hạn: - Sẻ làm gì khi nào đặt nó xuống đất? - Mèo vừa đặt Sẻ xuống đất, Sẻ đã làm gì? 8 - Tại sao Sẻ lại thoát khỏi miệng Mèo? Từ những ý kiến mà học sinh đưa ra, giáo viên phải tổ chức để học sinh trả lời, đồng thời kiểm tra hiểu bài của từng cá nhân học sinh. Hình thức thứ hai có thể chuyển những hoạt động bằng lời của học sinh thành các bài tập thông qua việc sử dụng vở bài tập phiếu học tập hay bảng phụ. Ví dụ: Khi dạy bài: Quyển vở của em - Tiếng Việt 1- tập 2 (tiết 2) Giáo viên gọi 1 đến 2 học sinh đọc 2 khổ thơ đầu, cả lớp đọc thầm để tìm hiểu bài qua câu hỏi: - Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vở ra? Hãy ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng. Những trang giấy trắng thơm tho, mát rượi, những dòng kẻ ngay ngắn, những hàng chữ nắn nót. Bao nhiêu trang giấy trắng. Những dòng kẻ đẹp. Giáo viên gọi 2 học sinh đọc khổ thơ cuối, cả lớp đọc thầm để tìm hiểu bài. - Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai? Hãy nỗi ô chữ ở cột A với 1 ô chữ ở cột B sao cho đúng ý trong bài. Cột A Cột B Chữ đẹp thể hiện Người bạn tốt Người trò ngoan Người cẩn thận 9 Cùng với phần kiểm tra bài cũ ở tiết 1 và phân tìm hiểu bài ở tiết 2 thì phần củng cố bài là một yếu tố quan trọng, nó quyết định đến việc đánh giá mức độ hiểu bài của từng học sinh. Tôi đã tiến hành như sau; Khi dạy xong bài: Ngôi nhà - Tiếng Việt 1 - tập 2, tôi đặt câu hỏi: Em hãy đặt khác cho bài thơ? Nhiều học sinh đã đặt tên cho bài thơ là “Nhà em”. Hay củng cố bài: Con quạ thông minh - giáo viên yêu cầu học sinh - Đọc câu tả chú quạ không uống được nước? - Đọc câu văn tả chú quạ uống được nước? Hầu hết học sinh đều nắm được bài và đọc được diễn cảm những câu văn đó. Để hiểu sâu bài văn, bài thơ thì học sinh phải thực sự là người chủ động tìm tòi ra cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ đó. Việc tổ chức lớp học để học sinh tự phát hiện ý, phát hiện nghệ thuật là yêu cầu căn bản đối với giáo viên. Trong lĩnh vực này, hầu như gioá viên chư a chú ý cao. Giáo viên còn nói nhiều, giảng nhiều làm cho giờ học biến thành tiết giảng văn. Hoặc giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời làm cho tiết học nhàm chán, không khắc sâu, không cô đọng được nội dung bài, không hiểu được từ ngữ hay, một số câu hoặc nội dung bài. Điều đó dẫn đến kết quả giờ tập đọc không cao. Phát hiện ý của bài: bao gồm phát hiện tình cảm chứa đựng trong bài thực hiện việc phản ánh đời sống qua đoạn văn, khổ thơ, bài văn, bài thơ. Phát hiện tính cách nhân vật được thể hiện như thế nào? Em hãy tỏ thái độ yêu hay không yêu với các nhân vật trong bài. Qua đó giáo dục tình cảm thái đội cho học sinh. Bước đầu học sinh biết phát hiện nghệ thuật: bao gồm nghệ thuật dùng từ, nghệ thuật viết câu. 10 - Nghệ thuật dùng từ: Từ láy, từ gợi tả, gợi cảm, từ chỉ mùi vị màu sắc, từ chỉ hình ảnh ... có trong bài. - Nghệ thuật viết câu: Câu văn dài, ngắn diễn tả điều gì? gợi cảm điều gì? Các biện pháp tu từ, nhân hoá hay so sánh. Bước đầu học sinh phát hiện thấy nghệ thuật miêu tả: Kể chuyện, tường thuật, tả cảnh... Qua việc phát hiện về ý và phát hiện nghệ thuật, học sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ. Khi dạy đọc hiểu cho học sinh ở tiết 2 vẫn tiếp tục nhiệm vụ luyện đọc kết hơp với nhiệm vụ giúp học sinh nhớ, hiểu được nội dung bài. Nhớ được nội dung bài là sự khởi đầu của việc hiểu bài. Quá trình hiểu một bài gồm nhiều bước, với nhiều thao tác tư duy. Giáo viên không nên nôn nóng bắt học sinh chưa kịp nhớ nội dung bài đã phải phân tích tổng hợp, khái quát hoá... Các yếu tố trong bài để tìm ra ý nghĩa bài (ở các tầng bậc khác nhau) Đây là công việc của các lớp học và bậc học sau này. Việc nhớ và hiểu nội dung bài được kết hợp chắt chẽ với việc luyện đọc nhiều lần văn bản. Vì thế việc đọc lưu loát cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng, nó giúp cho các em đọc hiểu về nội dung một câu, một đoạn trong bài. Cần yêu cầu các em đọc nhiều lần đoạn, câu văn đó (đọc thành tiếng, đọc thầm) sao cho thông thạo (không phải nhẩm vần). Chỉ khi học sinh được giải phóng khỏi việc giải mã văn tự để chuyển thành âm thanh ngôn ngữ, tư duy của các em mới có điều kiện kiểm soát nội dung của câu, của đoạn. Ở các lớp có nhiều học sinh yếu, giáo viên nên để thời gian dài hơn cho việc luyện đọc. Phần hỏi về nội dung bài có thể chưa thu ngắn lại (trong một vài trường hợp có thể thu ngắn lại) thay câu hỏi sách giáo khoa bằng câu hỏi khác đơn 11 giản hơn, để các em dễ tìm hiểu hơn hoặc lược bớt câu hỏi trên tổng số hai hoặc ba câu hỏi trong bài. Ví dụ: - Để hỏi câu: “Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa?” trong bài Ngưỡng cửa - Tiếng Việt 1 - tập 2, giáo viên cho vài em đọc đi đọc lại khổ thơ 1 rồi mới đặt câu hỏi. - Để học sinh trả lời được câu hỏi: “Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?” trong bài: Vì bây giờ mẹ mới về - Giáo viên cho nhiều học sinh đọc lại câu “Khi cậu bé cắt bánh bị đứt tay nhưng không khóc” rồi mới nêu câu hỏi. Sau bước tìm hiểu nội dung bài thì yêu cầu một vài học sinh đọc lại bài với yêu cầu cao hơn: đọc hay, đọc diễn cảm. Từ việc đọc diễn cảm bài văn, bài thơ giúp cho các em hiểu bài sâu hơn. Với các bài tập đọc là thơ thường có yêu cầu học sinh học thuộc lòng. Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng ngay tại lớp. Trong hai tiết dạy Tập đọc, thông thường giáo viên chỉ chú trọng đến việc làm thế nào để các em biết đọc đúng, đọc to cả bài mà bỏ qua việc đọc hiểu bài văn hay bài thơ. Cách giải nghĩa từ, giảng nội dung từng câu hay đoạn, bài còn mang tính gò bó, mang tính khuôn mẫu. Vì thế làm hạn chế óc tưởng tượng phong phú của các em. Trong tiết Tập đọc để phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, khâu chuẩn bị bài, thiết kế bài dạy rất quan trọng, dựa trên cơ sở của các phương pháp truyền thống, tôi đưa ra nhưng định hướng đổi mới các hoạt động, hình thức dạy - học như sau: * Phần kiểm tra bài cũ: - Học sinh tự kiểm tra lẫn nhau. * Phần bài mới: 12 - Giới thiệu bài bằng tranh, ảnh hoặc vật thật để gây hứng thú trong giờ học cho học sinh (tuy nhiên ở phần này giáo viên phải đầu tư cho sự chuẩn bị, phải tìm tòi). - Luyện đọc: + Đọc tiếng, từ: Cho học sinh tự phát hiện từ khó đọc, tự giải thích từ khó theo sự hiểu biết của mình. + Tìm hiểu bài: Tuỳ theo từng bài mà giáo viên tổ chức các hình thức khác nhau để học sinh tìm hiểu. Ở đây, tôi cho học sinh trả lời câu hỏi để tìm hiểu bài dưới hình thức sử dụng bảng phụ (nội dung như vở bài tập Tiếng Việt) để học sinh dễ dàng nhận ra được nội dung phần trả lời của câu hỏi (đối với học sinh trung bình). Với mức độ học sinh khá, giỏi tôi cho các em đọc một đoạn văn hay bài thơ rồi đặt câu hỏi cho bạn trả lời, hay tự đọc câu văn diễn tả ý. Với mức độ học sinh trung bình của lớp, khi tìm hiểu bài tôi cho học sinh đọc kĩ câu văn, đoạn văn hay dòng thơ, khổ thơ trả lời cho nội dung câu hỏi rồi mới đặt câu hỏi để các em trả lời. * Phần củng cố, dặn dò: - Học sinh đọc khổ thơ hay đoạn văn mà mình yêu thích lý do mà mình yêu thích? - Học sinh kể lại chuyện cho các bạn nghe (tuỳ theo từng bài Tập đọc). * Ví dụ: Khi dạy bài: Vì bây giờ mẹ mới về - Tôi tiến hành soạn giảng như sau: (A) Mục đích yêu cầu: - Học sinh đọc trơn cả bài. Chú ý tự phát hiện tiếng khó và phát âm. 13 - Biết nghỉ hơi đúng ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy, biết đọc cao giọng, vẻ ngạc nhiên ơ râu có dấu chấm hỏi. - Ôn lại các vần: ưt, ưc. Khắc sâu vần, cấu tạo vần. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ưt, ưc. - Hiểu được nội dung bài Tập đọc, luyện nói tự nhiên theo chủ đề. - Rèn kĩ năng đọc, nói đúng tốc độ. - Thái độ tích cực học tập. (B) Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: +Tranh vẽ một em bé cắt bánh bị đứt tay nhưng không khóc (tranh vẽ phóng to từ sách giáo khoa). + Bộ thực hành biểu diễn Tiếng Việt. - Học sinh: + Bộ thực hành Tiếng Việt, sách giáo khoa. (C) Các hoạt động dạy - học: (1) Kiểm tra bài cũ: - Đọc một khổ thơ mà em yêu thích trong bài “Quà của bố”? Vì sao em thích khổ thơ ấy? - Tự kiểm tra: Kiểm tra đọc (từng cặp học sinh cùng bàn) quay mặt vào nhau để kiểm tra. 14 - Giáo viên nhận xét mực độ hiểu bài của học sinh và đánh giá ghi điểm. (2) Bài mới: - Giới thiệu bài: Giáo viên theo tranh để giới thiệu + Tranh vẽ gì? (học sinh quan sát tranh và trả lời) + Giáo viên chỉ vào tranh nói: Tranh vẽ cậu bé cắt bánh bị đứt tay nhưng không khóc. Chúng ta hãy đoán xem điều gì xảy ra khi mẹ cậu ta về? Cô cùng các em đọc và tìm hiểu bài: Vì bây giờ mẹ mới về. - Luyện đọc: + Giáo viên đọc mẫu lần 1: Đọc giọng người mẹ hoảng hốt khi thấy cậu bẽ khóc oà lên, giọng ngạc nhiên khi hỏi “Sao bây giờ con mới khóc?” Giọng cậu bé nũng nịu. + Giáo viên nêu câu hỏi: Bài văn gồm có mấy câu? rồi khoanh tròn dưới những dấu câu có trong bài. - Học sinh luyện đọc + Đọc tiếng, từ. Tìm trong bài những tiếng, từ khó đọc? (cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt...) + Đọc câu: Giáo viên hướng dẫn đọc liền câu. + Đọc đoạn, bài: Giáo viên hướng dẫn cách ngắt, nghỉ đúng dấu câu - Ôn các vần ưt, ưc: 15 + Học sinh tìm tiếng có vần cần ôn trong bài, ngoài bài (khuyến khích các em tìm được nhiều tiếng, từ, đồng thời giúp các em hiểu được nghĩa của từ vừa tìm) + Học sinh nói câu có tiếng chứa vần ưt, ưc. Giáo viên cho học quan sát tranh, nói câu mẫu, từ đó tự các em sẽ nói câu theo ý hiểu của mình (tổ chức nói trong nhóm, tự kiểm tra sau đó lên trình bày trước lớp. giáo viên uốn nắn, sửa sai và động viên những học sinh có câu nói hay...) - Tiết 2: Ngoài việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát đọc rõ ràng tiến tới đọc diễn cảm toàn bài thì giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinh qua việc tìm hiểu nội dung bà