Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Bộ phận giao dịch - Phòng giao dịch Hòa Hưng - Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Hiện nay, tại Việt Nam lĩnh vực Ngân hàng là một trong những ngành có những hoạt động sôi nổi, cạnh tranh gay gắt và có nhiều biến động. Trong đó hoạt động huy động vốn là một hoạt động cơ bản và có ý nghĩa to lớn đối với bản thân NHTM và đối với toàn bộ các Ngân hàng, bởi các nguồn vốn mà ngân hàng huy động được sẽ tạo thành nguồn vốn để ngân hàng cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lợi của ngân hàng và chủ yếu đó chính là hoạt động tín dụng. Có thể nói nếu như không có nguồn vốn huy động được bên ngoài, chỉ dựa vào nguồn vốn điều lệ thì các ngân hàng không thể tồn tại được. Sử dụng vốn của bên ngoài để duy trì sự tồn tại và phát triển cho ngân hàng đó là một đặc trưng của ngành ngân hàng.

doc54 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Bộ phận giao dịch - Phòng giao dịch Hòa Hưng - Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Lý do chọn đề tài Hiện nay, tại Việt Nam lĩnh vực Ngân hàng là một trong những ngành có những hoạt động sôi nổi, cạnh tranh gay gắt và có nhiều biến động. Trong đó hoạt động huy động vốn là một hoạt động cơ bản và có ý nghĩa to lớn đối với bản thân NHTM và đối với toàn bộ các Ngân hàng, bởi các nguồn vốn mà ngân hàng huy động được sẽ tạo thành nguồn vốn để ngân hàng cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lợi của ngân hàng và chủ yếu đó chính là hoạt động tín dụng. Có thể nói nếu như không có nguồn vốn huy động được bên ngoài, chỉ dựa vào nguồn vốn điều lệ thì các ngân hàng không thể tồn tại được. Sử dụng vốn của bên ngoài để duy trì sự tồn tại và phát triển cho ngân hàng đó là một đặc trưng của ngành ngân hàng. Trong tình hình kinh tế hiện nay, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động bất lợi đến nền kinh tế nước ta và do đó hoạt động của các ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều. Vấn đề đưa ngân hàng thoát ra khỏi tình hình khó khăn hiện nay là một bài toán rất nan giải cho các cấp lãnh đạo ngân hàng. NHTMCP Á Châu nói chung và PGD Hòa Hưng nói riêng cũng không tránh khỏi tình hình chung là ngày càng gặp khó khăn hơn trong hoạt động huy động vốn. Riêng đối với BPGD-PGD Hòa Hưng ngoài việc chịu ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố cạnh tranh nêu trên, chính sách điều hành hoạt động huy động vốn của PGD còn chịu ảnh hưởng bởi các quy định từ phía NHNN và NHTMCP Á Châu. Vì vậy đưa ra biện pháp để vừa tăng trưởng vừa đảm bảo hiệu quả huy động vốn là điều hết sức khó khăn đối với BPGD-PGD. Việc không phát triển tốt hoặc giảm sút huy động sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của BPGD-PGD, trong đó hoạt động tín dụng là chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất. Khi mà nguồn vốn cho vay giảm đi sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng, bên cạnh đó còn gián tiếp làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi của toàn xã hội. Do vậy việc nghiên cứu tình hình phát triển của hoạt động huy động vốn trong thời gian qua, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng và xem xét các yếu tố cạnh tranh trong hoạt động này, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động huy động vốn trong tình hình nền kinh tế hiện nay và tương lai là một vấn đề hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, là một sinh viên thực tập tại quầy giao dịch của PGD Hòa Hưng, em có điều kiện được trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tư vấn và trả lời các thắc mắc của khách hàng, lắng nghe những điều khách hàng hài lòng và không hài lòng về các vấn đề liên quan đến hoạt động huy động của ngân hàng, nắm bắt được tình hình huy động vốn hiện tại, tình hình số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Hơn nữa, em cũng có điều kiện am hiểu về các nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn: quy trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán của các cá nhân và công ty, quy trình gửi và rút tiết kiệm của cá nhân, quy trình chuyển khoản, thanh toán ủy nhiệm chi, séc, quy trình nhận và làm thẻ ATM…. Chính vì những lý do trên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BPGD - PGD Hòa Hưng - NHTMCP Á Châu”. 2. Mục tiêu đề tài Phân tích tình hình động huy động vốn của BPGD - PGD Hòa Hưng – NHTMCP Á Châu.Tìm các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của PGD Hòa Hưng. Đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế của ngân hàng . Đề xuất các giải pháp cho NHTMCP Á Châu, giải pháp cho PGD Hòa Hưng và các kiến nghị đối với chính phủ, kiến nghị đối với NHNN để nâng cao hiệu quả huy động vốn. Đề tài dựa trên cơ sở thu thập, xử lý và phân tích số liệu về tình hình huy động vốn tại BPGD-PGD Hòa Hưng - NHTMCP Á Châu, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo về huy động vốn của BPGD-PGD Hòa Hưng 2007-2009. Tại 497 Cách Mạng Tháng Tám, phường 13, quận 10, TP.HCM. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá số liệu thực tế tại Ngân hàng kết hợp với lý thuyết học, những thông tin thu thập qua báo chí, sách vở, các văn bản báo cáo của Ngân hàng và thông qua việc tiếp xúc thực tế tại Ngân hàng. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối và tỷ trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 4. Nội dung đề tài Đề tài được chia thành ba chương Chương I: Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Á Châu (ACB) và PGD Hòa Hưng. Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn tại BPGD - PGD Hòa Hưng – NHTMCP Á Châu. Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong công tác huy động vốn tại BPGD - PGD Hòa Hưng. Chương I: Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Á Châu (ACB) và PGD Hòa Hưng Giới thiệu về NHTM cổ phần Á Châu Lịch sử hình thành và phát triển NHTMCP Á Châu có tên giao dịch quốc tế là ASIA COMMERCIAL BANK, viết tắt là ACB, trụ sở chính đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh, Website: www.acb.com.vn NHTMCP Á Châu là một trong những NHTMCP được thành lập trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới đất nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Tháng 5 năm 1990 pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, ACB chính thức đi vào hoạt động ngày 4/6/1993 theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, giấy phép số 553/GP-UB do UBND TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993. F Sự phát triển của ngân hàng trong những năm vừa qua Khi thành lập ngày 04/6/1993 với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, chỉ sau một năm đã tăng lên thành 70 tỷ đồng. Đến năm 1997 vốn điều lệ đạt 341 tỷ đồng, một năm liền sau đó đã tăng thành 481 tỷ đồng. Vào tháng 2/2005 đã tăng lên 600 tỷ đồng, tháng 2/2006 là 1100 tỷ đồng, tháng 12/2007 là 2.630 tỷ đồng. Tháng 12/2008 là 6.355 tỷ đồng. Đến 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000 đồng . Hiện nay tỷ lệ cổ phần của cổ đông nước ngoài nắm giữ là 30% bao gồm: Connaught Investors (Jardine Matheson Group), Dragon Financial Holding Ltd, Công ty tài chính Quốc Tế (IFC) của ngân hàng thế giới (World Bank), Standard Chartered APR Ltd, J.P.Morgan Whitefrianrs Inc. Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Sử dụng vốn: cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá, đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế. Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân hàng, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng). Kinh doanh ngoại tệ và vàng. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Thanh toán quốc tế, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác. Các thành quả và thành tích đạt được 1.1.3.1 Kết quả Tình hình hoạt động trong thời gian vừa qua Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008-2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chi tiêu 2008 2009 2010 Tổng tài sản 85.392 105.306 167.881 Dư nợ cho vay 31.974 34.833 62.367 Vốn huy động 74.943 91.174 68.920 Lợi nhuận trước thuế 2.127 2.561 2.838 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NH ACB Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tổng tài sản các năm 2008-2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng TỔNG TÀI SẢN Tổng tài sản của tập đoàn đến cuối năm 2010 đạt 167.881 tỷ đồng, tăng 62.575 tỷ đồng ( tương đương 59,42% ) so với đầu năm. Như vậy năm 2010, ACB có tốc độ tăng trưởng cao hơn gấp đôi so với năm 2009 từ 23,32% lên 59,42%. Biểu đồ 1.2: Biểu đồ dư nợ cho vay các năm 2008-2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng DƯ NỢ CHO VAY Về hoạt động cho vay khách hàng của ACB năm 20010 là 62.367 tỷ đồng, tăng 27.534 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng là 79.02% so với năm 2009. Với tốc độ tăng trưởng này thì ACB đã tạo nên một bước nhảy lớn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2009 là 8.94% Biểu đồ 1.3: Biểu đồ biểu diễn tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2008-2010 TỔNG HUY ĐỘNG Đơn vị tính: Tỷ đồng Tổng nguồn vốn huy động khách hàng của ACB năm 2010 là 86.920 tỷ đồng giảm 4.254 tỷ đồng so với năm 2009, và chỉ đạt 84% kế hoạt đề ra nhưng tốc độ tăng trưởng lại cao hơn tốc độ tăng trưởng của nghành. Biểu đồ 1.4: Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận trước thuế của ngân hàng năm 2008-2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ Bên cạnh đó, ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%, đặc biệt tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 1%, cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của ACB. 1.1.3.2 Thành tích NH ACB đã đạt được Nhìn nhận và đánh giá của các định chế tài chính quốc tế Năm 1997, ACB được tạp chí Euromoney chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Trong bốn năm liền 1997-2000, ACB được tổ chức chuyển tiền nhanh Western Union chọn là đại lý tốt nhất khu vực Châu Á. Năm 1998, ACB được chọn triển khai chương trình tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) do Liên minh Châu Âu tài trợ. Năm 1999, ACB được tạp chí Global Finace (Hoa Kỳ) chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Năm 2001 và 2002, chỉ có ACB là NHTMCP hội đủ điều kiện để cơ quan định mức tín nhiệm Fitch Ratings đánh giá xếp hạng. Năm 2002, ACB được chọn triển khai dự án tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) do ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ. Năm 2003, ACB đoạt được giải thưởng chất lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc của tổ chức chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO). Đây là lần đầu tiên một tổ chức tài chính của Việt Nam nhận được giải thưởng này. Năm 2005, ACB được tạp chí the Banket thuộc tập đoàn Financial Times, Anh Quốc bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2005. Năm 2006, ACB được tổ chức the Asian Banker chọn là Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam và được tạp chí Euromoney chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Năm 2007 hội đồng tư vấn doanh nghiệp ASEAN (BAC) trao tặng Cúp thủy tinh “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc” trong lĩnh vực đội ngũ lao động. Nhận bằng khen ngân hàng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất Việt Nam do quỹ SMEDF, dự án VNM/AIO- CO/200/2469 trao tặng. Năm 2008 ACB được tạp chí Euromoney trao cúp thủy tinh ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2007. Năm 2009 vinh dự được tạp chí Asia Money và tạp chí Finance Asia bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009. . Giới thiệu về PGD Hòa Hưng Quá trình hình thành và phát triển của PGD Hòa Hưng PGD Hòa Hưng chính thức hoạt động ngày 04/06/1998 đặt tại 497 Cách Mạng Tháng Tám, Phương 13, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh. PGD Hòa Hưng hiện có 2 cơ sở, cơ sở là PGD Hòa Hưng, cơ sở 2 là PGD Hòa Hưng 2 tại 549-551 Cách Mạng Tháng Tám, Phường15, Quân10. PGD Hòa Hưng được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, PGD trong hệ thống, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong hệ thống NHTMCP Á Châu, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home banking, phone banking, internet banking và mobile banking) Cùng với sự nổ lực của Ban lãnh đạo, PGD đã có bước tiến bộ vượt bậc đáng khích lệ, thực hiện nhiều biện pháp để thu hút khách hàng giúp cho hoạt động kinh doanh của BPGD ngày càng đa dạng phong phú, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ACB. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại PGD Hòa Hưng Giám đốc PGD: chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý về toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng ngày của phòng. Đồng thời giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm báo cáo lại toàn bộ tình hình hoạt động của PGD cũng như là đưa ra các kiến nghị với Tổng Giám Đốc những việc cần thay đổi về việc bố trí nhận sự, điều hòa vốn…….nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó Giám Đốc là người tổ chức chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng; quản lý, quy định, thẩm tra đôn đốc các nhân viên dưới quyền thực hiện đúng quy chế chính sách của ngân hàng. Phó Giám Đốc PGD: Hỗ trợ đắc lực cho giám đốc trong việc điều hành các công việc nội bộ hằng ngày. Kiểm soát viên tín dụng: Theo dõi, kiểm soát hoạt động tín dụng của PGD, nhận cập nhập và thông báo các công văn của NHTMCP Á Châu để phổ biến cho các nhân viên . Nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR): tiếp khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ cho vay vốn, lập hợp đồng tín dụng và nhắc thu nợ khách hàng, thực hiện cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. Nhân viên quan hệ khách hàng Doanh nghiệp (RA): Tư vấn, cung cấp sản phẩm dịch vụ, thẩm định đề xuất cấp tính dụng trong phạm vi được phân công cho khách hàng Doanh nghiệp Nhân viên phân tích tín dụng (CA): thẩm định khách hàng có nhu cầu và trình cấp trên phê duyệt. Nhân viên pháp lý chứng từ: Thực hiện thủ tục công chứng tài sản thế chấp, cầm cố, đăng ký giao dịch bảo đảm. Nhân viên tư vấn tài chính (PFC): Tìm hiểu khách hàng và tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm tín dụng , sản phẩm huy động của ngân hàng. Kiểm soát viên giao dịch: Chịu trách nhiệm về hoạt động giao dịch tiền gửi, thực hiện công tác huy động vốn. Dịch vụ khách hàng (CSR): Hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Giao dịch viên (Teller): Thực hiện công tác liên quan đến hoạt động giao dịch tiền gửi của khách hàng. Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng vay, khách hàng có nhu cầu rút lãi và vốn gốc tiền gửi. Các lĩnh vực hoạt động của PGD Hòa Hưng PGD Hòa Hưng nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không có kỳ hạn bằng ngoại tệ, VND và vàng của khách hàng; nhận tiền gửi thanh toán của các cá nhân và doanh nghiệp bằng VND và ngoại tệ, cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Ngoài ra PGD Hòa Hưng còn nhận thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union, thu đổi ngoại tệ, các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa . Chương II:Thực trạng công tác huy động vốn tại BPGD- PGD Hòa Hưng – NHTMCP Á Châu 2.1 Các quy định liên quan 2.1.1 Hệ thống các văn bản pháp luật về dịch vụ ngân hàng Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD Thông tư số 14/2011/TT-NHNN quy định giảm mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD) từ 3%/năm xuống còn 2%/năm. Cụ thể, lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD áp dụng đối với tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ TCTD) là 0,5%; cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú là 2%/năm. Mức lãi suất huy động vốn tối đa bao gồm cả các khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức và áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất huy động vốn tối đa. Cũng theo Thông tư này, TCTD có trách nhiệm niêm yết công khai lãi suất huy động vốn bằng USD tại các điểm huy động vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; nghiêm cấm TCTD thực hiện khuyến mại huy động vốn bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác không đúng với quy định của pháp luật. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/06/2011 và thay thế Thông tư số 09/2011/TT-NHNN ngày 09/04/2011; lãi suất huy động vốn có kỳ hạn bằng USD của tổ chức, cá nhân tại TCTD phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì được thực hiện cho đến hết thời hạn đã thỏa thu Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng việt nam Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) như sau: Điều 1. Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi; lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu) của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm; riêng các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14,5%/năm. Mức lãi suất huy động vốn tối đa này áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất huy động vốn tối đa. Điều 2. Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam tại các địa điểm huy động vốn (Hội sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghiêm cấm tổ chức tín dụng thực hiện khuyến mại huy động vốn bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác không đúng với quy định của pháp luật và Thông tư này. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. 2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với tổ chức tín dụng vi phạm quy định tại Thông tư này. 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Một số quy định của Luật NHNN và các Luật các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung, tạo cơ sở pháp lý cho việc định hướng hệ thống ngân hàng theo mô hình mô hình tiên tiến, hiện đại hơn, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, việc mở rộng và quy định lại loại hình ngân hàng, chú trọng đến tính thống nhất của các văn bản luật, hướng đến giảm bớt sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động của ngân hàng trong khung pháp lý mới đã đáp ứng yêu cầu đổi mới để phù hợp dần với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới khi Việt Nam gia nhập WTO. 2.1.2 Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn Hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng vô điều kiện. Tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành. Giữ gìn bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng. Không được che dấu các khoản tiền lớn và bất thường ( thực hiện các quy của pháp lệnh chống rửa tiền). Không được cạng tranh bất hợp lý ( thông tin giả, khuyến mãi bất hợp pháp…) 2.1.3 Các văn bản của ACB chi phối hoạt động huy động vốn của BPGD-PGD Hòa Hưng Quyết định số 1172/NVQD-KVH.08 quy định về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của NHTMCP ACB: Theo quyết định trên khi khách hàng muốn mở tài khoản tiền gửi thanh toán hay tài khoản tiền gửi tiết kiệm đều phải đăng ký thông tin tại ngân hàng. Thông tin này chỉ cần đăng ký một lần, các lần giao dịch sau máy tính sẽ tự cập nhật thông tin trên tất cả các hệ thống của ACB. Khi khách hàng đã có thông tin tại ngân hàng thì mọi giao dịch sẽ dễ dàng thực hiện hơn. Trong quyết định này còn quy định rõ về giao dịch tiền gửi, trích tiền từ tài khoản, nguyên tắc ủy quyền và thay đổi thông tin, nguyên tắc phong tỏa tài khoản, chuyển đổi trạng thái tài khoản và đóng tài khoản. Văn bản hướng dẫn thực hiện duy trì số dư tối thiểu và thu phí quản lý tài khoản: Mục đích ban hành là góp phần gia tăng số dư huy động, dễ tư vấn khách hàng mở và sử dụng tài khoản, nâng cao chất lượng tài khoản. Trong văn bản quy định loại tài khoản duy trì số dư tối thiểu, loại tài khoản thu phí quản lý tài khoản, loại tài khoản được miễn phí quản lý tài khoản. Bên cạnh đó, văn bản còn hướng dẫn thực hiện cài đặt số dư tối thiểu và thu phí quản lý tài khoản. 2.2 Mô tả quy trình KHÁCH HÀNG PHÒNG GIAO DỊCH VIẾT GIẤY GỬI TIỀN VÀ ĐƯA CMND NHÂN VIÊN GIA
Tài liệu liên quan