Một số phương pháp giúp học sinh đọc và cảm thụ bài tập đọc lớp 4

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng có vai trò hết sức quan trọng, tạo những cơ sở ban đầu hết sức cơ bản, bền vững về tri thức, hình thành và phát triển nhân cách giúp trẻ có thể tiếp tục học lên bậc trên hoặc có thể đi học nghề, chọn tương lai sau này. Để đạt được mục tiêu trên, nhà trường tiểu học đã duy trì dạy đủ 9 môn học. Một trong những phân môn có vị trí hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học là Tập đọc. Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn.) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Môn tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc, học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc. Phân môn tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ.

doc30 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 6636 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số phương pháp giúp học sinh đọc và cảm thụ bài tập đọc lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP PLEIKU TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐỌC VÀ CẢM THỤ BÀI TẬP ĐỌC LỚP 4 Năm hỌc : 2012 - 2013 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐỌC VÀ CẢM THỤ BÀI TẬP ĐỌC LỚP 4 A- ĐẶT VẤN ĐỀ : Bậc tiểu học là bậc học nền tảng có vai trò hết sức quan trọng, tạo những cơ sở ban đầu hết sức cơ bản, bền vững về tri thức, hình thành và phát triển nhân cách giúp trẻ có thể tiếp tục học lên bậc trên hoặc có thể đi học nghề, chọn tương lai sau này. Để đạt được mục tiêu trên, nhà trường tiểu học đã duy trì dạy đủ 9 môn học. Một trong những phân môn có vị trí hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học là Tập đọc. Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn...) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Môn tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc, học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc. Phân môn tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ. Môn tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với chương trình Tiếng việt. Qua các bài văn chọn lọc học sinh vừa cảm thụ tốt vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng sinh động, được luyện về nghĩa âm, chính tả, tập làm văn. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phân môn tập đọc, tôi luôn luôn trăn trở: Cần luyện đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để các em có thể đọc đúng, đọc hay, cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà nhà văn mang đến. Từ sự suy nghĩ đó tôi quyết định đem hết khả năng và lòng nhiệt tình của bản thân ra sức tìm tòi, nghiên cứu và tích luỹ được một số kinh nghiệm trong nhiều năm được phân công giảng dạy ở lớp 4 . Dưới sự cố gắng tận tâm của thầy, sự nỗ lực phấn đấu học tập của trò, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt điều này làm tôi rất vui, chính vì lẽ đó tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “ Một số phương pháp giúp học sinh đọc và cảm thụ bài tập đọc lớp 4 ”. B- NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH - TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN : 1. Chất lượng đầu năm : Khi mới nhận lớp tôi rất buồn và lo lắng vì các em đọc yếu, phát âm chưa chuẩn và dường như các em không cần chú ý lắm đến ngắt nghỉ câu cho đúng ngữ điệu của bài. Khi tìm hiểu bài, các em ít giơ tay phát biểu và trả lời câu hỏi một cách miễn cưỡng máy móc và thụ động. Nhà trường khảo sát chất lượng đầu năm kết quả lớp tôi thật thấp: BẢNG THỐNG KÊ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2012- 2013- MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC) - LỚP 42 TỔNG SỐ HỌC SINH GIỎI KHÁ TRUNGBÌNH YẾU TS % TS % TS % TS % 30 3 10 % 8 26,7 % 13 43,3% 6 20 % Chính sự lo lắng về chất lượng của lớp, các em đọc như vậy thì việc nắm bắt kiến thức sẽ chậm lại, hơn thế nữa cảm thụ bài văn, bài tập đọc không tốt thì làm sao các em có thể làm tập làm văn hay và hiểu cặn kẽ hơn về phân môn luyện từ và câu. Tôi lại một lần nữa sàng lọc, kiểm tra từng đối tượng học sinh để nắm nguyên nhân cho thật sát. 2. Nguyên nhân : a. Về phía học sinh: - Kỹ năng đọc của một số học sinh còn yếu, chưa lưu loát, còn ê a, ngắc ngứ.Còn có em còn đánh vần, quên bỏ dấu thanh, thêm bớt từ khi đọc. - Một số học sinh đọc chưa diễn cảm, ngắt nghỉ hơi còn tuỳ tiện không đúng nghĩa và lôgic của câu, đoạn. - Một số học sinh đọc còn quá nhỏ, ngược lại một số em đọc còn quá to (như gào lên) sẽ làm cho học sinh khác nghe và theo dõi một cách mệt mỏi. - Các em chưa có phương pháp học tập đúng, chỉ nghiêng về đọc văn bản mà không hiểu và nắm vững nội dung bài. b. Về phía giáo viên: Về bản thân mình, phương pháp dạy có lẽ còn đơn điệu, gò bó trong sách giáo khoa và sách tham khảo mà chưa đi sâu tìm tòi sáng tạo, giảng bài chưa hay nên chưa khích lệ được việc học của các em chăng? II – ĐỊNH HƯỚNG : Sau khi đã xác định được nguyên nhân, tôi nghĩ muốn giờ dạy tốt, học sinh đạt được kết quả cao thì phải có định hướng nhất định. Chương trình phân môn Tập đọc lớp 4 gồm 10 chủ điểm : Thương người như thể thương thân ; Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ; Có chí thì nên; Tiếng sáo diều; Người ta là hoa đất; Vẻ đẹp muôn màu; những người quả cảm; Khám phá thế giới; Tình yêu cuộc sống. Thông qua hệ thống các bài tập đọc theo từng chủ điểm khác nhau cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người, …cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biềt về tac phẩm văn học như đề tài, cốt truyện, nhân vật, … qua đó rèn luyện nhân cách cho học sinh - Giáo viên phải dành thời gian thích đáng cho công việc chuẩn bị lên lớp. Phải đọc kỹ sách giáo khoa và sách hướng đẫn để hiểu thấu đáo nội dung bài đọc, xác định đúng mục đích yêu cầu, nội dung và phương pháp giảng dạy bài tập đọc. - Coi trọng việc rèn đọc cho học sinh. Dự tính những lỗi mà học sinh dễ mắc phải khi các em đọc bài để có những biện pháp giúp các em sửa chữa. - Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho giờ học… đồ dùng trực quan (Tranh ảnh vật thật, tài liệu…) -Giáo viên cần nắm vững phương pháp dạy học mới và áp dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy. Dựa trên cơ sở mục đích yêu cầu, nội dung chính của bài và tình hình thực tế của lớp, trình độ tâm sinh lý… Giáo viên lựa chọn và tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp để giờ học đạt kết quả cao. III – MỘT SỐ phương pháp dẠY phân môn TẬP ĐỌC : trong quá trình giảng dạy bước đầu tiên tôi chú ý làm thế nào để học sinh đọc tốt, không còn học sinh nào trong lớp đọc chậm, đọc ê a, phát âm sai, đọc ngắt nghỉ không đúng. Chính vì vậy trong tất cả các môn học khác và môn tập đọc, khi đọc bài tôi luôn chú ý sửa sai và nhất là chú trọng đến việc quan tâm đến học sinh yếu dưới nhiều hình thức. Ví dụ: Yêu cầu các em đọc bài, đọc quy tắc bài đọc, cho các em nhận xét bài đọc của các bạn khác… Để từ đó cho các em đọc đúng tốc độ, theo kịp các bạn trong lớp và giúp cho quá trình cảm thụ bài tập đọc của các em được thuận lợi hơn. Muốn tiết dạy của mình thành công thì giáo viên phải là người dẫn dắt các em, phải hiểu được nội dung cơ bản của bài qua hệ thèng từ ngữ, kiểu câu, bố cục, thể loại để đọc đúng, đọc hay, khơi gợi vốn sẵn có của học sinh để các em có thể tái hiện bức tranh mà tác giả vẽ lên bằng ngôn ngữ sinh động, từ đó giúp cho học sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp của tư tưởng, tình cảm của nghệ thuật ngôn từ để thể hiện ra ở cách đọc, giọng đọc diễn cảm. Để đạt được vấn đề này tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy của mình như sau: 1. Chuẩn bị cho việc đọc : Tôi luôn chú ý đến tư thế đọc của học sinh: Khi ngồi đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 – 35 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Khi được cô giáo gọi học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Giáo viên nhắc nhở các em: đọc không chỉ mình cô giáo nghe nên cần đọc đủ lớn. Tư thế đứng đọc phải vừa đàng hoàng vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay. 2. Rèn kỹ năng đọc : a. Đọc đúng: Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng, đọc đúng các âm thanh, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Khi luyện đọc đúng tôi chú ý rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm, vần trong tiếng Việt đặc biệt các âm - vần dễ lẫn lộn hay mắc phải của học sinh ở vùng miền khác nhau như: Âm: l/n, ch/tr, d/r/gi,.. Vần: ươn/ương, im/iêm; an/ang,…. Ví dụ : “ lo lắng” có em đọc là “ no nắng ”. Khi sửa cho học sinh giọng đọc cho phụ âm đầu “l” hoặc “n” tôi đã hướng dẫn học sinh như sau: - Khi đọc phụ âm đầu “l” lưỡi cong và chạm nhẹ vào hàm trên độ mở của hàm trên hơi rộng. - Khi đọc phụ âm đầu “n” lưỡi không cong, hàm trên chạm vào lưỡi nhiều. - Độ mở của miệng hẹp. Khi đọc một bài tập đọc học sinh thường ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện. Để học sinh ngắt giọng đúng vị trí tôi đã hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không tách từ làm hai. Ngắt hơi cho phù hợp với dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy. Vì ở vị trí dấu phẩy, ý nghĩa của câu chưa được hoàn chỉnh, lời văn còn tiếp tục. Nghỉ lâu ở dấu chấm. Vì ở vị trí dấu chấm lời nói đã trọn vẹn, nghĩa của câu đã đầy đủ. *Cách ngắt giọng bài văn: Ví dụ: bài “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”(Tuần 1- Sách Tiếng Việt 4 - Tập1 – Trang 3). “Tôi xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây: Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.” Khi dạy bài trên tôi chép đoạn văn lên bảng, gọi 1 em đọc. Hỏi: Đoạn văn trên ngắt nhịp ở vị trí nào, tại sao? Học sinh: Trả lời và thực hành đoạn văn trên. Sau khi đọc và trả lời giáo viên khắc sâu về ý nghĩa của dấu chấm và dấu phẩy cho học sinh. Giáo viên nói: Đoạn văn trên ta ngắt giọng như sau: Giáo viên vừa nói vừa thực hành ở vị trí dấu phẩy và ký hiệu ngắt giọng bằng 01 gạch(/), ở vị trí dấu chấm ta ngắt giọng bằng hai gạch chéo(//).Với cách ngắt nhịp đúng của đoạn văn này, khi đọc lên ta cảm nhận được những điều tác giả muốn gửi gắm vào bài văn: Tôi xoè cả hai càng ra, / bảo Nhà Trò: // Em đừng sợ. // Hãy trở về cùng với tôi đây. // Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.// - Giáo viên đọc mẫu, gọi 2 học sinh thi đọc và nhận xét. *Cách ngắt giọng của bài thơ: Thơ thể hiện sắc thái tình cảm, vì vậy phải đọc đúng nhịp điệu mới thể hiện được sắc thái tình cảm của tác giả gửi gắm vào trong từng từ, từng dòng thơ để truyền cảm đến người nghe. Khi ngắt nhịp trong thơ, các em dựa vào quan hệ ý nghĩa ngữ pháp sẽ giúp các em ngắt nhịp đúng. Ví dụ: Trong bài “Mẹ ốm”(Tuần 1 –Sách Tiếng Việt 4 Tập I – Trang 9 ) Tôi hướng dẫn các em: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Khổ 1, 2 kể về mẹ ốm đọc với giọng trầm buồn. Khổ 3 khi mẹ sốt cao, xóm làng tới thăm cần đọc với giọng lo lắng. Khổ 4, 5 đọc với giọng vui hơn khi mẹ khoẻ. Khổ 6, 7 cần đọc với giọng thiết tha thể hiện lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ. Cách ngắt nhịp đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm như sau: Lá trầu / khô giữa cơi trầu Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay. Sáng nay / trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió / đi sương Bây giờ / mẹ lại lần giường tập đi. Ngắt giọng đúng trong bài thơ, bài văn là mục đích của việc dạy học, từ đó học sinh tiếp nhận, chiếm lĩnh được nội dung bài học một cách sâu sắc, giờ học đạt kết quả cao. * Đối với văn bản kịch: Tôi hướng dẫn các em đọc đúng nhưng câu hỏi, câu cảm ngắt giọng rõ ràng, đủ để phân biệt đâu là tên nhân vật, đâu là lời nói của nhân vật ấy? Ví dụ bài: “ Ở Vương quốc Tương Lai” (Tuần7 – Sách Tiếng Việt 4 tập I – Trang 70) Tin –Tin:// - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? Em bé thứ nhất:// - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất Tin- Tin:// - Cậu sáng chế ra cái gì? Em bé thứ nhất:// - Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Mi – tin // – Vật đó ăn ngon chứ? // Nó có ồn ào không? Với cách hướng dẫn trên sẽ giúp các em khắc phục đọc những cách đọc thiên về hình thức hoặc “ diễn cảm” tuỳ tiện của học sinh. b. Rèn đọc nhanh: Khi dạy đọc nhiều em còn ngập ngừng, đọc ê a, ngắc ngứ giáo viên cần cho học sinh hiểu: Đọc nhanh là đọc lưu loát, trôi chảy, là nói đến kỹ năng về tốc độ. Vấn đề tốc độ chỉ đặt ra sau khi đọc đúng, Đọc nhanh không phải là đọc luyến thoắng. Để đạt được yêu cầu về đọc nhanh, tôi đã hướng dẫn các em cách làm chủ tốc độ, dự tính bài đó đọc trong mấy phút bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc thầm theo, đọc nối tiếp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên của bạn để điều chỉnh tốc độ. Ví dụ : Khi học sinh đọc cá nhân toàn bài hoặc đọc một khổ thơ, một đoạn văn, tôi đều nhắc cả lớp đọc thầm theo. Tôi còn gây hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi cuối giờ như: Thi đọc tiếp sức, đọc thơ truyền điện… kết thúc trò chơi bao giờ tôi cũng cho học sinh chọn và tuyên dương nhóm đọc nhanh nhất, giỏi nhất và gợi ý rút kinh nghiệm cho lần chơi sau. Muốn học sinh đọc nhanh, đúng tốc độ cần có sự chuẩn bị bài ở nhà tốt, học sinh phải được đọc trước nhiều lần nên trong phần Củng cố - dặn dò tôi luôn hướng dẫn và nhắc nhở các em chuẩn bị bài sau một cách chu đáo. Điều này sẽ giúp các em đọc bài được lưu loát, nắm bắt nội dung bài nhanh hơn, giảm bớt khó khăn cho giáo viên khi thời lượng của một tiết Tập đọc chỉ có 35- 40 phút. Giáo viên sẽ không mất nhiều thời gian cho phần luyện đọc, tìm hiểu bài, tạo điều kiện và tăng thời lượng cho rèn đọc nâng cao - đọc diễn cảm. Tuy nhiên đối với một vài trường hợp học sinh yếu giáo viên cần hướng dẫn dùng thứơc kẻ chỉ ngay phía dưới theo từng chữ các em đọc, kiên trì nghe các em đánh vần đọc từng tiếng và luyện tập cho các em cách đọc nhanh hơn, giúp đỡ phụ đạo thêm, không bỏ qua nhưng cũng không nôn nóng đòi hỏi các em đọc đúng, đọc hay ngay tại lớp, luôn động viên khuyến khích các em khi có tiến bộ cho dù là rất nhỏ hơn là la rầy các em. c. Rèn đọc hay, đọc diễn cảm : Đọc hay, đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những bài có yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật. Đọc hay, đọc diễn cảm không những đạt yêu cầu đọc đúng mà còn phải đọc đúng ngữ điệu với các yếu tố kèm theo như : Nét mặt, cử chỉ, lời nói để góp phần diễn tả nội dung bài. Bên cạnh đó còn phải có khả năng làm chủ ngữ điệu, làm chủ các thông số âm thanh như : Tốc độ, chỗ ngừng giọng, chỗ biểu đạt đúng ý nghĩa tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Trong phần luyện đọc diễn cảm, nhằm phát huy tính tích cực giúp các em có thể tự bản thân mình biết tìm và khám phá cách đọc đúng, đọc hay, tôi cho các em đọc nối tiếp theo đoạn của để học sinh dễ dàng phát hiện tìm đúng giọng đọc và từ ngữ cần nhấn giọng trong đoạn đó. Sau đó tôi chốt lại cách đọc và gọi học sinh đọc thể hiện lại. Để thành công trong luyện đọc diễn cảm tôi luôn chú ý đến cách thể hiện giọng đọc của các em. 1 . Đối với văn bản nghệ thuật tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua dẫn dắt, gợi mở giúp các em thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài ..., Cụ thể là : * Hướng dẫn học sinh làm chủ giọng đọc nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng trong câu ( từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ chìa khóa làm nổi bật ý chính): Ví dụ : Bài : “Đôi giày ba ta màu xanh” ( Sách Tiếng Việt 4 - tập I – Trang 81 ) Đoạn 1: Tả vẻ đẹp của đôi giày: “ Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời cuối ngày thu” Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm đúng giọng đọc của đoạn này : Đọc chậm rãi, nhẹ nhàng hợp với nội dung hồi tưởng lại niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giày ba ta màu xanh, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: đẹp làm sao, ôm sát chân, dáng thon thả. * Hướng dẫn học sinh biết thể hiện ngữ điệu, sự thay đổi về tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ phù hợp với từng loại câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến) Ví dụ: Bài Tập đọc “ Ga - vrốt ngoài chiến lũy” Khi đọc đoạn miêu tả chi tiết thể hiện lũng dũng cảm của Ga - vrốt , giáo viên lưu ý học sinh sự thay đổi giọng đọc như sau : “ - Cậu làm trò gì đấy ? Cuốc - phây - rắc hỏi ( Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên ) Em nhặt cho đầy giỏ đây !( Câu cảm thể hiện sự bình tĩnh ) Cậu không thấy đạn réo à ?( Câu hỏi như nhắc nhở Ga- vrốt không được liều mình) Ga - vrốt trả lời : Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào? ( Khi đọc lên giọng ở câu hỏi thể hiện sự hồn nhiên ) Cuốc - phây - rắc thột lờn : Vào ngay  ! (Câu khiến thể hiện sự đề nghị, mệnh lệnh kèm sự lo lắng) Tí ti thôi ! Ga - vrốt nói. ( thể hiện sự tinh nghịnh ) Trong đoạn đọc diễn cảm tôi cũng lưu ý học sinh. Đối với bài văn xuôi ngoài việc đọc tốt các câu chúng ta còn phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng chỗ đó là chỗ tách ý. * Hướng dẫn các em biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện, lời nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách từng nhân vật: Ví dụ : Truyện “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” ( Tuần 1 – Sách Tiếng Việt 4 tập I – Trang 4 ) Đoạn Nhà Trò kể về cuộc đời của mình: “Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may, mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em, kiếm bữa ăn cũng chẳng đủ. Ba năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.” Với đoạn này tôi cho các em thấy được phải đọc với giọng thân thiết, đáng thương của Nhà Trò. Hay đoạn văn cần phải có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe, đanh thép như lời lên án và mệnh lệnh thể hiện Dế Mèn như một chàng hiệp sĩ ra tay trừng trị kẻ ăn hiếp người yếu- chị Nhà Trò bé bỏng tội nghiệp (Truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu, phần II – tuần 2 – Tập 1 - Trang 25) “ Tôi thét : - Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tý tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè, kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?” Với đoạn trên tôi hướng dẫn theo trình tự : - Giáo viên hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc đoạn văn . - Giáo viên đọc mẫu đoạn văn đó. - Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. - Gọi vài học sinh thi đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn có giọng đọc tốt nhất. * Ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản hay thái độ, cảm xúc của tác giả ( vui, buồn, trang nghiêm, giận dữ). Ví dụ : Bài thơ “Mẹ ốm” (Sách Tiếng Việt 4 - Tập 1 - Trang 9). Khổ thơ 1,2 giọng đọc trầm buồn thể hiện nỗi lòng lo lắng, xót thương mẹ ốm của nhà thơ. Khổ thơ 4,5 đọc với giọng vui hơn thể hiện niềm vui của nhà thơ khi mẹ đã dần khỏe lại. 2. Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định được ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo, làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản. Điều này giúp cho học sinh khắc phục được những cách đọc thiên về hình thức hoặc diễn cảm tùy tiện . Ví dụ : Bài tập đọc “ Vẽ về cuộc sống an toàn” Học sinh biết đọc đúng bản tin (thông báo tin vui) đọc rõ ràng, rành mạch, vui , tốc độ khá nhanh, lưu ý ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi tự nhiên, tách các cụm từ trong những câu khá dài . “ UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong / vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề / “ Em muốn sống an toàn ” ... Cứ như vậy tôi cho các em thấy được sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn trong bài hoặc từng bài. Để hiểu được, tìm được vẻ đẹp của bài văn thì bước đầu tiên ta phải đọc bài văn. Trong bài này tôi không quên đọc mẫu bài thật tốt, thật diễn cảm và thể hiện được “ cái thần” của bài văn và niềm xúc động của mình qua giọng đọc. Ngay từ bước đầu ấy tôi đã gợi được sự tập trung hứng thú của học sinh mong mình đọc hay, được giống như giọng đọc của cô. Tôi thường mách nhỏ với các em bí quyết đọc tốt đó là: Không những đọc bài trong sách giáo khoa mà còn phải chịu khó đọc nhiều sách báo để luyện đọc. Khi đọc không phải chỉ đọc dửng dưng cốt cho xong chuyện mà đọc là phải gắn liền cảm xúc của mình khi thể hiện bài đọc: Một sắc thái rạng rỡ tươi vui trên nét mặt, một nụ cười hay một thoáng trầm tư phù hợp với từng câu, từng đoạn trong bài sẽ góp phần tăng thêm cái hay cái đẹp của tác phẩm, dễ đi vào lòng người.